Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Chủ đề Gia đinh Lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.05 KB, 52 trang )

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Thực hiện trong 4 tuần: từ ngày 19 tháng 10 đến 13 tháng 11 năm 2009.
I/ MỤC TIÊU
1/ Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng và sức khoẻ:
- Trẻ biết phân biệt ích lợi của các nhóm thực phẩm, biết lựa chọn các thực phẩm theo sở
thích gia đình. Kể được tên một số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản.
- Biết giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực
hiện được các thao tác rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt.
- Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết. Biết tự thay tất, quần áo cho bản thân.
- Biết nói với người lớn khi bị ốm, mệt và đau.
* Vận động:
- Có kĩ năng thực hiện một số vận động như: Đi trên ghế thể dục, bật xa 45cm ném xa
bằng một tay. Biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi bò, đi bước dồn trên ghế thể dục.
- Thực hiện được các vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay. Tự rót nước không đổ ra
ngoài.
2/ Phát triển nhận thức:
- Biết họ tên, một số đặc điểm và sở thích của người thân trong gia đình.
- Biết địa chỉ, ssố điện thoại của gia đình.
- Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố, mẹ
- Phát hiện sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ.
- Phân biệt được đồ dùng gia đình theo 2,3 dấu hiệu. Biết so sánh các đồ dùng, vật dụng
trong gia đình và sử dụng các từ to nhất – to hơn – thấp hơn – thấp nhất….
- Biết phân nhóm, đếm và nhận biết số lượng, hình dạng của một số đồ dùng, đồ chơi.
3/ Phát triển ngôn ngữ:
- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
- Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi.
- Kể lại được sự kiện của gia đình theo trình tự, có lô gíc
- Có thể miêu tả lại mạch lạc về đồ dùng, đồ chơi của gia đình.
- Thích nghe đọc thơ, đọc sách và kể chuyện diễn cảm về gia đình.


- Biết sử dụng lời nói, có kĩ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép lịch sự.
- Nhận biết kí hiệu chữ viết.
4/ Phát triển thẩm mĩ:
- Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà về các đồ dùng,
các kiểu nhà, các thành viên trong gia đình.
- Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, vận động theo nhạc.
- Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
5/ Phát triển tình cảm – xã hội:
- Nhận biết cảm xúc của người thân trong gia đình và biết thể hiện cảm xúc phù hợp.
- Thực hiện một số qui tắc trong gia đình: Cảm ơn, xin lỗi, xin phép. Biết cách cư sử với
các thành viên trong gia đình: lễ phép, tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ khi cần thiết
Có ý thức về những điều nên làm như: khoá nước khi rửa tay xong, cất đồ dùng, đồ chơi
đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi
1
MẠNG NỘI DUNG
2
- Các thành viên trong gia đình:
Tôi, bố mẹ, anh chị em (họ tên, sở
thích, ngày sinh nhật).
- Công việc của các thành viên
trong gia đình. Gia đình là nơi vui
vẻ, hạnh phúc. tình cảm của bé
với các thành viên trong gia đình:
Bé tham gia các hoạt động cùng
mọi người trong gia đình vào các
ngày kỉ niệm của gia đình, cách
đón tiếp khách.
- Trẻ biết được những thay đổi
trong gia đình.(có người chuyển
đi, có người sinh ra.

- Họ hàng bên nội, bên ngoại.
- Cách gọi bên nội, bên ngoại
(ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, cô, dì, chú, bác…)
- Những ngày họ hàng thường
tập trung
( ngày dỗ, ngày lễ…)
- Trẻ biết họ tên và một số đặc
điểm của những người thân
trong gia đình. Hiểu được các
mối quan hệ trong gia đình.
- Trẻ biết cách xưng hô với mọi
người trong gia đình, họ hàng.
- Địa chỉ của gia đình.
- Nhà: Là nơi gia đình cùng
chung sống. Dọn dẹp và giữ
gìn nhà cửa sạch sẽ.
- Có nhiều kiểu nhà khác nhau
(nhà một tầng, nhiều tầng, khu
tập thể, nhà ngói, nhà tranh…
- Người ta dùng nhiều vật liệu
khác nhau để làm nhà.
- Những người kĩ sư, thợ xây,
thợ mộc…là những người làm
nên ngôi nhà.
- Đồ dùng gia đình, phương
tiện đi lại của gia đình.
- Chất liệu làm ra đồ dùng
trong gia đình.
- Các loại thực phẩm cần cho

gia đình. Cần ăn thức ăn hợp
vệ sinh.
- Biết cách giữ gìn quần áo
sạch sẽ.
Gia đình

Họ hàng gia
đình bé
Đồ dùng của
gia đình
Ngôi nhà gia
đình bé ở
GIA
ĐÌNH
MẠNG HOẠT ĐỘNG
3
* Vận động
- Bật xa 45cm.
- Bật xa 5ocm ném
xa một tay.
- Đi ngang, bước
dồn trên ghế thể
dục.
- Bật nhẹ nhàng liên
tục vào vòng.
* Dinh dưỡng sức
khỏe
- Giới thiệu các món
ăn, các chất dinh
dưỡng liên quan đến

sức khỏe cho gia
đình.
* Toán: Nhận biết mối quan hệ
hơn kém về số lượng trong phạm
vi 6
-Thêm bớt chia nhóm 6 đối tượng
ra làm 2 phần
- Biết nhận dạng các khối chữ
nhật, khối vuông, khối cầu, khối
trụ.
* Khám phá khoa học:
- Hãy kể về gia đình của bé.
- Trò chuyện về ngôi nhà xinh của
bé.
+ Tìm hiểu về ngôi nhà của mình
xây nên bằng những vật liệu gì?
- Tìm hiểu về dòng họ gia đình.
+ Trẻ biết mình mang họ gì, cách
xưng hô trong gia đình


- Phân loại, so sánh, công dụng,
chất liệu đồ dùng đó.

Văn học
- Làm anh
- Mẹ của em
- Ba cô gái
- Giữa vòng gió
thơm

Làm quen chữ
cái
- Chữ e,ê
- Tập tô chữ e,ê
- Ôn các chữ đã
học.
- Chữ u,ư
- Tập tô chữ u,ư
Thực hiện một số nề nếp quy
định trong sinh hoạt hàng ngày
của gia đình
Làm một số công việc giúp bố
mẹ và người thân trong gia đình.
Làm quà tặng bố mẹ và những
người thân.
Trò chuyện tìm hiểu về tình cảm
sở thích của các thành viên trong
gia đình và những ứng xử lễ
phép, lịch sự với người thân
trong gia đình
Âm nhạc
- Cả nhà thương nhau
- Hát ông cháu.
- Hát cháu yêu bà.
- Múa cho mẹ xem
Tạo hình
-Vẽ chân dung người thân trong
gia đình
-Vẽ ngôi nhà bé ở
-Nặn người thân của bé.

-Cắt dán đồ dùng trong gia đình.
Phát triển
thể chất
Phát triển
nhận thức
Phát triển
ngôn ngữ
Phát triển
tình cảm xã hội
Phát triển
thẩm mĩ
GIA
ĐÌNH
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
Chủ đề nhánh: Gia đình bé
Từ ngày 19/ 10 đến 23/10 năm 2009
I.Mạng nội dung:
4
Gia đình
tôi
Môi trường
xung
quanh nhà
bé ở
Nhà bé làm
bằng gì?
- Trẻ biết người thân trong gia đình, hiểu được các mối quan hệ trong
gia đình.
- Biết được công việc và cuộc sống hàng ngày của các thành viên trong
gia đình.

