Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.45 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
®Ò tµi:
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CĐH
MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về Công ty CP Thương Mại CĐH
Khái quát về Công ty CP thương mại CĐH
1.1. Thông tin chung về Công ty CĐH
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
của Công ty CĐH
1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
của Công ty CĐH
1.4. Nguồn lực của Công ty Công ty
CĐH
1.4.1 Nguồn nhân lực của Công ty
1.4.2. Cơ sở vật chất
1.4.3. Năng lực tài chính
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty
2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý

2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng
ban
Một số kết quả kinh doanh thương mại của Công ty CĐH
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 1 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
3.1. Kết quả về sản lượng tiêu thụ sản
phẩm dây cáp điện


3.2. Kết quả về xây dựng thương hiệu,
thị phần
3.3. Kết quả về doanh thu, lợi nhuận
3.4. Kết quả về tiền lương bình quân của
người lao động
3.5. Kết quả về vốn chủ sở hữu, vốn
kinh doanh
3.6. Kết quả về nộp ngân sách nhà nước,
phúc lợi xã hội
3.7. Kết quả về khả năng tài chính
Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty CĐH
1. Đặc điểm về tiền lương, tình hình tài chính của Công ty CĐH
2. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty CĐH
3. Đặc điểm về các nhà sản xuất cung ứng hàng hoá đầu vào
4. Đặc điểm về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh
5. Đặc điểm về lao động của Công ty
Chương 2: Thực trạng kinh doanh và công tác hoạch định chiến lược
kinh doanh tại Công ty CP TMại CĐH
I. Khái quát tình hình kinh doanh của Công ty CĐH
1. Những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động Kinh doanh
2.1. Điểm mạnh
2.2. Điểm yếu
2. Các nguyên nhân gây ra hạn chế trong hoạt động kinh
doanh
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 2 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
2.1. Nguyên nhân khách quan – môi trường bên ngoài
2.2. Nguyên nhân chủ quan – môi trường bên trong

3. Tình hình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm tại công ty CĐH
3.1. Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng tới hoạt động kinh
doanh tại công ty
3.2. Các kênh bán hàng tiêu thụ sản phẩm
của công ty
3.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong
quý IV năm 2009
3.4. Thị trường, thị phần tiêu thụ sản phẩm
của công ty CĐH
3.4.1. Thị trường trong nước
3.4.2. Thị trường xuất khẩu
II. Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công
ty CP TM CĐH giai đoạn 2005-2010
2.1. Các chiến lược kinh doanh ở công ty giai đoạn 2005- 2010
2.2. Đánh giá kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh ở công ty CĐH giai
đoạn 2005- 2010
2.3. Đánh giá ưu nhược điểm của công tác hoạch định chiến lược kinh
doanh giai đoạn 2005- 2010
III. Phân tích thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh
tại công ty CP Thương mại CĐH giai đoạn 2005-2010
3.1. Xác định nhu cầu bức thiết cần xây
dựng chiến lược kinh doanh
3.2. Xác định mục tiêu chiến lược kinh
doanh giai đoạn 2005-2010
3.3. Xác định nhiệm vụ chiến lược kinh
doanh giai đoạn 2005-2010
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 3 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ

3.4. Đánh giá công tác phân tích các yếu tố
thuộc môi trường bên ngoài
3.4.1. Nội dung phân tích môi trường bên ngoài của công ty
3.4.2. Môi trường đặc thù
3.4.3. Phương pháp phân tích môi trường bên ngoài
3.4.4. Thực trạng thời cơ và thách thức từ môi trường bên ngoài của Công ty
CĐH trong giai đoạn 2005-2010
3.5. Đánh giá công tác phân tích các yếu tố
thuộc môi trường bên trong
3.5.1. Nội dung phân tích
3.5.2. Kết quả phân tích môi trường bên trong giai đoạn 2005-2010
3.6. Xây dựng các phương án chiến lược
kinh doanh
3.6.1. Sử dụng mô hình SWOT trong xây dựng các phương án chiến lược
3.6.2. Sử dụng mô hình cặp sản phẩm - thị trường của công ty so sánh với
các đối thủ cạnh tranh lớn
3.6.3. Các phương án chiến lược dự thảo
3.7. Lựa chọn các chiến lược kinh doanh
3.7.1. Điểm mạnh - thuận lợi:
3.7.2. Điểm mạnh - khó khăn
3.7.3. Điểm yếu - thuận lợi và điểm yếu - khó khăn
3.8. Ra quyết định thực hiện các phương
án chiến lược kinh doanh
3.8.1. Thực hiện chiến lược đầu tư chiều sâu
3.8.2. Thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm
3.8.3. Thực hiện chiến lược nghiên cứu thị trường
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 4 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ

Chương 3: Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh
doanh tại Công ty CP TMại CĐH
I. Môi trường Kinh doanh
1.1. Môi trường vĩ mô
1.1.1. Môi trường kinh tế
1.1.2. Yếu tố khoa học công nghệ
1.1.3. Yếu tố xã hội
1.1.4. Yếu tố tự nhiên
1.1.5. Yếu tố chính trị pháp luật
1.2. Môi trường vi mô (môi trường ngành)
1.2.1. Các doanh nghiệp trong ngành
1.2.2. Sản phẩm thay thế
1.2.3. Sức ép từ khách hàng
1.2.4. Sức ép từ phía nhà cung cấp
1.2.5. Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn
1.3. Ma trận SWOT
II. Nhiệm vụ và chiến lược kinh doanh của công ty đến năm 2020
Phương hướng phát triển ngành
Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty năm 2010
2.2.1. Các chỉ tiêu cần đạt được trong năm 2010
2.2.2. Định hướng phát triển hoạt dộng kinh doanh năm 2011
Xác định các mục tiêu chiến lược
Xác định các chiến lược bộ phận
Chiến lược thị trường
Chiến lược cạnh tranh
III. Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty CP
Thương mại CĐH
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 5 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:

