Tải bản đầy đủ (.docx) (185 trang)

báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 185 trang )

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM VỪA QUA.
I. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam.
- Chính sách đổi mới, mở cửa và công nghiệp hóa đã mở ra cho Việt Nam những
cơ hội mới để phát huy những lợi thế so sánh vốn có về tài nguyên thiên nhiên và
nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, sử dụng những lợi thế đó vào việc phát triển các
nguồn hàng xuất khẩu ngày càng lớn, tiêu thụ tại thị trường các nước, mang lại
một nguồn thu ngoại tệ ngày càng cao phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và công
nghiệp hóa. Trong thời kì đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi
năm tăng khoảng 20% và cao hơn nữa, nên tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam
cũng đã tăng rất cao.
- Nhất là từ khi Việt Nam là thành viên của WTO, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu
của Việt Nam phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu; hàng hóa của Việt Nam
xuất khẩu sang 219 nước và nhập khẩu từ 151 nước là thành viên của WTO. Hoa
Kỳ ở năm 2007 đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam.
1
Bảng: Cán cân thương mại quốc tế ở Việt Nam 1995- 2010
Đơn vị tính: triệu USD
Năm Kim ngạch
xuất khẩu
Kim ngạch
nhập khẩu
Nhập siêu
Kim ngạch Tỷ lệ nhập
siêu(%)
1995
1996
1997
1998
1999


2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
6 tháng
2010
5448,9
7255,9
9185,0
9360,4
11541,4
14482,7
15029,2
16706,1
20149,3
26485,0
32447,1
39826,2
48389,0
62900,0
57570,0
32400,0
8155,4
11143,6

11592,3
11499,6
11742,1
15636,5
16217,9
19745,6
25255,8
31968,8
36761,1
44891,1
60827,4
75000,0
30640,0
38800,0
2706,5
3887,7
2407,3
2139,3
200,7
1153,8
1188,7
3039,5
5106,5
5483,8
4314
5064,9
12438,4
12100,0
3070,0
6700,0

49,7
53,6
26,2
22,9
1,7
8
7,91
18,19
25,34
20,71
13,30
12,72
25,71
19,23
11,13
20,9
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam
2

3
Bảng:Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước trên thế giới
Năm EU ASEAN Hoa Kỳ
XK NK XK NK XK NK
2002 3162,5 1840,6 2434,9 4769,2 2452,8 458,3
2003 3858,8 2472,0 2953,3 5949,3 3938,6 1143,3
2004 4962,6 2667,5 4056,1 7768,5 5024,8 1133,9
2005 5519,9 2588,2 5743,5 9326,3 5924,0 862,9
2006 6900,8 3001,2 6358,2 12544,8 7828,7 982,0
2007 9096 5140 7813,2 15889,2 10300 1900
2008 10853,0 5445,1 10194,8 18556,4 11600 985,7

2009 14387,2 6882,7 13984,2 21053,3 13028 12104
Nguồn: Niên giám thống kê , Bộ thương mại Việt Nam
4
- Chính sách “đa dạng hóa, đa phương hoá” quan hệ quốc tế đã giúp Việt Nam hội
nhập ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới và khu vực. Nếu như trước
năm 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với 40 nước, thì ngày nay nhờ
thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, làm bạn, hợp tác với tất cả các nước trên
thế giới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, Ở thời điểm năm 2008 Việt Nam đã có
quan hệ ngoại giao với 235 nước trên thế giới, thực hiện chế độ tối huệ quốc với
165quốc gia và vùng lãnh thổ( trong đó có 151 nước thành viên WTO), trong đó
có những nước và khu vực có nguồn vốn lớn, công nghệ cao và thị trường lớn:
Mỹ, Nhật Bản,EU và các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Á.
II. Tốc độ và cơ cấu hàng xuất khẩu.
1. Tốc độ phát triển hàng xuất khẩu.
- Nghiên cứu tốc độ phát triển xuất khẩu người ta thường nghiên cứu trên hai khía
cạnh: mức gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm và tốc độ gia tăng xuất khẩu
so với nhập khẩu.
- Qua nghiên cứu thấy kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều gia tăng mạnh. Nhất là
trong 6 năm trở lại đây, tốc độ xuất khẩu luôn ở trên mức 20%/năm , đây là mức
tăng trưởng cao so với thế giới.
Bảng: Đánh giá mức độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam 2000- 2008
Năm Trị giá xuất Mức độ tăng trưởng
5
khẩu
( triệu USD )
Tuyệt đối
( Tr.USD)
Tương đối
(%)
1995