Biết thương yêu chia sẻ với mọi người trong gia đình.
Biết công lao kính trọng và lễ phép với ông bà, cha mẹ, ông bà…
Biết cách chào hỏi, xưng hô phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam
- Cần dọn dẹp, giữ gìn
vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Trồng cây xanh, vườn
hoa
- Phát hiện những thay
đổi xung quanh nhà bé

- Nhà được làm từ
những nguyên vật liệu
khác nhau: Gỗ, xi
măng, cát, đá
- Có nhiều loại nhà
khác nhau. Nhà trệt,
1 tầng, 2 tầng, chung
cư, biệt thự
- Những người làm
nên ngôi nhà?
Tên các thành
viên trong gia
đình bé
Mạng hoạt động
5
Vận động
- Ném xa bằng 1 tay-
bật xa 50cm
- Sự khéo léo, tinh
nhanh của đôi chân tay

khi thực hiện động tác
chính xác.
Dinh dưỡng sức khỏe
- Giới thiệu các món ăn,
các chất dinh dưỡng
liên quan đến sức khỏe
cho gia đình.
- Khám phá
khoa học
+ Tìm hiểu về
gia đình bé
Làm quen với
toán
- Nhận biết mối
quan hệ hơn kém
về số lượng trong
phạm vi 6
Văn học
Kể chuyện
“Ba cô gái”
Tạo hình
Vẽ chân dung người thân
trong gia đình
Âm nhạc
Múa cho mẹ xem

- Biết yêu thương kính
trọng các người thân trong
gia đình.
- Biết chia sẻ những công

việc nhỏ trong gia đình.
- Lễ phép kính trọng người
lớn.
Gia đình

Phát triển
thể chất
Phát triển
nhận thức
Phát triển
ngôn ngữ
Phát triển
thẩm mĩ
Phát triển
tình cảm – xã hội
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
 Yêu cầu:
- Trẻ biết họ tên và một số đặc điểm của những người thân trong gia đình, hiểu được các
mối quan hệ trong gia đình.
- Biết công việc cuộc sống hàng ngày của các thành viên trong gia đình.
- Biết yêu thương chia sẻ với mọi người trong gia đình.
- Biết công lao kính trọng và lễ phép với bố mẹ, ông bà
- Biết cách chào hỏi, xưng hô phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam.
Hoạt động Nội dung
Đón trẻ
Cô giáo đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định.
- Cô trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình trẻ. Trẻ nói về
những sở thích riêng của mọi người trong gia đình.
Hoạt động


chủ đích
Đàm thoại về gia đình: Nói họ tên các thành viên trong gia đình. Kể về
cuộc sống các hoạt động trong gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ và công
việc của bố mẹ vẫn làm ở nhà
Thứ hai
Khám phá khoa học
Tìm hiểu về gia đình bé
Vận động
- Ném xa bằng một tay. Bật xa 50cm
Thứ ba
Âm nhạc
Múa cho mẹ xem
+ Trò chơi: Ai nhanh nhất
+ Nghe hát, nghe nhạc: Ba ngọn nén lung linh
Thứ tư
Làm quen với toán
- Nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 6.
Thứ năm
Văn học
Kể chuyện “Ba cô gái”
LQCC
Chữ e,ê
Thứ sáu
Tạo hình
- Vẽ: Người thân trong gia đình
Hoạt động
góc
* Góc phân vai:
- Cho trẻ tự nhận vai chơi mẹ con, biết cách chăm sóc con.
- Chơi nấu ăn: cách bày các món ăn trong gia đình,trang trí trong nhà

nhân ngày sinh nhật của mẹ, ngày lễ phụ nữ.
* Góc Âm nhạc:

Cho trẻ múa hát các bài về gia đình.
- Cho nhóm trẻ tự biểu diễn với nhau ,cử một bạn là người MC lên giới
thiệu chủ đề cho bạn hát.
* Góc xây dựng: - Cho nhóm trẻ tự phân công xây dựng nhà, lắp ghép
các kiểu nhà.
- Xây thêm các công trình phụ có ao cá, cây cảnh, khuôn viên vườn hoa
xung quanh nhà.
* Góc tạo hình
:
Cho trẻ vẽ những người thân trong gia đình.

- Làm khung ảnh trang trí thêm các chi tiết, hoa, lá…
- Làm album về gia đình của mình.
6
*
Góc khoa học thiên nhiên
:
Cho trẻ chăm sóc cây xanh.
Hoạt động ngoài trời
Ngày thứ hai
- Cho trẻ dạo chơi trong sân trường, quan sát lá rụng, nhặt lá vàng rơi
làm khung ảnh.
- Trò chơi học tập: Gia đình của bé.
- Chơi tự do: chơi cát với nước.
Ngày thứ ba
- Đi dạo trong sân trường cho trẻ quan sát các lớp học trong trường.
- Chơi vận động: Về đúng nhà cháu.

- Cho trẻ vẽ tự do
Ngày thứ tư
- Trẻ quan sát quang cảnh, bầu trời buổi sáng nêu nhận xét về thời tiết
trong ngày
- Chơi: Nghệ sĩ trong gia đình
- Ôn các bài hát.
Ngày thứ
năm
- Đi dạo xung quanh sân trường hít thở không khí trong lành.Cho trẻ
quan sát các cây xanh trong sân trường.
- Trò chơi : Tìm đúng nhà.
- Chơi tự do: chơi cát với nước.
Ngày thứ
sáu
- Dạo quanh sân trường quan sát và nhận xét về thời tiết trong ngày.
- Chơi vận động: Gia đình gấu.
- Cho trẻ đếm các đồ chơi ngoài trời.
Trả trẻ Dặn trẻ đi học đều. Trao đổi với phụ huynh tình hình học tập của trẻ.
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
I/ Hoạt động trong ngày:
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định,
trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Gia đình tôi” Cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình.
2. Thể dục buổi sáng:
- Hô hấp: Thổi bóng bay.
- Tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực
- Chân: Chân trái bước trước khụy gối, chân sau thẳng.
- Bụng:. Hai tay đưa cao, cuối xuống tay chạm chân.
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát:+ Cho trẻ dạo chơi trong sân trường, quan sát lá rụng, nhặt lá vàng rơi

làm khung ảnh.
+ Trò chơi học tập: Gia đình của bé.
+ Chơi tự do: chơi cát với nước
II/ Hoạt động có chủ đích:
Tiết 1 Môn: Khám phá khoa học
Đề tài: Tìm hiểu về gia đình của bé
 Yêu cầu:
1/ Kiến thức: - Trẻ biết họ tên và một số đặc điểm của những người thân trong gia
đình, hiểu được các mối quan hệ trong gia đình .
2/ kỹ năng: - Trẻ biết diễn đạt rõ ràng khi kể về gia đình mình. Qua đó nhận thấy
được tình cảm yêu thương của mọi người trong gia đình
- Tập cho trẻ khả năng quan sát và phân tích.
7
3/ Giáo dục: - Biết kính trọng, lễ phép với ông bà, cha, mẹ.
 Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức ở trong lớp học .
- Đồ dùng phương tiện :
- Dặn trẻ về nhà tìm hiểu xem cuộc sống, sinh hoạt của các thành viên trong nhà
- Tích hợp môn: Âm nhạc.
 Phương pháp: Trực quan đàm thoại.
 Tiến hành hoạt động có chủ đích:
Hoạt động của cô Hoạt động của
trẻ
* Mở đấu hoạt động
:
- Trò chuyện: về gia đình của trẻ và các người thân trong gia
đình.
- Ổn định: Trẻ hát “ Cả nhà thương nhau”
*
Hoạt động trọng tâm

