Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

de cuong on tap van 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.11 KB, 53 trang )

Tran anh Duong
Tuaàn 1 tieát 1
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Giúp HS nắm được một cách khái quát nhất nền văn học Việt Nam ,thấy được sự ảnh hưởng của tình hình lịch sử và xã hội đến văn học . Thấy được
các chặng đường phát triển và những thành tựu của từng giai đoạn . Đồng thời thấy được những đặc điểm cơ bản nhất của văn học Việt Nam .
-Các em biết vận dụng văn học sử trong việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể .
B-PHƯƠNG PHÁP :
-Sử dụng phát vấn cho các em nhớ lại kiến thức ,có thể kết hợp với thảo luận nhóm .
C-CÁC BƯỚC ÔN TẬP
C âu h ỏi v à b ài t ập N ội dung tr ọng t âm
Câu 1: Trình bày những nét chính
về lịch sử ,xã hội ,văn hoá có ảnh
hưởng tới sự phát triển văn học
Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ?
Câu 2: Những đặc điểm cơbản của
văn học Việt Nam từ 1945-1975?
I-Những nét chính về lịch sử ,xã hội ,văn hoá có ảnh hưởng tới văn học VN giai đoạn 1945-1975
-Khác với nền văn học cũ ,văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám là nền văn học vận động phát triển
dưới sự lãnh đạo của Đảng .Văn học từ lúc này trở thành một bộ phận trong sự nghiệp cách mạng ,là một hoạt
động tinh thần phong phú có hiệu quả trong chiến tranh và phát triển xã hội .văn học trở thành vũ khí phục vụ
cho nhiệm vụ chung của đất nước
-Hiện thực đời sống giai đoạn 1945-1975 vô cùng phong phú ,mở ra trên từng trận tuyến từ hậu phương đến
chiến trường .Cuộc sống xã hội mang lại những điển hình tiêu biểu ,những nguyên mẫu đẹp cho văn học .
Đời sống cách mạng từ sau cách mạng tháng Tám bộc lộ nhiều vẻ đẹp ,nảy sinh cảm hứng lãng mạn , đây là
một thành tố quan trọng của văn học cách mạng
-Giai đoạn văn học này cũng hình thành được một đội ngũ nhà văn giàu nhiệt tình cách mạng và giàu sức sáng
tạo .
II- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945-1975.
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất
nước.


- Khuynh hướng, tư tưởng chủ đạo: cách mạng (văn học là thứ vũ khí phục vụ cách mạng).
- Đề tài: đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội
 như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng
b. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng
tác cho văn học
- Hình thành quan niệm mới: Đất nước của nhân dân
- Quan tâm đến đời sống nhân dân lao động, niềm vui và nỗi buồn của họ
- Tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị,
trong sáng, dễ hiểu.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
C â u 3: N ê u những nét khái quát
của văn học Việt Nam từ năm 1975
đến hết thế kỉ XX?
- Khuynh hướng sử thi:
+ Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
+ Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn
bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị,
tình cảm lớn, lẽ sống lớn lên hàng đầu
+ Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới,
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM
+ Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn:
+ Làm cho văn học thấm nhuần tinh thần lạc quan,
+ Đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.
III-Những nét khái quát của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:

Sau năm 1975 , đề tài văn học được nới rộng hơn ,một số tác phẩm đã phơi bày một và mặt tiêu cực trong xã
hội ,hoặc nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nế trong chiến tranh ,hay bước đầu đề cập đến bi kịch cá nhân và
đời sống tâm linh . Đặc biệt từ sau năm 1986 trở đi ,văn học đổi mới mạnh mẽ về ý thức nghệ thuật .Người cầm
bút thức tỉnh ngày càng sâu sắc về ý thức cá nhân và có quan niệm mới mẻ về con người .Họ khao khát đem lại
cho nền văn học nước nhà một tiếng nói riêng,một phong cách riêng không thể trộn lẫn .
Chiến tranh kết thúc ,các thể loại phóng sự phát triển mạnh . Truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều tìm tòi .Thể
loại trường ca được mùa bội thu .Nghệ thuật sân khấu thể hiện thành công nhiều đề tài .Lý luận phê bình cũng
xuất hiện nhiều cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa văn học với chính trị và với hiện
thực ….
Nhìn chung ,văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XXđã vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá và
mang tính nhân văn ,nhân bản cao.
Tuần 1; tiết 2 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
HỒ CHÍ MINH
I. Mục tiêu cần đạt:
Nắm được hoàn cảnh sáng tác, mục đích văn bản,hệ thống lập luận, nghệ thuật lập luận
II. Phương pháp : phát vấn +phân tích
III. Nội dung:
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Câu hỏi và đề
bài
Nội dung
Xem
phần tác
gia Hồ
Chí Minh
Ngày 19 tháng 08 năm 1945, cách mạng tháng Tám
thắng lợi. Ngày 26 năm đó, chủ tịch Hồ Chí Minh từ
chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội.Tại căn nhà số 48
phố Hàng Ngang, Người soạn thảo Bản tuyên ngôn

độc lập. Ngày 2 tháng 9, trên quãng trường Ba Đình,
Hà Nội, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà đọc bản tuyên ngôn độc
lập trước hàn chục vạn đồng bào. Hồ Chí Minh viết
và đọc bản Tuyên ngôn khi đế quốc thực dân đang
chuẩn bị chiếm lại nước ta. Dưới danh nghĩa quân
Đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, quân
đội quốc dân đảng tiến vào từ phía Bắc;quân đội Anh
tiến vào từ phía Nam;thực dân Pháp bị Nhật chiếm,
nay đã đầu hang. Vậy, Đông Dương nay phải thuộc
quyền của người Pháp
Tuyên ngôn độc lập không chỉ là lời tuyện bố với
nhân dân Việt Nam, mà còn tuyên bố với Nhân dân
thế giới, phe Đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc về
tự do độc lập của dân tộc
? Hãy trình bày
mục đích của
bản Tuyên
ngôn độc lập ?
Đề 1: lập luận
của tác giả để
khẳng định
quyền độc lập,
tự do của nước
ta trong bản
Tuyên ngôn
độc lập
I. Mục đích:
Tuyên bố với nhân dân trong nước và thế giới về sự ra đời của
nước việt nam độc lập

Đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trong việc chuẩn bị dư
luận tái chiếm Việt nam
II. Hệ thống lập luận:
Gợi ý
- Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ
tiên họ gắng sức xây dựng như một thành tựu của tư tưởng và văn
minh.Chúng lại lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng bác ái hòng mị dân
và che dấu những hành động đó
- Bản tuyên ngôn độc lập đã vạch trần bản chất thực dân xảo quyệt
tàn bạo và man rợ đó bằng những lí lẽ xác đáng và sự thật không
chối cải được. Đoạn văn đã tố cáo hùng hồn và đanh thép tội ác
mọi mặt (bắng phương pháp liệt kê: chính trị, kinh tế , văn hoá giáo
dục và ngoại giao )của thực dân Pháp đối nhân dân ta bắng giọng
văn mạnh mẽ đầy sức thuyết phụcBản tuyên ngôn vạch rõ những
âm mưu thâm độc, những chính sách tàn bạo, những thủ đoạn
không thể dung thứ của thực dân Pháp trong hơn 80 năm đô hộ ở
nước ta
đoạn văn gây xúc động long người, khơi dậy lòng phẫn nộ. Gía
trị nổi bật của đoạn văn là ở lí lẽ xác đáng, bằng chứng xác thực
không thể chối cải và đặc biệt diễn đạc bằng ngôn ngữ sắc sảo. gợi
cảm hùng hồn
- Phần luận tội còn mang một sức mạnh lớn lao của sự thật đã bác
bỏ một cách đầy hiệu lực những luận điệu về công lao “khai hoá”
và quyền “bảo hộ” Đông dương của Pháp và luận điệu xảo trá
trước dư lụân quốc tế
- Những luận điệu kháccủa các thế lực cơ hội quốc tế nhằm phủ
nhận công cuộc đấu tranh mấy mươi năm giành độc lập của dân tộc
ta cũng như ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Tám 1945 của nhân
dân ta dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt minh, cũng bị phản bác
một cách mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thục và đầy sức

Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
Đề 2:nghệ
thuật lập luận
của Tuyên
ngôn độc lập
thuyết phục
III. Nghệ thuật lập luận :
Gợi ý
Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận. bằng lập luận chặt
chẽ, lí lẽ đanh thép, sự đúng đắn của luận cứ, bản tuyên ngôn
thuyết phục người đọc người nghe
Hồ Chí Minh đã viết tuyên ngôn không phải chi tuêyn bố trước
nhân dân ta mà còn nhân dân thế giới, cho phe đồng minh và cả
với kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp. Vì vậy, lời văn rất uyển
chuyển, khi trang trong khi đanh thép, khi hùng hồn
Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng để làm căn
cứ cho bản tuyên ngôn của việt nam. Người đã lấy các dẫn chứng
về kinh tế chính trị, về sự kiện lịch sử để tố cáo và buộc tội thực
dân Pháp đối với nhân dân ta, đối với đồng minh. Người đã hai
mươi lần nhắc đến chữ quyền để tuyên ngôn về quyền cảu dân tộc
việt nam. Không chỉ dùng điệp từ. Người còn dùng điệp kiểu câu
Để đánh bại những lí lẽ. của kẻ cướp nước hòng nấp sau quân đồng
minh quay trở lại xâm lược nước ta, Hồ Chí Minh đã vạch trần tội
ác của thực dân Pháp trong hơn 80 năm cai tị và sự hèn nhát của
chúng qua việc hai lần bán nước ta cho Nhật. Người cũng chỉ rõ:
Động dương không còn là thuộc địa của Pháp, nhân dân ta đã giành
chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Không có lí lẽ
nào thuyết phục hơn lí lẽ của sự thật. bởi vậy, Người đã láy đi láy
lại hai chữ “sự thật”

Chính vì vậy mà tuyên ngôn độc lập được coi như “ một áng thiên
cổ hùng văn “của thời đại mới
Tuần 1 tiết 3 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC
PHẠM VĂN ĐỒNG
I.Mục tiêu cần đạt:
Nắm được hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chung và trình tự lập luận
II. Phương pháp: phát vấn + phân tích
III. Nội dung
Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Câu hỏi và đề bài Nội dung
Phạm Văn đồng là nhà cách Phạm văn Đồng viết bài này Đề: cảm hứng Cảm hứng chung: Ngợi ca cuộc đời và khẳng định giá trị
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
mạng xuất sắc, nhà văn hoá
lớn, đồng thời là nhà lí luận
văn nghệ lớn của nước ta trong
thế kỉ XX
Với những đóng góp to lớn,
ông được Nihau nước tặng
Huân chương sao vàng và
nhiều phần thưởng cao quý
khác
nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất
của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-
1888_3-7-1963) in trong tạp
chí văn học tháng 7-1963
Thời điểm này có nhiều sự kiện
quan trọng: từ năm 1954 đến
1959, Ngô Đình Diệm và chính
quyền Sài Gòn lê máy chém
khắp miền Nam và thực hiện

luật 10/59. Từ năm 1960, Mĩ
can thiệp sâu vào chiến tranh
Việt nam và khắp nơi ở miền
Nam nổi lên phong trào đấu
tranh quyết liệt. Viết bài nghị
luận ca ngợi Nguyễn Đình
Chiểu ở thời điểm này là có ý
nghĩa lớn
chung của bài viết
và trình tự lập
luận của Phạm
văn Đồng trong tác
phẩm
văn chương Nguyễn Đình Chiểu
Trình tự lập luận:
+Khẳng định vị trí ý nghĩa cuộc đời và thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu khi đặt trong hoàn cảnh cụ thể của lịch sử dân
tộc lúc bấy giờ
+Chứng minh bằng cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của
Nguyễn Đình Chiểu qua việc tái hiện cuộc kháng chiến hào
hùng của dân tộc và phân tích sự phản ánh hiện thực đó
trong thơ văn ông
+Khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu: lối viết giản dị mộc mạc, gần gũi với quần chúng nên
có sức truyền bá lớn
Tuần 1: tiết 4 THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003
I. Mục tiêu cần đạt:
Hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thụât chính của bản thông điệp
II.Phương pháp: vấn đáp +phân tích
III. Nội dung

Tác giả Hoàn cảnh sáng
tác
Câu hỏi và đề
bài
Nội dung
CO-PHI-AN-NAN là
người châu phi da
Văn bản là thông
điệp của tổng thư
? Phát biểu
chủ đế của bản
I. Chủ đề:
Bản thông điệp khẳng định việc phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tậm hàng đầu
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
đen đầu tiên giữ chức
vụ tổng thư kí Liên
hợp quốc và đảm
nhận chức vụ này
trong hai nhiệm kì
Ông được tặng giải
thưởng Nobel hoà
bình năm 2001
kí Liện Hợp
Quốc, CO-PHI-
AN-NAN gửi
nhân dân thế giới
nhân nagỳ phòng
chống AIDS 1-
12-2003

thông điệp ? của nhân loại, và những cố gắng của chúng ta còn quá ít. Tác giả tha thiết kêu gọi hãy coi
việc chống đại dịch này là cuộc chiến, mọi người phải đối mặt với sự thật không vội vàng
phán xét đồng loại và chung tay “đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng kì thị và phân biệt
đối xử đang vây quanh bệnh dịch này”
II.Nội dung:
Bản thông điệp khẳng định rằng dù có nhiều cố gắng song chúng ta hành động cón quá ít
so với yêu cầu của thực tế. Vì vậy, mà đại dịch HIV/AIDS hoành hành, có rất ít sự suy
gảm; chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu và sẽ không đạt được bất cứ
mục tiêu nào vào năm 2005
(kết quả đáng lo ngại: nạn dịch vẫn hoành hành có rất ít dấu hiệu suy giảm; mỗi phút có
khoảng 10 người bị nhiễm HIV; tuổi thọ bị giảm sút nghiêm trọng; tốc độ báo động lây
lan ở phụ nữ; bệnh lây lan sang những vùng trước đây an toàn, đặc biệt là Đông Âu và
toàn bộ châu Á)
Bản thong điệp kêu gọi:
“phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành
động thực tế”
“phải tích cực hơn nữa trong việc đẩy lùi đại dịch, đối mặt với sự thật không vội vàng
phán xét đồng loại”
“Đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử” với những người bị
nhiễm HIV/AIDS, sát cánh cùng nhau để tránh đại dịch này
III.Nghệ thuật:
Tác giả nêu lên những cố gắng của mỗi người để động viên sau đó dẫn chứng về nạn đại
dịch hoành hành để khẳng định rằng:hành động của chúng ta còn quá ít so với yêu cầu
thực tế;đồng thời nêu lên nguy cơ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005. Từ
đó kêu gọi phỉa nổ lực đoàn kết thống nhất hành động nhiều hơn
Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể bằng các số liệu thống kê, tác giả thuyết
phục người đọc người nghe bằng sự chân thành nhiệt tình và nghệ thuật lập luận( nhấn
mạnh ưu điểm, nói thẳng khuyết điểm, nói rõ các việc cần làm và có thể làm được)
Tuần 1 tiết 5 TÂY TIẾN
QUANG DŨNG

