Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

CHƯƠNG 2: Vị Thế Trong Phân Tích Chi-Phí pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144 KB, 16 trang )

CHƯƠNG 2: Vị Thế Trong Phân Tích
Chi-Phí Lợi Ích=PHẦN1
Bước đầu tiên trong phân tích chi phí lợi ích là xác định xem ai là
đối tượng có vị thế trong phân tích. Có nghĩa là ai là người có
quyền hưởng lợi cũng như ai là người có nghĩa vụ phải chịu trách
nhiệm chi trả cho các chi phí. Vấn đề vị thế quyết định góc nhìn
của phân tích. Nó có thể có tác động lớn đến các tính toán lợi ích
chi phí.
Trong lý thuyết kinh tế, ai cũng đều có vị thế: nên đưa phúc lợi xã
hôị của tất cả những ai là đối tượng điều chỉnh của một chính
sách vào phân tích bất kể họ sống ở đâu, họ giàu hay nghèo, đã
được sinh ra hay sẽ sinh ra ở đâu. Sở dĩ như vậy là bởi lý thuyết
kinh tế không được gắn kết tốt với những tính toán thể chế, nhất
là các tính toán luật pháp. Các vấn đề về vị thế thường xuất hiện
trước hết là trong quá trình đo lường các ý kiến, thứ hai là trong
các ước tính thực tế.
Các vấn đề vị thế thực tế nhất thiết phải là các vấn đề chính trị.
Chúng cũng là những vấn đề liên quan đến tư pháp. Phần lớn
các phân tích chi phí lợi ích thường được tiến hành trên vị thế
quốc gia. Kết quả là chúng không tính đến vị thế của người nước
ngoài. Song nhìn từ góc độ mang tính địa phương nhiều hơn
cũng xuất hiện một vấn đề tương tự. Hãy tưởng tượng một tình
huống thực tế trong đó một cơ quan hay chính quyền thành phố
triển khai một dự án. Nếu một CBA được tiến hành trên vị thế của
cơ quan đó, có thể là chỉ có các thành viên của cơ quan đó hoặc
lợi ích của cơ quan đó có vị thế trong phân tích. Lúc đó, chỉ có chi
phí và doanh thu của cơ quan đó là cần phải tính đến. Nếu thay
vào đó, CBA được tiến hành ở góc độ toàn thành phố thì các cư
dân của thành phố đó cũng như chính quyền thành phố đó có vị
thế. Một cách lý tưởng, nên có một vị thế mang tính toàn cầu hay
phổ thông. Có như vậy, lợi ích của người dân trong thành phố đó,


các thành phố lân cận hay ở một nơi nào đó mới được tính đến.
Song điều này thường là không thực tế hay không nhất quán với
lợi ích của người tiến hành phân tích.
Xuất phát điểm tiến hành phân tích CBA (hay ai có vị thế) nên
được nêu một cách rõ ràng và áp dụng một cách nhất quán trong
suốt quá trình nghiên cứu. Giả dụ như hãy tưởng tượng rằng một
thị trấn đang xem xét việc xây dựng một bệnh viện. Quyết định
xây bệnh viện mới này sẽ dẫn đến tình trạng một bệnh viện khác
ở vùng lân cận phải ngừng hoạt động. Nếu các cư dân của vùng
lân cận đó được coi là có vị thế thì nên đưa lợi ích mà họ có
được từ bệnh viện mới vào chi phí của việc mất đi một bệnh viện
cũ hơn và gần hơn. Một nhà phân tích bất hảo có thể sẽ tìm cách
chỉ đưa vào một trong các chi phí chứ không phải là tất cả.
Chương này sẽ đề cập đến vấn đề vị thế trước hết là theo nghĩa
truyền thống. Tức là xem xét tác động của việc mở rộng hay thu
hẹp diện đối tượng có lợi ích trong việc thực hiện dự án. Tiếp đó,
chúng ta sẽ xét đến các vấn đề phân phối trong CBA như một
dạng câu hỏi đặc biệt về vị thế. Cuối cùng, chúng ta sẽ mở rộng
diện nghiên cứu để tính đến tác động của dự án đối với con cháu
chúng ta. Chúng ta cũng xem xét vấn đề ban vị thế cho những
đứa trẻ tuy chưa được sinh ra song đã được hưởng lợi ích mà
dự án đem lại cũng như gánh chịu hậu quả nó gây ra.
2.1 Vị thế và Chuyển nhượng Vị thế
Một trong những ẩn ý quan trọng của vị thế là xử lý như thế nào
với sự chuyển nhượng giữa các cá nhân và tổ chức. Không nên
tính chuyển nhượng tiền mặt, hàng hoá hay dịch vụ từ người có
vị thế này sang người có vị thế khác là chi phí hay lợi ích trong
phân tích. Chuyển nhượng giữa người không có vị thế với người
có vị thế phải được tính là lợi ích trong khi chuyển nhượng từ
người có vị thế sang người không có vị thế sẽ được tính là chi

