Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.92 KB, 21 trang )


Kinh Tế Học Cổ Điển và
Chủ Nghĩa Tư Bản
Smith với Trường Phái Trọng Nông
Trước khi chuyển những phân tích của Smith về những vấn đề
cơ bản của xã hội hiện đại, đầu tiên chúng ta hãy chú ý đến
những quan niệm của ông về một trường phái tư duy kinh tế khác
đối lập với thuyết trọng thương: trường phái trọng nông. Như
chúng ta đã biết, những người theo thuyết trọng nông đã thay đổi
những quan điểm của mình từ mậu dịch sang hiệu suất của đất
đai và nông nghiệp. Trong suốt thời gian sống tại Paris, Smith đã
có dịp gặp gỡ thảo luận với Francois Quesnay và Smith rất
ngưỡng mộ con người cũng như những quan điểm của ông ta.
Mặc dù ông dành nhiều thời gian lắm cho việc thảo luận những
quan điểm của họ trong quyển Tài sản quốc gia, nhưng nói nhiều
về trường phái trọng thương, cũng bởi tư duy trọng thương có
sức ảnh hưởng mạnh hơn của trọng nông và theo quan điểm của
Smith thì quan điểm đó mang nhiều tính chất sai lầm hơn thuyết
trọng nông. Thật vậy, trong chương 9 và chương cuối của quyển
Tài Sản Quốc Gia, khi ông kết tội những người trọng thương, cho
rằng những lý lẽ của họ là ngụy biện và chỉ phụ vụ cho chính bản
thân họ mà thôi, trong khi đó ông lại liên tục tỏ lòng trân trọng đối
với những lời lẽ văn hoa và những lời công kích của những
người trọng nông.
Về cơ bản thì cả hai sự công kích lẫn nhau giữa hai trường phái
này đối với ông đều mang tính quan trọng cả. Đầu tiên, rõ ràng
rằng tác phẩm Tableau Économique của Quesnay cũng như
những nổ lực của nó trong việc cố đạt được tình thế tái sản xuất
mở rộng của xã hội đã cuốn hút ông và có những ảnh hưởng đối
với ông. Trong khi Smith phê bình Quesnay và những người theo
ông khi họ nghĩ rằng trong nông nghiệp để đạt được năng suất thì


chỉ cần mở rộng nhân tố lao động và cuối cùng lại tranh cãi đến
tính năng suất của lao động trong ngành công nghiệp, thì dường
như chính ông lại kế thừa những quan điểm được thể hiện trong
quyển Tableau về sản xuất và tái sản xuất xã hội của nhân công
nói chung và áp dụng chúng vào tác phẩm của ông. Ông ta không
áp dụng hết quyển Tableau cho tác phẩm của mình nhưng nó
cung cấp cho ông một điểm khởi đầu để ông có thể mường
tượng ra và phân tích về một xã hội mà tự chính nó tái sản xuất.
Tôi thiết nghĩ, đây chính là lý do giải thích tại sao ông lại viết rằng:
"Tuy nhiên, hệ thống này cùng với những gì nó còn đang dỡ dang
có lẽ cũng đã gần đúng nhất với một chân lý mà chưa được biết
đến trong vấn đề kinh tế chính trị […]"
Thứ hai, ngoài việc nhân tố lao động đóng một vai trò cơ bản
(hơn là đất đai), Smith còn cho rằng đối với thuyết trọng nông nó
cũng cần thiết cho một nhành "mậu dịch mở và tự do", trong cũng
như ngoài nước, xem nó như một nhân tố quan trọng để mở rộng
công nghiệp. Thật ra, mậu dịch tự do có nghĩa là thị trường tự do
và đối với Smith những điều chỉnh tự động của thị trường tự do
không chỉ là phương tiện tái sản xuất của xã hội mà còn tối đa
hoá sự thịnh vượng của xã hội. Viễn cảnh chung về những thị
trường tự thân điều hoà cũng giống như sự tổng hợp cả hai quan
điểm của Cantillon và Hume về những động lực tự điều hoà của
cơ chế về dòng luân chuyển và trở thành một thực thể của "bàn
tay vô hình" nổi tiếng của Smith.
[Lưu ý: sau Smith còn có một người phát ngôn cho quan điểm về
mậu dịch tự do của ông, đó là Frédéric Bastiat (1801-1850) - là
một nhà kinh tế học người Pháp. Mặc dù không phải là một lý
luận vĩ đại nhưng Bastiat mang bản chất thông minh và đã công
kích đến những chính sách bảo hộ mậu dịch thậm chí còn mạnh
mẽ hơn cả Smith. Không còn nghi ngờ gì nửa, tác phẩm của ông

