Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

đề tài nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.75 KB, 16 trang )

I. Mục đích ý nghĩa của việc nghiên cứu:
1. Mục đích:
- Như chúng ta đã biết môn Công Nghệ là môn khoa
học tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực
hiện mục tiêu đào tạo của trừơng trung học cơ sở
(THCS). Chương trình môn học này ở THCS cung cấp
cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản ở
trình độ phổ thông cơ sở, bứơc đầu hình thành ở học sinh
những kĩ năng cơ bản phổ thông và thói quen làm việc
khoa học, có tác phong công nghiệp đối với môn Công
nghệ nói riêng và đối với các môn khoa học khác nói
chung, góp phần hình thành ở họ những năng lực nhận
thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục
THCS đã đề ra.
- Với lại môn Công ngệ có mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ, qua lại với các môn khoa học tự nhiên khác. Trong
đó nhiều kiến thức và kĩ năng đạt đựơc qua môn Công
nghệ là cơ sở để học tập, vận dụng vào các môn học
khác.
- Vì vậy mục đích nghiên cứu đề tài nhằm nắm vững
những đổi mới cơ bản của chương trình, sách giáo khoa
cũng như phương pháp dạy học thực hành môn Công
nghệ 9. Từ đó biết sữ dụng những kĩ năng để phân tích
những đổi mới của chương trình, sách giáo khoa và cũng
như phương pháp dạy học thực hành, nhờ đó giúp cho
chúng ta hiểu rỏ trách nhiệm của giáo viên trong việc
triển khai sự đổi mới chưong trình sách giáo khoa và
phương pháp dạy học môn Công nghệ lớp 9.
2. Ý nghĩa:
- Với việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với bản thân, nó giúp bản thân em thấy


được tính thiết thực, tính phù hợp, tầm quan trọng và
hiệu quả cũng như giá trị thực tiễn của việc nghiên cứu
chương trình sách giáo khoa Công nghệ 9 nói riêng và
chương trình môn Công nghệ THCS nói chung. Quá
trình nghiên cứu đề tài này còn giúp cho bản thân có
nhận thức đúng đắn, ý thức trách nhiệm và có thái độ tích
cực trong việc dạy học thực hành phân môn Công nghệ,
nhất là chương trình Công nghệ mà mình nghiên cứu ở
trừơng THCS sau này. Và cũng chính từ việc nghiên cứu
đó bản thân em quyết tâm cố gắng rèn luyện, tu dưỡng để
theo kịp phương pháp dạy học, định hướng dạy học thực
hành trong chương trình hiện nay và xây dựng kế hạch
dạy học phù hợp với tinh thần sách giáo khoa mới.
- Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này còn giúp cho
bản thân làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học
hơn. Điều này góp phần phục vụ đắc lực cho công tác
nghiên cứu, học tập, giảng dạy sau này.
II. Đối tựơng, nội dung, phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tựơng nghiên cứu:
2. Nội dung nghiên cứu:
3. Phạm vi nghiên cứu:
III. Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Công
nghệ 9, tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa
lớp 9,… Để nắm vững chương trình, sách giáo khoa
Công nghệ 9, giáo trình phương pháp dạy học kĩ thuật
công nghiệp ở THCS, và một số tài liệu có liên quan. Với
đề tài này em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài
liệu nhằm khai thác những vấn đề lí luận cơ bản có liên