I. Mục tiêu cần đạt:
- Nắm hoàn cảnh sáng tác, đoàn quân tây tiến
- Năm nội dung và nghệ thuật từng khổ thơ
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
II. Phương pháp: phát vấn +vấn đáp
III. Nội dung
Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Câu hỏi và đề
bài
Nội dung
Quang
Dũng là
một
nghê sĩ
tài hoa,
nhưng
đặc sắc
nhất là
lĩnh vực
thơ.
Thơ
QD hào
hoa, tàn
trề cảm
hứng
lãng
mạn
Tây Tiến là đơn vị quân đội thành lập năm 1947 có
nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới
Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở

thượng Lào cũng như miền tây Bắc bộ Việt Nam .Địa
bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến
khá rộng bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà
Bình, miền tây Thanh Hoá và cả Sầm Nưa (Lào). Chiến
sĩ Tây tiến phần đông là thanh niên Hà Nội trong đó có
nhiều học sinh sinh viên, họ chiến đấu trong hoàn cảnh
rất gian khổ vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét
hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và
chiến đấu rất dũng cảm. Đoàn quân Tây tiến sau một
thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập
trung đoàn 52. cuối năm 1948, QD chuyển sáng đơn vị
khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu
Chanh QD viết bài thơ nhớ Tây tiến. Sau đó, tác giả đổi
tên thành Tây Tiến
Bài thơ tiêu biểu cho đời thơ QD thể hiện sâu sắc
phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập
Mây đầu ô (1986)
?Xác định cảm
xúc chủ đạo ?
Đề : nổi nhớ về
rừng núi Tây
bắc trên con
đường bhành
quân của đoàn
quân tây tiến
Đề: nổi nhớ về
những kỉ niệm
2 câu đầu: nêu cảm xúc chủ đạo của bài thơ Nỗi nhớ thương
da diết về một vùng kỉ niệm thân yêu trong tâm tưởng
Khổ 1: Nhớ núi rừng tây bắc dọc theo con đường hành quân

của đoàn binh Tây tiến
-Đó là vùng rừng núi dữ dội hiểm trở khắc nghiệt xa xối thâm u
hoang dã
 câu cảm than mở đầu là nổi nhớ da diết về đồng đội cất lên
thành tiếng gọi tha thiết
Nhớ hang loạt địa danh: Sài Khao, Mường Lát gợi cảm giác
xa lạ hoang dã. Con đường xa xôi gập ghềnh hiểm trở
Hệ thống từ láy”thăm thẳm, khúc khuỷu, heo hút”nhân hoá
“súng ngửi trời”những nẻo đường trường chinh lửa máu và
gian khổ
- Tâm hồn người lính rất lạc quan: hình ảnh “cơm lên khói, thơm
nếp xôi”nát lãng mạn tạo cảm tưởng êm đềm
Khổ 2: Nhớ những kỉ niệm đẹp
- Đêm liên hoan văn nghệ truyền thống chan hoà màu sắc, rộn
ràng âm thanh, tình tứ lãng mạn làm say lòng người chiến sĩ TT
- cuộc vượt thác hào hùng trong buổi chiều sương: mỹ lệ duyên
dáng đẫm chất thơ
*NT: +từ ngữ giàu sức gợi: bừng lên, kìa em, man điệu e ấp
+ hình ảnh huyền ảo diễm lệ độc đáo: Châu mộc chiều
sương, dòng nước lũ hoa đong đưa, thuyền độc mộc
 Tây bắc diễm lệ mà hào hùg
Khổ 3: Nhớ hình ảnh của người lính Tây tiến
Toát lên vẻ đẹp bi tráng
- Diện mạo: oai phong lẫm liệt: đoàn quân không mọc tóc, quân
xanh màu lá nhưng dữ oai hùm, mắt trừngsức mạnh phi thường
trong hình hài tiều tuỵ
-Ỳ chí nghị lực phi thường sẳn sang ra đi chiến đấu hi sinh không
hề so đo tính toán
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong

Đề : Hình ảnh
người lính tây
tiến
- Tâm hồn lãng mạn giàu mộng tưởng
- Cái chết anh dũng hào hùng sang trọng được nhân dân, tổ quốc
ngưỡng vọng
*NT: bút pháp lãng mạn, thủi pháp đối lập, sử dụng từ Hán– Việt

Tuần 2 tiết 6 VIỆT BẮC
TỐ HỮU
I. Mục tiêu cần đạt
Hồn cảnh sáng tác, vẻ đẹp của cảnh và người Việt bắc
Khung cảnh hùng tráng của Việt bắc trong kháng chiến
II, Phương pháp: vấn đáp+phân tích
III. Nội dung
Tác giả Hồn cảnh sáng tác Câu hỏi và đề
bài
Nội dung
Tố Hữu là
nhà thơ của
lý tưởng
Việt Bắc là bài thơ đề từ của tập thơ
Việt Bắc , bài thơ dài 150 dòng, chỉ trích 90
Đề: cảnh chia
tay giữa cán bộ
miền xi và
-Kết cấu bài thơ qua hình thức đối đáp thể hiện tình cảm cần chú
ý bố cục :
1. khái qt hồn cảnh chung của cuộc chia tay và thể hiện
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak

Tran anh Duong
cộng sản, thơ
tiêu biểu cho
hướng trữ
tình chính trị.
Thơ Tố Hữu
có giọng điệu
ngọt ngào
truyền cảm
như một lời
tâm tình
Thơ Tố Hữu
gắn bó chặt
chẽ với cuộc
cách mạng
dân tộc phản
ánh những
chặng đường
chính yếu
của lịch sử
cách mạng
dân tộc
dòng.
Việt Bắc là quê hương Cách
Mạng, là căn cứ đòa vững chắc của cuộc
kháng chiến, nơi đã che chở đùm bọc cho
Đảng, chính phủ, bộ đội trong suốt những
năm tháng kháng chiến chống Pháp gian
khổ.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ

7/1954 Hiệp đònh Giơnevơ về Đông Dương
được ký kết hòa bình trở lại, miền Bắc nước
ta được giải phóng. 10/1954 các cơ quan
trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến
khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
Một trang sử mới của đất nước và
một giai đoạn mới của Cách Mạng được mở ra.
Nhân sự kiện trọng đại này Tố Hữu viết bài thơ
Việt Bắc
người Việt bắc
(20 câu đầu)
Đề: cảnh thiên
nhiên và con
người Tây bắc
sâu sắc tinh tế những rung động của trái tim con người trong
giờ phút chia tay(8 câu đầu)
+ 4 câu đầu: Lời của người ở lại: gợi lại khơng gian, thời gian của
cụơc chia ly, gợi nhắc lại kỉ niệm
+ 4 câu sau: lời người ra đi : trả lời người việt bắc bằng tâm trạng
nhớ nhung da diết, ngậm ngùi lưu luyến trong ngày chia tay
2. Nhà thơ hố thân vào người Việt bắc(12 câu kế) hỏi và khơi
gợi lại một dĩ vãng đầy kỉ niệm
kĩ niệm cuộc sống chung thấm đẫm nghĩa tình cùng nhau chịu
đựng gian khổ, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng chung mối thù, cùng
hướng về Việt bắc q hương cách mạng
3. Nhà thơ hố thân vào người ra đi nói lên tình cảm gắn bó
thiết tha, long biết ơn sâu sắc của Đảng và Cách mạng với VB
qua thời gian chung sống
 Hồi tưởng lại bức tranh tồn cảnh về VB với 3 cái mảng
khơng tách rời nhau:

+ cuộc sống- con người VB: hiện lên giữa khung cảnh thiên
nhiên thơ mộng êm đềm thanh bình. Con người con gian khổ khó
khăn nhưng tấm long cao cả cùng chia sẻ khó khăn với cách mạng
+ thiên nhiên VB: phong phú đa dạng qua khơng gian và thời gian
khác nhau, gắn bó hồ quyện với con ngừơi cần cù, giản dị nhưng
thuỷ chung son sắt
* “Ta về mình có nhớ ta…Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
1) Tình cảm tha thiết của ngưới về xuôi:
_ Nỗi nhớ bộc lộ tha thiết trong buổi chia tay “Ta
về…….những hoa cùng người”
câu trên là hỏi người, câu dưới là giãi bày lòng mình
_ Mượn hình thức đối đáp của ca dao để bộc lộ tình cảm,
giọng tâmtình ngọt ngào
=> Người ra đi vẫn nhớ cảnh vật và con người Việt Bắc
2) Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc:
_ Bức tranh bốn mùa với màu sắc tươi tắn, ánh sáng lung
linh âm thanh vui tươi, từ ngữ chọn lọc chính sát
_ Bốn cặp lục bát tả bốn mùa: dòng lục tả cảnh, dòng bát
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
tả người:
+ Mùa đông: hoa chuối đỏ tươi, hình ảnh người đi rừng
với dao gài thắt lưng
+ Mùa xuân: mơ nở trắng rừng, với hình ảnh người đan
nón chuốt từng sợi giang
+ Mùa hạ: màu vàng tươi của rừng phách và hình ảnh cô
gái hái măng một mình
+ Mùa thu: ánh trăng dòu hiền và tiếng hát ân tình thuỷ
chung giữa cảnh hoà bình
=> Bức tranh tứ bình về Việt Bắc đẹp và đáng yêu. Con