ta - quyển Kiến Nghị (Petition) - là một quyển được nhiều người
biết đến nhất về những công kích mang tính trào phúng của ông
đối với vấn đề bảo hộ bởi vì ông đứng về phía ủng hộ cho mậu
dịch tự do.]
Smith với Vấn Đề Giá Trị
Phần đầu đề của quyển đầu tiên trong tác phẩm Tài Sản Quốc
Gia bắt đầu với câu: "những động cơ nâng cao năng lực của
nhân tố lao động". Vấn đề đầu tiên nhất của chưong mở đầu là
"những động cơ" (tức là sự phân chia lao động) nhưng hiện
tượng về vấn đề nâng cao mà ông ta quan tâm hàng đầu là "lao
động". Nói cách khác, Smith bắt đầu tâp trung vào phân tích công
việc làm, việc làm của con người, những việc làm của con người
do những nhà tư bản tạo ra. Những nhà tư bản này không "sử
dụng đồng tiền vào công việc" mà là sử dụng nó để thúc ép
người ta làm việc. Quan điểm chính của ông về "lao động" hay
"việc làm dưới chế độ tư bản" là những gì mà cuối cùng Smith tự
phân biệt "trường phái kinh tế học cổ điển" nói chung với quan
điểm về vấn đề tiền và mậu dịch của thuyết trọng thương và vấn
đề đất đai của thuyết trọng nông. Smith đặc biết đã tạo ra "lý
thuyết về giá trị lao động" (Labor Theory of Value).
Cũng đã có nhiều "lý thuyết lao động" về mặt giá trị trước và sau
Smith, nhưng những lý thuyết trước thời Smith có những thể hiện
mang tính triết lý hơn về vấn đề trọng tâm chính của việc làm
ngày đang gia tăng là do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, ví
dụ như những quan điểm của John Locke về vai trò cơ bản của
người lao động trong sự kiến lập "tài sản" , còn những thuyết sau
Smith lại ủng hộ cho tầng lớp lao động hoặc phê phán chủ nghĩa
tư bản vì cách mà họ áp đặt công việc cho người khác đang làm
huỷ hoại con người. Mặt khác, quan điểm cuả Smith cũng dựa
vào quan điểm của Locke, tập trung vào mối quan tâm của thế

giới về thay đổi cơ bản trong đời sống xã hội do tầng lớp tư bản
đang phát triển tạo ra: con người bây giờ không làm việc để
sống, mà là sống để làm việc.
Trong quyển Tài Sản Quốc Gia, Smith đã mang đến cho độc giả
thuyết lao động về mặt giá trị của ông qua những lý luận về tiền
tệ và những thay đổi của giá trị tiền tệ (tiền kim loại truyền thống)
và cả những thay đổi của giá trị hàng hoá được đo bằng tiền.
Những thay đổi liên tục này khiến cho ông phải tìm kiếm một cái
gì đó cố định hơn ẩn sau giá trị của đồng tiền. Những gì ông đưa
ra như một điều-bí-mật-không-thể-che-dấu của giá trị đích thực
chính là lao động (nhớ rằng ông bị ảnh hưởng những quan điểm
căn bản từ Locke và những người trước thời ông).
Một mặt, Smith đã nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề trọng
tâm chính của lao động ngay trong câu đầu tiên của quyển Tài
Sản Quốc Gia: "Lực lượng lao động hàng năm của mỗi quốc gia
chính là quỹ cung cấp cho quốc gia đó những thứ tiện nghi và
cần thiết cho cuộc sống mà quốc gia đó hàng năm cần dùng đến
[…]." Nhưng ở cuối chương 4 trong tác phẩm "Nguồn Gốc Và
Cách Sử Dụng Tiền Tệ" - quyển 1- ông đi vào thảo luận sâu hơn
về "mặt giá trị", ông viết "Giá trị mang hai ý nghĩa khác nhau, và
đôi khi nó thể hiện tính hữu dụng của một vật đặc biệt gì đó, đôi
khi nó lại thể hiện năng lực mua quyền sở hữu một loại hàng hoá
nào đó. Nó có thể được gọi là 'giá trị sử dụng' hay 'giá trị trao đổi'.
Dĩ nhiên "giá trị trao đổi" được ưu tiên chú ý nhiều hơn, và ông
dành cả chương kế tiếp (5) để giải thích "tiêu thức đo lường thực
sự của giá trị trao đổi"
Ông giải thích "tiêu thức đo lường thực sự của giá trị trao đổi đối
với tất cả các loại hàng hoá chính là lao động"
"Giá trị thực của mọi thứ- mức giá mà con người phải trả để có
được những thứ đó - là công sức mà người lao động đã bỏ ra để