:
- Cô hỏi trẻ: Trong gia đình chúng ta có những ai? Các con hãy
cùng nhau kể về gia đình mình cho các bạn nghe nhé!
- Trong gia đình con ai là người lớn tuổi nhất? ai là người nhỏ
nhất nhà?.Cô gợi ý để trẻ kể những đặc điểm nổi bật, những sở
thích của bố mẹ , anh chị em, ông bà và những người thân trong
gia đình trẻ. Biết được ngày sinh nhật của các thành viên trong gia
đình. Đến ngày sinh nhật của những người thân con sẽ làm gì?-
Công việc của bố mẹ ở trong xã hội?.
- Khi ở nhà thì các thành viên trong gia đình sẽ làm gì?.
- Mình đã giúp đỡ được gì cho bố mẹ khi ở nhà?. Làm gì để cho
bố mẹ, ông bà, anh chị được vui.
- Những ngày nghĩ hoặc các ngày lễ tết gia đình sẽ tổ chức đi
đâu?.
- Khi khách đến nhà con sẽ như thế nào?
-Tình cảm của mình đối với các thành viên trong gia đình?.
- Cô cho trẻ biết gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc nhất ,phải biết
giữ gìn nâng niu nó, ai đi xa cũng đều nhớ.
* Kết thúc hoạt động
:
- Trẻ hát múa “ ba ngọn nến lung linh”.
Trẻ trả lời các câu
hỏi của cô.
Trẻ trả lời.
Vệ sinh trường lớp.
Môn: Thể dục kỷ năng
Bài: Ném xa bằng một tay- Bật xa 50cm
I/ Yêu cầu:
1. Nhiệm vụ giáo dưỡng:
a. Kiến thức: - Trẻ biết dùng sức của tay để ném xa. Biết bật xa 50cm chạm đất

bằng mũi bàn chân đến cả bàn chân.
b.Kỷ năng: - Luyện kỷ năng ném và bật xa.
2. Nhiệm vụ phát triển: Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo của đôi tay và bàn
chân. .
3. Nhiệm vụ giáo dục: Giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật khi thể dục, rèn luyện thân
thể khỏe mạnh.
II/ Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ. Đồ dùng: Túi cát,dây, vòng.
-Tích hợp: Môn : âm nhạc; toán; chữ cái.
III/ Phương pháp: Làm mẫu , thực hành.
8
IV/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô Hoạt động trẻ
Trò chuyện: cho trẻ hát “Làm chú bộ đội”
Cô hỏi trẻ: Lớn lên các con có thích làm chú bộ đội không ?
- Cô nói: làm chú bộ đội rất vất vã, nhiệm vụ của các chú là phải
canh giữ đất nước cho yên bình. Vì vậy muốn làm được chú bộ
đội các con phải rèn luyện sức khỏe thật tốt.
- Cô nói: Bộ đội cũng là một nghề trong xã hội, ngoài bộ đội ra
còn có nghề gì nữa ?
Cô nói : Bất kỳ làm một nghề gì chúng ta cần phải có sức khỏe,
vậy hôm nay cô sẽ dạy các con một tiêt thể dục đó là “ Ném xa
một tay, bật xa 50cm”
1. Khởi động: Cho trẻ đi, chạy theo cô,đi thường, đi
kiễng gót,đi bằng gót chân, chạy chậm và đứng hàng ngang theo
tổ.
2. Trọng động:

a. Bài tập phát triển chung:
Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao.
Chân: Ngồi khuỵu gối.

Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên.
Bật: Bật tách chân, khép chân.

b. Vận động cơ bản
: Ném xa một tay, bật xa 50cm.
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện, cách nhau 3-4 m.
Cô kẻ vạch ném và vạch bật ở giữa.
- Cô hỏi trẻ: Trước mặt cô có gì ? Trong mỗi vòng cô có chữ cái
- Cô làm mẫu cho trẻ xem lần 1.
- Cô ném lần 2 kết hợp giải thích.
- Cô cầm túi cát bằng tay gì ?Chân trái cô đứng ở đâu? Chân phải
đứng ở đâu ?
- Cách ném: Khi ném đứng chân trước chân sau tay phải cô cầm
túi cát tay đưa ra trước, xuống dưới, ra sau, lên cao và ném túi
cát ra xa ở điểm tay đưa cao nhất.
- Cách bật: Đứng tự nhiên trước vạch chuẩn bị, tay thả xuôi. Hai
tay đưa ra trước, lăng nhẹ xuống dưới, ra sau, đồng thời gối hơi
khuỵu để lấy đà. Dùng sức của chân nhún, bật mạnh về phía
trước, tay đưa ra trước, chân chạm đất nhẹ bằng đầu bàn chân
sau đó cả bàn chân.
- Cô chọn 1 cháu ném mẫu cho lớp xem.
- Trẻ thực hiện: Mỗi lần cô cho 2 trẻ lên tập. Cô quan sát chú ý
sữa sai. Cho những cháu ném và bật chưa đạt lên tập lại.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hát nhẹ nhàng.
Trẻ hát kết hợp dậm
chân
Trẻ kể
Trẻ tập theo cô
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát cô làm

Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ ném và bật
Hoạt động góc:
- Phân vai : Mẹ con
- Tạo hình:“Hoạt động theo ý thích”
- Âm nhạc:“Biểu diển văn nghệ”
- Khoa học/Thiên nhiên:Cho trẻ chăm sóc cây xanh.
- Xây dựng :“ Xây nhà ở”
9
Nhận xét đánh giá – Bình cờ: Lớp học ngoan, một số cháu tiêu biếu trong giờ
Vệ sinh trả trẻ:
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
I/ Hoạt động trong ngày:
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định, trò chuyện với trẻ về chủ đề
“ Gia đình tôi” Cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình.
2. Thể dục buổi sáng:
- Hô hấp: Thổi bóng bay.
- Tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực
- Chân: Chân trái bước trước khụy gối, chân sau thẳng.
- Bụng:. Hai tay đưa cao, cuối xuống tay chạm chân.
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát:
+ Đi dạo trong sân trường cho trẻ quan sát các lớp học trong trường.
+ Chơi vận động: Về đúng nhà cháu.
+ Cho trẻ vẽ tự do
II/ Hoạt động có chủ đích:
Môn: GDÂN

Bài: Hát múa “ Múa cho mẹ xem”
I/ Yêu cầu:
1. Nhiệm vụ giáo dưỡng:
a. Kiến thức: - Trẻ hát và múa được bài “ Múa cho mẹ xem” chú ý lắng nghe và
hiểu nội dung bài hát “ Cho con”
Chơi thành thạo trò chơi.
b. Kỷ năng: Luyện kỉ năng hát, múa dẻo, nghe nhạc
2. Nhiệm vụ giáo dục: Trẻ yêu thương ông bà, bố mẹ
II/ Chuẩn bị: Đồ dùng như: Lắc nhạc , mũ múa, hoa múa, máy nghe nhạc.
Tích hợp: Môn văn học, toán.
III/ Phương pháp: Làm mẫu, thực hành.
IV/ Tổ chức hoạt động:

Hoạt động cô Hoạt động trẻ

* Hoạt động 1
:
Trò chuyện: Cô cùng trẻ trò chuyện về gia đình, công việc
của bố mẹ, các con thường làm gì để giúp mẹ.Cô giáo dục trẻ
thương yêu ông bà, làm những việc nhỏ để giúp mẹ.
1. Ổn định: Hát “ Bàn tay mẹ”.
2. Tiến hành: Cô nói mẹ rất vất vả, nâng nui, chăm sóc các
con nên người, mẹ mong các con mau lớn, để biết ơn cha mẹ. Các
con phải làm gì để mẹ vui lòng.
-Cả lớp cùng cô hát bài “Múa cho mẹ xem” (2 lần).
-Cô vừa hát vừa múa mẫu cho cả lớp xem 1 lần.
-Cô dạy cả lớp múa - dạy từng tổ múa - dạy nhóm bạn trai
bạn gái.
+ Nghe hát : Cô hát cháu nghe bài “ Cho con” (1 lần)
Trẻ hát

Cháu trả lời
(ngoan, chăm
học)
Cháu chú ý - hát
10
- Nội dung: Bài hát nói lên tình yêu ba, mẹ rất là cao cả, lo
cho
các con khôn lớn, nên người. Khi các con khôn lớn đừng quên
công ơn của cha mẹ đã giành cho các con.
-Cả lớp cùng hát.
*Cô gọi vài cháu lên múa lại bài “Múa cho mẹ xem” hỏi cháu
có bao nhiêu bạn múa?

+ Chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật
Kết thúc: Đọc thơ “ Giúp mẹ”
Cháu lên gạch chân chữ đã học trong bài thơ.
Cháu cùng làm
động tác minh
hoạ
Có 5 bạn múa.
Cả lớp cùng đọc
Hoạt động góc:
- Phân vai : Mẹ con
- Tạo hình:“Hoạt động theo ý thích”
- Âm nhạc:“Biểu diển văn nghệ”
- Khoa học/Thiên nhiên:Cho trẻ chăm sóc cây xanh.
- Xây dựng :“ Xây nhà ở”
Nhận xét đánh giá – Bình cờ: Lớp học ngoan, một số cháu tiêu biếu trong giờ
Vệ sinh trả trẻ:
Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2009

I/ Hoạt động trong ngày:
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định,
trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Gia đình tôi” Cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình.
2. Thể dục buổi sáng:
- Hô hấp: Thổi bóng bay.
- Tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực
- Chân: Chân trái bước trước khụy gối, chân sau thẳng.
- Bụng:. Hai tay đưa cao, cuối xuống tay chạm chân.
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát:+ Trẻ quan sát quang cảnh, bầu trời buổi sáng nêu nhận xét về thời tiết
trong ngày
+ Chơi: Nghệ sĩ trong gia đình
+ Ôn các bài hát của chủ đề bản thân.
II/ Hoạt động có chủ đích:
Môn: Toán
Đề tài: Nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 6.
 Yêu cầu:
1/ kiến thức: - Trẻ nhận biết được mối quan hệ trong phạm vi 6.
2/ kỹ năng: - Luyện kỹ năng thêm bớt, so sánh trong phạm vi 6.
- Phát triển khả năng so sánh, thêm bớt các nhóm
3/ Giáo dục: - Giáo dục trẻ yêu thích học toán cùng tham gia các trò chơi.
 Chuẩn bị: - không gian tổ chức: Trong lớp
- Một số đồ dùng đồ chơi có số lượng 6. Mỗi trẻ 6 cái bàn; 6 cái ghế, chữ số từ 1-6
- Tích hợp: Âm nhạc.
 Phương pháp: Thực hành, luyện tập
 Tổ chức hoạt động có chủ đích:
:
11
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

* Mở đầu hoạt động
:
- Trò chuyện: cô cho trẻ kể tên các đồ dùng ở trong gia đình
của mình.
- Ổn định: Hát bài “ Đếm sao”
*
Hoạt động trọng tâm
:
- Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 6,số.
+ Cho trẻ tìm xung quanh các nhóm đồ dùng có số lượng là 6.
Vd: 6 cái dĩa, 6 cái thìa, vv.
+ Chơi: “ Về đúng nhà”
+ Cô giải thích tiến hành cho trẻ chơi vài lần.
- So sánh thêm bớt và tạo nhóm có 6 đối tượng.
+ Cho trẻ lấy nhóm bàn ra xếp và đếm xem có bao nhiêu cái?
Để có một bộ ta cần có thêm gì?
+ Cho trẻ lấy 5 cái ghế ra xếp và so sánh 2 nhóm như thế nào
với nhau.
+ Cho trẻ tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm.
+ Sau đó cho trẻ bớt và so sánh 2 nhóm kết hợp cho trẻ giơ
số tương ứng.
- Luyện so sánh thêm bớt tạo nhóm đồ vật.
+ Cho trẻ chơi “ Tạo nhóm đủ 6”
+ Cô chia sẳn 2 đội lên chơi, nhóm nào nhanh là thắng.
* Kết thúc hoạt động
: Trẻ hát “ Cả nhà thương nhau”
Trẻ tìm và nói tên
đồ dùng.
6 cái.
Ghế.

Trẻ tự so sánh và
nói kết quả
Hoạt động góc:
- Phân vai : Mẹ con
- Tạo hình:“Hoạt động theo ý thích”
- Âm nhạc:“Biểu diển văn nghệ”
- Khoa học/Thiên nhiên:Cho trẻ chăm sóc cây xanh.
- Xây dựng :“ Xây nhà ở”
Nhận xét đánh giá – Bình cờ: Lớp học ngoan, một số cháu tiêu biếu trong giờ
Vệ sinh trả trẻ:
Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2009
I/ Hoạt động trong ngày:
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định,
trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Gia đình tôi” Cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình.
2. Thể dục buổi sáng:
- Hô hấp: Thổi bóng bay.
- Tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực
- Chân: Chân trái bước trước khụy gối, chân sau thẳng.
- Bụng:. Hai tay đưa cao, cuối xuống tay chạm chân.
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát:
+ Đi dạo xung quanh sân trường hít thở không khí trong lành. Cho trẻ quan sát
các cây xanh trong sân trường.
+ Trò chơi : Tìm đúng nhà.
+ Chơi tự do: chơi cát với nước.
12
II/ Hoạt động có chủ đích:
Tiết 1: Môn: Văn học
Bài: Chuyện “Ba cô gái”

I/ Yêu cầu:
1. Nhiệm vụ giáo dưỡng:
a. Kiến thức: Trẻ cảm nhận, hiểu nội dung câu chuyện.
b. Kỷ năng: - Lắng nghe kể chuyện, trả lời được các câu hỏi.
- Tập kể chuyện theo tranh.
2. Nhiệm vụ giáo dục: Trẻ biết yêu thương ông bà, cha mẹ, chăm sóc ông bà, cha
mẹ.
II/ Chuẩn bị: Tranh chuyện minh họa. Có từ kèm theo: Mẹ, ba cô gái, sóc con
.Tích hợp: Môn: Âm nhạc
III/ Phương pháp: Trực quan đàm thoại
IV/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô Hoạt động trẻ
* Mở đầu hoạt động
:
Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ công việc của bố, mẹ, về
tình cảm của bố mẹ với con cái. Vậy để tỏ lòng thương yêu bố
mẹ, các con phải làm gì? (Ngoan, vâng lời
*
Hoạt động trọng tâm
:
1.Ổn định: Trẻ đọc ca dao
“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
2.Tiến hành:
a. Cô kể:
Ngày xưa có một bà mẹ sinh ra được ba cô gái. Bà rất
thương yêu các con. Để biết được ba cô gái có thương mẹ không
? Các con lắng nghe cô kể chuyện “Ba cô gái”!

- Cô kể diễn cảm 1 lần
- Nội dung: Câu chuyện nói lên tình cảm của ba cô gái đối
với mẹ. Cô út là người con hiếu thảo nhất, biết thương yêu chăm
sóc mẹ. Cô kể lần 2
b. Đàm thoại
:
- Cô hỏi:
+ Câu chuyện có tên là gì?
+ Trong chuyện có những nhân vật nào ?
+ Trong ba cô gái, ai là người thương yêu mẹ nhất ?
+ Chị Cả và chị Hai đã nói gì khi nghe tin mẹ ốm ?
+ Chị Cả hóa con gì? Chị Hai hóa con gì ?
+ Trong ba cô gái con yêu ai nhất? Vì sao ?
+ Nếu mẹ ốm, cháu sẽ làm gì ?
- Cho trẻ đọc và tìm dưới các từ mẹ già, ba cô gái, sóc con
c. Tập trẻ kể chuyện theo tranh:

* Kết thúc hoạt động
:
- Trẻ vẽ người thân trong gia đình.
Cháu lắng nghe
Ba cô gái
Cháu trả lời
Cô Út
Cháu tự kể
Con rùa, con nhện
Cô Út
Trẻ tự nói
Vài cháu kể
Môn: Làm quen chữ cái

Bài: Làm quen chữ e, ê.
13
I/ Yêu cầu:
1. Nhiệm vụ giáo dưỡng:
a. Kiến thức:
Trẻ nhận biết và phát âm đúng các âm chữ cái e, ê.
b. Kỷ năng:
Luyện quan sát, nhận biết phát âm đúng.
2. Nhiệm vụ giáo dục:
Trẻ chú ý học, nhận biết chữ nhanh
II/ Chuẩn bị: .
Tích hợp: Môn âm nhạc, văn học, toán
III/ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
IV/ Tổ chức hoạt động:

Hoạt động cô Hoạt động trẻ
* Mở đầu hoạt động
:
Trò chuyện: Cô trò chuyện cùng trẻ về một số đồ dùng trong
gia đình. Cho trẻ biết một số đồ dùng có chữ cái e, ê
*
Hoạt động trọng tâm
:
1. Ổn định: Trẻ hát “Thiên đàng búp bê”
2. Tiến hành: Làm quan chữ cái e, ê, thông qua các giác quan
và ngôn ngữ của trẻ.
-Cho trẻ xem tranh “Mẹ bế bé”. Hỏi trẻ mẹ đang làm gì?
-Cô gắn thẻ từ rời thành từ mẹ bế bé, trẻ so sánh với từ dưới
tranh. Cô yêu cầu trẻ rút 2 chữ giống nhau.
-Cô phát âm e, cả lớp cùng đọc e. Cho vài cá nhân đọc. Gắn chữ

e lớn lên bảng, cô giới thiệu e (in); e (viết); e (hoa).
-Cô đưa chữ ê, cháu nhìn và rút chữ giống cô (ê).
-Cô phát âm ê cho cả lớp đọc “ê”. Cho trẻ nhận xét chữ ê.
-Cô giải thích cách phát âm. Gắn chữ ê lớn lên bảng. Giới thiệu
chữ ê (in); ê (viết); ê (hoa).
-Cô viết chữ e, ê hướng dẫn cách viết.
-So sánh: e, ê
+Khác nhau: ê có mủ
-Chơi: +Đưa chữ theo yêu cầu của cô.
+Thi xem tổ nào nhanh.
-Chia trẻ 2 đội, cô chuẩn bị đồ dùng gia đình và thẻ từ kèm theo
yêu cầu trẻ lên chân dưới chữ e, ê.
-Tìm chữ e, ê trong tên của bạn
* Kết thúc: Chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
Cháu trả lời
Cháu rút 2 chữ e
Trẻ đọc
Cháu tự rút
2 đợt thi đua
Hoạt động góc:
- Phân vai : Mẹ con
- Tạo hình:“Hoạt động theo ý thích”
- Âm nhạc:“Biểu diển văn nghệ”
- Khoa học/Thiên nhiên:Cho trẻ chăm sóc cây xanh.
- Xây dựng :“ Xây nhà ở”
Nhận xét đánh giá – Bình cờ: Lớp học ngoan, một số cháu tiêu biếu trong giờ
Vệ sinh trả trẻ:
14
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
I/ Hoạt động trong ngày:

1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định,
trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Gia đình tôi” Cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình.
2. Thể dục buổi sáng:
- Hô hấp: Thổi bóng bay.
- Tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực
- Chân: Chân trái bước trước khụy gối, chân sau thẳng.
- Bụng:. Hai tay đưa cao, cuối xuống tay chạm chân.
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát:
+ Dạo quanh sân trường quan sát và nhận xét về thời tiết trong ngày.
+ Chơi vận động: Gia đình gấu.
+ Cho trẻ đếm các đồ chơi ngoài trời.
II/ Hoạt động có chủ đích:
Môn: Tạo hình
Đề tài: Vẽ chân dung người thân trong gia đình
 Yêu cầu:
1/ kiến thức: - Trẻ dùng đường nét căn bản đã học để vẽ chân dung gia đình.
2/ kỹ năng: - Luyện kỹ năng vẽ cân đối bức tranh, tô màu hợp lý.
- Phát triển khả năng quan sát và yếu tố thẩm mỹ của trẻ.
3/ Giáo dục: Có ý thức kỷ luật trong tập luyện.
 Chuẩn bị: không gian tổ chức: trong lớp học
- Chuẩn bị: - Tranh vẽ về gia đình Vở tạo hình, bút chì đen, hộp chì màu.
- Tích hợp: Âm nhạc, văn học.
 Phương pháp: Thực hành, luyện tập
 Tổ chức hoạt động có chủ đích:

Hoạt động của cô Hoạt động
của trẻ
* Mở đầu hoạt động:

- Trò chuyện: cô trò chuyện với trẻ về những người trong gia
đình cho trẻ kể tên các bố mẹ,anh chị em trong gia đình của mình.
- Ổn định: Cho trẻ hát bài “cả nhà thương nhau”
* Hoạt động trọng tâm
:
- Gợi hỏi trẻ bài hát nói về ai? Gia đình trẻ có bao nhiêu người?
có những ai?.
- Cô cho trẻ biết đó là những người thân trong nhà.
- Cô cũng có chụp ảnh , và những bức tranh vẽ về gia đình của
cô.
- Cô treo tranh cho trẻ quan sát .
- Gợi ý cho trẻ nói cách vẽ như thế nào? Sử dụng những đường
nét gì?
- Cách vẽ: Khuôn mặt, mái tóc, mắt, mũi, miệng, bờ vai, nụ
cười….Cách trang trí cho bức tranh
- Tô màu hợp lý cho từng độ tuổi .Cho trẻ tự lựa chọn tranh vẽ 3
hoặc 4 người
- Trẻ hát “ Cả nhà thương nhau”
Trẻ kể tên những
người trong gia
đình mình.
Trẻ hát
Trẻ trả lời
15
• Trẻ vẽ: cô cho trẻ vẽ , gợi ý, nhắc trẻ vẽ cân đối và hợp
lý.Theo dõi trẻ vẽ yếu, cô chỉ dẫn cho trẻ.
• Trưng bày sản phẩm:
- Cô cho trẻ treo sản phẩm.Cho trẻ nhận xét bài của bạn.
- Cô chọn những bức tranh vẽ đẹp hài hòa, cân đối, tuyên dương
và kết hợp hỏi trẻ vẽ ai trong nhà ( cô cho trẻ tặng sản phẩm cho

mẹ).
- Trẻ đọc thơ “ Làm Anh”
* Kết thúc hoạt động
: Lớp hát: “ Múa cho mẹ xem”.
Trẻ vẽ
Trẻ nhận xét
Đọc thơ.
Hoạt động góc:
- Phân vai : Mẹ con
- Tạo hình:“Hoạt động theo ý thích”
- Âm nhạc:“Biểu diển văn nghệ”
- Khoa học/Thiên nhiên:Cho trẻ chăm sóc cây xanh.
- Xây dựng :“ Xây nhà ở”
Nhận xét đánh giá – Bình cờ: Lớp học ngoan, một số cháu tiêu biếu trong giờ
Vệ sinh trả trẻ:
16
Chủ đề nhánh: Ngôi nhà gia đình bé ở
Mạng nội dung
Mạng hoạt động
17
Ngôi nhà
gia đình
bé ở
Môi trường
xung quanh
nhà bé ở
Nhà bé làm
bằng gì?
- Địa chỉ nhà, tên đường, tên phường, tên phố.
- Biết số điện thoại nhà, điện thoại bố, mẹ

- Nhà là nơi sống, sum họp của gia đình, biết những
thành viên đang sống trong ngôi nhà.
- Cần dọn dẹp, giữ
gìn vệ sinh nhà cửa
sạch sẽ.
- Trồng cây xanh,
vườn hoa
- Phát hiện những
thay đổi xung quanh
nhà bé ở
- Nhà được làm từ
những nguyên vật liệu
khác nhau: Gỗ, xi
măng, cát, đá
- Có nhiều loại nhà
khác nhau. Nhà trệt, 1
tầng, 2 tầng, chung cư,
biệt thự
- Những người làm nên
ngôi nhà?
Gia đình bé
ở đâu?
+Bật xa 45 cm
Khám phá khoa học
+ Trò chuyện về ngôi nhà xinh của
bé.
+ Tìm hiểu về ngôi nhà của mình
xây nên bằng những vật liệu gì?
Làm quen với toán
+ Thêm bớt chia nhóm đối tượng