phí.

Ví dụ: Vị thế và Xử lý Nước trên dòng Đa-nuýp
Sông Đa-Nuýp bắt nguồn từ Đức và chảy qua các nước Áo,
Slôvakia, Hungari, Croatia, Séc-bi, Bungari và Rumani trước khi
đổ ra biển Đen. Nếu chính phủ Áo tính đến việc xây một nhà máy
xử lý nước nhằm cải thiện chất lượng nước của sông Đa-Nuýp,
họ có vẻ như chỉ cấp vị thế sử dụng cho người Áo và bỏ qua lợi
ích mà người dân các nước khác sinh sống dọc theo con sông
được hưởng từ dự án. Điều này khiến cho ích lợi thu được từ
việc cải thiện chất lượng nước giảm đi. Nó có thể đặt dấu chấm
hết cho một dự án mà đáng lẽ ra đáng để triển khai nếu vị thế sử
dụng mang tính toàn cầu.
Hãy tưởng tượng rằng chính phủ Hungari muốn nhà máy được
xây dựng và đóng góp 100 triệu đôla cho chính phủ Áo để hỗ trợ
chi phí xây dựng. Nhìn từ góc độ toàn cầu, khoản chi trả này là
một sự chuyển nhượng. Nó không phải là chi phí hay lợi ích của
dự án. Tuy nhiên, với một nghiên cứu CBA mà trong đó chỉ có
chính phủ Áo là có vị thế sử dụng thì khoản tiền này sẽ được tính
như là lợi ích mà dự án đem lại. Nếu nghiên cứu CBA được tiến
hành dưới góc nhìn của người Hung thì khoản tiền đó được tính
như là chi phí của dự án.

Vấn đề vị thế sử dụng thường được áp dụng không đúng trong
phân tích các dự án phát triển kinh tế nhằm trợ giúp những vùng
nghèo đói. Tiền cho các dự án này có thể được lấy từ các khoản
thu thuế ở nơi khác và có lẽ được dùng để thuê nhân công của
vùng đó. Nếu tiền thuế được trả cho các cư dân địa phương dưới
dạng tiền lương, tiền lương đó có thể được tính như lợi ích mà
dự án đem lại. Đây là một cách tính toán sai lầm.Chừng nào

những người đóng thuế còn có vị thế sử dụng thì chừng đó các
khoản chi trả lương này còn là những khoản chuyển nhượng chứ
không phải là chi phí hay lợi ích của dự án.[1] Những chuyển
nhượng này có thể được mong đợi vì những lý do khác. Tuy
nhiên, cần phải nêu rõ những lý do này trong phân tích CBA.

