Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ý chí và nghị lực của con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.99 KB, 11 trang )

Cuốn sách đánh thức tôi, và có thể, cả bạn nữa…
Tôi muốn bắt đầu bài giới thiệu về cuốn sách đã có ý nghĩa đặc biệt với tôi bằng câu chuyện nhỏ trong phim hoạt hình “Trò
chuyện với chú chó trắng” của Nhật.
Chuyện kể rằng khi chú chó bông rủ bạn đứng lên tảng đá để ngắm sao, chú đã nói với bạn: “Chỉ cao thêm một chút nhưng đã
gần hơn với bầu trời”. Câu chuyện nhỏ ấy làm tôi suy nghĩ thật nhiều về những “tảng đá” là những khó khăn, thách thức… mà
mỗi cuộc đời đều gặp. Thật nhiều khi, cần thêm dũng cảm để vượt qua lo sợ, thêm tự tin để mạnh dạn đi về phía ước mơ,
thêm yêu thương để nghe lòng mình bớt chật chội, thêm ý chí để đối mặt với những thử thách vẫn luôn ở đâu đó trong cuộc
đời…
Tôi đã tìm được những lời động viên ấy từ cuốn sách “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. Cuốn sách đánh thức tôi niềm
tin vào chính những khả năng bản thân mình, về những giới hạn mà đã có những con người dũng cảm vượt qua bằng ý chí
như một kỳ tích. Cuốn sách đã đánh thức tôi. Và nếu có thể đến với cuốn sách ấy, tôi tin, bạn cũng sẽ đón nhận món quà tinh
thần to lớn từ cuốn sách như tôi đã nhận.
Cuốn sách làm tôi thay đổi nếp nghĩ
Tôi yêu thích những cuốn tiểu thuyết đầy mê hoặc của Haruki Murakami khi “phẫu thuật cuộc đời”, tình yêu bất diệt trong
những trang viết của Marc Levy, hay những hành trình hồi hộp muốn đứng tim của Shidney Sheldon…
Nhưng để kể tên một cuốn sách tạo nên trong tôi những cách nghĩ khác, tích cực hơn về bản thân và cuộc sống, tôi sẽ nhắc
đến “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.
Cuốn sách là món quà sinh nhật thứ 22 của tôi, do một người bạn rất thân trao tặng. Tôi thích được tặng sách. Và càng thích
những cuốn sách tặng có kèm lời đề tặng. Người bạn của tôi có lẽ đã rất cố gắng nắn nót viết ở trang đầu cuốn sách: “Với tất
cả yêu thương, mong Uyên có đủ ý chí trước bất kỳ khó khăn nào”.
Tôi đã đọc rất nhanh cuốn sách ấy. Đó là những câu chuyện về những con người có thật đã vượt qua những nghịch cảnh của
cuộc đời và làm nên những câu chuyện cổ tích có thật về sức mạnh ý chí tuyệt vời con người. Sức cuốn hút của mỗi trang
sách không chỉ nằm ở bản thân mỗi nhân vật mà còn ở cả giọng văn ngắn gọn, trong sáng nhưng không kém nhiệt tình như
những người bạn đang say sưa kể chuyện nhau nghe.
Đó là nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig Van Beethoven, người đã truyền đi niềm đam mê bất diệt với âm nhạc khi vượt qua nỗi
đau mất thính giác để tạo nên những kiệt tác.
Đó là anh em nhà Wright: Wilbur và Orvilee - những con người đánh cược cả cuộc sống của mình, đã cống hiến trọn vẹn sức
lực, trí tuệ cho ước mơ bay lên của nhân loại từ 100 năm năm trước. Điều đó còn có ý nghĩa nâng nhân loại lên tầm cao mới
để bay đến những chân trời mới.
Đó là chàng trai trẻ Terry Fox – với một chiếc chân giả đã thực hiện cuộc hành trình kỳ diệu gây quỹ nghiên cứu điều trị cho
những bệnh nhung ung thư.


Là Helen Keller - cô gái người Mỹ đã vượt qua những cú sốc tinh thần để trở thành người vừa mù vừa điếc đầu tiên ở Mỹ lấy
bằng tốt nghiệp đại học. Cô còn trở thành một diễn giả được yêu thích, thậm chí, cô còn viết và xuất bản sách.