1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
5448,9
7255,9
9185,0
9360,3
11541,4
14482,7
15029,2
16706,1
20149,3
26485,0
32447,1
39826,2
48389,0
62900,0
57096,2
+1394

+1807
+1595
+511
+2162
+2941,3
+546,5
+1676,9
+3443,2
+6335,7
+5962,1
+7379,1
+8562,8
+10611
+34,38
+33,17
+26,60
+1,9
+23,3
+25,5
+3,8
+11,2
+20,6
+31,4
+22,5
+22,7
+21,5
+21,5
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam
Tốc độ xuất khẩu tăng cao là do những nguyên nhân sau:
- Cơ chế chính sách phát triển nên kinh tế nói riêng và chính sách ngoại thương

ngày càng xây dưng hoàn thiện theo hướng đầy đủ, hội nhập, đảm bảo cho các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia thuận lợi vào hoạt động xuất
khẩu.
6
- Nhà nước chủ trương : nền kinh tế phát triển theo hướng “ Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa hướng về xuất khẩu ” cùng với những biện pháp hỗ trợ cụ thể về chính
sách, về thuế, về vốn, lãi suất trợ giá,…là những động lực giúp xuất khẩu phát
triên với tốc độ cao.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài giúp cho nền ngoại thương Việt Nam
phát triển mạnh. Tính đến hết năm 2009 Việt nam thu hút gần 10.000 dự án đầu
tư FDI, các dự án tham gia mạnh vào hoạt động xuất khẩu chiếm trên 60% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
- Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.
- Việt Nam thực hiện xong chương trình cắt giảm thế quan có hiệu lực chung
(CEFT) của AFTA từ năm 2006, cho nên nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
sang các nước ASEAN được giảm thuế, nên mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt
Nam ngày một tăng ở khu vực này.
- Các nhà doang nhiệp đầu tư mới công nghệ, nâng cao tay nghề và trình độ quản
lý đã làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt nam mang tính cạnh tranh cao hơn,
đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới.
- Cính phủ đã ký trên 100 hiệp định thương mai5song phương và đa phương, đã
mở ra những thị trường xuất khẩu thuận lợi, nhờ đ1o mà kim ngạch xuất khẩu
liên tục tăng.
- Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã góp phần tạo ra môi trường
kinh doanh trong và ngoài nước cực kỳ thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
2. Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu.
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chia thành 3 nhóm lớn: nông lâm thủy sản,
nhiên liệu khoáng sản, nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
7
- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tiến bộ. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

cũng đã biến động theo chiều hướng tăng tỷ trọng hàng hoá công nghiệp chế biến
và nông sản chất lượng cao. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,4
tỉ USD, tăng 22,4%, năm 2008 đạt 2,8 tỉ USD, tăng 16,6%; mặt hàng máy tính
điện tử năm 2007 đạt 2,2 tỉ USD, tăng 27,5%, năm 2008 đạt 2,7 tỉ USD, tăng
22,7%. So sánh với 2 quý đầu năm 2009, trị giá xuất khẩu của nhiều nhóm hàng
trong 6 tháng 2010 tăng cao. Hàng dệt may đạt hơn 4,82 tỷ USD, tăng 17,6%,
tương ứng tăng 721 triệu USD; máy móc,thiết bị 1,38 tỷ USD tăng 69%, tương
ứng tăng 563 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng 803 triệu USD, tăng
115,2%; gỗ và sản phẩm gỗ 1,52 tỷ USD,tăng 34,1% tương ứng 387 triệu USD;
máy vi tính và sản phẩm điện tử 1.54 tỷ USD, tăng 32,8%; thủy sản 2,02 tỷ USD,
tăng 14,5%, tương ứng tăng 256 triệu USD;…