người hài hoà với thiên nhiên, con người làm chủ thiên nhiên
tươi đẹp
* N.T: bao trùm đoạn thơ là nỗi nhớ, hoa và người sóng đôi
bổ sung và làm đẹp cho nhau -> ca ngợi thiên nhiên và con
người Việt Bắc
3) Tình cảm của nhà thơ:
_ Một cách nhìn tiến bộ: rừng núi Việt Bắc là nơi ân tình
_ Cái nhìn đầy thông cảm thương yêu đối với quê hương
Cách Mạng. Đây là sự gấn bó thuỷ chung của nhà thơ với
cảnh và người Việt Bắc
_ Đoạn thơ là lời đáp, lời giãi bày của người ra đi
*Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu: Đoạn thơ mang đậm
tính sử thi và âm hưởng lãng mạn hào hùng
Miêu tả khí thế của qn và dâ ta trong những ngày hành qn ra
trận bước vào chiến dịch ĐBP
“những đường Việt bắc của ta…đèo De núi Hồng”
*NT: sử dụng nhuền nhuyển thể thơ lục bát
Giọng thơ sơi nổi hào hùng
Chọn lựa những hình ảnh từ sức gợi cảm
Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ
*ND: - Nhớ cảnh tượng hào hùng sơi động đầy khí thế của cuộc
kháng chiến tồn dân ở chiến khu VB . Cảnh tượng đó được nhà
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
Đề: khung
cảnh hùng
tráng của VB
trong kháng
chiến
thơ đặc tả sinh động qua hình ảnh các con đường Việt Bắc trong

những đêm kháng chiến, nổi bật là sức mạnh và niềm lạc quan của
những lực lượng kháng chiến (8 dòng đầu)
- Nhớ về những niềm vui chiến thắng trên khắp mọi miền
của đất nước (4 dòng cuối)
đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca VB, ngợi ca cuộc kháng
chiến chống Phpá oanh liệt của nhân dân ta
*Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
Bài thơ Việt Bắc ( đoạn trích được học ) có nghệ thuật
đậm đà tính dân tộc:
- Thể thơ lục bát là thể thơ quen thuộc của dân tộc đã
được sử dụng thành công.
- Kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao, dân ca
truyền thống được dùng một cách sáng tạo để diễn tả nội
dung tình cảm phong phú về quê hương, con người, Tổ quốc
và Cách Mạng.
- Cặp đại từ nhân xưng mình- ta vói sự biến hoá linh
hoạt và nhũng sắc thái ngữ nghóa - biểu cảm phong phú vốn
có của nó được khai thác rất hiệu quả.
Những biện pháp tu từ ( so sánh, ẩn dụ, tượng trưng…) quen
thuộc với cách cảm, cách nghó của quần chúng được dùng
nhuần nhuyễn.
Tuần 2: tiết 7 ĐẤT NƯỚC
(trích Mặt đường khát vọng)
NGUYỄN KHOA ĐIỄM
I. Mục tiêu cần đạt:
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
Nắm hồn cảnh sáng tác, cảm nhận và lý giải về đất nước; đất nước của nhân dân
II. Phương pháp: phát vấn +phân tích
III. Nội dung

Tác giả Hồn cảnh sáng tác Câu hỏi và đề
bài
Nội dung
Nguyễn Khoa
Điềm thuộc thế
hệ những nhà thơ
trẻ trưởng thành
trong kháng
chiến chống Mĩ,
thơ ơng giảu cảm
xúc chất suy tư
Nguyễn Khoa Điềm trích phần đầu
chương V của trường ca Mặt đường khát
vọng. Trường ca viết về sự thức tỉnh của
tuổi trẻ các thành thò vùng tạm chiếm miền
Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc
Mỹ, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức
được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy
xuống đường đấu tranh hoà nhòp với cuộc
chiến đấu của toàn dân tộc.Trường ca Mặt
đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở
chiến khu Trò – Thiên năm 1971.
_ Bài thơ là tình yêu và quyết tâm
bảo vệ đất nước.
Đề: cảm nhận
và lý giải về đất
nước
Đề : đất nước
của nhân dân
Cảm nhận vể đất nước :

a/ Đất nước bình dò quen thân :
_ Đất nước có từ trước khi ta ra đời.
_ Đất nước là những sự vật cụ thể, có trong đời sống
hằng ngày của mỗi người mỗi gia đình.
Cách nói tự nhiên mang màu sắc dân gian : gắn liền
với lời mẹ kể, miếng trầu bà ăn, cái kèo cái cột trong nhà…
b/ Đất nước thống nhất trên mọi phương diện : chiều
dài lòch sử, chiều sâu văn hoá, chiều rộng đòa lý:
_ Đất nước gắn với huyền thoại, truyền thuyết.
_ Đất nước gắn với phong tục tập quán lâu đời.
_ Đất nước với thời gian đằng đẵng không gian mênh
mông.
_ Đất nước là sự gắn bó cái riêng với cái chung, giữa
cá nhân và dân tộc, thế hệ này với thế hệ khác.
=> Mọi cá nhân phải có trách nhiệm với đất nước.
2) Đất nước của nhân dân :
_ Những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú chỉ trở thành
thắng cảnh khi gắn liền với con người, cảm thụ qua tâm hồn,
qua lòch sử dân tộc.
_ Đất nước gắn liền với những con người vô danh
nhưng đã làm ra đất nước.
_ Đất nước biểu hiện những truyền thống tốt đẹp : có
ngoại xâm thì chống ngoại xâm, khi bình yên thì xây dựng
và giữ gìn đất nước.
_ Các thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trò
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
văn hoá, giá trò tinh thần và vật chất.
=>Tư tưởng đất nước của nhân dân chính là sự đóng
góp củ Nguyễn Khoa Điềm trong việc làm sâu sắc thêm ý

niệm về đất nước của thơ ca thời chống Mỹ.
* NT: giọng điệu dân gian trong thể thơ hiện đại;thơ trữ tình –
chính luận
Tuần 2 Tiết 8 SÓNG
~ Xuân Quỳnh ~
I/ Mục tiêu cần đạt : giúp HS
_ Nắm vững hình tượng sóng và mối quan hệ giữa sóng và em.
_ Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài.
II/ Phương pháp : Kết hợp gợi, khái quát.
III/ Nội dung :
Tác giả Hoàn cảnh ra đời Các đề và câu hỏi Nội dung chính
_ Là một trong những nhà
thơ tiêu biểu nhất của thế
hệ các nhà thơ trẻ thời
chống Mó. Thơ Xuân
Quỳnh là tiếng lòng của
một tâm hồn phụ nữ nhiều
trắc ẩn vừa hồn nhiên,
tươi tắn, mà chân thành,
đằm thắm và luôn da diếc
trong khát vọng về hạnh
phúc đời thường.
_ Năm 2001, được tặng
Giải thưởng Nhà nước về
Bài thơ được viết
tại biển Điêm
Điền (1967) in
trong tập “hoa dọc
chiến hào”.
Câu hỏi : Nêu ý

nghó biểu trưng của
hình ảnh sóng và
mối quan hệ giữa
“sóng” và “em”.
Cảm nhận vẻ đẹp
I/ Ý nghóa biểu trưng của hình ảnh sóng
_ Sóng là bài thơ nói về tình yêu và khát vọng hạnh phúc muôn đời của
con người, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ : sôi nổi, trẻ
trung chân thành.
_ Hình ảnh sóng để bày tỏ trực tiếp những rung động tình yêu vừa hồn
nhiên chân thật, vừa thiết tha sôi nổi của trái tim người phụ nữ. Xuân
Quỳnh đã sử dụng phương thức diễn đạt ẩn dụ có ý nghóa biểu trưng.
_ Sóng và em tuy hai ngưng lại là một, đều là nỗi lòng của người phụ nữ
đang yêu, là sự phân thân và hoá thân của cái “tôi” trữ tình, từ đó diễn tả
những cung bậc tình cảm mãnh liệt trong trạng thái yêu đương của người
phụ nữ.
II/ Tâm trạnh nhân vật trữ tình em
_ Nhân vật trữ tình “sóng” và “em” là quan hệ thống nhất là một. Sóng
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
Văn Học nghệ thuật. tâm hồn của người
phụ nữ trong tình
yêu.
Đề bài : Cảm nhận
về đoạn thơ “Cuộc
đời … còn vỗ”
là ẩn dụ, chỉ tâm trạng người phụ nữ đang yêu.
_ Trạng thái tâm lí đặc biệt của tâm hồn khao khát yêu đương đang tìm
đến một tình yêu rộng lớn hơn. Tính khí của người con gái đang yêu cũng
như sóng vốn mang trong nó nhiều trạng thái đối cực “Dữ dội … lặng lẽ”.