Hay đó còn là câu chuyện của tay đua xe đạp Lance Amstrong - người trở thành huyền thoại khi chiến thắng căn bệnh ung
thư, 7 lần vô địch giải Tour De France.
Mỗi câu chuyện, một cung bậc, đứng cạnh bên nhau để tạo nên giai điệu mạnh mẽ của ý chí. Nếu có những lời ngợi ca nào ở
các trang sách, đó nhất định là những lời ngợi ca rất chân thành và ngắn gọn
Nhưng có lẽ, điều quý giá nhất từ “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” là những lời động viên độc giả ẩn một cách tinh tế
bên dưới mỗi trang sách. Mà tôi tin, cả bạn cũng sẽ cảm nhận được. Rằng những nhân vật trong cuốn sách “hoàn toàn không
là siêu nhân hay thần thánh gì cả. Họ chỉ là những con người bình thường. Họ cũng từng nếm trải những đau buồn và thất
vọng đời thường. Nhưng ngay chính trong những khoảnh khắc ấy, họ bộc lộ những phẩm chất khác biệt, những phẩm chất
đã giúp họ luôn tiến về phía trước trong khi những người khác chấp nhận đầu hàng, bỏ cuộc”.
Như một hội ngộ tình cờ, quyển sách đến với tôi trong những lúc tôi đang quay quắt với những hoài nghi về khả năng của
bản thân mình và những lo toan đối với một sinh viên đang cố gắng sống tự lập tại TP.HCM. Dù hiểu không có sự trưởng
thành nào không đau đớn, nhưng tôi vẫn không tránh khỏi những thời khắc yếu đuối khi đối diện với chính mình. Khá nhiều
lần tôi tự dằn vặt bản thân bằng những câu hỏi tôi có đủ năng lực, đủ đam mê để đi theo nghề báo, rằng lựa chọn nghề
nghiệp của tôi liệu có bốc đồng, sai lầm? Nên chấm dứt, làm lại từ đầu hay tiếp tục đeo đuổi con đường ấy? Ghét bỏ, trách
móc chính bản thân mình có lẽ là điều tệ nhất với mỗi người. Càng tệ hơn khi tôi giữ suy nghĩ rằng dường như những điều
tồi tệ đều dành cho mình, từ việc gia đình quá khó khăn, buộc tôi phải tự lập sớm đến những việc tôi cho là thất bại, là sai lầm
không thể tha thứ, sửa chữa trong nghề nghiệp.
Và những trang sách “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” mở ra trong tôi cái nhìn lạc quan trước cuộc sống. Và tôi hiểu đã
từng và chắc chắn là đang có những con người đang đối diện với những khó khăn tưởng như phải đầu hàng số phận nhưng
họ vẫn vượt lên không mệt mỏi. Những suy nghĩ tiêu cực về những hạn chế về bản thân, về cuộc sống tan dần trong tôi. Thay
vào đó là suy nghĩ rằng khó khăn, thử thách là một phần tất yếu của cuộc sống. Điều quan trọng là giải quyết những khó
khăn, vượt qua những thử thách ấy chứ không phải chỉ luôn mong chờ những điều tốt đẹp đến.
Cùng với những người bạn tuyệt vời, cuốn sách giúp tôi vượt qua cuộc đấu tranh tâm lý đó. Thay đổi nếp nghĩ giúp tôi sống
lạc quan, mạnh mẽ hơn, nhiệt tình hơn, và sẵn sàng cháy hết mình trong công việc.
Và cũng có thể làm thức dậy cảm xúc trong bạn…
Công việc làm báo cho tôi nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều con người nghị lực, dám dũng cảm vượt qua nghịch cảnh. Mỗi lần
gặp gỡ nhưng con người như vậy, tôi lại nhớ đến những trang sách “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.
