Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến) (Kỳ 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.76 KB, 5 trang )

Ngân tiết bệnh
(bệnh vẩy nến)
(Kỳ 2)

1.2.2. Đánh giá mức độ tổn thương theo cách tính PASI của Sayed
(Paris, 1997).
* Cách cho điểm PASI (psoriasis area severity index):
Nhằm đánh giá mức độ nặng, gồm 3 chỉ tiêu:
- Đỏ da (erythema).
- Nhiễm cộm (infltration).
- Bong vẩy (decrustation).
Ba chỉ tiêu được tính theo diện tích da bị tổn thương trên tổng diện tích
vùng: được ký hiệu chung là (A); ký hiệu cho từng vùng: Đầu (H), chi trên (U),
thân mình (T), chi dưới (L). Đánh giá về mức độ cho điểm từ 0 đến 4: không có
tổn thương (0 điểm), tổn thương nhẹ (1 điểm), tổn thương vừa (2 điểm), tổn
thương nặng (3 điểm) tổn thương rất nặng (4 điểm).

* Cách tính diện tích riêng cho từng vùng:
Không có tổn thương : 0 điểm
Tổn thương dưới 10% : 1 điểm
10 - < 30% : 2 điểm
30 - < 50% : 3 điểm.
50 - < 70% : 4 điểm.
70 - < 90% : 5 điểm.
90 - < 100%: 6 điểm.

* Cách tính PASI từng vùng:
Nhân số điểm chỉ số nặng (đỏ, cộm, vẩy) với diện tích vùng và nhân với
hằng số (đầu = 0,1; chi trên = 0,2; thân mình = 0,3; chi dưới= 0,4).
PASI chung = 0,1 (Eh + Ih + Dh). Ah + 0,2 (Eu + Iu + Du). uA +
0,3 (Et + It + Dt). At + 0,4(EL + IL + DL). AL



* Qui ước PASI:
PASI < 3 là nhẹ .
3 < PASI <15 là vừa .
PASI > 15 là nặng.

* Đánh giá tiến triển của bệnh:
Cứ 15 hoặc 30 ngày quan sát và tính điểm 1 lần:
- Kết quả = (điểm PASI ban đầu - điểm PASI quan sát).
- Sự chênh lệch giữa hai chỉ số PASI càng cao thì bệnh tiến triển càng tốt
và ngược lại.

2. Bệnh vẩy nến theo y lý cổ truyền:

2.1. Khái niệm.
+ Bệnh vẩy nến được YHCT mô tả rất sớm, cùng ra đời với nạn nội kinh là
những bệnh danh “Tùng bì tiên, Ngưu bì tiên “ trong “Bì phu bệnh” nghĩa là
chứng ngứa, sẩn ở da. Theo y lý cổ truyền là bệnh mãn tính, tái phát liên tục, đa
phần phát sinh ở tứ chi, mặt bên đùi, đầu gối, cẳng chân, mặt ngoài tay ,chân và
vùng đầu. Tổn thương chủ yếu là những sẩn cộm kiểu đốm, đám hoặc mảng, đỏ
hoặc trắng mốc như sáp nến và ngứa.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý.
+ Bệnh thuộc bản tạng và trạng thái thiên thắng; khởi phát thường do yếu tố
thuận lợi phong tà, nhiệt tà kết tụ ở bì phu mà dẫn đến tà khí uất tụ, trệ lâu ngày
sinh ra nhiệt (biểu hiện là nốt sẩn đỏ, vẩy). Khí - huyết không lưu thông, nên da
không được nuôi dưỡng đầy đủ sinh ra sẩn đỏ, vẩy nhiều hơn, ngứa liên tục.
+ Biện chứng và thể lâm sàng: Thời kỳ đầu của bệnh chủ yếu là sơ phong
thanh nhiệt thì thường phải chọn dùng các loại thuốc lương huyết giải độc. Bệnh
lâu ngày , khí - huyết bất túc sinh ra phong hóa táo thì phải lấy dưỡng huyết trừ
phong .

2.3.Thể bệnh huyết nhiệt phong thấp (thời kỳ tiến triển).
Mặt da nổi lên sẩn đỏ hoặc tím, có thể nhỏ như đinh ghim, có thể tụ lại
thành từng đám, mảng; bề mặt da tăng sinh nhiều tầng, trắng như sáp nến, ngứa
nhiều, sau khi bong đi để lại lớp da đỏ và có điểm xuất huyết nhỏ, chất lưỡi
thường đỏ, rêu lưỡi hơi vàng; mạch huyền sác.
- Pháp chữa: lương huyết giải độc - sơ phong thanh nhiệt.
- Phương thuốc:
Cúc hoa 12g Thương nhĩ tử 12g
Khổ sâm 12g Kim ngân hoa 16g
Xích thược 12g Thổ phục linh 20g
Đan bì 8g Sinh địa 16g.
Cam thảo 8g

×