tạo ra nó. Giá trị mà một người thật sự phải trả để sở hữu một
loại hàng hoá hoặc tuỳ ý sử dụng hay trao đổi nó lấy một thứ
khác, chính là công sức để làm ra thứ hàng hoá đó mà anh ta tiết
kiệm được và người lao động phải gánh lấy trách nhiệm đó.
Những gì người lao động dùng tiền hay hàng hoá mua về mang
một giá trị như công sức cần thiết để làm ra chúng. […] Sức lao
động chính là giá trị đầu tiên, là vật dụng mang giá trị gốc, và tiền
dùng để chi trả cho mọi thứ"
Ông ta tiếp tục thảo luận về những vấn đề khó khăn khi đo lường
số lượng tương đối sức lao động đến ước tính "giá trị" đầu tiên là
bằng hàng hoá (trao đổi) và sau đó là bằng tiền (một hệ thống
trao đổi được phát triển đầy đủ hơn). Nhưng ông ta nhấn mạnh
rằng mức giá tiền chưa phản ánh hết toàn bộ sức lao động phải
bỏ ra để có được loại hàng hoá đó.
Nếu "ở nơi nào cũng chỉ luôn dùng duy nhất sức lao động làm
tiêu chí chuẩn thực để đánh giá và so sánh giá trị của tất cả các
loại hàng hoá, thì như thuật ngữ của Smith, nó sẽ tạo ra "mức giá
thực" và tiền chỉ là "giá trị danh nghĩa".
Trong chương tiếp theo (6), Smith đưa ra hai tình huống kề nhau,
một tình huống mà trong đó những người lao động làm việc vì
chính bản thân họ, tận hưởng những của cải và thành quả do
mình tạo ra, và một tình huống có sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản
mà trong đó những nhà tư bản chiếm đoạt một phần giá trị được
tạo ra bởi những người mà họ bỏ tiền ra thuê, phần giá trị này
được xem như là lợi nhuận. [Lưu ý: việc mô tả một xã hội
"nguyên thuỷ" trong đó những cá nhân làm việc độc lập và cho
chính bản thân họ thật ra chỉ là trong tư tưởng mà thôi, chứ trong
thực tế, mọi người đều có một sự nối kết và làm việc cùng nhau.]
Smith cũng chỉ ra rằng đối với những người có ruộng đất mà có
thể "hưởng được những gì mà họ không bỏ công sức ra gieo

trồng" thì những gì họ hưởng được do lấy từ thành quả lao động
của người khác được xem là tiền tô (rent).
Smith với vấn đề Chủ Nghĩa Tư Bản
Nhưng trong khi Smith không đồng tình với những tay địa chủ và
"những đòi hỏi tiền tô bất hợp lý" của họ, thì ông lại đồng tình với
những nhà tư bản, ông cho rằng, họ sẽ không bỏ "vốn" của họ ra
("vốn" được hiểu là số vốn đầu tư cũng như để mua dụng cụ,
nguyên liệu hay thuê công nhân) trừ phi họ kiếm được lợi nhuận
từ nó. Xin chú ý rằng: trong khi giữa "mong muốn" và "hành vi"
của những nhà doanh nghiệp và địa chủ có một sự nối kết trùng
khớp với nhau, thì trong thực tế chẳng có một lý thuyết nào có
thể giải thích những phần thành quả lao động nào mà họ có thể
chiếm đoạt từ người lao động.
Thật ra Smith xem những tay địa chủ như những người sống
bám, và biện minh cho những nhà tư bản là họ làm vì họ muốn
tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên chẳng có cách nào làm cho Smith thay
đổi quan điểm đó về các nhà tư bản. Trong Tài Sản Quốc Gia
cũng có một số đoạn Smith viết với giọng gièm pha những nhà tư
bản cũng như sự đối lập thường xuyên giữa lợi ích của họ và lợi
ích xã hội nói chung. Ví dụ như trong phần cuối của quyển 1, ông
đưa ra lời cảnh báo nghe như ông muốn chỉ trích những nhà
trọng thương tư lợi cá nhân:
"Việc đề xuất ra bất kỳ luật thương mại mới nào (do tầng lớp tư
bản đề xuất) đều phải luôn được chấp thuận của phần đông, và
không được chấp nhận nếu không trãi qua thời gian chờ đợi và
kiểm tra kỹ lưỡng, không những cực kỳ thận trọng mà còn phải
có những mối nghi ngờ về nó nữa. Dó con người đề xuất ra, đó là
những người mà quyền lợi của họ chẳng bao giờ tương đồng với
quyền lợi của công chúng, những người mà quyền lợi của họ gây
tổn hại và đè nặng lên xã hội, cả những người mà có được nhiều