Ví dụ: Xác định giá trị lao động cho việc khôi phục cây cối bị
chặt phá ở hai bên đường
Một dự án được đề xuất xây dựng với mục tiêu phủ xanh lại các
con đường bị đốn chặt cây hai bên nhằm ngăn chặn tình trạng xói
mòn đất và cải thiện chất lượng nước suối ở khu vực xung
quanh. Do việc đốn gỗ gần đây trong vùng có giảm nên vùng dự
án có tỷ lệ thất nghiệp cao. Một phụ nữ đại diện cho người dân
trong vùng cho biết tiền công trả cho người dân địa phương làm
việc cho dự án là lợi ích mà dự án đem lại và nên được tính là lợi
ích. Liệu ý kiến của chị có đúng không?
Câu trả lời phụ thuộc vào việc phân tích CBA của dự án được
tiến hành dưới góc độ nào và nguồn vốn cho dự án là nguồn nào.
Nếu phân tích được tiến hành dưới góc độ người dân địa
phương, nguồn vốn có thể là nguồn của chính phủ hay nguồn thu
thuế của chính quyền liên bang thì các mức lương chi trả là lợi
ích. Nếu phân tích được tiến hành dưới góc độ của chính phủ và
nguồn vốn được lấy từ doanh thu thuế thì các khoản lương chi trả
đơn giản là một khoản chuyển nhượng. Chúng không được tính
là lợi ích. Nếu phân tích được tiến hành dưới góc độ chính phủ
và giả định rằng chính quyền liên bang sẽ cấp vốn cho dự án thì
các mức lương chi trả là một khoản chuyển nhượng từ những
người nộp thuế (những người không có vị thế sử dụng) sang các
công dân của bang và nên được tính là một khoản lợi thu được
từ dự án.

Một vấn đề tách biệt ở đây là giá trị của lao động được dùng
trong công việc. Nếu không có dự án, những người làm thuê cho
dự án sẽ bị thất nghiệp và người ta có xu hướng sẽ gán một giá
trị bằng không cho lao động đó. Điều này bỏ qua giá trị của dịch
vụ nội trợ họ đã có thể cung cấp cộng với giá trị của thời gian
nghỉ ngơi họ có được dù cho giá trị nghỉ ngơi có thể bằng không
ở những vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao.

Ví dụ: Các lựa chọn phát triển giao thông công cộng
Một thành phố đang xem xét hai khả năng cho việc mở rộng hệ
thống vận tải công cộng. Khả năng thứ nhất là mở rộng dịch vụ
xe buýt, khả năng thứ hai là lắp đặt một hệ thống đường ray nhẹ.
Vì nhiều lý do khác nhau, hai khả năng này mang tính loại trừ lẫn
nhau; chỉ có thể thực hiện được một trong hai dự án. Các phân
tích CBA đáng tin cậy đã được tiến hành cho cả hai dự án. Qua
đó người ta nhận thấy rằng việc mở rộng hệ thống dịch vụ xe
buýt sẽ tạo ra một lợi ích ròng là 40 tỷ đôla trong khi việc lắp đặt
và vận hành một đường ray nhẹ sẽ tạo ra một khoản lời ròng là
35 tỷ đôla. Vì chính phủ liên bang cũng đang triển khai một
chương trình đường sắt hạng nhẹ nên thành phố có thể xin chính
phủ tài trợ cho 10 tỷ đôla cho việc xây dựng đường ray. Nếu
thành phố mở rộng dịch vụ xe buýt, thành phố sẽ không có được
khoản tài trợ này. Vậy nên chọn dự án nào để triển khai?
Vị thế sử dụng đóng vai trò quan trọng ở đây. Nếu phân tích từ
góc độ một dự án toàn quốc, thì khoản tài trợ $10 đôla của chính
phủ sẽ chỉ đơn giản là một khoản chuyển nhượng. Nó không có
tác động gì lớn đến lợi nhuận ròng của dự án. Tuy nhiên, nếu
phân tích từ góc độ một dự án của thành phố thì khoản tiền này
lại là lợi ích của việc lựa chọn dự án xây đường sắt hạng nhẹ.
Lúc đó, tổng lợi ích ròng của dự án tăng lên $45tỷ đôla. Điều này