Đó là cô gái Bỉ Sofie Vanhoutte. 34 tuổi, 32 lần Sofie nằm lên bàn phẫu thuật. Sofie bây giờ di chuyển bằng xe lăn vì liệt người,

tiêu tiểu không tự chủ, não bị úng thủy và mất khả năng làm mẹ. Nhưng đó không là lý do ngăn cản cô đi nhiều nơi trên thế
giới với mong muốn chia sẻ thông điệp tin yêu cuộc sống, các kỹ năng sống tốt hơn đến những người khuyết tật. Tuyệt vời
hơn, Sofie còn đang là người điều hành mạng lưới nữ doanh nhân Bỉ và được Liên đoàn quốc tế về gai cột sống và não úng
thủy chọn là biểu tượng của tinh thần, nghị lực. (có thể xem bài viết tại link:
Hay là quái kiệt Nguyễn Thế Vinh – chàng trai chỉ còn cánh tay trái nhưng nỗ lực không mệt mỏi để có thể vừa chơi đàn
guitar vừa thổi harmonica. Anh còn đang miệt mài vận động các nhà tài trợ để xây dựng ngôi trường cho trẻ em mồ côi.
Tiếng đàn của Nguyễn Thế Vinh không chỉ mang vẻ đẹp của nghệ thuật mà còn có cả câu chuyện cổ tích có thật vẫn chưa kết
thúc về nghị lực một con người. (có thể nghe Nguyễn Thế Vinh trò chuyện về chuyện đời, chuyện nghề tại link
Những chân dung đời thường mà tôi có dịp gặp, có dịp trò chuyện và viết bài về họ càng giúp tôi hiểu hơn rằng những con
người minh chứng cho “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” vẫn đang ở xung quanh chúng ta.
Với chính giá trị tinh thần của mình, “Nơi nào có ý chí – nơi đó có con đường” là cuốn sách không chỉ đọc một lần. Bạn có thể
đọc khi đang trong khó khăn và cần một điểm tựa tinh thần. Có thể đọc khi gặt hái thành công, khi thấy mình yếu lòng, khi
người thân của bạn cần một lời động viên… Cuốn sách đánh thức tôi, và có thể cũng sẽ thức dậy nhiều cảm xúc trong bạn.
Chưa dám khẳng định rằng một cuốn sách có thể thay đổi cuộc đời. Nhưng tôi tin rằng, ở một lúc nào đó trong cuộc đời, rất
có thể có một cuộc sách có giá trị tinh thần đặc biệt với bạn. Đó cũng là một trong những sứ mạng cao quý của những “người
bạn sách” đích thực.
Và “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” là một trong rất nhiều cuốn sách như thế…
------************------
Khi ai bảo ông X có nghị lực, ta hiểu ngay là ông ấy có một chí hướng và đủ năng lực thắng mọi trở ngại để đạt chí
hướng ấy.
Nhưng ta thường nghĩ lầm rằng nghị lực là một năng lực tinh thần, sự thực nó gồm ba năng lực đều quan trọng cả:
- Suy nghĩ.
- Quyết định.
- Và thực hành.
Tôi xin lấy một thí dụ: tôi muốn lựa một nghề và tôi nghĩ đến nghề y sĩ hoặc giáo sư. Trước hết tôi phải xét mỗi nghề
đó cần đến những khả năng nào và tôi có những khả năng ấy không; lại xét nghề nào có tương lai hơn, hợp với gia
cảnh của tôi hơn…
Khi đã so sánh kỹ lưỡng, tôi quyết định lựa một nghề, rồi ghi tên vào ban đại học dạy nghề đó.
Sau cùng, tôi phải kiên nhẫn học tập cho tới khi thành tài.
Nếu thiếu công việc thứ nhất là suy nghĩ, lựa chọn – mà hễ thiếu công việc đó thì cũng thiếu luôn công việc thứ nhì là

quyết định - chẳng hạn, nếu tôi vâng lời song thân tôi mà học nghề y sĩ, chứ trong lòng tôi chẳng thích gì nghề đó cả,
rồi ngoan ngoãn cắp sách tới trường học đủ bài để thi, thì bạn chỉ có thể bảo tôi là một người con hiếu thuận chứ
chưa thể cho tôi là có nghị lực được.
2. Xét về phương diện sinh lý
Vì nghị lực gồm ba năng lực tinh thần nên khó mà định được phần nào trong cơ thể ta điều khiển nghị lực.
Ông Ferrier kể trường hợp những người có bệnh ở phần óc phía trán mà sinh ra mất nghị lực rồi ông kết luận rằng
chính phần óc đó là cơ quan của nghị lực. Các nhà bác học hiện nay không công nhận thuyết ấy vì phần óc đó thực ra
chỉ điều khiển những vận động tự ý của ta thôi, mà những vận động này, như tôi đã nói trong đoạn trên, chỉ là giai
đoạn thứ ba của nghị lực.
