Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH HỌC THẬN - BÀNG QUANG (Kỳ 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.48 KB, 5 trang )

BỆNH HỌC THẬN - BÀNG QUANG
(Kỳ 2)

5. Thận tàng tinh
Tinh ba của ngũ cốc được Vị thu nhận, Tỳ Phế chuyển hóa, tàng chứa nơi
Thận. Tinh ba của mọi Tạng Phủ được tàng chứa nơi Thận.
Thận cũng sử dụng biến hóa tinh ba này thành tinh sinh dục. Hoạt động
sinh dục mạnh mẽ hay yếu ớt phụ thuộc vào tinh ấy. Tinh dồi dào chứng tỏ Thận
khí mạnh, tinh ít ỏi là Thận kiệt, khí suy.
6. Thận chủ kỹ xảo, tác cường chi quan
Tất cả sự mạnh mẽ của con người là do Thận. Thận suy làm cho cơ thể suy
nhược, tay chân run, cứng, mất khả năng thực hiện các động tác khéo léo, tinh vi.
7. Thận chủ cốt tủy
Xương cốt vững chãi, tủy dồi dào, răng vững không lung lay, đau nhức
(theo YHCT răng là phần thừa của cốt) chứng tỏ Thận tốt. Đau nhức xương tủy,
còi xương, chậm phát triển là biểu hiện của Thận kém.
8. Thận khai khiếu ra tai
Chức năng của tai là để nghe. Những bệnh lý của Thận có ảnh hưởng đến
khả năng nghe của tai. Tai ù, điếc, nghễnh ngãng, sức nghe kém là Thận hư.
9. Thận chủ tiền âm, hậu âm
Tiền âm là nơi ra của nước tiểu, tuy là từ bàng quang nhưng việc vận hành
niệu là nhờ khí hóa của Thận (Thận khí suy thì đái rắt, đái són, đái không hết…
Thận thủy suy thì đái nhiều lần, đái đêm).
Tiền âm cũng đồng thời có liên quan đến bộ sinh dục ngoài. Thận dương
suy thì dương không cường, hành sự bất túc, lạnh cảm, liệt dương. Âm môn là nơi
thể hiện tình trạng của Thận, tứ âm mao đến âm dịch đều thể hiện tình trạng Thận
khỏe hay yếu.
Hậu âm là nơi ra của phân, tuy là từ Đại trường nhưng có liên quan đến tình
trạng thịnh hư của Thận. Thận hư làm rối loạn công năng hoạt động gây táo bón
hoặc tiêu chảy. (ngũ canh tả).
10. Thận tàng chí


Ý chí do Thận làm chủ. Giữ lại điều đã biết, kiên cường quyết làm cho
bằng được điều dự định là Thận khí dồi dào. Ngược lại, Thận khí bất túc thì tinh
thần trở nên yếu đuối, thiếu ý chí.
11. Khủng thương Thận
Sợ hãi làm hại Thận và ngược lại Thận khí suy, bất túc thì người bệnh dễ
kinh sợ.
12. Những vùng cơ thể có liên quan đến Tạng Thận
Do đường kinh Thận có đi qua những vùng thắt lưng, Can, Phế, Tâm nên
trong bệnh lý tạng Thận thường hay xuất hiện những triệu chứng có liên quan
những mối liên hệ nêu trên.
- Quan hệ giữa Thận và tâm là quan hệ giữa thần với chí (Thận là bể của
tủy, thông với não), giữa thủy dịch với huyết, giữa long hỏa với quân hỏa, mối
quan hệ chế ước giữa Thận với Tâm (Thủy hỏa ký tế).
- Quan hệ giữa Thận với Phế được thể hiện với chức năng Thận nạp khí,
Phế túc giáng khí.
- Quan hệ giữa Thận với Can là quan hệ giữa tướng hỏa và long hỏa, giữa
chí và ý, giữa thủy và huyết, giữa sơ tiết và bế tàng. Mối quan hệ này thể hiện
trong chức năng Thận chủ tác cường, chủ các vận động tinh vi của cơ thể.
B- CHỨC NĂNG SINH LÝ PHỦ BÀNG QUANG
1. Bàng quang là châu đô, nơi chứa và thải nước tiểu
Thủy dịch qua quá trình chuyển hóa, phần cặn bã được đưa về chứa tại
bàng quang, nhờ vào sự khí hóa của Thận mà đưa ra ngoài theo đường niệu.
2. Những mối quan hệ với Phủ Bàng quang
- Phế tạng: Sự quan hệ này giúp cho nước lưu thông. Bàng quang bí kết,
nước không thải được, thủy dịch tràn ngập cơ phu gây phù thũng, cản trở chức
năng của Phế. Phế khí không tuyên, bì mao bí kết thì Bàng quang phải thải nước
tiểu nhiều hơn. Phế khí thái quá, bì mao tăng tải mồ hôi thì Bàng quang nước ít mà
đậm.
- Tâm tạng: Tâm hỏa quá thịnh, huyết ứ tiểu trường thì nước tiểu trong
Bàng quang có máu. Tâm âm hư thủy dịch thiếu thì nước tiểu trong Bàng quang ít

mà đậm.
- Can tạng: Chức năng sơ tiết của Can ảnh hưởng tới việc hành niệu của
Bàng quang. Sơ tiết thái quá thì tiểu nhiều, sơ tiết không tốt thì bí bách.
- Tỳ tạng: Tỳ vận hóa thủy cốc, thông qua Tiểu trường chất nước được đưa
xuống Bàng quang. Tỳ hóa thấp thông qua việc thải nước tiểu của Bàng quang. Tỳ
thấp, kiện vận không tốt thì đái đục, đái ra dưỡng trấp. Tỳ nhiếp huyết không tốt
thì xuất hiện máu trong nước tiểu.
- Thận tạng: Thận chủ thủy, thủy dịch chứa tại Bàng quang. Thận khai
khiếu ra tiền âm, việc hành niệu do Thận sai khiến.

×