Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BẠI NÃO (Kỳ 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.94 KB, 5 trang )

BẠI NÃO
(Kỳ 2)

III- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
A. THEO YHHĐ:
Nói chung, các thể lâm sàng của bại não đều được phát hiện nhờ vào sự
chậm phát triển của trẻ (cả thể chất và trí thông minh) so với trẻ cùng tuổi.
Thời gian mà cha mẹ trẻ phát hiện được sự bất thường của trẻ tùy thuộc
vào mức độ trầm trọng của bệnh, nhưng thường là trong vòng 12 đến 18 tháng tuổi
của trẻ (trong một số trường hợp được phát hiện trễ hơn sau 2 năm khi cha mẹ
thấy trẻ chậm và khó khăn khi đi).
Những dấu hiệu lâm sàng có thể thấy trong bại não gồm:
- Liệt trung ương: rất đa dạng. Có thể liệt 2 chi dưới, liệt ½ người, tứ chi.
Do bệnh xảy ra ở trẻ còn nhỏ nên dấu hiệu sớm cần chú ý như động tác không tự
chủ, múa vờn, co giật … Sau sinh vài tháng có thể thấy cổ mềm, lưng yếu không
ngồi được, đặc biệt 2 chân dưới rất ít cử động, đụng tới là co giật, phản xạ gối, gót
giảm. Tùy theo biểu hiện mà phần lớn các trường hợp có thể được xếp vào một
trong những hội chứng lâm sàng riêng biệt.
* Liệt cứng 2 chi (Spastic diplegia - Little’s disease): đây là thể thường
thấy nhất, có thể kèm hoặc không rối loạn trí tuệ. Mức độ liệt rất thay đổi từ nhẹ
(chỉ có yếu, chậm đi hơn trẻ bình thường, tăng phản xạ gân cơ hạ chi) đến rất nặng
(trẻ không khả năng bước đi, tứ chi gồng cứng, nói khó, nuốt khó).
* Liệt 2 chi thể tiểu não (cerebellar diplegia): chủ yếu liệt mềm, trương
lực cơ giảm, không có xuất hiện những vận động vô ý nhưng xuất hiện dấu lay
tròng mắt (nystagmus), thất điều không đối xứng ở cả tứ chi.
* Liệt ½ người ở trẻ em (Infantile hemiplegia): Bệnh có thể xảy ra cả 2
bên. Trong trường hợp này phân biệt với liệt 2 chi thể tiểu não bằng việc chi trên
bị nặng hơn chi dưới. Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi sinh (u nang bẩm sinh ở
bán cầu não, nhồi máu não trong tử cung) nhưng thường xuất hiện trong thời kỳ
trẻ còn nhỏ (sau ho gà hoặc sau tình trạng co giật do sốt cao). Dấu lâm sàng thông
thường là chi trên bị liệt nặng (bàn tay và ngón tay hoàn toàn mất vận động, tay và


cánh tay co cứng ở trước ngực), trái lại chi dưới lại bị nhẹ hơn dù cũng có tình
trạng cứng, tăng phản xạ gân cơ. Bệnh nhi vẫn bước đi được. Và đôi khi rất đáng
ngạc nhiên, đi không khó khăn lắm. Nếu vỏ não ưu thế bị tổn thương, trẻ sẽ không
nói được.
- Chậm phát triển trí tuệ, trí lực kém. Việc chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ
trong thời gian trẻ còn nhỏ rất khó khăn. Cần phải có kỹ năng và kinh nghiệm khi
thăm khám trẻ để phát hiện mức phát triển trí tuệ của trẻ bệnh so với tuổi của trẻ
bình thường (cười, mắt theo dõi ánh sáng di động, lấy đồ vật, phát âm từng từ và
chữ …). Cần phân biệt rõ những trường hợp suy giảm chức năng vận động, cảm
giác, giác quan, năng lực nói, khiến cho ta cảm giác trẻ bị chậm phát triển trí tuệ.
(Thường việc phân biệt này có khó khăn và đôi khi cần đến những test về trí thông
minh - IQ test).
- Một số xuất hiện động kinh, điên.
- Chảy nước miếng, nuốt khó, cơ mặt, mắt tê, cứng.
B. THEO YHCT: Có 5 thể lâm sàng:
1/ Thể Thận tinh bất túc:
- Tứ chi liệt, teo.
- Phát triển thể chất và trí tuệ kém: nói không rõ, thóp không kín, cổ, lưng
mềm.
- Rêu lưỡi trắng, mạch vi tế.
2/ Thể Can Thận âm hư:
- Liệt hai chi dưới, cổ gáy cứng, chân tay cử động chậm.
- Khi đứng chân co rút, bước không thẳng.
- Mặt, mắt co kéo, nói không rõ.
- Lưỡi đỏ, mạch vi sác.
3/ Thể Âm tân hư:
- Liệt tứ chi, cơ teo, môi miệng khô nứt, kèm sốt thấp.
- Đạo hãn. Lưỡi đỏ, rêu nứt, mạch tế sác.
4/ Thể Ứ tắc não lạc:
- Liệt chi dưới, trí lực giảm, tóc rụng, gân nổi rõ ở mặt, đầu.

- Tứ chi quyết lạnh.
- Chất lưỡi tối tím, mạch tế sáp.
5/ Thể Đàm thấp nội tắc:
- Liệt tứ chi, có đờm ở họng, có khi điên hoặc co giật, kèm buồn ói, ói mửa.
- Rêu vàng nhớt. Mạch hoạt sác.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×