cơ hội nhờ lừa đảo và chất gánh nặng lên xã hội."
Cũng giống như câu cách ngôn của giới kinh doanh: "Những gì
tốt cho các công ty ô tô thì cũng tốt cho đất nước" (Có lẽ cũng
như "những gì tốt cho các công ty dầu hoả thì cũng tốt cho đất
nước")
Mặc dù rõ ràng là Smith tin rằng chủ nghĩa tư bản được hình
thành từ sự tích luỹ tài sản thông qua đầu tư và những động lực
của thị trường, nhưng ông cũng thấy được cấu trúc giai cấp của
xã hội tư bản và sự đối lập của những giai cấp này.
Trong chương nói về tiền lương lao động, Smith đã nói thẳng ra
rằng những nhà tư bản kết hợp lại tạo thành một giai cấp bóc lột
công nhân và họ sử dụng luật pháp nhằm ngăn ngừa những
người công nhân đoàn kết chống lại họ:
Những người có quyền thế, mang tính thiểu số, có thể dễ dàng
liên kết lại với nhau; và bên cạnh đó luật pháp cũng cho họ có
được quyền kết hợp đó hay ít nhất cũng không ngăn cản việc làm
này của họ, trong khi đó luật pháp lại ngăn cản sự liên kết của
công nhân. Nghị viện của chúng ta cũng không có hành động nào
chống lại việc sự liên kết nhằm hạ thấp mức giá của người lao
động, ngược lại nghị viện lại có nhiều hành động chống lại sự liên
kết nhằm làm gia tăng giá trị lao động. […] Tuy mối liên kết giữa
các nhà tư bản chỉ là mối liên kết ngầm nhưng nó bền vững và
đồng nhất, mối liên kết này nhằm ngăn chặn sự gia tăng mức
lương của người lao động vượt quá giá trị thực mà họ đáng được
nhận […] Tuy nhiên những người công nhân lại thường xuyên
liên hiệp lại với nhau để chống lại sự liên kết này của các nhà tư
bản cũng như đòi tăng giá trị sức lao động của họ."
Trong phần 2 chương 1 của quyển 5, Smith đã giải thích rằng
cũng chỉ có những nhà tư bản mới có khả năng kêu gọi quyền lực
cảnh sát của chính phủ nhằm bảo vệ tài sản nguồn vốn tư bản