quan đến đề tài, tìm kiếm những phương pháp nghiên
cứu cụ thể, phù hợp với đề tài và dựa vào đó để triển khai
nghiên cứu thực tiễn. Cụ thể em đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu tài liệu như: Phân tích tổng hợp tài liệu; Phân
loại hệ thống hoá.
2. Phương pháp nghiên cứu khảo sát thống kê:
Nhằm tìm hiểu chương trình, Sách giáo khoa và
phương pháp dạy học các bài thực hành môn Công
nghệ 9 thực hiện như thế nào?. Thông qua quá trình
khảo sát ở trường thực tập thì em nhận thấy đa số
khoảng 65% học sinh đều thích học môn Công nghệ vì
thông qua môn Công nghệ các em đựơc tiếp cận nhiều
với khoa học công nghệ mới, có thể vận dụng kiến thức
đã đựơc học vào trong thực tế cuộc sống,…Sau khi các
em tìm hiểu xong bài học thì cho các em thực hành lại
nội dung mà các em đã học hay một tiết thực hành nào
đó em tiến hành bằng cách cho các em học sinh báo cáo
lại nội dung mà Giáo viên giao cho nhằm ôn lại các
kiến thức đã học.
3. Phương pháp quan sát:
Nhằm xem xét học sinh học tập có phù hợp với
chương trình, Sách giáo khoa, Công nghệ và phương
pháp dạy học thực hành ở lớp 9
4. Phương pháp trao đổi trò chuyện:
Phương pháp này đực sử dụng trong thời gian đi
thực tập ở trừơng THCS Pô Thi, đựơc sử dụng để khảo
sát kết quả học tập môn Công nghệ của học sinh lớp
9/5,lớp 9/6, qua đó tìm hiểu cách dạy của cá thầy cô bộ
môn Công nghệ để nắm rỏ thực trạng việc dạy học cũng
như phương pháp dạy học môn Công nghệ.

5. Thực nghiệm dạy học của bản thân, đi dự giờ dạy
của đồng nghiệp, bạn bè:
Thông qua thực nghiệm dạy học của bản thân, đi dự
giờ dạy của các thầy cô bộ môn Công nghệ, bạn bè
cùng nhóm để tìm hiểu những nguyên nhân nhằm
gây hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình lên
lớp.






B. NỘI DUNG:
I. Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Công
nghệ 9:
1. Một số vấn đề chung về chương trình Công nghệ 9:
a.1) Tìm hiểu mục tiêu chung:
* Về kiến thức:
Hiểu được một số kĩ thuật cơ bản, kĩ thuật lắp đặt
mạng điện trong nhà.
* Về kĩ năng:
Vận dụng kiến thức đã học ở lớp 8 về vẽ kĩ thuật,
gia công cơ khí, kĩ thuật điện để làm đựơc các bài thực
hành đơn giản trong sách giáo khoa lớp 9.
Biết tính toán lựa chọn khi lắp đặt mạng điện đơn
giản trong nhà.
* Về thái độ:
Ham thích tìmhiểu thực hành kĩ thuật.
Có tác phong công nghiệp, làm việc theo quy trình

và kế hoạch.
Tuân thủ các nguyên tắc an toàn về điện,có thái độ
tiết kiệm điện.
a.2) Mục tiêu cụ thể:
Đối với chương trình hiện hành các phân môn thực
hiệncả lý thuyết và thực hành song song ở tất cả các lớp.
Môn Công nghệ trong chương trình đổi mới ngoài việc
xen kẽ các tiết thực hành để cũng cố kiến thức của các
bài lý thuyết, ở lớp 9 để tăng cường tính hướng nghiệp và
kĩ năng nghề nghiệp học sinh phải vận dụng những kiến
thức đã học ở các lớp dưới để làm được các bài thực
hành trong chương trình. Vì vậy, mục tiêu của mô đun
lắp đặt mạng điện trong nhà như sau:
* Kiến thức:
Biết được chức năng và cách sử dụng một số dụng cụ
cần thiết để lắp đặt mạch điện trong nhà.
Hiểu được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạng điện
trong nhà.
Hiểu được quy trình lắp đặt mạng điện .
Biết quy tắc an toàn lao động trong công việc lắp đặt
mạng điện.
* Kĩ năng:
Sử dụng được một số dụng cụ cần thiết để lắp đặt mạng
điện.
Lập được kế hoạch công việc.
Lắp được một số mạch điện của mạng điện trong nhà.
Kiểm tra và sửa chữa được một số hư hỏng thông thường
của mạng điện trong nhà.
* Thái độ:
Ý thức cẩn thận, đúng quy trình và bảo đảm an toàn lao

