Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi HSG địa lý lớp 9 (2009 - 2010) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.26 KB, 8 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
KỲ THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 28/3/2010
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (1 điểm):
Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
Câu 2 (2 điểm):
Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học :
- Hãy nêu những điểm khác nhau của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với
miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Giải thích vì sao ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tính chất nhiệt đới bị giảm
sút mạnh mẽ?
Câu 3 (2 điểm):
Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải
thích sự phân bố dân cư ở Tây nguyên.
Câu 4 (3 điểm):
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta qua các năm (%)
Năm
Loại cây
2000 2007
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
34,9
65,1


31,7
68,3
a, Vẽ hai biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp năm 2000
và năm 2007.
b, Qua bảng số liệu và biểu đồ nêu nhận xét và giải thích cơ cấu diện tích cây
công nghiệp ở nước ta.
Câu 5 (2 điểm):
Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày điều kiện
tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
……………………………… Hết………………………………………
(Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lý Việt Nam tái bản, chỉnh lí bổ sung
năm 2009 để làm bài)
Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh…………….
Chữ kí giám thị 1………………………Chữ kí giám thị 2…………………
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN: ĐỊA LÍ
Ý chính
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Điểm
Câu 1:
- Trình bày:
- Hệ quả:
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng
nghiêng 66
0
33


với mặt phẳng quỹ đạo.
- Thời gian tự quay quanh trục là 24 giờ, hướng quay
từ Tây sang Đông.
- Khắp nơi trên Trái Đất lần lượt có ngày, đêm.
- Các vận động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng:
nhìn xuôi theo chiều chuyển động ở nửa cầu Bắc
lệch về bên phải, ở nửa cầu Nam lệch về bên trái.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
a, Nêu điểm
khác nhau:
- Đặc điểm
chung:
- Mùa đông:
- Mùa hạ
b, Giải thích:
Miền Bắc và ĐBBB
- Tính chất nhiệt đới bị
giảm sút mạnh mẽ,
mùa đông lạnh nhất cả
nước.
- Mùa đông đến sớm và
kết thúc muộn:
- Mùa hè nóng ẩm,
mưa nhiều. Có tiết mưa
ngâu.
Miền TB và BTB

- Khí hậu đặc biệt do tác
động của địa hình.
- Mùa đông đến muộn và
kết thúc sớm:
- Ảnh hưởng của gió
Phơn Tây Nam khô nóng
nên ít mưa.
- Mùa mưa chậm dần từ
Tây Bắc xuống Bắc
Trung Bộ.
Lưu ý: Học sinh có thể nêu lần lượt từng miền mà
đảm bảo đủ kiến thức cơ bản như đáp án thì vẫn cho
điểm bình thường, mỗi miền đạt 0,75 điểm
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tính chất nhiệt đới
giảm sút mạnh mẽ vì:
- Miền nằm ở vị trí cận chí tuyến.
- Miền có địa hình thấp, 4 cánh cung mở ra ở phía
Bắc nên gió mùa Đông Bắc tác động mạnh mẽ.
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 3
- Mật độ
chung:
- Tình hình
phân bố và
giải thích:

- Là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta (81
người/km
2
– năm 2002).
- Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đô
thị và ven các trục đường giao thông.
- Mật độ đông nhất 201 – 500 người/km
2
ở Thành
phố: KonTum, Plâyku, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột….
0,5
0,5
0,5
Vì đây là những trung tâm kinh tế - chính trị - văn
hóa của các tỉnh.
- Mật độ dưới 50 người/km
2
ở các vùng còn lại.
Đây là những vùng núi cao, kinh tế khó khăn.
0,5
Câu 4
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét:
- Giải thích:
- Vẽ 2 biểu đồ hình tròn: Đảm bảo tương đối chính
xác về tỉ lệ %. Đủ tên, chú thích, số liệu của biểu đồ,
năm thể hiện biểu đồ.
(Nếu thiếu một trong những ý trên trừ 0,25 điểm)
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi:
+ Tăng tỉ trọng diện tích nhóm cây công nghiệp lâu

năm (CM = SL)
+ Giảm tỉ trọng diện tích nhóm cây công nghiệp hàng
năm (CM = SL)
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm luôn chiếm tỉ
trọng lớn trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp
(CM = SL).
- Cây công nghiệp lâu năm có nhiều điều kiện tự
nhiên ( thuận lợi để phát triển ( Địa hình, khí hậu, đất
đai ), có giá trị xuất khẩu cao.
- Cây công nghiệp hàng năm thường trồng ở đồng
bằng, xen canh với cây lúa, khả năng mở rộng diện
tích hạn chế.
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
a, Điều kiện
tự nhiên:
b, Thế mạnh
kinh tế:
- Vùng đất liền: Địa hình thoải, đất ba dan, đất xám.
Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt.
- Vùng biển: Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản
phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục
địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
- Vùng đất liền: Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây
trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu
tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.