Khoa học chưa tìm được cơ quan nào điều khiển sự suy nghĩ và quyết định: người ta chỉ biết là ở óc, nhưng phần nào
ở óc và óc hoạt động ra sao để suy nghĩ, quyết định thì chưa ai rõ.
Chúng ta nên biết thêm rằng có những hạch ảnh hưởng lớn tới bộ thần kinh. Bác sĩ Lepold Lévi nhận xét một em nhỏ
dưới mười một tuổi học giỏi nhất lớp. Vì muốn cắt một cái bướu, ông phải cắt luôn hạch ở trước cổ (thyroide) và từ
đó, những cơ năng tinh thần của em lần lần suy giảm: em nói rất chậm chạp, cử động uể oải, ký tính kém sút. Ba năm
sau, em hoàn toàn quên hẳn chữ, không viết và cũng không đọc được nữa, em tỏ ra nóng tính, quạu cọ. Ông lấy nước
hạch đó của loài cừu chích cho em thì cơ năng tinh thần của em lần lần phục hồi, chỉ một tháng sau, em viết được
thư; và hễ ngưng chích ít lâu thì bệnh trở lại như cũ. Ông kể thêm nhiều trường hợp như vậy và kết luận rằng những
người ít hăng hái, hoạt động, là do hạch trước cổ suy nhược.
Một đời sống hợp vệ sinh, những thức ăn lành, bổ, cách thâm hô hấp cũng ảnh hưởng tốt đến nghị lực; trái lại bệnh
nghiện rượu, nghiện thuốc phiện làm cho con người bạc nhược và di hại đến đời sau.
Ở cuối sách, chúng tôi sẽ chỉ những phép vệ sinh phải theo để tăng cường nghị lực; dưới đây hãy xin xem xét kỹ về
phương diện tâm lý của nghị lực.
3. Về phương diện tâm lý
Người có nghị lực có đủ ba đức tính: có sáng kiến, biết quyết định và hành động đắc lực.
Có sáng kiến là biết tự vạch con đường để đi, không theo ý chí của ai. Óc sáng kiến đó không cần phải nẩy nở lắm như
óc các nhà bác học: miễn là biết tự kiếm lấy giải pháp cho những công việc thường ngày là được. Như vậy, hạng
người trung bình nào cũng có đủ sáng kiến để có nghị lực: nhưng thiếu sáng kiến thì quyết nhiên không được, ta sẽ
chỉ như người bù nhìn để người khác giật dây mà bù nhìn thì làm gì còn có nghị lực, cần dùng gì tới nghị lực?
Quyết định phải nhanh để hoạt động cho kịp thời, không do dự mà bỏ lỡ cơ hội; và phải sáng suốt để sau khỏi thường
hay đổi ý kiến. Đức quyết đoán quan trọng lắm, nên người ta hay dùng nó để xét một người có nghị lực hay không.

Song giai đoạn quan trọng nhất vẫn là giai đoạn thực hành và muốn thực hành phải bền chí hoạt động, gặp trở ngại
gì cũng ráng san phẳng cho được. Phải tự chủ được mình, thắng các cám dỗ ở ngoài và bản tính thích an nhàn, dật
lạc của loài người.
Tuy nhiên ba đức ấy nên vừa phải, nếu quá mức thì lại có hại cho nghị lực.
Óc sáng kiến mà mạnh quá, không được hợp lý thì ta hoá gàn dở, mơ mộng, ngược đời. Tinh thần quyết định mà
thiếu quân bình thì có thể thành tật nông nổi, nhẹ dạ, hoặc quá cẩn thận đến nhút nhát. Bền gan mà không sáng suốt,
biết tuỳ thời thì thành bướng bỉnh, xuẩn động. Và một người tự chủ quá có thể thiếu tình cảm mà hoá ra lãnh đạm.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghị lực.
Thói quen mới đầu giúp ta dễ hành động nhưng có thể giảm nghị lực vì nó làm cho ta thành cái máy, không cần suy
nghĩ, gắng sức nữa. Chẳng hạn bạn muốn bỏ tật hút thuốc lá, mấy ngày đầu thấy khó, sau nhờ thói quen mà thấy dễ,
lần lần bạn không phải dùng nghị lực nữa mà không dùng tới nó lâu thì nó có thể suy.
