Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Campuchia: Thị trường của dịch vụ thương hiệu Việt pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.67 KB, 2 trang )

Campuchia: Thị trường của dịch vụ thương hiệu Việt
21/05/2010 14:21 (GMT +7)
Sau thắng lợi giòn giã của “Hàng Việt chất lượng cao", các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế,
du lịch, giáo dục… tại TP.HCM đang khẩn trương triển khai kế hoạch "tiến công" thị
trường Campuchia.
Tại lễ khởi công xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy tại Thủ đô Phnôm Pênh mới đây, Thủ tướng
Hunsen phát biểu bản thân ông từng điều trị tại nhiều quốc gia nhưng TP.HCM là nơi người dân
Campuchia có thể được hưởng những dịch vụ y tế rẻ và hiệu quả nhất.
Tiềm năng du lịch chữa bệnh
Theo ước tính của Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM Từ Minh Thiện,
mỗi ngày có khoảng 200 người dân Campuchia đến TP.HCM khám, chữa bệnh với nhu cầu khá
đa dạng. Các bệnh viện như Chợ Rẫy, Y học cổ truyền dân tộc, Vũ Anh , đã trở nên khá quen
thuộc với bệnh nhân Campuchia.
“Bệnh viện Chợ Rẫy luôn quá tải bệnh nhân nghèo do được hưởng chính sách giảm viện phí
như với người nghèo Việt Nam. Bệnh viện Pháp - Việt cũng đón khá nhiều người bệnh thu nhập
cao. Ngoài tham quan TP.HCM, một số bệnh nhân và người nhà có nhu cầu lên Đà Lạt nghỉ và
giải trí tại Bình Dương. Đây là nguồn khách lý tưởng để khai thác loại hình du lịch chữa bệnh”,
ông Nguyễn Đức Chí, Phó trưởng Phòng Lữ hành của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP.HCM,
nhận định.
Du lịch kết hợp với nghỉ ngơi, chữa bệnh hứa hẹn thu hút người dân Campuchia
Chính vì thế, nhiều bệnh viện uy tín của TP.HCM khá sốt sắng tham gia Hội chợ xúc tiến thương
mại, dịch vụ và du lịch Việt Nam - Campuchia do UBND thành phố phối hợp với Bình Dương,
Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang tổ chức tại Phnôm Pênh vào giữa tháng 7 tới. Đại diện Chợ Rẫy
cho biết chuẩn bị khá tốt “cơ sở hạ tầng” như y bác sĩ một số khoa đã học và sử dụng thành thạo
tiếng Campuchia.
Cổ động mạnh hàng Việt
Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP.HCM Lã Quốc Khánh cho biết sẽ chủ trì tổ
chức đoàn ô tô khoảng 30 xe cổ động hàng hóa - dịch vụ Việt chạy từ thành phố sang Phnôm
Pênh. Nhân dịp này, Sở phối hợp với Bộ Du lịch Campuchia tổ chức hội thảo Phát triển du lịch
biển phía Nam Việt Nam - Campuchia. Sản phẩm cần được hai nước sớm đầu tư, khai thác là
tuyến Rạch Giá - Phú Quốc - Shihanoukville rất hấp dẫn.


Năm 2009, cơ quan quản lý du lịch TP.HCM, An Giang, Kiên Giang đã tổ chức đoàn doanh
nghiệp khảo sát năm 2009 và họp với tỉnh trưởng Shihanoukville bàn giải pháp hợp tác song
chưa mấy “động đậy”.
Theo nhận xét của ông Khánh, chương trình hợp tác “Ba quốc gia - một điểm đến” đã được bộ
trưởng quản lý du lịch ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia ký kết năm ngoái triển khai rất yếu:
“Chủ yếu mới chụp ảnh, bắt tay rồi… thôi. Chúng tôi có nỗ lực đến mấy cũng rất khó nói chuyện
với cấp tỉnh trưởng, Bộ Du lịch Campuchia”, ông Khánh nói.
Do khoảng cách địa lý rất gần, hầu hết khách Campuchia vào TP.HCM bằng đường bộ. Ông
Khánh mong muốn các ngành chức năng không nên quy định số lượng xe qua lại và đơn giản
hóa thủ tục tạm nhập, tái xuất ô tô hai bên hơn nữa. Đồng thời, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch
nên thuyết phục cơ quan đồng cấp Lào, Campuchia công nhận bằng cấp nghề du lịch của Việt
Nam nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho hai nước bạn…
Theo Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm có 80.377 lượt công dân Campuchia nhập
cảnh, tăng 131,5% so với cùng kỳ 2009. Gần đây, lượng người Campuchia vào
TP.HCM tăng trưởng 25 - 27% một năm. Đại đa số khách vào tự do, thông qua các mối
quan hệ tại TP.HCM đặt dịch vụ ăn ngủ, vận chuyển nên Sở Văn hóa - Thể thao - Du
lịch muốn dẫn 20 - 30 doanh nghiệp du lịch, điểm tham quan và 5 - 6 bệnh viện lớn
sang Phnôm Pênh quảng bá tour trọn gói với giá cả hợp lý, phù hợp với thị hiếu.

×