- Vùng biển: Khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đánh
bắt hải sản. Giao thông, dịch vụ, du lịch biển.
0,5
0,5
0,5
0,5
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯƠNG TRÀ
–––––––––––––––
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: ĐỊA LÝ 9. Thời gian làm bài: 120 phút
––––––––––––––––––
Câu 1: (2,5 điểm)
1.1. Đặc điểm và hệ quả về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
1.2. Vì sao hàng ngày chúng ta nhìn thấy hiện tượng Mặt Trời mọc ở phía
Đông, lặn ở phía Tây?
Câu 2: (4 điểm)
2.1. Trên Trái Đất, môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn
của các vĩ tuyến nào? Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì?
2.2. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nước ta chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của các loại gió mùa nào? Thời gian, đặc điểm chủ yếu về thời tiết và
khí hậu của mỗi mùa đó?
Câu 3: (4 điểm)
Từ những kiến thức địa lý đã được học, được biết về vùng Bắc Trung Bộ,
hãy trả lời các câu hỏi sau:
3.1. Ý nghĩa về vị trí địa lý, lãnh thổ của vùng?
3.2. Vì sao Bắc Trung Bộ là địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai nặng nề
như bão, lụt, lũ quét, cát lấn, hạn hán, …?
3.3. Vì sao ở Bắc Trung Bộ cần phải đặc biệt coi trọng và quan tâm đến

việc trồng rừng?
Câu 4: (2,5 điểm)
Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội tương ứng
với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp theo sơ đồ sau:
Câu 5: (7 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau đây:
Năm 1981 1986 1990 1996 1999 2002
Sản lượng lúa (triệu tấn) 12,4 16,0 19,2 26,4 31,4 34,4
Dân số (triệu tấn) 54,9 61,2 66,2 75,4 76,3 79,7
5.1. Vẽ trên cùng hệ trục tọa độ ba đường biểu diễn thể hiện sản lượng lúa,
dân số và sản lượng lúa bình quân đầu người (kg/người) của nước ta từ năm 1981
đến năm 2002 (lấy năm 1981 = 100%).
5.2. Nhận xét và giải thích tình hình trên.
––––––––––––––––––––––
Yếu tố đầu vào
Sự phát triển
và phân bố công nghiệp Yếu tố đầu ra
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯƠNG TRÀ
–––––––––––––––
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2009-2010. MÔN: ĐỊA LÝ 9.
––––––––––––––––––
Đáp án Điểm
Câu 1: (2,5 điểm)
1.1. Đặc điểm và hệ quả về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
– Đặc điểm:
+ Quỹ đạo chuyển động là một hình elip gần tròn, hướng chuyển động từ tây sang đông

với vận tốc rất lớn (trung bình 28km/s)
+ Trong khi chuyển động, trục Trái Đất luôn hướng về một phía và nghiêng trên mặt
phẳng quỹ đạo 66
0
33’.
+ Thời gian Trái Đất chuyển động đúng một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 5 giờ 48
phút 46 giây.
1,0
– Hệ quả:
+ Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.
+ Sự thay đổi các thời kì nóng lạnh trong năm và hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác
nhau.
+ Hình thành các đới nhiệt trên Trái Đất.
+ Tạo ra lực côriôlit
1,0
1.2. Vì sao hàng ngày chúng ta nhìn thấy hiện tượng Mặt Trời mọc ở phía
Đông, lặn ở phía Tây?
Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn luôn tự quay quanh trục
theo hướng từ Tây sang Đông và tạo nên một hệ quả là khắp mọi nơi trên Trái Đất có
ngày và đêm liên tục. Tuy nhiên, hàng ngày chúng ta lại nhìn thấy hiện tượng Mặt Trời
mọc ở phía Đông, lặn ở phía Tây bởi vì chúng ta ở trên bề mặt Trái Đất nên chúng ta
được coi là đứng yên trong chuyển động tự quay của Trái Đất còn Mặt Trời là vật
chuyển động. Do đó (từ ảo giác) chúng ta nhìn thấy hiện tượng Mặt Trời mọc ở phía
Đông, lặn ở phía Tây.
0,5
Câu 2: (4 điểm)
2.1. Trên Trái Đất, môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ
tuyến nào? Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì?
– Đới nóng nằm ở khoảng giữa hai vĩ tuyến, kéo dài từ Tây sang Đông, thành một vành
đai bao quanh xích đạo từ (khoảng) vĩ độ 30