Và cũng như sóng, trái tim người con gái đang yêu không chòu chấp nhận
sự tầm thường nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng
điệu với mình.
“Sông không hiểu … tận bể” Đây là nét mới mẻ trong quan niệm về
tình yêu.
_ Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim, là khát vọng
muốn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là tuổi trẻ. Cũng như sóng, nó
mãi mãi trường tồn, Vónh hằng với thời gian. “Ôi con sóng … ngực trẻ”.
_ Sự băn khoăn, trăn trở của đôi lứa yêu nhau muốn cắt nghóa về tình yêu
nhưng không sao thoả mãn được. “Sóng bắt đầu … ta yêu nhau”.
_ Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ được diễn tả qua hình tượng
con sóng nhớ bờ “ngàn đêm không ngủ được”, thể hiện qua nỗi nhớ trực
tiếp “Lòng em … còn thức” cách nói chân thành, táo bạo, không hề giấu
giếm khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của mình.
III/ Hai khổ thơ cuối
_ Với trái tim nhạy cảm, nhà thơ cũng sớm nhận ra và thấm thía về sự
hữu hạn của kiếp người “Làm sao … về xa”.
_ Khát vọng tình yêu chung thuỷ vónh cửu, thiết tha mãnh liệt. Tình yêu
lứa đôi trở thành một giá trò tinh thần cao quý của con người.
 Ý khát quát : Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu với khát
vọng đầy tính nhân văn.
Tuần 2 Tiết 9 ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
~ Thanh Thảo ~
I/ Mục tiêu cần đạt : giúp HS
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
_ Hình ảnh Lor-ca nhạc só thiên tài.
_ Khám phá một vài đoạn thơ tiêu biểu.
II/ Phương pháp : thảo luận, phát vấn, thuyết giảng.
Tác giả Hoàn cảnh ra đời Câu hỏi và đề bài Nội dung chính

_Thanh Thảo được công
chúng đặc biệt chú ý bởi
những bài thơ và trường
ca mang diện mạo độc
đáo viết về chiến tranh
và thời hậu chiến – thơ
Thanh Thảo là sự lên
tiếng của người trí thức
nhiều suy tư, trăn trở về
các vấn đề xã hội và thời
đại. Tuy nhiên, ông muốn
cuộc sống phải được cảm
nhận và thể hiện ở bề
sâu nên luôn khước từ lối
biểu đạt dề dài.
Bài thơ Đàn ghi ta
của Lor-ca rút
trong tập “Khối
vuông ru-bích”
(1985) là một trong
những sáng tác
tiêu biểu cho kiểu
tư duy thơ của
Thanh Thảo.
Câu hỏi 1 : Hình ảnh
Lor-ca được nhà thơ
giới thiệu như thế
nào? Có gì độc đáo
đáng chú ý?
Câu hỏi 2 : Cái chết

của Lor-ca được khắc
hoạ bằng những chi
tiết nào?
I/ Hình ảnh Lor-ca
Lor-ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá có tính chất tiêu biểu
của một nhạc só thiên tài : tiếng đàn bọt nước (trôi nổi, vỡ ra), áo choàng
đỏ gắt, giai điệu âm nhặc : “li-la li-la li-la”, vầng trăng chếnh choáng,
yên ngựa mỏi mòn, chàng lang thang về miền đơn độc.
Các hình ảnh đều có giá trò tượng trưng cho âm nhạc, cho đất nước Tây
Ban Nha, quê hương của đàn ghi ta, quê hương của môn đấu bò tót.
Hình ảnh ấy gợi lên một đấu trường Tây Ban Nha, nhưng đây là đấu
trường giữa con người cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua,
đấu trường giữa khát vọng tự do dân chủ giữa công dân, nghệ só Lor-ca
với nền chính trò độc tài.
II/ Cái chết của Lor-ca
Cái chết của Lor-ca được khắc hoạ bằng chi tiết “áo choàng bê bết đỏ”
và tiếng ghi ta “ròng ròng máu chảy”. Cái chết của Lor-ca là cái chết bi
tráng, đột ngột “bỗng kinh hoàng” mọi người, bỗng kinh hoàng cả Tây
Ban Nha và người đọc. Lor-ca chết, tiếng đàn tượng trưng cho khát vọng
và sức sống của chàng từ màu nâu với khát vọng tự do và tình yêu (bầu
trời và cô gái), từ màu xanh (sự sống) đã “vỡ tan” và “ròng ròng máu
chảy”.
Đề bài 1 : Cảm nhận
của anh (chò) khi đọc
đoạn thơ “Không ai
chôn cất … đáy giếng”.
III/ Đoạn thơ “Không ai chôn cất … đáy giếng”
Đây là một khổ thơ gợi nhiều ý tứ sâu xa khác nhau, nhiều cách cảm nhận khác nhau.
_ Niềm thương xót và nuối tiếc những cách tân nghệ thuật của Lor-ca không có nhiều tiếp tục.
_ Sự tiếc nuối cho nền nghệ thuật Tây Ban Nha vắng thiếu, không có người dẫn đường như “cỏ mọc hoang”.

_ Khác vọng nghệ thuật của Lor-ca như tiếng đàn sống mãi, không thể chôn cất.
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
Đề bài 2 : Phân tích 9
dòng thơ cuối bài.
Câu hỏi 3 : Trình bày
nghệ thuật.
_ Dù bọn thân phát xít giết được Lor-ca, nhưng chúng không giết được khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật của
Lor-ca. Không chỉ con người mà cả thiên nhiên cũng thương cảm trước cái chết của Lor-ca. Tinh thần của Lor-ca vẫn
sống trong chiều rộng của không gian (như cỏ hoang), chiều sâu của mặt đất (Trong đáy giếng), chiều cao của vũ trụ
(vầng trăng).
IV/ Đoạn thơ “Đường chỉ tay đã đứt … li-la li-la li-la”.
_ Cái chết thực của một nhà cách tân là khi những khát vọng của anh ta không ai tiếp tục. Nhưng cái chết đau đớn
hơn của một nhà cách tân còn là khi tên tuổi và sáng tạo của anh ta được đem lên bệ thờ và trở thành một bức tường
kiên cố cản trở sự cách tân văn chương của những người đến sau.
Vậy, nhân danh lòng kính trọng Lor-ca, hãy để cho Lor-ca có một sự giải thoát thực sự. Thôi đành chấp nhận đònh
mệnh phũ phàng. Đường chỉ tay bé nhỏ, dòng sông rộng mênh mang, hay là phận người thì ngắn ngủi mà thế giới thì
vô cùng. Lor-ca đi vào cõi khác với hình ảnh : “Lor-ca bơi sang ngang – trên chiếc ghi ta màu bạc”.
Các hành động ném lá bùa, ném trái tim vào xoáy nước, vào cõi lặng yên điều mang nghóa tượng trương cho sự giã từ
và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ l của trần gian…
V/ Nghệ thuật
_ Về cấu trúc : Bài thơ là một tác phẩm trữ tình nhưng có cấu trúc tựa như một tác phẩm âm nhạc.
_ Nghệ thuật tượng trưng được sử dụng với tầng số cao.
_ Không một từ nào nói đến cái chết, kể cả cái chết của Lor-ca và cái chết của đàn ghi ta. Âm thanh tiếng đàn “li-la
li-la li-la” ngân nga mãi như là sự bất tử của cuộc đời Lor-ca.
Tuần 2 Tiết 10 NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
~ Nguyễn Tuân ~
I/ Mục tiêu cần đạt : giúp HS
_ Khám phá vẻ đẹp của hình tượng con sông Đà và người lái đò.
_ Phong cách của Nguyễn Tuân trong tuỳ bút.