6 làm 2 phần
- Thơ: “Làm anh”
Tạo hình
+ Vẽ ngôi nhà của bé.
Cắt dán, xếp ngôi nhà
Âm nhạc
- Hát và vận động “ Cả
nhà thương nhau”
- Trò chơi âm nhạc.
Ai nhanh nhất
Ngôi
nhà gia
đình bé

Phát triển
thể chất
Phát triển
nhận thức
Phát triển
ngôn ngữ
Phát triển
thẩm mĩ
Yêu cầu
- Trẻ biết họ tên và một số đặc điểm của những người thân trong gia đình, hiểu được các
mối quan hệ trong gia đình.
- Biết công việc cuộc sống hàng ngày của các thành viên trong gia đình.
- Biết yêu thương chia sẻ với mọi người trong gia đình.
- Biết công lao kính trọng và lễ phép với bố mẹ, ông bà
- Biết cách chào hỏi, xưng hô phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam.
Hoạt

động
Nội dung
Đón trẻ
- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về ngôi nhà mà cả nhà đang ở. Gợi ý
với bố mẹ nên đưa trẻ đi chơi nhà ông bà hoặc nhà bạn bè trẻ
Hoạt
động có
chủ đích
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm ngôi nhà trẻ ở, về đồ dùng trong nhà địa
chỉ, tên đường, tên thôn, xã trẻ đang ở.
- Trẻ nhận xét gì về những bức tranh về chủ đề gia đình mà cô trang trí
xung quanh lớp.
- Điểm danh trẻ bằng cách gọi họ tên của trẻ để trẻ nhớ họ tên của mình
Thứ hai
Khám phá khoa học
Trò chuyện về ngôi nhà của bé
Vận động
Bật xa 45 cm
Thứ ba
Âm nhạc
Âm nhạc: “ Cả nhà thương nhau”.
+ Trò chơi: Ai nhanh nhất.
+ Nghe hát: Chỉ có một trên đời
Thứ tư
Làm quen với toán
Thêm bớt chia đối tượng 6 thành 2 phần
Thứ năm
Văn học
Đọc thơ: “ Làm anh”
LQCC

Làm quen chữ e, ê.
Thứ sáu
Tạo hình
“Vẽ ngôi nhà của bé”.
Hoạt
động góc
* Góc phân vai: Chơi “ Gia đình”
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Bé làm đầu bếp.
- Chơi nấu ăn: cách bày các món ăn trong gia đình.
* Góc Âm nhạc:

Cho trẻ múa hát các bài về gia đình.
- Cho nhóm trẻ tự biểu diễn với nhau ,cử một bạn là người MC lên giới
thiệu chủ đề cho bạn hát.
* Góc xây dựng: Xây khu nhà bé ở, có hàng rào, cây xanh
- Xây thêm các công trình phụ có ao cá, cây cảnh, khuôn viên vườn hoa
xung quanh nhà.
* Góc tạo hình
:
Cho trẻ vẽ những người thân trong gia đình.

- Làm khung ảnh trang trí thêm các chi tiết, hoa, lá…
- Làm album về gia đình của mình.
18
*
Góc khoa học thiên nhiên
:
Cho trẻ chăm sóc cây xanh.
- Hoà màu, chơi với cát nước.
Hoạt động ngoài trời

Thứ hai
- Cho trẻ đi dạo sân trường ngắm những ngôi nhà xung quang trường.
- Cho trẻ nhận xét về những ngôi nhà đó.
- Hát: Cả nhà thương nhau.
Thứ ba
- Cho trẻ nhặt rác xung quanh sân trường.
- Vẽ bằng phấn: Ngôi nhà của bé.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
Thứ tư
- Trẻ quan sát quang cảnh, bầu trời buổi sáng nêu nhận xét về thời tiết
trong ngày
- Chơi: Nghệ sĩ trong gia đình
- Ôn các bài hát.
Thứ năm
- Chọn góc sân thoáng, mát, sạch cho trẻ thi đua kể hình dạng bên ngoài
của mình.
Chơi: Xếp hình ngôi nhà bằng que tính.
Viết chữ e,ê.
Thứ sáu
- Dạo quanh sân trường quan sát và nhận xét về thời tiết trong ngày.
- Chơi vận động: Gia đình gấu.
- Cho trẻ đếm các đồ chơi ngoài trời.
Trả trẻ Dặn trẻ đi học đều. Trao đổi với phụ huynh tình hình học tập của trẻ.
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
I/ Hoạt động trong ngày:
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy
định, trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Ngôi nhà gia đình bé ở” Cho trẻ kể về ngôi nhà của
mình đang ở là nhà làm bằng gì?
2. Thể dục buổi sáng:
- Hô hấp: Thổi bóng bay.

- Tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực
- Chân: Chân trái bước trước khụy gối, chân sau thẳng.
- Bụng:. Hai tay đưa cao, cuối xuống tay chạm chân.
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát:
+ Cho trẻ đi dạo sân trường quan sát những ngôi nhà xung quang trường.
+ Cho trẻ nhận xét về những ngôi nhà đó.
+ Hát: Cả nhà thương nhau.
II/ Hoạt động có chủ đích:
Môn: THMTXQ
Bài: Trò chuyện về ngôi nhà bé, đặc điểm ngôi nhà và đồ dùng
I/ Yêu cầu:
1. Nhiệm vụ giáo dưỡng :
a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, công dụng, chất liệu và cách sử dung đồ dùng trong
gia đình. Biết so sánh sự giống và khác nhau giữa các đồ dùng.
19
b. Kỷ năng: Luyện kỷ năng quan sát, so sánh.
2. Nhiệm vụ phát triển Phát triển câu từ cho trẻ. Trả lời đầy đủ các câu hỏi của cô.
3. Nhiệm vụ giáo dục: Trẻ biết quý sản phẩm lao độnh của xã hội, biết giữ gìn đồ
dùng trong gia đình.
II/ Chuẩn bị: Đồ dùng trong gia đìnhcó chất liệu khác nhau.
Tích hợp: Môn: Văn học, chữ cái, toán.
III/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
IV/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô Hoạt động trẻ
* Mở đầu hoạt động
Trò chuyện: Cùng trẻ trò chuyện về gia đình và mọi người trong
gia đình. Cô nói gia đình là một tổ ấm luôn che chở cho các con,
cho trẻ hát “Tổ ấm gia đình”

* Hoạt động trọng tâm
Trẻ đọc “Cái bát xinh xinh”
- Cô hỏi trẻ: Cái bát là đồ dùng để làm gì ?
- Ngoài cái bát ra còn có những đồ dùng gì để ăn nữa ? Các con
thường thấy những đồ dùng này ở đâu ?
- Cô lần lược đưa những đồ dùng ra cho cháu xem.
- Trẻ quan sát, nhận xét về đồ dùng cô đã chuẩn bị ( Về tên gọi,
công dụng, nguyên vật liệu làm ra như : Cái nồi dùng để nấu
cơm, nấu thức ăn, được làm bằng nhôm, có nắp đậy, quai để
cầm
- Khi dùng phải cẩn thận.
Chơi trò chơi: “ Uống nước chanh”.
- Cô hỏi: Ly đồ dùng để làm gì ?
- Cô gợi hỏi trẻ trả lời về tên gọi, công dụng, nguyên vật liệu làm
ra.
- Cô cho trẻ lên phân nhóm đồ dùng để ăn,đồ dùng để uống.
- Cô đặt từ dưới mỗi nhóm, cháu tìm chữ đã học.
- So sánh: Giống nhau: Đều là đồ dùng trong gia đình.
Khác nhau: Dùng để ăn, dùng để uống.
- Ngoài ra trong gia đình còn có đồ dùng giải trí như: ti vi, đầu đĩa;
tủ lạnh; phương tiện đi lại như: Xe máy; xe đạp;Ôtô
- Đồ dùng để ngủ: Giường, chiếu, mùng, gối
- Chơi: “ đi chợ” Cô mua đồ dùng gì cháu đặt vào giỏ cô đồ dùng
ấy.
3. Kết thúc: Hát bài “ngôi nhà của bé”