Sự hiểu rộng biết nhiều giúp ta suy nghĩ sáng suốt, nhưng chính tình cảm mãnh liệt mới giúp ta quyết định mau lẹ và
bền chí thực hành. Học rộng mà thiếu đức tin thường chỉ là hạng người nói hay mà làm dở.
Hoàn cảnh xã hội có thể tăng hay giảm nghị lực của ta. Được người khác khuyến khích, ta hăng hái theo đuổi mục
đích; bị thiên hạ thờ ơ, ta chán nản mà bỏ dở công việc.
Những luật sinh lý và tâm lý ấy có những áp dụng vào sự rèn nghị lực mà tôi sẽ chỉ trong phần II.
4. Có ai thiếu hẳn nghị lực không?
Trước khi qua chương, tôi cần phải đánh đổ một niềm tin tưởng sai lầm rất hại cho sự rèn luyện của ta.
Nhiều người nghĩ rằng nghị lực là một năng lực kỳ diệu trời cho mới được và giúp ta làm những việc phi thường. Tôi
xin nhắc lại, nghị lực gồm ba năng lực chứ không phải là một năng lực; ba năng lực ấy ai cũng có, chỉ trừ những kẻ
bệnh tật nặng, mà đầu chương sau, tôi sẽ xét tới. Ai là người mỗi ngày hoặc mỗi tuần không suy nghĩ, quyết định rồi
thực hành một việc gì đó nhỏ hay lớn? Sáng chủ nhật trước, bạn thức dậy, do dự không biết nên đi thăm một người
quen hay đi xem hát bóng , sau bạn nhất định đi thăm người đó và điểm tâm xong, bạn thay quần áo đi liền. Như vậy
là bạn có nghị lực rồi đấy.
Làm việc đó, bạn không cần có nghị lực lớn, và tuy chưa được hân hạnh biết bạn, tôi cũng có thể nói chắc mà không
sợ lầm rằng đã có ít nhất là vài lần bạn tỏ ra có nghị lực khá mạnh. Bạn nhớ lại, từ trước tới nay, đã làm được việc gì
khó khăn chưa? Hồi còn đi học, gần tới kỳ thi ra trường, bạn đã thức khuya dậy sớm, nhịn dạo phố, coi hát để ôn bài
chứ? Rồi lúc tản cư, bạn đã có lần nào chân mỏi rã rời mà cũng ráng quẩy đồ trên vai, lết từng bước hàng mấy cây số
nữa để tới chỗ nghỉ không? Có ư? Vậy thì vấn đề: “bạn quả có thiếu hẳn nghị lực không?” mà chúng ta đã nêu ra ở
cuối chương trước, khỏi cần phải bàn nữa, phải chăng bạn?

Một thi sĩ thấy tôi soạn cuốn này, mỉm cười bảo:
- Không có nghị lực mới cần rèn nghị lực, mà muốn rèn nghị lực thì phải có nghị lực đã: đã thiếu nó rồi thì làm sao
rèn nó được? Vấn đề rèn nghị lực quả là một vấn đề lẩn quẩn.
Lời đó, mới nghe thì chí lý, nhưng hoàn toàn sai chính vì thi sĩ đó, cũng như bạn, nghĩ rằng có những người thiếu nghị
lực. Quan niệm sai lầm làm hại biết bao thanh niên! Họ tin rằng không có nghị lực nên tự học không được, tu thân
không được, không thành công được, rồi chán nản, sầu tủi nghĩ đến tương lai mờ ám, đến kiếp sống thừa của mình.
Họ có thiện chí lắm, thấy điều phải rất muốn theo, thấy cái đẹp rất muốn làm, mà rút cục chẳng làm được gì cả vì
không hiểu rõ bản thể của nghị lực.
Không! Không một người nào bẩm sinh ra thiếu hẳn nghị lực, chỉ có những người mà nghị lực suy kém hoặc không
quân bình thôi. Trong chương sau, chúng ta sẽ xét qua những bệnh đó của nghị lực.