của họ và chống lại những cái nghèo nàn và các hành vi thù địch
mà họ gây ra.
"Nhưng chính những lòng ham muốn và tham vọng giàu có, sự
căm ghét cái nghèo, và cả sự yêu thích niềm hân hoan hưởng
thụ lại là những động lực thúc đẩy họ chiếm đoạt lấy tài sản,
những động lực làm cho những hành động của họ kiên định hơn
và gây mức ảnh hưởng của họ bao quát đến mọi người. Bất cứ
nơi nào càng có nhiều tài sản thì nơi đó càng có nhiều bất công.
Một người cực kỳ giàu có thì có ít nhất 500 người nghèo khó, sự
sung túc giàu có của một số ít người lại làm cho nhiều người trở
nên đói nghèo.[…] Chỉ có núp bóng dưới sự che chở của chính
quyền địa phương thì những nhà tư bản - những người đang sở
hữu một số lượng tài sản quý giá mà do công sức nhiều năm trời
và có lẽ của nhiều thế hệ liên tiếp tạo ra nó - mới có được một
đêm an giấc."
Hơn nữa, Smith cũng biết rõ rằng thái độ bất mãn đối với công
việc bị ép buộc làm ở hiện tại của "những người tầng lớp thấp
kém" một phần cũng do những tính cách bảo thủ mà ra. Trong
chương đầu tiên của quyển 5 - phần thảo luận về giáo dục - ông
đem so sánh hai trường hợp, trường hợp đầu là những ảnh
hưởng bất lợi của việc chuyên môn hoá liên quan đến sự phân
công lao động của những nhà tư bản, trường hợp thứ hai là
những kết quả có lợi ích nhiều hơn trong những xã hội trước đó,
thời kỳ mà những binh lính cũng được xem như công nhân.
Dường như "những người binh lính" mà Smith đề cập đến đều là
những người thuộc vùng Highland những người đã đi xâm chiếm
một phần đất vùng Scotland của ông vào thế kỷ 18. Tất nhiên
những lối tư duy như thế đã được thể hiện bởi người bạn thân
của Smith - ngài David Hume - sau cuộc nổi loạn của Jacobite
năm 1745 và sự chiếm đóng của Edinburgh:

"Khi con người ngày càng trở nên văn minh hơn và tự cho phép
mình say mê những thứ nghệ thuật và sản xuất, thì lối suy nghĩ
của họ sớm muộn cũng khiến họ làm những điều không phù hợp
với mình và làm cho họ có một tham vọng khác thường, điều này
do lối suy nghĩ hơn là do bản thân họ muốn như thế… Nhưng đối
với người có tính cách hung tàn thuộc vùng Highland - những
người mà phần lớn đang sống tại Pasturage - lại có thời gian
riêng của mình để tự cho phép mình say mê những lý tưởng
quân sự… tất cả những lý tưởng đó cứ ấp ủ trong tâm trí chiến
đấu của họ và làm cho họ từ một đứa bé nằm trong nôi trở thành
một chiến binh hoàn hảo mọi mặt nhưng lại không có tri thức."
Dù sao đi nữa những gì Smith nói về sự chuyên môn hoá và làm
việc quá sức khiến cho người công nhân trở nên tồi tệ thêm cũng
đã gây tiếng vang đối với thế hệ của những người-gây-kích-động-
chống-đối-tư-bản , mặc dù họ cũng biết rằng việc chống đối lại
những khuynh hướng như thế càng làm cho người công nhân
suy nghĩ và hành động nhiều hơn cả những gì Smith nói.
"Đối với những người mà cả đời họ chỉ làm một số ít việc cho
những mục đích có thể nói là giống nhau hoặc giả là gần như
nhau thì họ chẳng thể có được những cơ hội sử dụng đến cái vốn
hiểu biết của họ cũng như không thể tự mình khám phá ra các
giải pháp cho những vấn đề nan giải mà chưa bao giờ xảy ra. Do
đó đương nhiên là anh ta thất bại, với thói quen như thế nhìn
chung làm cho họ cũng như con người càng trở nên ngu ngốc và
ngờ nghệch. Với một trạng thái tinh thần uể oải thì không chỉ
không thể đối thoại một cách có lý trí, mà còn không thể bộc lộ
được những cảm xúc nhẹ nhàng, lòng bao dung hay cao thượng
của mình cũng như không thể có được những cái nhìn đúng đắn
đối với cả các bổn phận thậm chí là bình thường của chính cuộc
sống riêng của mình […] Đời sống cứ tiếp diễn như thế cũng sẽ