động khi làm việc.
b. Một số yêu cầu về kiến thức, kĩ năng phương tiện, :
* Yêu cầu về kiến thức:
 Đối với vùng thuận lợi: Dạy đúng phân phối
chương trình, đủ nội dung trong sách giáo khoa.
Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng: dạy như sách
giáo khoa.
Bài 2: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong
nhà.
- Trên cơ sở học sinh đã đựơc biết các loại dây dẫn
điện ở lớp 8, giáo viên đưa mẫu vật để học sinh quan sát
và phân biệt đựoc các loại dây dẫn,cáp, sau đó giáo viên
phân loại, nêu kí hiệu để học sinh biết các loại thừơng
dùng trong thực hành cũng như mạng điện trong nhà.
Tập trung vào việc lựa chọn dây dẫn điện phù hợp với
yêu cầulắp đặt các phụ tải.
Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Dạy như sách giáo khoa, chú ý cần cho học sinh hiểu
cách kí hiệu các loại đồng hồ đo điện và 3 loại đồng hồ
sử dụng nhiều trong lắp đặt mạng điện là vôn kế, ampe
kế, và Công tơ điện. Dụng cụ cơ khí dùng để lắp đặtđiện
mà học sinh đã đựoc học ở lớp 8. trong mô đun này tập
trung vào các bài thực hành.
Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện.
- Giáo viên chuẩn bị trứoc các loại đồng hồ đo điện có
trong bộ thiết bị dạy học do Bộ cung cấp, Giới thiệu để
học sinh biết đựoc công dụng, cách sử dụng một số loại
đồng hồ đo điện. Nội dung trọng tâm của bài này tìm
hiểu và sữ dụng, cách nối 2 loại đồng hồ đo là Công tơ
điện và vôn kế. Cho học sinh cũng cố lại kiến thức về

đồng hồ đo đã đựoc học ở lớp 8 như: Đọc kí hiệu trên
mặt đồng hồ, chức năng của từng loại đồng hồ đo, thang
đo… Tùy theo điều kiện,thiết bị của nhà trừơng giáo
viên chọn một trong hai phương án:
+ Phương án 1: sử dụng Công tơ điện để đo điện
năng tiêu thụ của mạch điện.
+ Phương án 2: Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo
điện trở, hoặc hiệu điện thế của mạch điện.
Khi dạy bài này gióa viên cho học sinh hiểu đựoc
cách nối dây công tơ điện, đếm số vòng quay của đỉa
nhôm, tính đựoc điện năng tiêu thụ của phụ tải. Giáo
viên tuân thủ tuyệt đối quy tắc an toàn điện và an toàn
lao động. Nhất thiết phải kiểm tra kỉ cách đo của học
sinh rồi mới cho đóng điện, không nên cho học sinh
cùng đo một lúc để tránh quá tải dây trục. Cho học sinh
tính toán kết quả đo đựơc và rút ra kết luận nhằm tiết
kiệm điện năng tiêu thụ.
Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện.
- Giáo viên và học sinh chuẩn bị như trong sách giáo
khoa. Để thực hành đựơc bài nối dây giáo viên cần cung
cấp cho học sinh một số kiến thức bổ trợ - nối dây dẫn
điện. Hiểu đựoc quy trình, yêu cầu kỉ thuật và cách nối
các mối dây dẫn điện, sử dụng tranh và dây dẫn thật làm
mẫu cho học sinh quan sát và làm theo. Riêng mục hàn
thiếc gióa viên chỉ giới thiệu để cho học sinh biết. Đánh
giá kế quả thực hành qua sản phẩm, sự chuẩn bị, ý thức,
quy trình thực hiện
của học sinh.
Bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện.
- Giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết

bị cần thiết đủ cho làm thực hành ( theo nhóm hoặc cá
nhân). Hiểu đựoc chức năng bảng điện trong mạng điện
gia đình, các thuiết bị cần thiết và tối thiểu theo yêu cầu
sử dụng. Hiểu sơ đồ nguyên lý, mạch điện và vẽ đựoc
các sơ đồ lắp đặt. Thực hành lắp bảng điện theo đúng
quy trình trong sách giáo khoa.
Bài 7: Thực hành : Lắp mạch điện đèn ống huỳnh
quang.
- Giáo viên cần cho học sinh hiểu đựơc sơ đồ nguyên lý
để vẽ đựơc sơ đồ lắp đặt. Thực hành trên bảng điện giáo
viên giảng cho học sinh hiểu đựoc vị trí các thiềt bị của
đèn huỳnh quang trên bảng điện. Nếu thực hành lắp đặt
trong phòng, Giáo viên kết hợp với bảng điện học sinh đã
thực hành ở bài 6 cho nối hoàn chỉnh mạch điện đèn ống
huỳnh quang. Phải tuân thủ quy tắc an toàn, kiểm tra rò
điện, dây điện, cách nối dây của học sinh trứơc khi đóng
mạch điện.
Bài 8,9 10: Thực hành lắp một số mạch điện thừong
gặp trong gia đình.
- Để thực hành được giáo viên chuẩn bị đủ dụng cụ,
vật liệu và thiết bị cần thiết.( Như sách giáo khoa). Gióa
viên sử dụng các thiết bị thật kết hợp với hình vẽ để học
sinh hiểu đựoc nguyên tắc làm việc của các loại công
tắc , công tắc 3 cực. Từ sơ đồ nguyên lý học sinh phải vẽ
đựoc sơ đồ lắp đặt và bố trí hợp lí các thiết bị, phụ tải.
Hướng dẫn học sinh thực hiện lắp đặt trên bảng điện
( hoặc phòng ở) đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kĩ
thuật. Gióa viên hương dẫn học sinh kiểm tra an toàn
trứơc khi đóng điện.
Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà.

- Giới thiệu lý thuyết về cách lắp đặt dây dẫn mạng điện
trong nhà, giáo viên phải chuẩn bị đủ thiết bị dạy học cấn
thiết theo hướng dẫn của sách giáo khoa. Giáo viên sử
dụng các vật liệu hứong dẫn học sinh cách lắp,nối, kĩ
thuật lắp đặt, sau đó làm mẫu cho học sinh quan sát và
làm theo.
Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
- Gióa viên cho học sinh hiểu đựơc sự cần thiết phải
kiểm tra an toàn mạng điện và biết kiểm tra cái gì, như
thế nào. Qua quan sát thực tế để phát hiện đựoc những
thiết bị, dây dẫn không an toàn và kết luận mạng điện
như thế nào là an toàn, sử dụng thiết bị như thế nào là
đảm bảo an toàn cho mạng điện.
 Đối với vùng khó khăn:
Bài 1: dùng các câu hỏi gợi ý để hướng dẫn học
sinh biết vai trò của nghề điện đối với đời sống và sản
xuất; biết các thông tin của nghề điện dân dụng và các
biện pháp an toàn trong nghề điện.
Bài 2: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện
trong nhà.
Dùng vật mẫu để học sinh quan sát và phân
biệt được các loại dây dẫn, cáp và biết cơ sở để phân loại
dây dẫn điện ; Dùng tranh để nêu các kí hiệu của các loại
dây thừơng dùng trong thực hành cũng như dùng trong
mạng điện trong nhà. Tập trung vào việc lựa chọn dây
dẫn điện phù hợp với yêu cầu lắp đặt các phụ tải.
Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện.
Cung cấp cho học sinh biết kí hiệu các loại đồng
hồ đo điện và khắc sâu kí hiệu của ba loại sử dụng nhiều
trong lắp đặt mạng điện là: Vôn kế, Am pe kế, Công tơ