Bảng: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
Nhóm ngành Năm 2000 Năm 2005 Năm 2006
8
hàng Kim
ngạch
(triệu
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Kim
ngạch
(triệu
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Kim

ngạch
(triệu
USD)
Tỷ
trọng
(%)
1.Hàng công
nghiệp nặng
và khoáng sản
2.Hàng công
nghiệp nhẹ và
tiểu thủ công
nghiệp
3.Hàng nông
nghiệp
a.Nông sản
b.Hàng lâm
sản
c.Thủy sản
Tổng cộng
5382,1
4903,1
2563,3
155,7
1478,5
14482,7
37,2
33,9
17,7
1,1

10,1
100
11701,4
13293,4
4467,4
252,5
2732,5
32447,1
36,0
41,0
13,8
0,8
8,4
100
14000
16202
6266,1
3358,1
39826,2
35,2
40,7
15,7
8,4
100
Nguồn: Niên giám thống kê 2006
9
10
- Nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, chiếm vị trí cao trong hoạt động xuất
khẩu của thế giới: xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới; cà phê : thứ 2; hạt tiêu đứng
đầu thế giới; cao su và điều nhân đứng thứ 5 thế giới; giày dép, hàng may mặc và

thủy sản đứng trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.
- Một số thị trường lớn, tốc độ tăng cao sau khi vào WTO như Mỹ, năm 2007 đạt
10 tỉ USD, chiếm 20,7% thị phần và tăng 28%; năm 2008 đạt 11,6 tỉ USD, tăng
14,5%. Thị trường ASEAN năm 2007 đạt 8 tỉ USD, tăng 26%, năm 2008 đạt 10,2
tỉ USD, tăng 31% so năm 2007. Thị trường EU năm 2007 đạt 8,7 tỉ USD, tăng
24%, năm 2008 đạt 10 tỉ USD, tăng 15% so năm 2007. Thị trường Nhật Bản năm
2007 đạt 5,5 tỉ USD, năm 2008 đạt 8,8 tỉ USD, tăng 45% so với năm 2007….
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các khu vực trên thế giới.
11

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NHỮNG MẶT HÀNG
XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP.
I. XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU.
1. Thị trường sản xuất và tiêu thụ điều của thế giới.
12
Dưới đây là con số thống kê và dự báo của Hiệp hội các Nhà chế biến lạc và trái cây thế
giới (PNTA) về ngành hạt điều thế giới.
- Khu vực Tây Phi vẫn là nơi sản xuất điều thô chính (445.000 tấn). Tuy nhiên, thị
phần cảu Châu Phi trong sản xuất điều thô sẽ giảm từ 36% xuống còn 28% vào
năm 2010 và 2011.
- Năm 1996, Becnin mới xuất được khoảng 10.000 tấn điều, tăng lên tới 66.000 tấn
(16 triệu euro) vào năm 2005, 70.000 tấn vào năm 2006 và tiếp tục tăng nhẹ vào
những năm sau. Là loại cây trồng dễ tính và mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ
hai sau bông, cây điều của Becnin cung cấp loại hạt nổi tiếng về chất lượng nhờ
thu hoạch đúng thời vụ, đặc biệt không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Ấn Độ là nước nhập khẩu điều thô lớn nhất (580.000 tấn) và cũng là quốc gia chế
biến và xuất khẩu điều nhân rất lớn của thế giới ( 5 triệu thùng). Sản xuất điều thô

tại Ấn Độ (+ 65.000 tấn, đạt tổng sản lượng 475.000 tấn) có thể vượt sản lượng
của khu vực Tây Phi ( + 20.000 tấn, với tổng sản lượng 465.000 tấn ). Xuất khẩu
điều nhân từ Ấn Độ đã tăng mỗi năm khoảng 4% giai đoạn 2002-2006, chủ yếu
nhờ xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.
- Sản xuất điều thô thế giới có thể tăng 50% trong giai đoạn 2005-2010.
Bảng: Thống kê và dự báo của PNTA. ĐVT: tấn.

