Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trẻ nói dối không hẳn là hư hỏng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.81 KB, 6 trang )

Trẻ nói dối không
hẳn là hư hỏng




Hành vi nói dối ở trẻ nhỏ chỉ là một hành động mang tính tự vệ
chứ không phải là biểu hiện của một nét tính cách xấu.
Các bậc cha mẹ khi phát hiện con mình nói dối thường
hốt hoảng sợ con hư. Nhưng đôi khi, việc trẻ nói sai sự
thật không quá nghiêm trọng.

Năm nay, bé Minh, con trai anh Phong ở tập thể Quỳnh
Mai, Hà Nội, vừa chuyển từ bậc tiểu học lên trung học cơ
sở. Vốn mải chơi, lại quen với môi trường “học mà chơi,
chơi mà học” nên Minh thường xuyên không làm bài tập và
học thuộc bài. Mỗi khi bố mẹ hỏi, Minh đều trả lời đã làm
xong hoặc không có bài. Ở cấp tiểu học, Minh vẫn là học
sinh khá nên anh Phong tin con.

Nói dối để tự vệ

Đến khi cô giáo trả bài thi giữa kỳ, anh Phong mới “tá hỏa”
vì thành tích học tập của cậu con trai. Cho là con đã phạm
tội tày đình, anh tổ chức một cuộc họp gia đình để truy cho
ra nguyên nhân vì sao con nói dối. Trong suốt “buổi họp”,
anh Phong liên tục đưa ra những lời giáo huấn về tính trung
thực, hậu quả của những lời nói dối. Bị bố truy liên tục như
thế, bé Minh chỉ khóc.

Chị Mai, mẹ của bé Nam lại là một trường hợp khác. Đến


kỳ họp phụ huynh, chị mới phát hiện ra bao nhiêu thông
báo trong sổ liên lạc, từ lịch thi, nhận xét của cô về học lực,
hạnh kiểm… đều được ký từ khi nào mà chị không hề hay
biết. Phát hiện ra con nói dối, chị hết sức thất vọng. Cho là
con mình ra đường chơi nhiều nên nhiễm thói hư hỏng, chị
bắt đầu thực hiện “thiết quân luật”: không cho con ra
đường chơi, không xem phim hoạt hình, không điện tử.

Theo chuyên gia tâm lý Liên Phương, Trung tâm tư vấn
tình cảm Linh Tâm, hành vi nói dối ở trẻ nhỏ chỉ là một
hành động mang tính tự vệ chứ không phải là biểu hiện của
một nét tính cách xấu. Một số lời nói dối của trẻ từ 11 đến
14 tuổi như bé Minh và bé Nam như chưa làm bài nhưng
lại nói là đã xong, giấu bài chưa làm, ký giả sổ liên lạc…
chỉ xuất phát từ một ý nghĩ đơn giản là tránh được sự phê
bình của cha mẹ ngay lúc đó.

Cha mẹ khi phát hiện con nói dối thường vội vàng áp đặt
những bài học về lòng trung thực.

Một nguyên nhân khác thường gặp khi trẻ nói dối là chúng
sợ làm bố mẹ thất vọng. Trẻ luôn cố gắng theo đúng những
gì người lớn mong đợi ở chúng. Một số trẻ luôn chịu áp lực
phải học tốt, phải làm những gì bố mẹ kỳ vọng và mỗi khi
trẻ không mang về kết quả như ý, chúng cảm thấy không có
lối thoát khác ngoài nói dối. “Khi đó nói dối giống như một
chiếc phao cứu hộ mà trẻ sử dụng để tự bảo vệ trước sự
trách móc của cha mẹ”, chuyên gia tâm lý Liên Phương lý
giải.


Vì vậy, phụ huynh cần hiểu hành vi nói dối của trẻ chỉ là
một biểu hiện của tâm lý lứa tuổi để tránh có những suy
nghĩ, phản ứng thiếu tích cực với trẻ. Các bậc cha mẹ khi
phát hiện con mình nói dối thường cho rằng trẻ hư hỏng và
vội vàng áp đặt những bài học về lòng trung thực mà không
chịu tìm hiểu rõ nguyên nhân. Đôi khi, lý do trẻ nói dối
thực sự rất đơn giản, có thể do trẻ ham chơi không học bài
hoặc lơ đễnh, không tập trung nghe giảng… Theo chuyên
gia tâm lý Liên Phương, trẻ chưa tiếp thu được những bài
học luân lý “đanh thép” này của cha mẹ mà phần lớn chỉ
cảm thấy sợ hãi. Trong khi đó, điều quan trọng nhất là vì
sao không được nói dối thì trẻ lại không hiểu.

Độ tuổi nào thì nói dối trở nên nghiêm trọng?

Theo chuyên gia tâm lý Liên Phương, mỗi độ tuổi có một
kiểu nói dối riêng do sự khác biệt về tâm lý, tính cách. Ở
giai đoạn 3 - 7 tuổi, nói dối chỉ là vô thức. Những lời nói
dối thực ra là sản phẩm của trí tưởng tượng khi trẻ chưa
phân biệt được giữa hiện thực và giấc mơ. Ở giai đoạn 7 -
10 tuổi, trẻ rất nhạy cảm với thế giới bên ngoài, rất dễ tiếp
nhận và làm theo những hành động của người lớn. Vì vậy,
nếu trẻ phát hiện trong gia đình có người nói sai sự thật thì
sẽ dễ dàng học theo. Tuy nhiên, trẻ chỉ làm theo mà vẫn
chưa biết phân biệt tốt xấu.

Với độ tuổi từ 11 đến 14, hành vi nói dối của trẻ tuy có
“tinh vi” hơn nhưng chủ yếu vẫn là một cách để né tránh
những lời phê bình của cha mẹ khi không thực hiện được
những điều cha mẹ mong muốn. Cha mẹ khi phát hiện con

nói dối cũng không nên coi tình hình quá trầm trọng, cho
rằng đó là một lỗi xấu xa mà chỉ nên coi là biểu hiện của
tâm lý tự vệ của trẻ. Thay vì trừng phạt và thuyết giảng, cha
mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân trẻ nói dối để khắc phục, hạn
chế những tình huống khiến trẻ cảm thấy cần nói sai sự
thật.

Tuy nhiên, đến khi 15 tuổi mà trẻ vẫn nói dối thì cha mẹ
cần có những biện pháp mạnh hơn để uốn nắn. Thông
thường, ở độ tuổi này, trẻ đã lớn và có ý thức về những
hành vi của mình. Những lời nói dối cũng tinh vi hơn và
thậm chí rất logic. Nếu cha mẹ không có sự giám sát và
biện pháp uốn nắn nghiêm khắc thì rất dễ hình thành thói
quen nói dối ở con. Dần dần, khi trẻ đã cảm thấy nói dối
cũng là một nghệ thuật thì hậu quả của những lời nói dối
này cũng sẽ ngày càng nguy hiểm hơn.

Cha mẹ nên ngồi lại nói chuyện thẳng thắn và nghiêm túc
với con như những người đã trưởng thành, đề cao trách
nhiệm và danh dự của con, chuyên gia Liên Phương
khuyến cáo.

×