0
B đến 30
0
N.
0,75
– Đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm:
+ Môi trường xích đạo ẩm nằm trong khoảng từ 5
0
B đến 5
0
N.
1,25
+ Có khí hậu nóng, ẩm; quanh năm nóng trên 25
0
C và có lượng mưa từ 1500mm đến
2500mm.
+ Có rừng rậm xanh quanh năm, phát triển ở khắp nơi; rừng rậm nhiều tầng, tập trung
nhiều loài cây, chim, thú trên thế giới.
2.2. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của các loại gió mùa nào? Thời gian, đặc điểm chủ yếu về thời tiết và khí
hậu của mỗi mùa đó?
+ Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam: Có hai đặc điểm cơ bản, đó là tính chất nhiệt
đới gió mùa ẩm và tính chất đa dạng, thất thường.
2,0
+ Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai loại gió mùa, đó là: Gió mùa đông bắc và
gió mùa tây nam.
+ Gió mùa đông bắc kéo dài khoảng từ tháng 10 (năm nay) đến tháng 4 (năm sau) với
đặc điểm chủ yếu là lạnh, khô, ít mưa.
+ Gió mùa tây nam kéo dài khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 (hàng năm) với đặc điểm chủ
yếu là nóng, ẩm, mưa nhiều.

Câu 3: (4 điểm)
3.1. Ý nghĩa về vị trí địa lý, lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ:
– Vị trí địa lý, lãnh thổ: Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp, ngang kéo dài theo hướng tây bắc -
đông nam từ dãy Tam Điệp (ở phía bắc) tới dãy Bạch Mã (ở phía nam); phía tây là dải
núi Trường Sơn Bắc, giáp nước Lào; phía đông là Biển Đông.
0,5
– Ý nghĩa của vị trí, lãnh thổ: Bắc Trung Bộ là ngã tư đường đối với trong nước và các
nước trong khu vực, cụ thể là:
+ Cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía nam và ngược lại.
+ Cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công ra Biển Đông và ngược lại.
0,5
3.2. Vì sao Bắc Trung Bộ là địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai nặng nề như bão,
lụt, lũ quét, cát lấn, hạn hán, …?
– Ảnh hưởng của vị trí địa lý và dải Trường Sơn Bắc:
+ Trường Sơn Bắc, sườn đón gió, bão về mùa hạ.
+ Trường Sơn Bắc, nguyên nhân gây nên hiệu ứng phơn với gió Tây Nam gây nhiệt độ
cao, khô nóng kéo dài gây nguy cơ cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt.
+ Trường Sơn Bắc, sườn đón gió mùa Đông Bắc, gây mưa lớn ở nhiều địa phương.
+ Trường Sơn Bắc cùng với vị trí địa lý của vùng là dải đất hẹp, ngang kéo dài theo
hướng tây bắc - đông nam tạo cho Bắc Trung Bộ là địa bàn thể hiện rõ nhất địa bàn
phân hóa theo hướng đông-tây (theo hướng kinh tuyến) và được biểu hiện qua độ dốc,
hướng, chiều dài của núi, sông.
1,5
– Ảnh hưởng từ tác động khai thác tài nguyên của con người: Rừng bị chặt phá, dòng
chảy của sông bị ngăn chặn, …
0,5
3.3. Vì sao ở Bắc Trung Bộ cần phải coi trọng và quan tâm đến việc trồng rừng?
+ Bắc Trung Bộ là địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai nặng nề như bão, lụt, lũ
quét, cát lấn, hạn hán, … Một trong những nguyên nhân là rừng bị tàn phá do đó
cần phải đặc biệt coi trọng và quan tâm đến việc trồng rừng.