II/ Phương pháp : Gợi mở, phát vấn, thuyết giảng
Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Câu hỏi và đề bài Nội dung chính
Danh hiệu “Người suốt
đời đi tìm cái đẹp” rất
Người lái đò sông Đà
là kết quả của nhiều
Đề bài 1 : Vẻ đẹp của
hình tượng con sông
I/ Hình tượng con sông Đà
Con sông Đà đã hiện ra dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân không phải
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
phù hợp với khuynh
hướng và phong cách
nghệ thuật của Nguyễn
Tuân cả trước và sau
Cách Mạng tháng Tám:
nhìn và diễn tả cảnh
vật nghiêng về phương
diện thẩm mó ; nhìn và
diễn tả con người
nghiêng về phương
diện tài hoa nghệ só.
dòp đến với Tây Bắc
của nhà văn, đặc biệt
là chuyến đi thực tế
năm 1958. Đây là một
trong số 15 bài tuỳ bút
của Nguyễn Tuân in
trong tập “Sông Đà”

Đà. như một cảnh trí thiên nhiên thông thường mà là một sinh thể sống
động, có cá tính , có tâm trạng… với hai nét tính cách cơ bản.
1/ Hình ảnh con sông Đà hung bạo :
Con sông có tâm đòa của một thứ kẻ thù số một của con người : thác,
đá, gió, sóng đều dữ ác và đối nghòch với cuộc mưu sinh của con người
trên sông nước.
_ Sự hung bạo trong phạm vi một lòng sông hẹp như chiếc yết hầu,
khi hiện ra trong khung cảnh mệnh mông hàng câysố của một thế giới
gió gùn ghè, khi thì mặt thác với dòng nước như hùm lồng lộn khi ngững
hòn đá sông lập lờ cạm bẫy.
+ Những cái hút nước xoáy tít lui tuột mọi vật xuống đáy sâu.
+ Âm thanh của sóng thác sông Đà cũng luôn luôn thay đổi : mới
oán trách nỉ non đã chuyển sang khiêu khích chế nhạo, rồi đột ngột
suống lên, thét gầm…
 Nguyễn Tuân rất tài hoa, uyên bác khi miêu tả sự “hung bạo” của sông Đà. Ông mượn ở các ngành, các bộ môn trong
ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh, liên tưởng, rất kì lạ, bất ngờ : nghe tiếng “nước ở đây thở và kêu như của
cống cái cái bò sặc” lại “ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”, lấy hình ảnh “ô tô sang số ấn ga” trên “quãng đường mượn
cạp ra ngoài bờ vực” để ví von cách chèo thuyền… Sự “hung bạo” cũng là sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vó của sông
Đà của thiên nhiên, đất nước.
2/ Hình ảnh con sông Đà tr ữ tình
_ Nghệ thuật trùng điệp và miêu tả đã thể hiện nét trữ tình, thơ mộng của con sông “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc
trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo
đối nương xuân”.
_ Con sông còn đẹp với mùi xuân nước xanh ngọc bích, mùa thu về nước con sông Đà từ từ chín đỏ như da mặt người
bầm đi vì rượu bữa.
_ Con sông giống như một cô nhân lâu ngày gặp lại. Ở đấy, nắng cũng “vàng tan và cứ hoe hoe vàng mãi như cái sắc
Đường thi “yên hoa tam nguyệt”, mũi thuyền thì lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ, con hươu thơ ngộ
trên áng cỏ sương như biết cất loên câu hỏi không lời ; đàn cá dầm xanh trong như những thoi bạc trắng rơi thoi.
+ Bờ sông hoang dại và hồn nhiên như một bờ tiền sử, phảng phất nổi niềm cổ tích ; còn sự im lặng thì tónh mòch đến
nỗi con người chợt thèm được giật mình.

 Đây là công trình tuyệt vời của tạo hoá, hai nét tính cách tương phản, đan xen vào nhau hài hoà tạo nên sức hấp dẫn
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
Đề bài 2 : Vẻ đẹp của
ông lái đò.
đặc biệt ở sông Đà.
II/ Hình ảnh ông lái đò : con người đẹp hơn tất cả và quý giá cả
_ Ông lái đò là người nghèo khổ, hình hài còn in hằng những dấu vết.
_ Làm lụng âm thầm, giản dò, tuyệt đối vô danh. Nhưng con người vô danh đó đấu tranh chinh phục thiên nhiên và trở
nên lớn lao kì vó.
_ Hình ảnh vượt thác sông Đà của ông lái đà thật là một cuộc đấu tranh không cân sức.
+ Một bên là thiên nhiên lớn lao, dữ dội và hiểm độc, có sóng nước hò reo quyết quật ngửa thuyền, có thạch trận với
đủ 3 lớp trùng vây, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm.
+ Bên kia là con người bé nhỏ, không hề có phép màu, vũ khí trên tay chỉ là cán chèo trên một con đò đơn độc hết
chỗ lùi.
Cuối cùng con người vẫn chiến thắng. Nguyên nhân : sự ngoan cường, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm đó giang
sông nước, con người nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá.
 Đây là khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi lao động vinh quang. Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà là vẻ đẹp của
người anh hùng trong công cuộc xây dựng đời sống mới của đất nước.
III/ Nghệ thuật
_ Đặc điểm nổi bật của tuỳ bút nguyễn Tuân là tài hoa uyên bác. Ông vận dụng kiến thức lòch sử, đòa lí, hội hoạ, điện
ảnh, quân sự, thể thao để viết về con sông hung dữ và thơ mộng. Ông luôn có cảm hứng đặc biệt trước những phát hiện
phi thường, gây cảm giác mạnh. Bao giờ ông cũng say mê khám phá và thưởng thức cái đẹp. Vẻ đẹp hung dữ và thơ mộng
của sông Đà, vẻ đẹp của ông lái đò bình dò nhưng khi vượt thác thì như một viên tướng tài ba, điêu luyện đã đem đến cảm
hứng sáng tạo cho Nguyễn Tuân. Đúng là nhà văn nhìn cảnh vật và con người thiên về phương diện mó thuật tài hoa.
_ Nhà văn đã dùng các biện pháp nhân hoá, so sánh biến hoá trong cách đặt câu, dùng từ làm ngôn ngữ trong tác phẩm
vừa có giá trò tạo hình vừa gợi cảm phong phú.
Tuần 3 Tiết 11 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?
~ Hoàng Phủ Ngọc Tường ~
I/ Mục tiêu cần đạt : giúp HS

_ Cảm nhận được vẻ đẹp của sông hương ở nhiều góc độ.
_ Hiểu được tri thực văn hoá, tình cảm với Huế của nhân vật “tôi”.
II/ Phương Pháp : Phát vấn, gợi mở, thuyết giảng.
Tác giả Hoàn cảnh ra đời Câu hỏi và đề bài Nội dung chính
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
_ HPNT là một trong
những nhà văn
chuyên về bút kí. Tác
phẩm của ông là sự
kết hợp nhuần
nhuyễn giữa chất trí
tuệ và trữ tình, giữa
nghò luận sắc bén với
trình bày giàu chất
thơ và sự vận dụng
tổng hợp tri thức triết
học, đòa lí, lòch sự,
văn hoá.
Bài bút kí Ai đã đặt
tên cho dòng sông ?
viết năm 1981, in
trong tập sách cùng
tên. Bài bút kí có 3
phần, đoạn trích nằm
ở phần thứ nhất.
Đề bài 1 : Vẻ đẹp
của dòng sông hương
trong bài bút kí.
Đề bài 2 : Cảm nhận

về vẻ đẹp của sông
Hương. (đoạn từ
Thượng nguồn …
thành phố Huế).
I/ Vẻ đẹp của dòng sông Hương
1/ Vẻ đẹp thiên nhiên :
* Sông Hương dòng thượng nguồn
_ Có quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Sông Hương tựa như “một ản
trường a của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tránh, dữ dội, khi “rầm rộ giữa
bóng cây đại ngàn”, lúc “mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi “cuộn xoáy
như cơn lốc vào giữa đáy vực sâu” lúc “dòu dàng và say đắm giữa những dặm
dài chói lọi màu đỏ của hoạ đồ quyên rừng”.
 Nghệ thuật : Nhân hoá, so sánh.
Sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt,
hoang dại, đầy cá tính.
* Sông hương chảy xuôi về đồng bằng ngoại vi thành phố.
_ Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoang dại, sông Hương là “ cô gái đẹp
ngủ mơ màng” nhưng ngay sau khi ra khỏi vùng núi thì như nàng tiên được
đánh thức sông Hương bỗng bừng sức trẻ và niềm khao khát tuổi thanh xuân.
_ Lúc qua hai dãy đồi sừng sững như thành quách : dòng sông mềm như
tấm lụa với vẻ đẹp biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” lúc qua những
dãy đồi núi phía Tây Nam thành phố và mang “vẻ đẹp trầm mặc” khi qua
bao lăng tẩm, đền đài mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong
những rừng thông u tòch cho đến lúc bừng sáng, tươi tắn và trẻ trung khi
gặp “tiếng chuông
Đề bài 3 : Sông
Hương khi chảy vào
thành phố Huế.
chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia”.
 Bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn.