điện.
Biết dụng cụ cơ khí dùng để lắp đặt điện.
Trong mô đun này giáo viên cần tập trung vào các bài
thực hành.
Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện.
Dùng các loại đồng hồ đo điện có trong bộ
thiết bị dạy học do bộ cung cấp, hướng dẫn học sinh biết
được công dụng, cách sử dụng một số loại đồng hồ đo
điện. Nội dung trọng tâm của bài này là tìm hiểu và sử
dụng, cách nối hai loại đồng hồ đo là công tơ điện và vôn
kế.
Đặt câu hỏi gợi nhớ để học sinh cũng cố lại kiến thức về
đồng hồ đo đã được học ở lớp 8 như: Đọc kí hiệu trên
mặt đồng hồ, chức năng của từng loại đồng hồ đo, thang
đo…
Tùy theo điều kiện, thiết bị của nhà trường giáo viên
chọn một trong hai phương án:
Phương án 1: Sử dụng công tơ điện để đo điện nang tiêu
thụ của mạch điện.
Phương án 2: sử dụng đồng hồ vạn năng để đo d8iện trở,
hoặc hiệu điện thế của mạch điện.
Giáo viên cho học sinh biết đựơc cách nối dây công tơ
điện, cách đếm số vòng quay của đĩa nhôm, tính được
điện năng tiêu thụ của phụ tải.
Chú ý: Để đếm được số vòng quay của công tơ trong thời
gian ngắn cần dùng phụ tải có công suất tiêu thụ lớn
( bàn là, bếp điện kín).
Giáo viên tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn điện và
an toàn lao động. Nhất thiết phải kiểm tra kĩ cách đo của
học sinh rồi mới cho đóng điện, không nên cho học sinh

cùng đo một lúc để ttránh quá tải dây trục.
Hướng dẫn học sinh biết tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện.
Giáo viên và học sinh chuẩn bị như trong sách giáo khoa.
Biết được quy trình, yêu cầu kĩ thuật và cách nối các mối
dây dẫn điện, sử dụng tranh và dây dẫn thật làm mẫu cho
học sinh quan sát và làm theo. Riêng mục hàn thiếc gióa
viên chỉ giới thiệu để cho học sinh biết tác dụng, không
đi sâu vào dạy kĩ thuật hàn thiếc Hướng dẫn học sinh tự
đánh giá kế quả thực hành bằng sản phẩm của học sinh
cùng với sự chuẩn bị, ý thức thực hành, quan sát quy
trình thực hiện của học sinh.
Bài 6: Thực hành: lắp mạch điện bảng điện.
Giáo viên và học sinh chuẩn bị đủ dụng cụ, thiết bị cần
thiết đủ cho làm thực hành ( theo nhóm hoặc cá nhân).
Sử dụng hình 6-1 để cung cấp cho học sinh kiến thức
hiểu đựơc chức năng của bảng điện trong mạng điện gia
đình, các thiết bị cần thiết và tối thiểu theo yêu cầu sử
dụng.
Hiểu sơ đồ nguyên lý, mạch điện và vẽ đựơc sơ đồ lắp
đặt trên cơ sở xác định mục đích, vị trí lắp đặt mạch điện,
các phần tử của mạch điện, phương pháp đi dây dẫn.
Thực hành lắp bảng điện theo đúng quy trình trong sách
giáo khoa.
Bài 7: Thực hành : Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang.
-Bài học này học sinh đã được học về cấu tạo, nguyên
lý và biết sơ đồ đèn huỳnh quang ở lớp 8. Vì vậy, giáo
viên cần cho học sinh hiểu đựơc sơ đồ nguyên lý để vẽ
đựơc sơ đồ lắp đặt.Thực tế hiện nay toàn bộ thiết bị, phụ
kiện của đèn huỳnh quang được bố trí trong hộp đèn, nếu

thực hành trên bảng điện giáo viên phải giảng cho học
sinh hiểu đựơc vị trí các thiềt bị của đèn huỳnh quang
trên bảng điện; Nếu thực hành lắp đặt trong phòng thì
giáo viên kết hợp với bảng điện học sinh đã thực hành ở
bài 6 cho nối hoàn chỉnh mạch điện đèn ống huỳnh
quang.
Giáo viên có thể đặt một số tình huống lắp đặt, nối dây
sai và hỏi học sinh, cho học sinh phát hiện chổ sai. Phải
tuân thủ quy tắc an toàn, kiểm tra rò điện, dây điện, cách
nối dây của học sinh trứơc khi đóng mạch điện.
Bài 8,9 10: Thực hành lắp một số mạch điện thừong
gặp trong gia đình.
- Để thực hành được giáo viên chuẩn bị đủ dụng
cụ, vật liệu và thiết bị cần thiết.( Như sách giáo khoa).
- Giáo viên sử dụng các thiết bị thật kết hợp với
hình vẽ để học sinh hiểu đựơc nguyên tắc làm việc của
các loại công tắc , công tắc ba cực. Cho học sinh tìm hiểu
sơ đồ nguyên lý, phân tích đường đi của dòng điện để
thấy được tác dụng của các loại công tắc đã nêu trên. Từ
sơ đồ nguyên lý học sinh phải vẽ đựơc sơ đồ lắp đặt và
bố trí hợp lí các thiết bị, phụ tải.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện lắp đặt trên bảng điện
( hoặc phòng ở) đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kĩ
thuật. Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra an toàn
trứơc khi đóng điện.
Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà.
Do không có điều kiện thực hành, bài này chỉ giới
thiệu lí thuyết về cách lắp đặt dây dẫn mạng điện trong
nhà vì vậy giáo viên phải chuẩn bị đủ thiết bị dạy học
cần thiết theo hướng dẫn của sách giáo khoa.