13
Tên nước Năm 2005 Năm 2010
Ấn Độ 400.000 700.000
Braxin 250.000 350.000
Việt Nam 350.000 600.000
Các nước Châu Á khác 75.000 150.000
Châu Phi 600.000 700.000
Tổng 1.675.000 2.500.000
Nguồn: website Bộ công thương www.Vinanet.com
Bảng: Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu điều nhiều nhất thế giới năm 2008,
2006-2008.
ĐVT: triệu USD.
Nguồn: www.agro.gov.vn
- Trong số 10 nước này có đến 4 nước là Pháp, Ấn Độ, Hà Lan và Bỉ nằm trong
danh sách top 10 nước nhập khẩu điều lớn nhất thế giới. Các nước này nhập khẩu
điều thô ( HS code 080131 ), chế biến, sau đó lại tiến hành tái xuất khẩu thành
phẩm ( HS code 080132 và 200819 ).
- Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu hạt điều số một thế giới năm thứ 3 liên tiếp
nếu xét về lượng và năm thứ 2 liên tiếp nếu xét về giá trị sau 15 năm tham gia vào
thị trường điều thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của riêng Việt Nam đã chiếm tới
14
37% tổng kim ngạch xuất khẩu của 10 nước cộng lại. Kim ngạch xuất khẩu của
Philippin cũng tăng đáng kể, đưa nước này vươn lên vị trí thứ 3, đẩy Brazil và Hà

Lan xuống vị trí thứ 4 và 5.
- Riêng trường hợp của Singapore, nước này không tham gia vào chuỗi sản xuất,
chế biến, gia công hạt điều mà chỉ bắt đầu tham gia vào công đoạn xuất nhập
khẩu, do nước này sỡ hữu một trong những hệ thống cảng biển lớn nhất Châu Á và
hiệu quả thế giới.
- Kim ngạch xuất khẩu điều của nhiều nước trong năm 2009 tăng mạnh, Việt Nam
tăng 42%, Ấn Độ tăng 37% và Philippin tăng 53% do được lợi về giá.
Thị trường tiêu thụ điều của thế giới.
- Bắc Mỹ tiêu thụ khoảng 50%.
- Liên minh Châu Âu (EU) chiếm khoảng 29%.
- Các nước Châu Á chiếm khoảng 21%.
- Mỗi năm lượng cầu của thế giới tăng 4%.

Bảng: Thị trường tiêu thụ điều củ thế giới giai đoạn 2008 – đầu 2010.
15
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam.
- 10 quốc gia nhập khẩu điều lớn nhất thề giới đạt tổng giá trị nhập khẩu hơn
3.299,8 triệu USD năm 2009, tăng 20,7% so với năm 2008. Trong đó, Hoa Kỳ là
nước dẫn đầu với 855,6 triệu USD, chiếm xấp xỉ 33% tổng kim ngạch nhập khẩu
của 10 nước này và gấp 11,5 lần kim ngạch của nước đứng thứ 10 là Bỉ.
- Có thể coi Hoa Kỳ là ngành chủ chốt nhất của ngành điều thế giới khi mỗi
năm nước này nhập khẩu khoảng 180 – 200 nghìn tấn nhân điều chế biến các loại
chiếm khoảng 20 – 25% tổng nhập khẩu toàn thế giới. Tuy nhiên do ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế năm 2008, nước này giảm tới 10,9% lượng điều nhập khẩu so
với năm 2007.
- Tại thị trường Hoa Kỳ, điều Việt Nam chiếm khoảng 34% thị phần tính tới
cuồi năm 2008, tăng 5% so với năm 2007 và đang có xu hướng tiếp tục tăng.
Trong khi đó thị phần của điều Ấn Độ giảm từ mức 36% xuống còn 31%. Đây có
thể coi là tin vui của ngành điều Việt Nam
Bảng: Top 10 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu điều lớn nhất thế giới năm 2008,

