Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Metronidazole doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.71 KB, 5 trang )

Metronidazole
1. Tên thường gọi: Metronidazole
2. Biệt dược: FLAGYL.
3. Nhóm thuốc và cơ chế: Kháng sinh chống lại vi khuẩn kị khí và kí sinh
trùng. Metronidazole ức chế chọn lọc một số chức nǎng tế bào ở vi khuẩn làm cho
chúng bị chết.
4. Dạng dùng: Viên nén 250mg, 500mg.
5. Bảo quản: Nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.
6. Chỉ định: Điều trị nhiễm giardia, ở ruột non, lyamip gan và áp xe gan,
nhiễm khuẩn âm đạo do trichomonas và những người mang trichomonas (cả vợ và
chồng) mà không có triệu chứng nhiễm khuẩn. Metronidazole cũng được dùng
một mình hoặc phối hợp với các kháng sinh khác điều trị áp xe gan, khung chậu,
bụng và não do nhiễm khuẩn kỵ khí. Metrodinazolecũng dùng để điều trị viêm
ruột do Clostridium, difficile. Nhiều kháng sinh thông thường được sử dụng có thể
làm thay đổi chủng loại vi khuẩn sống trong ruột. C. difficile là một vi khuẩn kỵ
khí có thể gây viêm ruột khi chủng loại vi khuẩn ruột bị thay đổi do các kháng
sinh thông thường. Điều này dẫn đến viêm ruột màng giả kèm ỉa chảy nặng và đau
bụng.
7. Liều dùng và cách dùng: Thuốc có thể uống lúc no hoặc đói. ở bệnh
viện, metronidazole còn được dùng tiêm truyền tĩnh mạch để điều trị nhiễm khuẩn
nặng. Metronidazole chuyển hoá chủ yếu ở gan và liều cần giảm đối với bệnh
nhân bất thường chức nǎng gan.
8. Tương tác thuốc: Không uống rượu khi dùng metronidazole vì có thể
gây buồn nôn nặng, nôn, cothắt, nóng bừng và đau đầu. Metrronidazole làm tǎng
tác dụng của thuốc chống đông, tǎng nguy cơ chảy máu. Cimetidine làm tǎng nồng
độ metronidazole trong máu.
9. Đối với phụ nữ có thai: Không dùng metronidazole cho thai phụ.
10. Đối với phụ nữ cho con bú: Không dùng metronidazole cho phụ nữ
cho con bú.
11. Tác dụng phụ: Là kháng sinh có giá trị, dung nạp tốt. Các phản ứng có
hại hiếm xảy ra như: co giật, huỷ hoại thần kinh, gây đau nhói và tê cóng đầu chi.


Ngừng dùng thuốc khi xuất hiện các triệu chứng này. Các tác dụng phụ khác gồm:
buồn nôn, đau đầu, kém ǎn, vị kim loại và phát ban.
Nabumetone

Tên thường gọi: Nabumetone
Biệt dược: RELAFEN
Nhóm thuốc và cơ chế: Là thuốc chống viêm phi Steroid (NSAIDS) có tác
dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm, thuộc nhóm giảm đau không gây nghiện, có
tác dụng giảm đau nhẹ và vừa như đau do chấn thương, đau kinh, viêm khớp, và
các tình trạng cơ xương khác.
Dạng dùng: Viên nén 500mg, 750mg.
Bảo quản: Nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.
Chỉ định: Điều trị viêm và đau do viêm khớp dạng thấp và viêm xương
khớp. Thuốc chỉ cần dùng ngày 1 lần.
Liều dùng và cách dùng: Uống lúc no hoặc đói.
Tương tác thuốc:
Không dùng Nabumetone cho bệnh nhân có tiền sử hen, phát ban hoặc dị'
ứng với aspirin hoặc các NSAID khác. Dị ứng hiếm gặp nhưng nặng. Thuốc càng
không được dùng cho bệnh nhân loét dạ dày hoặc suy thận. Thận trọng khi dùng
cho bệnh nhân dùng thuốc chống đông như warfarin do làm tǎng nguy cơ chảy
máu.
Bệnh nhân uống lithi có thể gây ngộ độc lithi, nabumetone làm tǎng tính
độc của cyclo sporine với thận. Chưa có nghiên cứu đầy đủ về dùng nabumetone
cho trẻ em.
Nabumetone không gây quen thuốc. Ngừng dùng nabumetone ít nhất 2
ngày trước khi phẫu thuật chọn lọc. Bệnh nhân uống trên 3 chén rượu/ngày làm
tǎng nguy cơ loét dạ dày khi dùng nabumetone.
Đối với phụ nữ có thai:
Không dùng nabumetone cho thai phụ.
Đối với phụ nữ cho con bú:

Không dùng nabumetone cho phụ nữ cho con bú.
Tác dụng phụ:
Tác dụng phụ liên quan đến liều, cần dùng liều thấp nhất có tác dụng. Các
tác dụng phụ gồm loét, đau bụng, co thắt, buồn nôn, nôn, viêm dạ dày, thậm chí
chảy máu dạ dày nặng và ngộ độc gan. Đôi khi loét và chảy máu dạ dày mà không
có đau bụng. Phân đen, yếu và chóng mặt khi đứng dậy là các dấu hiệu chảy máu
trong. Phát ban, suy thận, ù tai và mê sảng có thể xảy ra.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×