Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Stress do học quá căng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.77 KB, 5 trang )

Stress do học quá căng

Phần lớn các cháu đều kém ăn, mất ngủ, chóng
mặt, tức ngực, khó thở, tay chân bủn rủn nhất là
vào mùa ôn thi, học hành quá căng thẳng. Một số
khác hay bị đau bụng, đau đầu, đau khớp rồi lên
cơn co giật giống như người động kinh.
Y học xếp các hiện tượng trên
vào bệnh lý tâm thần liên quan
đến stress do học tập quá căng
thẳng. Các chuyên gia tâm thần
học khẳng định, sức ép học tập,
thi cử đang đè nặng lên trẻ ngay
từ khi còn học mẫu giáo. Trong
số gần 200 trẻ em và thiếu niên
dưới 17 tuổi đến khám ở Khoa
Tâm thần-Bệnh viện Nhi Trung
ương mỗi tuần thì phần đông

Chế độ học tập,
nghỉ ngơi, vui chơi
hợp lý sẽ giúp học
sinh cân bằng tâm lý
và có sức khỏe tốt.
mắc các bệnh lý tâm thần liên quan đến stress mà
nguyên nhân là do các em học quá căng thẳng, ít bạn
bè, ít tiếp xúc, bố mẹ hay mắng, đánh đập và bắt ép
noi theo gương bạn này, bạn khác học giỏi. Có
những em còn bị bố mẹ bắt thề trước bàn thờ tổ tiên
hứa sẽ học giỏi, thi đỗ Nhiều bậc cha mẹ tìm cách
cho con học thêm các lớp bán trú, hoặc mời gia sư về


dạy. Nhiều cháu vừa phải học văn hóa ở trường, về
nhà lại học thêm ngoại ngữ (Anh hoặc Pháp), nhạc,
họa, vi tính Cha mẹ kỳ vọng quá lớn vào con và đặt
ra cho các cháu nhiều tiêu chuẩn, trong đó bắt buộc
phải đỗ đại học. Những cháu có sức khỏe tốt, tố chất
thông minh, thần kinh vững thì có thể chịu được.
Song không ít trẻ, mặc dù đã cố hết mình mà vẫn
không giải quyết hết lượng bài hoặc gặp phải thầy cô
giảng khó tiếp thu nên sinh ra chán nản, sợ đến lớp
hoặc phá phách gây gổ. Một số cháu bỏ nhà, sa vào
nghiện hút. Số khác thường thấy ở những cháu học
THPT lại có dấu hiện bệnh tâm thần, muốn tự tử
Quan sát thì thấy, khi ở trên lớp thấy các cháu không
tập trung. Có cháu đang làm bài văn chưa xong, quay
ra giải toán, giải toán chưa xong, lại làm văn. Có cháu
chỉ ngồi yên nghe giảng được một lúc thì quay ra
nghịch, trêu bạn, cãi lại thầy cô.

Khám sức khỏe trực tiếp những em bị đau đầu, đau
bụng, đau khớp thì không tìm thấy rối loạn thực thể,
trong đó gặp nhiều nhất là đau đầu lan tỏa tăng lên
sau các giờ học ở những học sinh lớp 10 và lớp 11
(80%). Có 30-33% các cháu kêu đau ở hai nơi, 20-
26% kêu đau ở ba nơi. Gần 20% học sinh thấy có rối
loạn giấc ngủ, mơ thấy ác mộng về học và làm bài thi.
Trên 20% học sinh lớp 10 và 34% học sinh lớp 12 có
biểu hiện trầm cảm lo âu, cảm giác không xứng đáng,
giảm hoặc mất tự tin vào bản thân, không dám nói sợ
bố mẹ thất vọng, mắng nhiếc Kết quả kiểm tra các
test về lo hãi, ám sợ thấy có 40 chủ đề sợ xuất hiện

thường xuyên trong tâm lý (93,33%) các em học lớp
11 và 12. Trong đó nổi bật nhất là lo sợ không thi đỗ
đại học, sợ không có bạn, sợ cha mẹ, sợ bị bệnh, bị
tai nạn, bị thương Đứng thứ hai là nhóm những lo
sợ thể hiện tính tự ti, kém tự tin, sợ bị chê cười, sợ
không hiểu vài năm tới mình sẽ làm như thế nào Vì
vậy nhiều em đến lớp ngồi học, mắt nhìn vô định, ngơ
ngác, cười nói luyên thuyên khiến cho cha mẹ và
thầy cô phiền lòng. Trước thực trạng này, nếu quát
mắng, đánh đập các em sẽ không làm cho tình hình
tốt lên, ngược lại còn gây ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển cả về thể chất và tâm lý của trẻ.

Mục tiêu của việc học để nâng cao hiểu biết và trở
thành người có ích cho xã hội bằng lao động chân
chính, một công dân tốt. Tuy nhiên nếu không biết
cách tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, ráo
riết bắt ép con học trong khi không cần biết con em
mình có năng lực hay không , sẽ tạo cho chúng một
nhân cách thụ động, dễ bị lệ thuộc và những dồn nén
quá mức gây nên các chấn thương về tinh thần, ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe. Vì vậy, để việc học hành,
thi cử không còn là sức ép đến thần kinh của con em
mình, các bậc phụ huynh và nhà trường cần tạo cho
các em một chế độ học tập, sinh hoạt,vui chơi phù
hợp ; gần gũi để động viên các em trong những kỳ
học căng thẳng, nhất là những em có nhân cách thụ
động, dễ bị lệ thuộc. Các thầy cô giáo cần tìm hiểu
thêm tâm lý của học sinh mình để kịp thời giúp đỡ,
chia sẻ giúp các em giảm được buồn rầu, lo lắng

Nhà trường nên tổ chức khám sức khỏe thể chất và
tâm thần định kỳ 6 tháng đến 1 năm/một lần để kịp
thời phát hiện những bệnh lý, giúp các em chữa trị.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×