Cung cấp cho học sinh biết được một số thông tin
về các phương pháp lắp đặt mạng điện trong nhà hiện
nay. Giáo viên sử dụng các vật liệu hướng dẫn học sinh
cách lắp, nối, kĩ thuật lắp đặt, sau đó làm mẫu cho học
sinh quan sát và làm theo.
Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
- Giáo viên cho học sinh hiểu đựơc sự cần thiết phải
kiểm tra an toàn mạng điện và biết kiểm tra cái gì, như
thế nào.
- Kết hợp quan sát thực tế để phát hiện được những
thiết bị, dây dẫn không an toàn. Qua đó giáo viên kết
luận mạng điện như thế nào là an toàn, sử dụng thiết bị
như thế nào là đảm bảo an toàn cho mạng điện.
* Yêu cầu về kĩ năng:
Do đặc thù của môn công nghệ ở lớp 9 số tiết thực
hành chiếm tỉ lệ 70% vì vậy yêu cầu về kĩ năng là rất cần
thiết đối với giáo viên khi dạy học sinh.Khi dạy giáo viên
cần hình thành cho học sinh các kĩ năng sau:
Quan sát tranh ảnh và các thao tác mẫu của giáo viên.
Làm theo các thao tác của giáo viên.
Cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo.
Đối với vùng khó khăn cũng như đối với vùng thuận lợi
cấn tập trung rèn các kĩ năng sau:
Tập sử dụng đúng các dụng cụ, vận dụng các kiến thức
để làm được các bài thực hành để tạo ra sản phẩm; có
thoío quen cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ, tuân thủ quy trình kĩ
thuật.
Biết phân biệt các loại vật liệu, phụ liệu, đọc được sơ đồ
mạch điện lý thuyết và sơ đồ lắp đặt qua quan sát bản vẽ.
Biết kiểm tra an toàn khi tiếp xúc với các dụng cụ điện,

cơ khí.
Đối với vùng khó khăn, dạy như vùng thuận lợi, song
cần chú ý khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất để
đảm bảo các yêu cầu thực hành.
* Yêu cầu về phương tiện dạy học:
2. Một số vấn đề về sách giáo khoa Công nghệ 9:
a. Cấu trúc của sách giáo khoa:
b. Đặc điểm của từng chương:
c. Cấu trúc của từng bài học:
3. Nhận xét chung về cấu trúc chương trình Công nghệ
9:
a. Về chương trình:
Nội dung chương trình trong sách giáo khoa Công nghệ 9
chú ý tăng cừơng tính hướng nghiệp, khả năng vận dụng
cho học sinh, số lượng bài thực hành chiếm 70% thời
lượng. Nội dung các bài lý thuyết giảm nhẹ, chủ yếu là
các kiến thức bổ trợ cho phần thực hành. Thời lượng của
từng phần có giảm đi so với chương trình hiện hành,
song vẫn đảm bảo để học sinh học và làm được các thao
tác thực hành mang tính nghề nghiệp.
b. Về sách giáo khoa:
b.1) Bám sát mục tiêu chương trình:
Các mục tiêu được nêu cụ thể ở từng bài học, được
định lượng rõ ràng theo các mức độ: Biết, hiểu, vận
dung; Nhận biết, sử dụng, làm được; Hình thành được,…
Các mục tiêu được in đậm ở đầu mỗi bài học tạo điều
kiện cho học sinh chủ động xác định trọng tâm của bài
học.
b.2) Cách trình bày:
Cách trình bày phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 9, thể

hiện được đặc trưng môn công nghệ theo định hướng tổ
chức cho học sinh tự quan sát, phát hiện, giải thích hiện
tượng; Đưa ra các phương án, phân tích; rút ra các kết
luận và tìm cách giải quyết.