TÓM TẮT
1. Nghị lực không phải là một năng lực độc nhất mà gồm ba năng lực: suy nghĩ, quyết định, thực hành.
Người nào cũng có 3 năng lực ấy, nên ta không thể bảo:
“Tôi thiếu nghị lực” mà chỉ có thể nói: “Tôi có bệnh về nghị lực”.
2. Về phương diện sinh lý, các nhà bác học chưa định được phần nào trong cơ thể ta điều khiển nghị lực. Chúng ta chỉ
mới biết rằng một đời sống hợp vệ sinh, và nhiều hạch như hạch trước cổ ảnh hưởng đến hoạt động tinh thần, và đến
nghị lực của ta.
3. Về phương diện tâm lý, người nghị lực có những đức sau này:
- Óc sáng kiến.
- Tinh thần quyết đoán.
- Bền chí, tự chủ.
Những đức ấy phải trung hoà, nếu thái quá sẽ thành những tật, hại cho nghị lực.
4. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghị lực như:
- Thói quen mới đầu giúp cho nghị lực, lâu có thể làm hại nghị lực.
- Sự hiểu rộng biết nhiều giúp ta suy nghĩ, nhưng chính tình cảm nồng nhiệt mới giúp ta quyết định mau và bền chí
thực hành.
- Hoàn cảnh xã hội, như những lời khen, chê của người khác, làm tăng hoặc giảm nghị lực của ta.
-----------***-----------
Ý nghĩa cuộc sống - Albert Einstein
Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời, và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù

thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cảm thấy được ý nghĩa đó. Nếu nhìn nhận từ cuộc sống hằng ngày mà không đi
sâu hơn, ta có thể cho rằng ta sống vì những người xung quanh ta, vì đồng loại mà trước tiên là những người mà nụ
cười và cuộc sống đầy đủ của người ấy là niềm hạnh phúc của ta, tiếp đến là những người mà ta không biết cụ thể
nhưng số mệnh của ta gắn với họ bằng niềm cảm thông.
Hằng ngày tôi thường tự nhủ cả trăm lần rằng cuộc sống nội tâm và ngoại tâm của tôi là nhờ vào thành quả lao động
của biết bao người, những người đang sống và cả những người đã chết, và rằng tôi phải nỗ lực để cho đi một cách thỏa
đáng với những gì tôi đã được hưởng và vẫn đang được hưởng. Tôi thực sự muốn sống một cuộc sống đơn giản, và hay
bị dằn vặt bởi suy nghĩ mình đang được hưởng quá nhiều từ đồng loại. Tôi coi sự phân biệt giai cấp là trái với lẽ công
bằng, mà suy cho cùng là do sức mạnh quyền lực tạo ra. Tôi cũng cho rằng một cuộc sống giản dị là một cuộc sống tốt
đẹp cho tất cả mọi người cả về thể chất lẫn tinh thần.
Xét theo bình diện triết học thì tôi là một người hoàn toàn hoài nghi về Tự do của con người. Mọi người chúng ta hành
động không chỉ do những yêu cầu từ bên ngoài mà còn do những đòi hỏi của nhu cầu bên trong. Câu nói của
Sopenhauer rằng "một người có thể làm được nếu anh ta muốn. và không thể làm được nếu anh ta muốn thế", đã là
nguồn cảm hứng cho mọi hành động của tôi từ thời thanh niên, động viên tôi, cho tôi lòng kiên trì bền bỉ đối mặt với
những khó khăn trong cuộc sống của bản thân và của những người khác Suy nghĩ đó một cách khoan hòa đã làm nhẹ
đi áp lực của ý thức trách nhiệm vốn dễ khiến chúng ta mất tính năng động. Nó cũng khuyên ta không nên gò ép lúc
nào cũng bắt mình phải nghiêm tức quá mức can thiết, khi mà trong cuộc sống những phút nhìn đời bằng con mắt hài
hước cũng có vị trí quan trọng không kém.