Trẻ đọc
Đồ dùng để ăn
Cháu kể
Trong gia đình

Trẻ quan sát nhận
xét và trả lời câu hỏi
của cô
Để uống
2 cháu lên phân
nhóm (Chữ ô, ă )

Trẻ tự so sánh
Trẻ chơi
Trẻ hát
Môn: Thể dục kỷ năng
Bài : Bật sâu 25cm
I/ Yêu cầu:
1. Nhiệm vụ giáo dưỡng:
a. Kiến thức: - Trẻ biết dùng mũi bàn chân bật sâu 25cm. Giữ thăng bằng ngay sau
khi bật xuống. Biết chạm đất bằng mũi bàn chân đến cả bàn chân
b.Kỷ năng: -Luyện kỷ năng bật
2. Nhiệm vụ phát triển: Phát triển tố chất và rèn sức mạnh của đôi chân
3. Nhiệm vụ giáo dục: Giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật khi tập.
20
II/ Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ. Đồ dùng: Ghế thể dục - 1 dây thừng
-Tích hợp: Môn : âm nhạc; THMTXQ.
III/ Phương pháp: Làm mẫu , thực hành.
IV/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô Hoạt động trẻ
*Mở đầu hoạt động
Trò chuyện: Cô hỏi: Muốn khỏe mạnh chúng ta phải làm gì?
Cô nói: Ngoài tập thể dục ra chúng ta cần ăn uống đầy đủ chất và
sức khỏe rất cần thiết cho mọi người. Có sức khỏe tốt mới làm
được nhiều việc.

* Hoạt động trọng tâm
1.Khởi động: Cho trẻ chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”, cô đóng vai
Cảnh sát giao thông, sử dụng tín hiệu đèn xanh, đỏ để trẻ làm các
xe chạy chậm, chạy nhau và biết dừng lại theo tín hiệu.
2.Trọng động:
a.Bài tập phát triển chung:
+Tay: Tay ra trước lên cao.
+Chân: Ngồi khuỵu gối, tay đưa cao, ra trước.
+Bụng: Đứng đan tay sau lưng
+Bật: Bật tách và khép chân.
b.Vận động cơ bản: Bật sâu 25cm.
-Trẻ đứng 2 hàng ngang đối diện nhau. Ở giữa đặt nghế nghe cô
hướng dẫn và xem cô làm mẫu.
-Cô làm mẫu 2 lần kết hợp giải thích.
-Bật và chạm đất nhẹ bằng mũi bàn chân tiếp đến cả bàn chân,
gối hơi khuỵu, tay chống hông.
-Trẻ thực hiện: Trẻ tập làm Cảnh sát giao thông lên xuống bục
-Từng nhóm bước lên và bật xuống, đi tiếp đến ghế khác và đọc tiếp.
c.Trò chơi: Kéo co.
-Cô nói: Các chú Cảnh sát giao thông luyện tập nhé
-Chia trẻ làm 2 đội có số trẻ bằng nhau và ngang sức nhau, cho trẻ
thi đua giữa 2 nhóm.
3.Hồi tỉnh: Trẻ hát “Làm chú Bộ đội”.
Tập thể dục
Trẻ chơi theo hiệu
lệnh của cô
Trẻ tập các động
tác thể dục
Trẻ quan sát cô làm
mẫu

Trẻ tập
Trẻ chơi
Trẻ hát và dậm chân
Hoạt động góc
* Góc phân vai: Chơi “ Gia đình”
* Góc Âm nhạc:

Cho trẻ múa hát các bài về gia đình.
* Góc xây dựng:Xây khu nhà bé ở, có hàng rào, cây xanh
* Góc tạo hình
:
Cho trẻ vẽ những người thân trong gia đình. Làm khung ảnh.
*
Góc khoa học thiên nhiên
:
Cho trẻ chăm sóc cây xanh.
Nhận xét đánh giá – Bình cờ
Lớp học ngoan, một số cháu tiêu biếu trong giờ
Vệ sinh trả trẻ:
21
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009
I/ Hoạt động trong ngày:
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy
định, trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Ngôi nhà gia đình bé ở” Cho trẻ kể về ngôi nhà của
mình đang ở là nhà làm bằng gì?
2. Thể dục buổi sáng:
- Hô hấp: Thổi bóng bay.
- Tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực
- Chân: Chân trái bước trước khụy gối, chân sau thẳng.
- Bụng:. Hai tay đưa cao, cuối xuống tay chạm chân.

- Bật: Bật tách chân, khép chân.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát:
+ Cho trẻ đi dạo sân trường quan sát những ngôi nhà xung quang trường.
+ Cho trẻ nhận xét về những ngôi nhà đó.
+ Hát: Nhà của tôi.
II/ Hoạt động có chủ đích:
Môn: Âm nhạc
Đề tài: Bài “Cả nhà thương nhau”.
 Yêu cầu:
1/ kiến thức: - Trẻ hát đúng nhạc , hát vui tươi, hồn nhiên trong sáng. Chăm chú
nghe cô hát, nhận ra tên bài hát nghe. Biết hưởng ứng cảm xúc khi nghe cô hát.
- Chơi trò chơi âm nhạc một cách thành thạo
2/ kỹ năng: - Hát rõ ràng, nhịp nhàng, đúng giai điệu.
- Phát triển kỹ năng nghe nhạc.Nghe hát
3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ yêu mến, kính trong người thân trong gia đình.
 Chuẩn bị: Không gian tổ chức ở trong lớp học .
- Đồ dùng phương tiện : trống lắc, phách gõ. Băng nhạc, máy catseet, hát, múa, theo
chủ đề gia đình.
- Tích hợp: văn học
 Phương pháp: Thực hành, luyện tập
 Tổ chức hoạt động có chủ đích:
:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* Mở đầu hoạt động
:
Trò chuyện: cô cho kể tên các người thân trong gia đình trẻ.
- Ổn định: Trẻ đọc thơ “ Chia bánh”
*
Hoạt động trọng tâm

:
- Cô hỏi về các thành viên trong gia đình trẻ, mọi người chung
sống với nhau như thế nào?.
- Khi bố mẹ đi vắng con thấy thế nào?.
- Cô cho cả lớp hát: Cả nhà thương nhau.
- Hát thi đua tổ, nhóm.
- Hát kết hợp sử dụng nhạc cụ, gõ theo phách, theo nhịp, theo
tiết tấu chậm.
- Cho nhóm trai, nhóm gái lên biểu diễn.
• Nghe hát: “Ru con”
- Cô hát nghe diễn cảm.( Cô nói về nội dung của bài hát).
- Cô mở băng kết hợp cô và cháu làm động tác minh họa.
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
Cả lớp cùng hát.
- Chú ý nghe cô hát.
22
• Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
- Cho cả lớp hát : Cả nhà thương nhau
* Kết thúc hoạt động
: Đọc thơ: “ Làm anh”.
- Trẻ tham gia chơi
trò chơi.
Hoạt động góc
* Góc phân vai: Chơi “ Gia đình”
* Góc Âm nhạc:

Cho trẻ múa hát các bài về gia đình.
* Góc xây dựng:Xây khu nhà bé ở, có hàng rào, cây xanh
* Góc tạo hình

:
Cho trẻ vẽ những người thân trong gia đình. Làm khung ảnh.
*
Góc khoa học thiên nhiên
:
Cho trẻ chăm sóc cây xanh.
Nhận xét đánh giá – Bình cờ Lớp học ngoan, một số cháu tiêu biếu trong giờ
Vệ sinh trả trẻ:

Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009
I/ Hoạt động trong ngày:
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy
định, trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Ngôi nhà gia đình bé ở” Cho trẻ kể về ngôi nhà của
mình đang ở là nhà làm bằng gì?
2. Thể dục buổi sáng:
- Hô hấp: Thổi bóng bay.
- Tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực
- Chân: Chân trái bước trước khụy gối, chân sau thẳng.
- Bụng:. Hai tay đưa cao, cuối xuống tay chạm chân.
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
3. Hoạt động ngoài trời:
+ Cho trẻ đi dạo sân trường quan sát những ngôi nhà xung quang trường.
+ Cho trẻ nhận xét về những ngôi nhà đó.
+ Hát: Nhà của tôi.
II/ Hoạt động có chủ đích:
Môn: Toán
Bài: Thêm bớt, chia nhóm đồ vật có số lượng 6 thành 2 phần.
I/ Yêu cầu:
a. Kiến thức: Trẻ biết chia nhóm đồ vật có số lượng 6 thành 2 phần bằng nhiều cách
khác nhau.

b Kỷ năng: Thêm bớt, chia nhóm bằng nhiều cách.
c. giáo dục: Trẻ ý thức trong giờ học toán, cháu ham học toán, biết thêm bớt, chia
nhóm nhanh nhẹn.
II/ Chuẩn bị: Đồ dùng: Mỗi cháu có 6 cái bát, 6 cái đĩa, 6 hoa (5 đỏ, 1 vàng). Chữ số từ 1-
6.
- Đồ dùng cô giống trẻ Một số đồ dùng có số lượng 6.
- Tích hợp: Âm nhạc; văn học; THMTXQ
III/ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
IV/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô Hoạt động cháu
* Mở đầu hoạt động
Trò chuyện: Cô cùng trẻ nói chuyện, cô gợi ý trẻ kể về việc làm
23
của trẻ để giúp đỡ bố mẹ. Khi mẹ quét nhà, cháu làm gì giúp
mẹ? (Lấy chổi). Đến bữa ăn các con làm gì? (Mời bố mẹ). Em
khóc phải làm gì? (Dỗ dành em).
* Hoạt động trọng tâm
1. Ổn định: Trẻ hát “Sinh nhật mẹ”
2. Tiến hành: Cô hỏi: Trong ngày sinh nhật, bố tặng gì cho
mẹ?
-Cô đặt lọ hoa trên bàn và nói: Các con xem trong lọ hoa có
bao nhiêu cái? Đếm và lấy hoa đỏ cắm vào lọ nhé.
- Cô hỏi: Có mấy hoa màu đỏ? Mấy hoa màu vàng?
- Tương tự số bát: Cô chia 4 cái bát bằng sành, 2 cái bằng
nhựa
- Cô hỏi: 6 bông hoa cắm vào mấy lọ? 6 bát chia thành mấy
nhóm? Bát nhựa màu gì?
- Ôn đếm đến 6 - Nhận biết số 6:Cho trẻ đếm lại số hoa, số
bát, đặt số lượng tương ứng-Thêm bớt, chia nhóm đồ vật có số
lượng 6 làm 2 phần:

+ Cho trẻ chia 6 ly làm 2 phần theo ý thích của trẻ.
+ Chơi: Tập tầm vông
Chơi lần 1: Cô đoán tay trẻ?
Chơi lần 2: Trẻ đoán tay cô?
Chơi lần 3: Chia theo yêu cầu của cô.
+ Chơi: “Về đúng nhà”
- Nhà có chữ a (1;5);
- Nhà có chữ ă (2;4)
- Nhà có chữ â (3;3)
3. Kết thúc: Đọc bài thơ “Làm anh”
Tặng hoa
Trẻ đếm 6 cái
5 hia đỏ 1 hoa vàng
2 lọ (5 và 1)
2 nhóm (4 và 2)
Trẻ thực hiện
Trẻ tự chia làm 2
Trẻ tự đoán
Cháu nói kết quả
Hoạt động góc
* Góc phân vai: Chơi “ Gia đình”
* Góc Âm nhạc:

Cho trẻ múa hát các bài về gia đình.
* Góc xây dựng:Xây khu nhà bé ở, có hàng rào, cây xanh
* Góc tạo hình
:
Cho trẻ vẽ những người thân trong gia đình. Làm khung ảnh.
*
Góc khoa học thiên nhiên

:
Cho trẻ chăm sóc cây xanh.
Nhận xét đánh giá – Bình cờ Lớp học ngoan, một số cháu tiêu biếu trong giờ
Vệ sinh trả trẻ:
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009
I/ Hoạt động trong ngày:
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy
định, trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Ngôi nhà gia đình bé ở” Cho trẻ kể về ngôi nhà của
mình đang ở là nhà làm bằng gì?
2. Thể dục buổi sáng:
- Hô hấp: Thổi bóng bay.
- Tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực
- Chân: Chân trái bước trước khụy gối, chân sau thẳng.
- Bụng: Hai tay đưa cao, cuối xuống tay chạm chân.
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
24
3. Hoạt động ngoài trời:
+ Cho trẻ đi dạo sân trường quan sát những ngôi nhà xung quang trường.
+ Cho trẻ nhận xét về những ngôi nhà đó.
+ Hát: Nhà của tôi.
II/ Hoạt động có chủ đích:
Môn: Văn học
Bài: Thơ “Làm anh”
I/ Yêu cầu:
a. Kiến thức: Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ,biết thể hiện tình cảm giữa anh và
em
qua giọng đọc.
b. Kỷ năng: Luyện đọc tròn câu,thể hiện âm điệu vui.
c.giáo dục: Tình cảm yêu thương anh em, nhường nhịn em nhỏ.
II/ Chuẩn bị: - Tranh thơ.

Tích hợp: Môn: Âm nhạc
III/ Phương pháp: Trực quan đàm thoại
IV/ Tổ chức hoạt động:

Hoạt động cô Hoạt động trẻ
* Mở đầu hoạt động
Trò chuyện: Cô trò chuyện cùng trẻ về gia đình,tình cảm của bố
mẹ đối với con cái,tình cảm anh em trong gia đình,biết nhường nhịn
em nhỏ,kính trọng người lớn tuổi.
* Hoạt động trọng tâm
1.Ổn định: Cô hát cho trẻ nghe bài: “ Ru em”
2.Tiến hành: Cô hỏi: Ở nhà các con có em bé không ?
- Em bé là bé trai hay bé gái ? Đối với em các con phải làm gì
- Khi mẹ đi vắng các con phải làm gì với em nhỏ ?
a. Dạy trẻ đọc thơ:
Cô đọc trẻ nghe bài thơ 2 lần.
- Giảng nội dung: Bài thơ có âm điệu vui,hóm hỉnh, nói lên tình cảm
yêu thương em nhỏ của người anh đối với em gái.
b. Trích dẫn:
- Làm anh phải biết dỗ dành khi em khóc,nâng đỡ khi em ngã, có
bánh quà chia nhường em. ( Từ câu 1-câu 12)
“Làm anh khó đấy nhường em luôn”
Làm anh rất khó,nhưng nếu ai chịu khó thì cũng làm được.
(4 câu cuối ). “Làm anh được thôi”
Giải thích: “ Người lớn” Là người làm anh,chị lớn.
- Trẻ đọc thơ: Cả lớp đọc 2, 3 lần.
- Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái.
- Cô vừa dạy bài thơ có tên là gì ?
- Làm anh phải biết làm gì ?
- Khi em bé khóc, em bé ngã anh phải làm gì ?

- Có quà bánh,đồ chơi thì anh làm gì ?
- Qua bài thơ các con thấy làm anh có khó không ?
- Các con có thích làm anh không ?
- Trẻ dùng đất nặn,nặn đồ chơi cho em bé.
c. Kết thúc
:
Đọc “
Anh em như thể tay chân
Trẻ trả lời
Thương em,
nhường nhịn
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc
Trẻ trả lời
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×