Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Mo uoc cua Hoc sinh doi bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.01 KB, 2 trang )

Một ước mơ nhỏ của Học sinh Đôi bờ Sông Vĩnh Định
Ngày xưa khi còn học cấp 2, tôi có nghe truyền thuyết về chinh phục thiên nhiên của Sơn Tinh
đánh lại cơn ghen của Thuỷ Tinh.
Lớn lên rồi khi đi học tôi lại mơ về một điều khác, không phải trong truyền thuyết hay cổ tích mà
mơ về hiện thực.
Năm 2003, theo quyết định cuả tỉnh. Ở đôi bờ Vĩnh Đinhj dào dạt phù sa với bao bải bồi của dòng
sông xưa củ, một thời vang bóng. Dòng sông, một dòng sồng đào thời Nguyễn với chiến lược điều hoà
dòng chảy và giao thông từ Quảng Trị vào đất Thuận Hoá - Phú Xuân.
Ngày nay, sông Vĩnh Định vẫn vậy vẫn xanh tươi, vẫn có giá trị nhân sinh và ngôi Trường THPT
mộc lên để phục vụ con em 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng theo học. Trường đã mộc lên, một ngôi
Trường bề thế 3 tầng theo tiêu chuẩn hiện đại nhất với các Phòng chức năng, khu hiệu bộ và các sân đa
năng. Khỏi phải bàn gì thêm về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên ở ngôi Trường này.
Sông vẫn còn đó hơn 600 em học sinh bên kia bờ sông, ngày ngày đi học phải đi vòng lên thi xã
hoặc đi vòng xuống cầu Xuân Trung mới qua được sông. Cha ông ta có câu, “gần nhà xa cửa là vậy”!.
Đúng bên này sông nhìn sang đã thấy trường nhưng để tới đó học được các em cũng phải đi trên
10km. Một quảng đường quả là xa so với các Học sinh nông thôn vì đường sá ở đây rất lầy lội, nhất là về
mùa đông. Cũng có nhiều học sinh đã đi học qua các chuyến đò ngang chứa đầy hiểm hoạ, nhưng các em
vẫn đi. Bởi có được cái Chữ ở vùng đất nghèo này phải là một quá trình, một quá trinh gian nan.
Cư dân đôi bờ sông chủ yếu là nông dân, dân trí còn thấp, nhưng ai cũng cố gắng cho con em đến
trường, cũng cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em qua sông.
Cách đây Mấy tháng cũng có một số người về khảo sát, rồi đo đạc. Học sinh ai cũng mừng vì
Nghe đồn rồi đây Nhà nước sẽ Bắc một chiếc cầu nối đôi bờ, vâng sẽ bắc một chiếc cầu để nối hai bờ.
Nhưng họ đến rồi đi, có lẽ rồi đây các học sinh ở bên này sông vẫn tiếp tục hy vọng, mong chờ
Đảng và nhà nước có các dự án để có một chiếc cầu Nho nhỏ bắc qua sông để giảm bớt vất vã. Phân
luồng giao thông, đường Triệu Đông nối Triệu Tài, Cầu Triệu Đông cũng được bắc qua Nối An Mô với
Thị Trấn ÁI Tử, cầu Cữa Việt cũng thông tuyến.
Riêng còn sông nhỏ Vĩnh Định chả lẽ là điểm Chia cắt hai huyện muôn đời chăng. Chúng tôi tin
một ngày nào đó một chiếc cầu hoặc nhiều hơn Bắc qua dòng sông này, nối đôi bờ để các học sinh được
đến lớp đúng giờ, bớt đi nổi lo vào các ngày mưa gió và hơn hết là bớt đi hiểm hoạ trìm đò. Để trên đôi
mắt các học sinh bên này sông tiếp cận gần hơn với văn hoá, với cái chữ.
Một năm học mới nữa cũng sắp qua đi, và ngôi Trường vẫn hiển nhiên tồn tại ở đó. Vẫn tồn tại và


học sinh bên này sông vẫn ngày ngày đến lớp bằng các phương tiện thô sơ, rồi bằng các chuyến đò ngang
tự tạo. Tự phát.
Cũng chưa có một phóng sự nào về vấn đề nêu trên, chưa có! Không phải không quan tâm mà họ
vẫn trông chờ, ngóng trong rồi hy vọng. mỗi lần có một đoàn khảo sát về là người dân bên này sông
mừng rở, họ nói với nhau rằng. Họ sẽ có cầu và Khoảng cách hai bờ sẽ ngắn lại, con cái họ sẽ được đi học
gần hơn và họ mơ ước rồi đây quê mình sẽ giàu hơn bởi Các tri thức trẽ đã, đang và sẽ được Trưởng
thành tại ngôi Trường mang tên dòng sông Vĩnh Định, vốn là dòng sông có ý nghĩa chiến lược giao
thông, nối ngắn khoảng cách giữa các vùng mìên.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×