Tìm hiểu ý nghĩa hay mục đích tồn tại của một thực thể nói chung theo ý kiến chủ quan rủa tôi dường như là một câu
hỏi vô lý với tôi. Thế nhưng mỗi người có một lý tưởng riêng soi đường đi cho những nỗ lực và lẽ phải của riêng người
đó. Xét theo phương diện này tôi hoàn toàn không coi sự nhàn hạ hay niềm hạnh phúc là cái đích cuối cùng của mình,
thậm chí tôi cho những chuẩn mực cơ bản ấy chỉ phù họp với bay heo mà thôi. Lý tưởng soi sáng của tôi và luôn
cho tôi nguồn sức mạnh để sống vui vẻ trước nhũng khó khăn của cuộc đời là cái Chân, Thiện, Mỹ. Nếu
không có tình bằng hữu với những người đồng chí hướng, những trăn trở nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra,
những khao khát vươn tới nghệ thuật và nghiên cứu khoa học, thì cuộc sống với tôi quả là vô nghĩa.
Uớc vọng của tôi về công băng xã hội và ý thức trách nhiệm xã hội luôn đối lập với việc tự do vùi dập nhu cầu giao tiếp
trực tiếp với người khác, với cộng đồng người khác Tôi tự đi trên lối của riêng mình, trái tim tôi chưa bao giờ hoàn
toàn thuộc về đất nước tôi, quê hương tôi, bạn bè tôi, và ngay cả cái gia đình nhỏ của riêng tôi, và trong tất cả những
mối quan hệ gắn bó ấy tôi chưa bao giờ từ bỏ ý định ngoan cố sống tách rời, muốn được sống cô độc - những ý nghĩ cứ
lớn dần theo năm tháng. Một người luôn tỉnh táo sắc sảo nhận ra hạn chế của khả năng hiểu và thông cảm lẫn nhau

mà không bao giờ ân hận. Một người như vậy chắc chắn có đánh mất lòng tốt và sự ngây thơ theo một cách nào đó,
nhưng mặt khác con người ấy không bị ảnh hưởng bởi quan điểm, thói quen và những phán xét của người khác, tránh
được sự cám dỗ phải xoay theo những cơ sở không có gì là chắc chắn ấy.
Lý tưởng chính trị của tôi là nền Dân chủ. Hãy tôn trọng tất cả mọi người, không nên có việc người này được tôn sùng
còn người kia lại bị hạ thấp. Chớ trêu thay, chính tôi là người nhận được một lời tán dương và kính trọng quá đáng từ
những người xung quanh không phải cho những lỗi lầm hay công lao của tôi. Nguyên nhân Của vấn đề hẳn là ở mong
muốn (mong muốn này khó thực hiện đối với nhiều người) có thể hiểu được một. hoặc hai điều trong các công trình
của tôi mà sức mạnh không cụ thể của những điều ấy tôi có được từ những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ. Tôi
hoàn toàn nhận thức được rằng, điều cần thiết đối với bất kỳ thành công của một công việc phức tạp nào là chủ nhân
của nó phải thực hiện được những ý tưởng đã đề ra, định hướng và chịu trách nhiệm chung về nó.
Nhưng không được ép buộc những người đi theo, mà phải để họ có quyền chọn cho mình người cầm lái. Mọi người phải
có quyền bầu ra người lãnh đạo cho mình. Một thể chế chuyên chế để áp bức, theo tôi sẽ sớm bị thoái hoá trong một
thời gian ngắn, tôi tin chắc như vậy. Bởi bạo lực luôn hấp dẫn những kẻ thấp kém về đạo đức, và tôi tin rằng đã thành
quy luật: nối nghiệp những tên bạo chúa thiên tài luôn là những tên khốn kiếp. Vì lý do đó, tôi luôn là người quyết liệt
chống lại những hệ thống như vậy, những hệ thống mà chúng ta đang thấy ở Ý và Nga hiện nay. Cái làm cho nền dân
chủ ở châu Âu hôm nay rơi vào bê bối không phải là bản thân lý tưởng dân chủ, mà là sự thiếu ổn định của một bộ
phận lãnh đạo của các chính phủ và tính nhân cách của thể chế bầu cử
*)
. Về mặt này, tôi cho rằng nước Mỹ đã có lựa
chọn đúng: họ có một Tổng thổng có trách nhiệm, được bầy cho một thời gian đủ dài và có đủ quyền lực để thực sự
đảm nhận được trọng trách. Mặt khác, tôi lại đánh giá cao hoạt động nhà nước của chúng ta về mặt phúc lợi rộng rãi
cho cá nhân trong trường hợp đau ốm hay khó khăn. Cái mà tôi cho là dù có giá trị đích thực trong các hoạt động của

×