Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Rèn nghị lực cho con potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.49 KB, 4 trang )

Rèn nghị lực cho con

Ngay từ nhỏ, trẻ em đã biết ganh đua. Khi
thất bại, như bị thua trong một cuộc chơi,
bị điểm thấp chúng có thể rất buồn chán,
bi quan. Thương con, cha mẹ thường an ủi
như: 'Thôi mặc kệ nó, ba cái thứ vớ vẩn đó' hay 'mẹ sẽ
mua cho con một cái khác đẹp hơn'
Nghị lực là đức tính quyết định thành công của con người.
Nó phải được rèn luyện ngay từ nhỏ, không phải tự nhiên
mà có.
Ngay từ nhỏ, trẻ em đã biết ganh đua. Khi thất bại, như bị
thua trong một cuộc chơi, bị điểm thấp chúng có thể rất
buồn chán, bi quan. Thương con, cha mẹ thường an ủi như:
'Thôi mặc kệ nó, ba cái thứ vớ vẩn đó' hay 'mẹ sẽ mua cho
con một cái khác đẹp hơn' Đây là kiểu an ủi hết sức tai
hại vì nó không có tác dụng mà còn không khuyến khích trẻ
cố gắng đạt được cái mình muốn bằng công sức của mình.
Nó cũng không dạy trẻ biết cách đối phó, khi xảy ra chuyện
trái ý.
Các cuộc nghiên cứu cho thấy, nghị lực cũng như các đức
tính đi kèm với nó là lòng tự tin và kiên nhẫn, là yếu tố
phân biệt một đứa trẻ vững vàng với một đứa trẻ yếu đuối.
Có nhiều cách rèn luyện nghị lực cho trẻ:
Dạy trẻ biết rằng điều không may chỉ là nhất thời
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng rát quan trọng. Khi
những chuyện không hay xảy ra như bị thua một trận đấu,
bị bạn thân làm bẽ mặt trẻ thường cho rằng đó là chuyện
tệ hại nhất. Chúng cứ nghĩ rằng tâm trạng buồn đó sẽ kéo
dài mãi mãi, hoặc đó là thất bại sẽ làm hỏng mọi chuyện
sau này. Ý nghĩ đó làm chúng nhụt trí và không muốn thử


sức lại. Ngược lại, một khi bạn có thể giúp con thấy tình
trạng này chỉ là tạm thời, có thể thay đổi kết quả hạơc ý
kiến của một ai đó là không đúng, thì bạn đã cho con lý do
để hy vọng và kiên nhẫn.
Rèn luyện khả nǎng giải quyết sự cố
Nghị lực gắn liền với khả nǎng giải quyết sự cố. Trẻ em
phát triển khả nǎng này chủ yếu thông qua thực hành. Vì
vậy, bất cứ khi nào có thể, hãy khuyến khích trẻ đưa ra giải
pháp của mình. Hầu hết cha mẹ không muốn con cái buồn
bã, khổ sở. Vì vậy, khi có sự cố, họ liền nhảy vào và tự giải
quyết mọi chuyện, mà không cho con cơ hội để thấy nó
cũng có thể tự làm. Một bà mẹ kể về kinh nghiệm của
mình: do chuyển nhà, thằng con buồn vì nhớ bạn. Bà bèn
nói: 'Mẹ biết con buồn lắm. Nhưng theo con, cốnc thể làm
gì bớt buồn không?' Thằng bé suy nghĩ một hồi, rồi xin
mẹ cho gọi điện thoại đường dài đến nhà đứa bạn thân.
Cuộc nói chuyện chỉ kéo dài 5 phút nhưng sau đó nó vui
hẳn.
Biết can thiệp đúng lúc
Đương nhiên không phải mọi rắc rối đều có thể giải quyết
dễ dàng như thế. Trong nhiều trường hợp, bạn phải hướng
dẫn nhiều hơn. Chẳng hạn, con bạn vốn chơi chung với một
nhóm bạn thân, nay bỗng chúng trở chứng tập làm người
lớn trong khi con bạn vẫn cứ lo học, nên bị bạn bè chọc
ghẹo. Trường hợp này cần khuyến khích con kết bạn với
những đứa trẻ cùng sở thích, thậm chí giúp con tìm bạn nếu
có thể.
Nhấn mạnh vào sự thành công
Cần biết khen ngợi trẻ khi nó đạt được kết quả tốt. Điều
này khuyến khích chúng suy nghĩ tích cực như 'tuy mình

không được 10 điểm môn Toán nhưng mình đá bóng hay
nhất đội'. Mọi đứa trẻ đều có thể học cách suy nghĩ như thế,
nếu ta cho chúng cơ hội khám phá những mặt tốt của mình.
Các hoạt động ngoại khóa, thể thao, thậm chí các buổi học
lao động ở trường sẽ giúp trẻ tự nhận thức về mục đích, giá
trị và triển vọng của mình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×