khiến cho dự án xây đường sắt hạng nhẹ được mong đợi hơn so
với dự án tăng cường dịch vụ xe buýt dù cho xét từ góc độ quốc
gia thì dự án này có ưu thế hơn.
2.2 Gộp Lợi ích và Chi phí
Xuất phát điểm quyết định sẽ đưa chi phí nào vào trong phân
tích. Ở mức độ đơn giản nhất, phân tích sẽ bao gồm những thiệt
hại mà những người có vị thế sử dụng trong dự án phải gánh
chịu hay những lợi ích mà họ được hưởng. Tuy nhiên, việc phân
biệt đâu là lợi ích và chi phí trở nên khó khăn hơn tuỳ thuộc vào
xuất phát điểm chính xác của nghiên cứu.
Hãy hình dung rằng một phòng quản lý công viên và giải trí thành
phố đang cân nhắc xem có nên xây dựng và vận hành một sân
gôn hay không. Người ta có thể biết tương đối rõ ràng các mức
chi phí song không dễ gì quyết định được đâu là lợi ích được đưa
vào trong chi phí. Một phân tích được tiến hành với xuất phát
điểm chung chung sẽ cố gắng tính toán những giá trị mà người
chơi gôn sẽ được nhận nếu có thêm một sân gôn nữa trong khu
vực. Lợi ích này có lẽ là giảm bớt tình trạng quá tải ở các sân
gôn, nhiều lựa chọn hơn và độ thuận tiện cao hơn cho người
chơi. Một phân tích từ góc độ thành phố sẽ cố gắng tính lợi ích
mà dự án sân gôn mang lại bằng cách cộng độ thụ hưởng gia
tăng mà những người chơi gôn trong thành phố có được với
doanh thu mà những người chơi gôn đến từ nơi khác thu được.
Một phân tích bó hẹp trong phạm vi một phòng chuyên về giải trí
sẽ chỉ tính đến doanh thu mà sân gôn sẽ tạo ra mà bỏ qua giá trị
của bất kỳ lợi ích nào phí thuê sân mà người chơi gôn phải trả.
Mỗi một cách tiếp cận sẽ mang lại một kết quả khác nhau. Nhưng
cách tiếp cận nào cũng có thể đúng với điều kiện vị thế sử dụng
tính đến phải đúng.


Ví dụ: Vị thế sử dụng và lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm khi
đi xe đạp
Trong một phân tích về chi phí lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm,
Ginsberg và Silverberg (1994) ước tính giá trị thiệt hại về người
(bị thương và tử vong) do việc không đội mũ bảo hiểm gây ra.
Tuy nhiên, họ chỉ đưa phí chữa trị (cho thương tật) và sản lượng
kinh tế bị mất vào trong phân tích của mình. Không có cái giá nào
được gắn cho việc một người phải từ giã cuộc đời của mình. Kết
quả là giá trị của việc đội mũ bảo hiểm với những người còn sống
thường là thấp.
Xuất phát điểm của phân tích chính là lời lý giải cho việc gán một
giá trị thấp cho một mạng người được cứu sống. Phân tích được
tiến hành dưới góc độ xã hội. Điều này có nghĩa là người ta
không tính đến bất kỳ giá trị nào mà một cá nhân có thể gán cho
tình trạng một người không bị thương và còn sống sót. Chỉ có các
dịch vụ kinh tế được người bị thương cung cấp cho những người
khác là được tính đến (tính dựa trên GDP trên đầu người) là
được tính đến cũng như chi phí mà xã hội phải gánh khi họ bị
thương.
Nếu mở rộng xuất phát điểm sang giá trị mà một người gán cho
cuộc đời và sức khoẻ của mình, lợi ích mà nghiên cứu mang lại
sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, dường như các nhà nghiên cứu đang
khuyến nghị rằng việc bắt buộc sử dụng mũ bảo hiểm được biện
minh từ góc độ xã hội chứ không phải là từ góc nhìn của chế độ
gia trưởng/chỉ huy.