2006-2008.
ĐVT: triệu USD.
16
Nguồn: www.agro.gov.vn
Bảng: Tỉ trọng thị phần điều của Việt Nam, Ấn Độ, Braxin tại thị trường Hoa Kỳ
2006 – 2009.
ĐVT: %
Nguồn: www.agro.gov.vn
- Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại thị trường Trung Quốc khi thị phần điều Việt
Nam tăng dần từ 80% năm 2006 lên 87% năm 2007 và 190% năm 2009. Xét về
điều kiện địa lý, Trung Quốc giao thương với Việt nam sẽ thuận tiện hơn là giao
17
thương với Ấn Độ hoặc Brazil, do vậy hạt điều Việt Nam đang chiếm vị thế cao
nhất tại thị trường làng giềng này.
Bảng: Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu đứng đầu thế
giới năm 2009 ( tăng trưởng 08/09).
ĐVT: %
Nguồn: www.agro.gov.vn
- Ấn Độ trước đây thường nhập điều thô từ Việt Nam, sau năm 1997 Việt Nam hạn
chế xuất điều thô, Ấn Độ phải tìm các thị trường mới tại Châu Phi. Riêng
Philippin là nhà nhập khẩu mới trên thị trường. Trước đây, nước này chủ yếu tự
cung cấp điều nguyên liệu phục vụ chế biến, vài năm gần đây đã đẩy mạnh xuất
khẩu mặt hàng này, do đó phải tăng nhập khẩu.
2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu điều của Việt Nam.
- Thấy được giá trị kinh tế của cây điều, ngay từ những năm 1980, Đảng và Nhà
nước đã bước đầu có sự quan tâm đến cây điều, đặc biệt là công nghệ chế biến
18
điều xuất khẩu –tại Hội nghị ngoại thương tổ chức tại tỉnh Sông Bé (cũ) vào năm
1982, cố Thủ tướng Phạm Hùng đã chỉ đạo cho ngành ngoại thương phải tổ chức
chế biến và xuất khẩu hạt điều.

- Phải đến năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Ngày 29/11/1990
Bộ trưởng Bộ NN và CN Thực phẩm (nay là Bộ NN và PT Nông thôn) đã có
Quyết định số 346 /NN-TCCB/QĐ v/v: thành lập Hiệp hội cây điều Việt Nam với
tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Cashew Association (VINACAS).
- Năm 1992, tức là chỉ một năm sau khi khai thông biên giới Việt - Trung, hạt điều
Việt Nam đã có mặt tại thị trường đông dân nhất hành tinh này.
- Đặc biệt hơn là ngay từ khi Việt Nam – Hoa Kỳ chưa bình thường hoá quan hệ về
mặt ngoại giao thì chúng ta đã có những lô hàng xuất khẩu nhân điều xuất khẩu
trực tiếp qua thị trường Hoa Kỳ - đó là năm 1994.
- Năm 1996, Việt Nam chính thức ghi tên mình vào danh sách các quốc gia nhập
khẩu hạt điều thô từ châu Phi.
- Năm 2000-2001, VN trở thành nước có sản lượng điều thô đứng thứ hai thế giới.
- Năm 2002 - 2003, VN là nhà sản xuất, chế biến, XK lớn thứ hai thế giới.Ngày 14
tháng 1 năm 2003, Chủ tịch nước đã tặng ngành điều Huân chương Lao động
Hạng 3 thời kỳ đổi mới.
- Năm 2005, với kim ngạch XK trên 480 triệu USD, các nhà XK nhân điều đã đạt
con số cao nhất trong lịch sử ngành điều, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu
điều lớn thứ 2 thế giới, sau Ấn Độ.
- Năm 2006, một tin vui lớn đã đến với những người trồng - chế biến - xuất khẩu
điều Việt Nam - Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế
giới.
19
- Năm 2007 ngành điều vẫn tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng rất cao 25% -
cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành Nông nghiệp. sản lượng điều nhân
xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 đã tăng lên mức 155.000 tấn và chiếm một nửa
thị phần hạt điều thế giới.
- Việt Nam đã vươn lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân, với sản lượng
xuất khẩu điều nhân đạt 167.000 tấn, kim ngạch đạt 920 triệu USD trong năm
2008.
- Về sản xuất điều, Việt Nam đứng 2 trên thế giới (400.000 ha) so với Ấn Độ đứng