làm huỷ hoại đi lòng dũng cảm của con người […] Thậm chí nó
làm huỷ hoại cả những hoạt động thân thể của con người, làm
cho anh ta không thể sử dụng đến sức mạnh bản thân hay sự
kiên trì của anh ta vào công việc."
Nhận thức được điều đó, Smith kêu gọi chính phủ ít nhất cũng
phải nổ lực tránh đi những sự thiếu hiểu biết như thế bằng cách
cung cấp cho thế hệ con cái của những công nhân một nền tảng
giáo dục cơ bản trước khi chúng bước chân vào làm việc. Ông
cho rằng một nền giáo dục như thế có thể làm cho người công
nhân có được một "tinh thần hăng hái" hơn và "ít lầm đường lạc
lối mà có những chống đối ương ngạnh và vô ích đối với các biện
pháp của chính phủ." [Lưu ý: ông không cung cấp phương pháp
nào làm tổn hại đến tổ chức tư bản mà chỉ đưa ra cách có thể
khiến cho người công nhân chấp nhận nó một cách dễ dàng
hơn.]
Nhưng trong khi Smith nhận ra được ích lợi của nền giáo dục mà
chính phủ cung cấp trong việc góp phần ngăn ngừa nổi loạn, thì
nhìn chung ông lại nghĩ rằng những cuộc nổi loạn như thế rốt
cuộc gì rồi cũng sẽ bị dập tắt, đặc biệt là những cuộc đấu tranh
đòi tăng lương. Không chỉ có những sự phối hợp của các đạo luật
chống lại họ mà cả thị trường lao động cũng thế.
Ông thấy rằng bất cứ có sự gia tăng về đồng lương đều cũng dẫn
đến tình hình người công nhân kết hôn nhiều hơn và chu cấp cho
con cái họ nhiều hơn chứ không phải là tình trạng mà nguồn cung
lao động gia tăng và giảm đi mức lương của họ. Trong chương
nói về "Tiền lương lao động" ông viết rằng "mức thưởng hào
phóng cho người công nhân […] chính là nguyên nhân làm gia
tăng dân số" và "sự thưởng quá mức" như thế sớm muộn gì cũng
làm giảm lại mức lương của họ và dừng lại ở mức vừa đủ sống.
Những quan điểm này được Linh Mục Thomas Malthus tiếp thu

và phát triển thêm trong quyển Luận Về Quy Luật Dân Số (xem
phần sau) của ông - tác phẩm này trở thành một vũ khí hữu dụng
của những nhà tư bản nhằm chống lại những cuộc đấu tranh đòi
cải thiện điều kiện việc làm cho người nghèo - tăng lương và trợ
cấp xã hội.
Do vậy, quan điểm của Adam Smith đã dẫn dắt chúng ta đi từ
quan điểm trọng thương về tiền và mậu dịch đến nhận thức của
phái trọng nông về những mối quan hệ thực tiễn giữa những loại
tiền nào được thể hiện, rồi đến cuộc đấu tranh giai cấp một cách
gay gắt và hỗn loạn.
Smith với Vấn Đề Tiền Tệ
Như chúng ta thấy song song đó, Smith chẳng bao giờ mất đi
quan điểm của mình về vấn đề tiền hay mậu dịch và những vai
trò quan trọng của chúng nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động
của tư bản được diễn ra suôn sẽ. Thật vậy, khi trong chương 2
tập 2 của quyển Tài Sản Quốc Gia, ông đã có bài phân tích về
vấn đề tiền tệ và trực tiếp nêu ra vai trò của chúng. Trong đó, ông
có lặp lại những quan điểm mà John Law nhấn mạnh, đầu tiên là
phương cách mà tiền giấy và tín dụng đang dần thay thế sự lưu
thông bằng tiền vàng và bạc (và làm giảm chi phí của vòng quay
lưu thông đó) và thứ hai là dù rằng sự thay thế đó vẫn phải do
những yếu tố nội tại của mậu dịch quyết định.
Ở đây Smith cũng đưa "học thuyết về tiền thật" (Real Bills
Doctrine) lập luận rằng bất kỳ một lượng tiền thừa nào trong vòng
luân chuyển cũng sẽ được rút ra. Nếu số lượng thừa là vàng hay
bạc thì chúng sẽ được rút ra và chuyển ra nước ngoài nhằm
tránh để sinh lợi. Nếu số dư là tiền giấy thì chúng cũng được rút
ra nhưng do đây là tiền trong nước không được sử dụng ở nước
khác nên chúng sẽ được chuyển thành vàng và bạc trước khi
được chuyển ra nước ngoài. Đối với điều này, Smith cho rằng "tất

cả các loại tiền có thể dễ dàng lưu thông tại bất kỳ quốc gia nào
nhưng vẫn không thể vượt qua giá trị của vàng bạc, của những gì
mà chúng cung cấp cho nơi đó[…]" cũng như giá trị của đồng tiền
trong vòng luân chuyển không thể vượt qua giá trị mà vòng luân
chuyển của cơ chế mậu dịch đang hiện hữu cần đến.

×