II. Phương pháp dạy học ở từng bài:
1. Quan điểm mới về phương pháp dạy học ở tùng
bài:
2. Các biện pháp dạy học ở từng bài:
3. Quy trình dạy học (Tiến trình lên lớp): Cấu trúc bài
thực hành có thể chia làm các bước sau:
Bứơc 1: Chuẩn bị:
Giáo viên nêu mục tiêu của bài thực hành và giao
nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, thực hiện hướng dẫn
ban đầu.
Phân chia học sinh thành các nhóm, quy định rõ vị
trí,các dụng cụ vật liệu cần thiết.
Bước 2: Tổ chức thực hành:
Trên cơ sở đã hướng dẫn, học sinh lần lượt thực
hiện các nội dung và bài thực hành đã quy định; gióa
viên kiểm tra lại kết quả của học sinh trước khi
chuyển qua bước tiếp theo.
Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên phải
quan sát, theo dõi, uốn nắn kịp thời, nhắc nhở học
sinh tuân thủ theo đúng các quy trình, chú ý an toàn
lao động cho người, thiết bị và dụng cụ.
Bước 3: Kết thúc thực hành:
Yêu cầu học sinh nộp báo cáo thực hành, tự nhận
xét kết quả thực hành và thu nộp sản phẩm (nếu có).
Thu dọn vật liệu, dụng cụ cần thiết, vệ sinh chổ làm

việc.
Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ, ý thức của học
sinh và đánh giá kết quả thực hành theo cả ba mặt:
Thao tác kĩ thuật, số lựơng chất lựơng sản phẩm và ý
thức học tập.


4. Cách soạn giáo án:
5. Thực nghiệm dạy:
a. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
b. Phương tiện hổ trợ (Thiết bị thí nghiệm, đồ dùng
dạy học, ):
c. Tiến trình lên lớp:
d. Việc tích cực hoá của học sinh:
e. Năng lực sư phạm của giáo viên:
f. Năng lực sư phạm sinh viên thực tập:
C. KẾT LUẬN:
1. Đánh giá khái quát về chương trình và sách giáo khoa
Công nghệ 8
Sách giáo khoa công nghệ 9 được biên soạn theo hướng
bám sát mục tiêu đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học,
phát huy tính tích cực của học sinh, qua đó hình thành và
phát triển phương pháp tự học, nâng cao năng lực tư duy
độc lập, khả năng sáng tạo của học sinh, quan tâm đến
lứa tuổi và các loại trình độ học tập của học sinh. Đặc
biệt sách giáo khoa công nghệ 9 được viết để học sinh
chọn các nội dung kiến thức đã học ở lớp 8 vận dụng làm
thực hành tùy theo yêu cầu của từng bài. Nội dung được
biên soạn đảm bảo nguyên tắc 1/3 số tiết lí thuyết và 2/3
số tiết thực hành.

Cấu trúc sách giáo khoa công nghệ 9 đều thống nhất
chia ra thành các bài, đa số các bài được viết với thời
lượng 2- 3 tiết để đảm bảo thời gian để học sinh có thể
hoàn thnàh các bài thực hành, một số bài lí thuyết với
thời lượng 1 tiết. Kiến thức được trình bày theo nguyên
tắc thống nhất theo sự phát triển liên tục, nhất quán, hợp
lí. Sau mỗi mô đun có ôn tập, hệ thống hóa và cũng cố
các kiến thức đã học. Sau mỗi bài thực hành đều có phần
hướng dẫn đánh giá của giáo viên hoặc tự đánh giá của
học sinh.
2. Đánh giá chung về việc đổi mới phương pháp ởtừng
chương trong chương trình công nghệ 8:
3. Kiến nghị và đề xuất:

×