đầu (800.000 ha) nhưng năng suất điều Việt Nam cao hơn Ấn Độ (Việt Nam 1
tấn/ha, Ấn Độ 0,8 tấn/ha). Khả năng tăng năng suất điều ở Việt Nam còn nhiều, có
thể đạt 2 tấn/ha.
Bảng: Tình hình sản xuất điều của Việt Nam năm 2007 – 2009.
Năm 2007 2008 2009
Diện tích ( ha) 437.000 421.498 400.000
Sản lượng
( tấn)
400.000 350.000 550.000
Nguồn: Lao động số 52 ngày 25/3/2010.
- Diện tích tăng do kỹ thuật và công nghệ mới trồng điều trên vùng cát cũng đang
mở ra triển vọng lớn cho việc mở rộng diện tích trồng điều ở Bình Phước, Bình
Dương, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đồng Nai, Dak lak, Kon Tum, …
- Hạt điều Việt Nam hiện có mặt tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ và vẫn tiếp tục
duy trì vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu. Sau 15 năm cạnh tranh trên thương trường,
các nhà xuất khẩu (XK) hạt điều VN đã làm rạng danh đất nước khi vượt Ấn Độ,
giành ngôi vị đứng đầu thế giới về XK Điều.
20
Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam.
- Điều là một trong những cây trồng xuất khẩu chủ lực của nước ta, đặc biệt sản
phẩm điều xuất khẩu hầu như không bị cạnh tranh trên thị trường thế giới do nước
ta đứng đầu xuất khẩu điều với thị phần trên dưới 50% (43% năm 2007, 51% năm
2008, 55% năm 2009 ).
- Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậu của
Việt Nam rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều. Vì thế, Năng suất bình quân
trồng điều ở Việt Nam đã cao hơn 2 lần so với mức bình quân của thế giới, cao
hơn cả Brazil và Ấn Độ.
- Giá thành một tấn hạt điều Việt Nam là 247 USD/T, trong khi của Ấn Độ là 544
USD/T và Brazil là 288 USD/T;
- Trong năm 2005, xuất khẩu nhân điều đã chiếm 54% sản lượng toàn thế giới.

- Nhiều doanh nghiệp chế biến điều của nước ta có công suất thiết kế 10.000 tấn
hạt/năm.
- Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo được uy tín với khách hàng ở các thị trường
tiêu thụ lớn.
- Sau nhiều năm phát triển, học hỏi và ứng dụng những thành tựu khoa học công
nghệ Hạt Điều Việt Nam đã có thương hiệu trên thị trường thế giới không chỉ về
số lượng mà còn cả về chất lượng .
Cụ thể:
21
- Năm 1995 có 190.300 ha thì sau 10 năm đã có 433.000 ha. Sản
lượng hạt điều đạt 350.000 tấn. Cả nước có trên dưới 200 nhà máy chế biến, công
suất 600.000 tấn/năm, xuất khẩu 115 tấn nhân, giá trị kim ngạch 500.000 USD.
Riêng ngành chế biến xuất khẩu đã giải quyết việc làm cho 500.000 lao động.
- Theo Vinacas, nếu năm 1990 cả nước chỉ có 19 nhà máy chế biến
hạt điều có công suất 14.000 tấn điều thô thì năm 2005 cả nước có 100 nhà máy
với công suất chế biến 450.000 tấn. Nhiều nhà máy đã đầu tư dây chuyền thiết bị
hiện đại, sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm như ISO 9000, HACCP Hiện nay, ngành điều đang tạo việc làm cho
300.000 công nhân và hơn một triệu hộ nông dân trồng điều từ Đà Nẵng trở vào
với diện tích 400.000 héc ta.
- Năm 2006, VN đã vượt Ấn Độ - "cường quốc" về cây điều - để trở
thành quốc gia dẫn đầu thế giới về XK hạt điều. Chất lượng nhân điều VN cũng
được ca ngợi là số 1, là thơm ngon hơn hẳn nhân điều của Ấn Độ, Brazil hay
Tanzania cả nước có 225 DN chế biến điều với gần 300 nhà máy, ngành điều
Việt Nam đã có một bước tiến nhảy vọt khi xuất khẩu hạt điều đã qua sơ chế lên
tới 130 ngàn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 520 triệu USD(Trong khi Ấn
Độ chỉ XK có 118.000 tấn nhân điều) chiếm 50% thị trường nhân điều thô thế
giới. Với các thị trường lớn là Mỹ, EU, Trung Quốc, Hồng Kông, Canada.
- Đặc biệt, Mỹ là thị trường tiêu thụ lượng hạt điều lớn. Riêng năm
2006, xuất khẩu điều vào thị trường này đạt trên 40.000 tấn, chiếm trên 40% sản