Liệu phân tích chi phí lợi ích có tính giá trị của sự ghen tị hay ác ý
ở mức ngang với những giá trị khác không? Liệu độ thoả dụng
của một kẻ phạm tội cưỡng hiếp hay dâm tà có được tính đến
cùng với sự chịu đựng của nạn nhân hay không? Hay liệu có nên

tính giá trị của hàng hoá đánh cắp được đối với một tên trộm khi
mà hàng hoá đó sẽ được trả lại cho người bị mất? Nhà phân tích
không thể và không nên tự tiện đưa các giá trị của mình vào trong
phân tích được. Tuy nhiên, một phân tích quy chuẩn dường như
không thể tính đến độ thoả dụng của những hành vi bất hảo vì về
mặt đạo đức mà nói việc đó là không thể biện hộ được. Và thật ra
chi phí lợi ích bị chỉ trích là không phân biệt được độ thoả dụng
tốt với độ thoả dụng xấu. Vì thế nó thất bại trong việc lột tả sắc
thái đạo đức của đối tượng được phân tích. Liệu có thể dung hoà
hai quan điểm này không?
Xuất phát điểm cho chúng ta một phương tiện. Nếu chúng ta tính
tất cả các giá trị thì chúng không chỉ tính đến độ thoả dụng xấu
mà còn tính cả độ phản thoả dụng. Đó không chỉ là những gì mà
nạn nhân của lòng hận thù, sự hiểm ác, ghen tị hay tà dâm phải
gánh chịu mà còn là giá trị của sự ghê tởm mà xã hội nói chung
dành cho hành vi xấu xa đó. Việc phân biệt giữa hành động tốt và
xấu không chỉ do người phân tích quyết định mà còn tuỳ thuộc
vào phép tắc, thông tục của xã hội. Có thể lấy những phép tắc
này đại diện cho kết quả của một cuộc điều tra mà trong đó độ
thoả dụng xấu cũng như độ thoả dụng tốt có tầm quan trọng như
nhau. Một khi hành vi giết người hay trộm cắp đã là phi pháp thì
độ thoả dụng có được từ việc trộm cắp hay giết người nhìn chung
mang giá trị âm. Có thể lấy giá trị này để phủ định giá trị đồ mà
tên trộm ăn cắp được cũng như độ thoả dụng mà kẻ giết người
có được từ việc giết người.

Ví dụ: Trộm cướp
Một công ty cung cấp độ thoả dụng yêu cầu khách hàng của mình
phải ứng tiền trước một tháng cho các dịch vụ được cung cấp.
Trong nhiều trường hợp khi khách hàng thôi không sử dụng dịch

vụ của công ty nữa thì công ty sẽ nợ khách hàng một khoản.
Công ty sẽ trả lại khoản nợ này nếu khách hàng yêu cầu. Song
nếu khách hàng không yêu cầu, công ty sẽ không trả lại. Theo
cách này, công ty đã tích luỹ được vài triệu đô la tiền lời. Hành
động này của công ty bị chính phủ phát hiện và đưa ra toà xét xử.
Công ty đồng ý chấm dứt hành vi đó. Vấn đề hiện tại là liệu có
yêu cầu công ty hoàn trả phí khống mà nó đã thu từ khách hàng
hay không. Một nhà kinh tế được công ty thuê lập luận rằng việc
trả lại tiền không có ý nghĩa gì trong phân tích chi phí lợi ích.
Công ty sẽ phải mất 03 triệu đô la cho việc hoàn trả lại này cộng
thêm chi phí của việc hoàn trả. Chi phí chiếm khoảng 10% tổng
lợi nhuận hay 300,000 đô la. Vậy là phân tích chi phí lợi ích cho
thấy công ty không nên hoàn trả lại số tiền này vì nó sẽ mất
300,000 đô la. Khoản tiền 3 triệu đô chỉ là một khoản chuyển
nhượng. Một nhà kinh tế làm việc cho chính phủ sau khi đọc xong
cuốn sách lại lập luận rằng một khi đã đi ăn cắp thì công ty đó
không có vị thế gì để tính đến lợi ích của mình. Kết quả của phân
tích chi phí lợi ích lúc đó chỉ là khoản lời 3 triệu đô mà khách
hàng thu được trừ đi chi phí nguồn của việc chuyển nhượng, tức
là 300,000 đô. Lúc đó, lợi ích ròng của phân tích CBA là 2.7 triệu
đô.

×