1,0
+ Trồng rừng có tác dụng: Phòng chống lũ quét, hạn chế nạn cát lấn, cát bay; hạn chế
tác hại của gió phơn Tây Nam và bão, lụt; bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 4: (2,5 điểm). (Lưu ý: Ở mỗi yếu tố, thiếu 1 ý, trừ 0,25 điểm.)
– Các yếu tố đầu vào:
+ Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng
+ Lao động
+ Cơ sở vật chất, kĩ thuật
+ Chính sách phát triển công nghiệp.
1,5
– Các yếu tố đầu ra:
+ Thị trường trong nước
+ Thị trường ngoài nước
+ Chính sách phát triển công nghiệp.
1,0
Câu 5: (7 điểm)
Lập đúng bảng xử lý số liệu, 1 điểm.
Năm 1981 1986 1990 1996 1999 2002
Sản lượng lúa (triệu tấn) 12,4 16,0 19,2 26,4 31,4 34,4
Dân số (triệu tấn) 54,9 61,2 66,2 75,4 76,3 79,7
Sản lượng lúa bình quân
(kg/người)
225,8 261,4 290,0 350,0 411,5 431,6
Năm 1981 1986 1990 1996 1999 2002
Sản lượng lúa (%) 100 129 154,8 212,9 253,2 277,4
Dân số (%) 100 111,4 120,5 137,3 138,9 145,2
Sản lượng lúa bình quân
(%)
100 115,7 128,5 155,0 182,2 191,1
5.1. Vẽ biểu đồ (2 điểm):

Yêu cầu: Vẽ được biểu đồ theo yêu cầu. Tỉ lệ chính xác, rõ, đẹp. Tên biểu đồ và ghi chú.
5.2. Nhận xét, giải thích:
a. Nhận xét (2 điểm):
+ Cả ba đường biểu diễn đi lên cho thấy số dân, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình
quân đầu người đều tăng.
+ Sản lượng lúa từ năm 1981 đến 1990 tăng chậm (tăng bình quân 6,1% năm); từ năm
1990 đến 2002, tăng nhanh (tăng bình quân 10,2% năm).
+ Dân số từ 1981 đến 1996 tăng nhanh (bình quân 2,48% năm); từ 1996 đến 2002 tăng
chậm rõ rệt (bình quân 1,32% năm).
+ Sản lượng lúa bình quân đầu người từ 1981 đến 1990 tăng rất chậm (bình quân 3,2%
năm) nhưng từ 1990 đến 2002, tăng nhanh (bình quân 5,2% năm).
b. Giải thích (2 điểm):
+ Sản lượng lúa tăng nhanh là nhờ:
* Chính sách phát triển nông nghiệp: Thực hiện hình thức khoán, giao đất, người dân tự
chủ trong sản xuất, nhà nước sẵn sàng hỗ trợ vốn, giống, kĩ thuật, …
* Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích canh tác, cải tạo đất; ứng dụng
được các thành tựu khoa học vào sản xuất nông nghiệp, …
* Công tác thủy lợi, … được chú trọng nên khắc phục được tình trạng ngập úng, hạn
hán ở một số nơi.
+ Dân số gia tăng chậm lại là do kết quả chính sách dân số đúng đắn của Đảng, nhà
nước và việc tuyên truyền, vận động, ý thức thực hiện của người dân đạt hiệu quả cao.
+ Sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người trong thời gian qua có tăng
nhưng sẽ đến lúc tăng chững lại (minh họa bởi tỉ lệ tăng từ 1999 đến 2002) là do sản xuất dù
đạt trình độ thâm canh cao nhưng sẽ tới giới hạn của năng suất và việc khai thác mà không đủ
thời gian bảo dưỡng thì đất sẽ bị bạc màu. Bên cạnh đó, áp lực dân số tăng nhanh, việc đô thị
hóa nông thôn làm giảm diện tích canh tác, … sẽ ảnh hưởng mạnh đến sản lượng lúa và sản
lượng lúa bình quân đầu người. Vì vậy cần thực hiện tôt chính sách phát triển dân số và chính
sách phát triển nông nghiệp để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, phát triển kinh tế bền vững.
Chú ý:
+ Thang điểm chi tiết và đối với các thang điểm còn lại (của tất cả các câu), Tổ chấm

thảo luận, thống nhất để chấm. Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh
hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài
việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện
được tố chất của một học sinh giỏi.
+ Điểm của toàn bài không làm tròn
––––––––––––––––––––

×