lượng điều xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc đứng vị trí thứ hai,
chiếm 20% thị phần xuất khẩu; tiếp đó là thị trường các nước châu Âu 20%, 10%
còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông. Chính kết quả này
đã đẩy VN lên ngôi vị XK nhân điều hàng đầu thế giới trong năm 2006.
22
Bảng: Xuất khẩu điều Việt Nam 8 tháng 2007.
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.
- Năm 2007, theo Bộ Công Thương, sản lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam
đã tăng lên mức 155.000 tấn và chiếm một nửa thị phần hạt điều thế giới. Với sản
lượng xuất khẩu này, Việt Nam đã thu về 640 triệu USD trong năm 2007, tăng hơn
30% so với năm 2006.
- Thành tích cụ thể của năm 2007:
 Sản lượng điều thô trong nước: 350 000 tấn
23
 Nhập khẩu: 200 000 tấn .
 Sản lượng chế biến: 550.000 tấn .
 Sản lượng nhân xuất khẩu (khoảng) 152.000 tấn .
 Kim ngạch xuất khẩu (khoảng) 650 triệu USD.
Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt trên 36%; Trung Quốc 18%; Liên Minh châu Âu
(EU) trên 20%
- Năm 2008, với sản lượng xuất khẩu điều nhân đạt 167.000 tấn, kim ngạch đạt 920
triệu USD, tăng 16% về lượng và 42% về giá trị so với năm 2007, nước ta đứng
đầu xuất khẩu điều với thị phần trên dưới 51%. Trong đó, xuất khẩu điều sơ chế là
162,6 nghìn tấn (879 triệu USD, tương đương 96,17% ), điều chế biến khoảng 4,2
nghìn tấn, số còn lại là nhân điều chưa chế biến. Năm thứ ba liên tiếp, Việt Nam
vẫn vững vàng ở vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân.

Bảng: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam theo tháng năm
2008.
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam.

24
- Giá xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt mức trung bình khoảng 5.406,4
USD/tấn, tăng 29% so với năm 2007 và tăng 22% so với mức giá trung bình 10
năm trở lại đây, tuy nhiên vẫn thấp hơn 15% so với mức cao nhất đạt được vào
năm 1999 ( 6.324,3 USD/tấn ).
Bảng: Giá điều thô trong nước và giá nhà điều xuất khẩu của Việt Nam,
1995 – 2008.
ĐVT: USD/tấn.
Nguồn: www.agro.gov.vn và VINACAS.
- Tuy nhiên đến cuối năm 2008, thị trường rơi vào trạng thái suy thoái nghiêm
trọng do ành hưởng của những tin tức xấu từ Hoa Kỳ, Đức và các nước Âu Mỹ,
giá xuất khẩu của Việt Nam cũng theo đó tụt xuống mức 4.600 – 4.750 USD/tấn.
Xu hướng đi xuống của thị trường diễn ra liên tục và kéo dài cho đến những tháng
đầu năm 2009.
25

×