Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cấu tạo hệ sinh dục cái (tt) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.25 KB, 8 trang )



Cấu tạo hệ sinh
dục cái (tt)




1.3 Các bộ phận cấu tạo bên
ngoài

Các bộ phận cấu tạo bên ngoài gồm
đôi môi lớn, đôi môi bé, âm hành
và các tuyến tiền đình âm đạo. Các
bộ phận này cùng với âm đạo làm
thành cơ quan giao cấu. Ngoài ra
còn một bộ phận cấu tạo riêng biệt
nằm ở phần ngực, bụng của động
vật cái và người là tuyến vú.

a. Đôi môi lớn (labia majora
pudendi)

Đây là bộ phận tương đồng với bìu
của cơ quan sinh dục đực. Đó là hai
nếp da dày, có nhiều mô mỡ và
tuyến nhờn, được nối với nhau ở
phía trước và sau tạo thành một khe
dọc. Mặt ngoài phủ lông thưa, đầu
phía trước chuyển tiếp vào mu
háng. Mặt trong nhẵn, giống một


màng nhầy.

b. Đôi môi bé (labia minora
pudendi)

Nằm khuất dưới đôi môi lớn trong
khe dọc là đôi môi bé. Đó là hai
nếp da mỏng, màu hồng, chạy song
song với đôi môi lớn nhưng ngắn
hơn. Môi bé không có lông, chỉ có
tuyến nhờn. Phía trước môi bé giới
hạn bởi một mỏm hẹp gọi là tiền
đình âm đạo.

c. Tiền đình âm đạo (vestibulum
vaginae)

Phần tiền đình có một lỗ niệu quản
phía trước và lỗ âm đạo phía sau.
Đôi tuyến tiền đình âm đạo (tuyến
Bartholini) tiết ra nhiều chất nhờn
làm ướt và trơn âm đạo.

d. Âm hành (elitoris)

Âm hành có nguồn gốc tương
đồng với thể hang trong ngọc
hành. Âm hành gồm ba phần: đôi
cuống gắn vào ngành dưới xương
háng; phần thân là thể hang và

phần chỏm âm hành, tương đương
với quy đầu của ngọc hành nhưng
không có cấu tạo thể hang, mà chỉ
là một mô liên kết sợi chắc, chứa
nhiều mạch máu, do đó âm hành
không tự cương lên như thể hang
ngọc hành.

Âm hành nằm phía trước khớp
háng và khuất trong mỏm tiền đình,
trước lỗ niệu quản.
Đầu trước hai môi bé phủ lên âm
hành, tạo thành bao âm hành.

1.4 Tuyến vú

Về nguồn gốc tuyến vú là tuyến da,
do sự biến đổi của tuyến mồ hôi mà
ra. Hoạt động của tuyến vú có liên
quan chặt chẽ với chức năng sinh
dục. Số đôi tuyến vú phụ thuộc vào
số con sinh đẻ của từng lứa ở mỗi
loài. Các loài ăn sâu bọ thường có
7-11 đôi, ăn thịt 2-5 đôi, linh
trưởng 1 đôi. Ở người, giai đoạn
đầu của bào thai có 9 đôi (dưới 2
tháng), về sau tiêu biến dần chỉ còn
lại đôi thứ 4 (từ trên xuống) tiếp tục
tồn tại và phát triển.


Mỗi tuyến vú có khoảng 15-20 thùy
nhỏ, đó là các tuyến sữa, mỗi tuyến
sữa có ống dẫn thông ra núm vú.
Các tuyến sữa nằm quanh núm vú,
một số ống dẫn của các thùy được
chập lại thành ống chung, do đó số
lỗ trên núm vú ít hơn số tuyến.
Chất đệm xung quanh các tuyến là
mô mỡ. Mô này phát triển mạnh
khi đến tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì
vú là một hình bán nguyệt, nằm
trên lồng ngực giữa đôi xương sườn
III và VI, trước cơ ngực lớn và một
phần cơ nâng trước. Vú gồm thân,
núm và vành thâm vú.

Tuyến vú
1. thuỳ tuyến sữa; 2. xoang; 3. núm
vú; 4. vành thâm núm vú


Khi có thai và khi nuôi con,
kích thước cũng như trọng
lượng phát triển mạnh. Nếu
không có hoạt động sinh lý sinh
dục, vú teo dần theo tuổi, khối chất
mỡ đệm tiêu dần, vú còn lại là mô
liên kết và ống tiết. Sự phát triển
của vú do hormon sinh dục cái điều
khiển.

×