_ Khi chảy vào thành phố : sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long,
dòng sông “kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tâm – nam, đông – bắc”, rồi “uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến
Cồn Hến” khiến “dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”.
_ Nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý, sông Hương cũng giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuyp của Bu-đa-
pet…
_ Sông hương được cảm nhận qua nhiều góc độ :
+ Hội Hoạ : sông Hương và những chi lưu của nó tạo nhưng đường nét tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô.
+ Âm nhạc : sông Hương Đẹp như điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tình.
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
Đề bài 4 : Ngoài vẻ
đẹp về thiên nhiên,
sông Hương còn có
những vẻ đẹp nào
khác ?
Đề bài 5 : Cảm nhận
về nhân vật “tôi”
trong tác phẩm.
Đề bài 6 : So sánh
cách tiếp cận sông Đà
của Nguyễn Tuân và
cách tiếp của sông
Hương của Hoàng
phủ Ngọc tường.
+ Cái nhìn đám say của một trái tim đa tình : sông Hương người tình dòu dàng và chung thuỷ “ Rời khỏi kinh thành … của
tình yêu”.
2/ Vẻ đẹp của sông Hương trong các mối quan hệ.
Dòng sông lòch sử : Dòng sông Biên thuỳ trong sách Đòa dư của Nguyễn Trãi ; dòng sông soi bóng kinh thành Phú Xuân
của người anh hùng Nguyễn Huệ, sống hết mình với lòch sử bi tráng của các cuộc khởi nghóa thế kỉ XIX ; chứng kiến Cách
Mạng tháng Tám, mùa xuân Mậu Thân 1968.

Dòng sông văn hoá, thi ca : Gắn bó với kinh thành Huế, với cái nôi của nền âm nhạc dân gian và cổ điển Huế, gắn bó
với Nguyễn Du, danh nhân văn hoá thế giới.
Không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các thi nhân, nghệ só : Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá
Quát, Tản Đà, Tố Hữu,…
Dòng sông đời thường : sau những biến cố lòch sự, “nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dòu dàng
của đất nước”.
II/ Nhân vật “tôi”
Nhân vật “tôi” trong tác phẩm là một trí thức gắn bó và yêu say đắm sông Hương với Kinh thành Huế. Nhân vật đã huy
động vốn kiến thức tổng hợp về đòa lí, lòch sữ, văn hoá,… trong và ngoài nước để miêu tả và cảm nhận những vẻ đẹp khác
nhau của dòng sông.
_ Nhân vật “tôi” nhìn dòng sông từ nhiều điểm nhìn khác nhau : thượng nguồn, trong thành phố Huế, ra ngoại vi thành
phố ; từ góc độ, đòa lí, văn hoá, lòch sự,… kết hợp, đan xen điểm nhìn không gian và thời gian.
_ Giọng điệu của nhân vật là giọng thủ thỉ, tâm tình, say đắm mà tỉnh táo, tự tin nhưng không áp đặt, sắc xảo mà giàu
cảm xúc,…
III/ So sánh 2 cách tiếp cận
Điểm giống : _ Cùng viết tuỳ bút về một dòng sông.
_ Huy động nhiều vốn kiện thức đòa lí, lòch sự, văn hoá,…
_ Thể hiện rõ rệt cái “tôi” tài hoà động đáo.
Điểm khác :
_ Nguyễn Tuân với sông Đà :
+ Khai thác hai mặt hung bạo và trữ tình của dòng sông.
+ Qua dòng sông, ca ngợi con người lao động, chất vàng mười của vùng Tây Bắc.
+ Sử dụng các kiến thức điện ảnh, hội hoạ, quân sự, sinh học, văn học, thuỷ điện,…
_ Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương :
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
+ Khai thác các vẻ đẹp khác nhau của dòng sông.
+ Ca ngợi dòng sông, ca ngợi Huế, ca ngợi quê hương đất nước.
+ Khai thác chiều sâu lòch sự và văn hoá.
TUẦN 3( Tiết 14-15) V CHỒNG A PHỦ -TÔ HOÀI-

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
Giúp HS: Nắm vững lại những kiến thức của tác phẩm và biết vận dụng kiến thức đó vào việc giải quyết các câu hỏi và đề
xoay quanh tác phẩm
B-PHƯƠNG PHÁP :
Kết hợp giữa phát vấn và thảo luận nhóm
C-CÁC BƯỚC LUYỆN THI:
Tác giả Hoàn cảnh ra đời
Các đề và
câu hỏi
Nội dung chính của tác phẩm
-Là nhà văn
lớn ,thành
công từ con
đường tự
học
-Là nhà văn
theo xu
hương hiện
thực
-Là người
có vốn hiểu
biết rộng về
văn hoá các
vùng của
đất nước
Tác phẩm được in
chung trong tập truyện
Tây Bắc –đạt giải nhất

của Hội văn nghệ Việt
Nam1954-1955. Là
kết quả của chuyến
thâm nhập thực tế của
Tô Hoài cùng bộ đội
vào giải phóng Tây Bắc
,trong chuyến đi đó ông
đã gắn bó nghóa tình
với đồng bào dân tộc
Thái ,Mường …Chính
cuộc sống đó đã khơi
nguồn cho những sáng
tác của ông .
Đề 1: Phân
tích giá trò
hiện thực
và giá trò
nhân đạo
của truyện
Vợ chồng
APhủ
I-GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ NHÂN ĐẠO CỦA TRUYỆN
a. Giá trò hiện thực :
-Tái hiện bức tranh đời sống xã hội của các dân tộc miền núi Tây Bắc trước ngày
giải phóng .
+ Đó là chế độ phong kiến miền núi tàn bạo ,chà dạp con người bằng cường quyền
và thần quyền
+ Đó là phong tục tập quán ,bản sắc văn hoá riêng của dân tộc miền núi
-Bên cạnh đó tác giả còn miêu tả chân thực số phận đau thương ,bi thảm của người
lao động miền núi .

