Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những sai lầm khi dạy con pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.79 KB, 5 trang )

Những sai lầm khi dạy con


Mỗi bậc phụ huynh có kinh nghiệm và
cách dạy con riêng. Nhưng vài điểm
sau bạn cần tránh trong giáo dục con
trẻ.
Con mình luôn đúng

Cuối tuần, Tâm cho hai đứa nhỏ về nhà
ông bà ngoại. Đang dở câu chuyện, Tâm
nghe tiếng con khóc.

Chạy ra ngoài sân, thấy thằng lớn đang chành chọe với trẻ
hàng xóm, Tâm vội đẩy đứa trẻ hàng xóm ra, ôm lấy con
dỗ dành:



“Khổ thân con, thôi nín đi để mẹ mắng anh ấy. Lớn rồi mà
còn bắt nạt em”. Quát đứa trẻ hàng xóm xong Tâm mới tẽn
tò khi biết con mình tranh đồ chơi của mấy anh lớn.

Bất kể con đúng hay sai, Tâm luôn bênh vực. Hễ ai “kể tội”
con mình, Tâm lại ra sức biện minh. Chính vì thế mà con
của Tâm luôn tỏ ra hách dịch, ích kỉ và thường bị bạn bè
hàng xóm “hít le”.

Nói xấu con

Đứa con trai đã lớn, nhưng trong mắt Nga nó vẫn như trẻ


lên ba. Sinh nhật con, bạn bè đến nhà liên hoan, thằng bé
xấu hổ đỏ mặt khi Nga hồn nhiên khoe với bạn con:

“Thằng Thảo nhà bác nó không như các cháu. Lớn rồi mà
hễ ai to tiếng một cái là chảy nước mắt, y như con gái ấy!”.

Nhóm bạn được phen chọc quê Thảo, còn Thảo từ đó rất
ngại rủ bạn về nhà chơi. Cậu cũng không muốn chia sẻ với
bố mẹ về những tâm tư tình cảm của mình nữa vì e có ngày
mẹ lại “vui miệng” như thế.

So sánh con với trẻ khác

“Sao mày học dốt thế con, cứ nhìn bọn trẻ hàng xóm mà
học tập. Con với chả cái, lúc nào đi họp tao cũng xấu hổ vì
mày” - Hưng vừa cầm quyển sổ liên lạc vừa chửi con.

Cách dạy con của Hưng là luôn lấy con nhà khác ra so sánh
rồi bắt con mình học theo. Hưng quan niệm rằng: “Con
người ta làm được, thì con mình cũng phải làm được”.

Dù con không có chút năng khiếu nghệ thuật, Hưng vẫn
ép nó đi học vẽ chỉ vì đứa bé hàng xóm đạt giải nhất cuộc
thi vẽ tranh thành phố.

Dùng lại đồ của anh chị

Đầu năm học, khi đứa bạn khoe được bố mẹ mua cho xe
đạp mới, Đức Anh (học sinh lớp 4) lại buồn rầu: “Em phải
đi xe cũ của anh. Từ nhỏ cái gì bố mẹ cũng bắt em dùng đồ

anh thải ra. Mẹ bảo em còn nhỏ, dùng tạm của anh, khi nào
lớn mẹ sẽ sắm cho cái mới”.

Chị Oanh, mẹ Đức Anh cho rằng: “Bọn trẻ đang tuổi lớn,
mới mua cho nó bộ quần áo tháng trước, tháng sau kêu cộc.
Tôi cũng chóng mặt chuyện ăn mặc. Đành phải để thằng bé
mặc lại đồ của thằng lớn để tiết kiệm. Mấy đứa con bây giờ
khác bố mẹ ngày xưa, quần áo còn mới nhưng mặc lại thì
cấm có chịu”. Đức Anh luôn phải chấp nhận dùng lại đồ
của anh chị lớn mà không dám nói gì.

Không công bằng

Nhà có hai chị em nhưng Bảo luôn nghĩ “bố mẹ thương chị
hơn mình”. Chị gái của Bảo ngoan ngoãn và học giỏi hơn.
Hôm trước, chị đi chơi về muộn chỉ bị nhắc nhở. Còn hôm
nay, Bảo đi về muộn đã bị bố đánh đòn.

Hai chị em mải chơi, vô tình làm vỡ cốc thủy tinh trên bàn.
Chưa lên đến nơi, mẹ đã quát inh ỏi: “Lại thằng Bảo nghịch
ngợm rồi. Con cái gì mà hư quá”. Bảo khóc lóc với bà
ngoại: “Hễ có chuyện gì xảy ra trong nhà, thì cháu luôn bị
bố mẹ mắng đầu tiên”.

Hiểu và dạy trẻ luôn là điều khiến các bậc cha mẹ phải đau
đầu. Dạy con thế nào cho tốt, phụ huynh cần có kĩ năng và
kiến thức. Đừng vì bản năng hay lý thuyết “ngày xưa…”
mà áp đặt. Mỗi đứa trẻ ở một thời đại cần có cách dạy khác
nhau. Hãy để trẻ tự học hỏi để phát triển toàn diện.


×