+ Họ bò tước đoạt quyền sống ,quyền tự do ,hạnh phúc .
+Họ bò đày đoạ chà đạp đến lụi tàn cả sự sống .
b. Giá trò nhân đạo :
-Lòng cảm thương sâu sắc dành cho những số phận bất hạnh bò giày xéo chà đạp , bò
tước quyền tự do hạnh phúc .
-Phát hiện ,trân trọng và bênh vực những phẩm chất tốt đẹp , sức sống tiềm tàng ở
họ.
-Lên án thế lực phong kiến miền núi đè nén con người bằng cường quyền và thần
quyền
-Chỉ ra con đường giải phóng thực sự cho người lao động khỏi thần quyền và cường
quyền bằng con đường đấu tranh .
Các đề và câu Nội dung chính của tác phẩm
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
hỏi
Đề 2: Phân tích
sức sống tiềm
tàng của nhân
vật Mò trong
truyện Vợ chồng
APhu û
Đề3 :Phân tích
diễnbiến tâm lí
Mò trong đêm
tình mùa xuân ở
Hồng Ngài
II –SỨC SỐNG TIỀM TÀNG CỦA NHÂN VẬT MỴ :
a- Trước khi về làm dâu nhà Thống lí Pá Tra :
-Mò là một cô gái trẻ trung , có nhiều phẩm chất tốt đáng lẽ phải được hưỡng cuộc sống hạnh phúc :
+Một cô gái trẻ đẹp và có tài thổi sáo : “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mò” , “Có biết bao nhiêu người

mê,ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mò”
+Một cô gái chăm làm “ Biết cuốc nương làm ngô”
+Một cô gái yêu đời ,không ham giàu sang: Mò từng xin bố đừng bán cho nhà giàu , bò ép về nhà Pá Tra ,cô đã đònh ăn lá
ngónđể tìm sự giải thoát
+Một người con hiếu thảo : Mò đã đònh tự tử .Vì cha mà cô chấp nhận cuộc sống mà cô không hề mong muốn
Mò là một hình tượng đẹp về người thiếu nữ Tây Bắc
b-Mò phải sống kiếp con dâu gạt nợ :
-Bề ngoài là con dâu nhưng thực chất là nô lệ . Phải làm để trả món nợ truyền kiếp . dù có trả heat cô cũng không được
trở về cuộc sống tự do vì đã trình ma nhà nó . Đó là bi kòch đời Mò
-Cuộc sống ấy là quãng đời thê thảm sống không bằng chết:
+Tê liệt cả thể xác lẫn tinh thần ,mất sự phản kháng “ Ở lâu trong cái khổ Mò quen khổ rồi”
+Mò chỉ là một công cụ lao động : “Tết xong thì lên núi…thành sợi”
+Thân phận Mò không bằng con trâu con ngựa: “Con ngựa con trâu… làm việc cả ngày lẫn đêm”
+Mò sống âm thầm như một cái bóng : “Lùi lũi như con rùa nuôi ở xó cửa”
+Mò như một tù nhân nơi đòa ngục trần gian “Cái buồng Mò nằm … sương hay là nắng” mất khái niệm về thời gian
Nhà văn tố cáo sự áp bức bóc lột của bọn đòa chủ pk miền núi và sự xót thương cho số phận những người bò áp bức
c.Sức sống tiềm tàng mãnh liệt :
-Những tác động của ngoại cảnh : mùa xuân ở Hồng Ngài đã có những tác động tích cực với tâm hồn tăm tối của Mò:
+Những dấu hiệu quen thuộc của mùa xuân: “Những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xoè như những con bướm
sặc sỡ” …. Đám trẻ đợi teat ,chơi quay , cười ầm trên sân chơi trước nhà “
+Tiếp đó là tiếng thổi sáo rủ bạn đi chơi làm cho Mò thiết tha bồi hồi và cùng với tiếng sáo thì “ những đêm tình mùa
xuân đã tới
+Bữa cơm Tết cúng ma năm mới rộn rã “chiêng đánh ầm ó”và bữa rượu tiếp ngay sau bữa cơm bên bếp lửa
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong

Ngoại cảnh ấy đã tác động đến Mò ,nhất là tiếng sáo .Nó vọng vào miền sâu thẳm trong tâm hồn Mò ,đánh thức cái sức
sống vẫn tiềm ẩn trong cõi lòng thiếu nữ Tây Bắc này .
Các đề và câu hỏi Nội dung chính của tác phẩm
Đề4 : :Phân tích

diễnbiến tâm lí Mò
trong đêm cởi trói
cho APhủ
- Diễn biến tâm lý và hành động của Mò:
+Đầu tiên “Mò ngồi nhẩm lại lời bài hát của người đang thổi” đánh dấu bước trở lại của người con gái yêu đời,
yêu cuộc sống ngày nào
+Mò tìm đến rượu : “Mò lén lấy hũ rượu ,cứ uống ừng ực từng bát”. Mò uống như để quên đi phần đời cay đắng
vừa qua và để sống lại thời tươi trẻ đã có .
+Mò “thấy phơi phới trở lại” lần đầu tiên Mò ý thức về thời gian,Mò cảm thấy mình “trẻ lắm . Mò vẫn còn trẻ
.Mò muốn đi chơi”. Mò ý thức được quyền sống ,được đi chơi như bao người phụ nữ có chồng khác
+Cảm thấy cuộc sống hiện tại thật vô nghóa : “Nếu có name lá ngón trong tay lúc này Mò sẽ ăn cho chết ngay”
+Tiếng sáo vẫn đang “ lửng lơ bay ngoài đường” , dội vào lòng Mò như chất xúc tác thôi thú Mò đi chơi. Mò thắp
đèn sáng hơn, “quấn lại tóc”, “Với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” Từ những chuyển động mạnh
mẽ trong tâm hồn dẫn đến hành động .
+Giữa lúc đó thì A Sử trở về nó đã vùi dập khát vọng sống của Mò .Hắn trói đứng Mò vào cột nhà ,quấn tóc Mò
lên coat khiến Mò Không cúi không nghiêng được đầu”.A Sử chỉ trói được thể xác còn tâm hồn Mò vẫn đi theo
những cuộc chơi .
d.Sức phản kháng táo bạo :
- Ban đầu trước cảnh tượng APhủ bò trói ,Mò hoàn toàn dửng dưng: “Cô thản nhiên thổi lửa hơ tay”. Phản ứng
này là hiển nhiênvì cảnh trói đứng ở nhà này là chuyện bình thường .
- Sau đó ,Mò đồng cảm ,thương mình ,thương người : Khi thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám
đen lại của A Phủ , Mò nhớ lại đêm trước “ Mò cũng phải trói đứng thế kia”
-Thương mình ,thương người Mò càng nhận rõ tội ác của cha con thống lí : “Chúng nó thật độc ác .Cơ chừng này
chỉ đêm mai là người kia chết ,chết đau ,chết đói ,chết rét phải chết”
- Cùng tình thương ,sự căm thù và lòng khao khát tự do đã giúp Mò vượt qua nỗi sợ hãi để quyết đònh hành động
táo bạo :cắt dây trói cứu A Phủ và chạy theo APhủ trốn khỏi Hồng Ngài
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak
Tran anh Duong
Đây như là hệ quả tất yếu , từ đêm tình mùa xuân đến đêm cứu APhủ là một hành trình tìm lại chính mình
và tự giải thoát cho mình khỏi bạo lực và thần quyền .Khẳng đònh khát vong sống của người dân lao động Tây

Bắc
Các đề và câu hỏi Nội dung chính của tác phẩm
Đề 5: Phân tích
nhân vật Aphủ
trong truyện Vợ
chồng APhủ

Đề6: Những thành
công về nghệ
thuật trong truyện
III-NHÂN VẬT APHỦ:
-Có một tuổi thơ cơ cực nay nước mắt
+ Lên mười cả nhà chết vì đậu mùa ,APhủ trở thành mồ côi
+Cùng năm ấy làng đói ,anh bò bắt đem bán . Anh mất cả quê hương
-Lớn lên, anh chòu bao nỗi oan khuất :
+Vì nghèo nên dù bao cô gái ao ước mà anh không có tiền để cưới
+Vì đánh A Sử mà bò bắt làm nô lệ
+Vì để hổ ăn thò bò mà bò trói đứng cho đến chết
-Dù vậy APhủ vẫn tồn tại những phẩm chất tốt đẹp
+Anh cần cù ,chòu khó và dũng cảm
+Anh có một sức sống mãnh liệt để vùng lên để chống lại số phận
Anh là hiện thân cho số phận đau khổ của người lao động và khát vọng sống mãnh liệt của họ .
IV- NGHỆ THUẬT TRUYỆN:
-Nghệ thuật kể chuyện :lối trần thuật hấp dẫn :VD cách mở đầu trên
-Nghệ thuật miêu tả tâm lý và phát triển tính cách nhân vật : ít tả hành động mà tập trung vào tâm tư suy nghó
của nhân vật . Nhân vật được nhìn ở mọi cung bậc tình cảm
-Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc : Cảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên thơ mộng (cảnh mùa xuân )Tả đặc sắc những
sinh hoạt của vùng Tây Bắc ( đêm tình mùa xuân, cảnh xử kiện…)
Tổ Ngữ Văn – THPT TQK DakLak

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×