Ths Nguyễn Thu Thuỷ
3.1. Chính sách về sản phẩm
3.2. Chính sách về giá
3.3. Chính sách về thị trường, xây
dựng thương hiệu
3.4. Chính sách về nguồn nhân
lực
3.5. Tăng cường huy động vốn và
quản lý tốt nguồn vốn
3.6. Kiến nghị với Nhà nước
3.6.1. Cung cấp thông tin
3.6.2. Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp
3.6.3. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển quan hệ quốc tế
6.3.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc
tế và trong khu vực, từ đó môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp cũng
được mở rộng song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này
vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ
tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp.
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 6 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu
nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của doanh
nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh
doanh thật hợp lý và kịp thời.
Do đó, từ khi thành lập năm 2004 tới nay dưới sự quản lý của Nhà nước,
Công ty CP Thương mại CĐH đã có xu hướng vận dụng phương pháp quản trị

chiến lược vào quản trị kinh doanh và thực tế đã đem lại những kết quả tốt đẹp
trong suốt thời gian qua.
Với nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh
doanh trong doanh nghiệp em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện
Chiến lược kinh doanh tại Công ty CP Thương mại CĐH ” nhằm đưa các
kiến thức lý luận vào thực tiễn trong kinh doanh.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm góp phần làm rõ một số
vấn đề chủ yếu trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của
Công ty CP Thương mại CĐH trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình hoạt
động kinh doanh cũng như môi trường kinh doanh của Công ty trong thời gian
qua.
Nội dung của đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CĐH
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH
CLKD TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CĐH
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI CĐH
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo
ThS. NGUYỄN THU THUỶ trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 7 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CĐH
I. Khái quát về Công ty Cổ Phần Thương mại CĐH
1.1. Thông tin chung về Công ty CP Thương mại CĐH

Tên công ty: Công ty Cổ Phần Thương mại CĐH
Tên công ty viết tắt: CDH Tranding JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 265 Nguyễn Lương Bằng – P. Thanh Bình – TP.
Hải Dương - tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 0320 896 198 Fax: 0320 896 455
Website:
Email:
Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0800746090 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh
Hải Dương cấp ngày 10 tháng 10 năm 2004.
- Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng (Tám tỷ đồng)
- Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng (Một trăm nghìn đồng)
- Số cổ phần đã góp: 80.000 cổ phần (Tám mươi cổ phần)
Gồm 04 cổ đông sáng lập là thành viên Hội đồng quản trị công ty.
Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty gồm: Mua bán vật liệu xây
dựng; mua bán dây & cáp điện, thiết bị điện; mua bán hàng điện tử, điện lạnh;
mua bán hàng may mặc; kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn; vận
tải hàng hoá bằng ôtô và bằng đường thuỷ.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP TM CĐH
Công ty cổ phần thương mại CĐH tiền thân là cửa hàng phân phối dây và
cáp điện cho Công ty CP Dây & cáp điện Thượng Đình (CADI-SUN) từ những
năm 2000. Được sự hỗ trở của nhà máy CADI-SUN về sản phẩm, giá cả cũng
như các hình thức thanh toán trả chậm, sau 5 năm kinh doanh trong lĩnh vực
dây & cáp điện cửa hàng luôn dẫn đầu các đại lý trong khu vực duyên hải gồm
Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh về doanh thu, sản lượng tiêu
thụ sản phẩm cho nhà máy ngày một tăng. Qua quá trình nhiều năm hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện cửa hàng đã góp phần xây dựng thành
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 8 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ

công thương hiệu Cadi-Sun trên thị trường và giúp sản phẩm của nhà máy phát
triển tốt về thương hiệu, đưa sản phẩm vào được thị trường này đồng thời
chiếm lĩnh đến hơn 50% thị phần tổng sản lượng nhu cầu về dây cáp điện,
thương hiệu Cadi-Sun ngày một phát triển và được người tiêu dùng ưu chuộng.
Trong quá trình đó, cửa hàng cũng đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại dây cáp điện cũng như xây dựng được
cho mình các mối quan hệ truyền thống với các đối tác trong ngành điện, các
công ty xây lắp điện trên địa bàn. Mặt khác, được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà
máy sản xuất cũng như yêu cầu của các đối tác khi làm việc thực hiện mua bán
hàng hoá cần phải có hợp đồng kinh tế giữa các bên, xuất hoá đơn GTGT, có
tài khoản riêng tại Ngân hàng và năng lực hồ sơ pháp lý để tham gia các gói
thầu thì cần phải có tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của mình.
Trước tình hình cấp bách của thị trường, cũng như nhu cầu tất yếu của sự
phát triển nên đến cuối năm 2004, Ông Đỗ Văn Chuông chủ cửa hàng đã
mạnh dạn đứng lên kêu gọi các nhà đầu tư cùng với bạn bè có năng lực và kinh
nghiệm trong ngành điện cùng bàn bạc đưa ra các phương án khả thi và quyết
định đăng ký thành lập Công ty CP Thương mại CĐH.
- Ngày 10 tháng 10 năm 2004, thành lập Công ty cổ phần thương mại
CĐH theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0800746090 do Sở Kế Hoạch Đầu
Tư tỉnh Hải Dương cấp.
Hội đồng quản trị gồm 04 thành viên là cổ đông sáng lập.
Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng (Tám tỷ đồng)
Có 05 ngành nghề kinh doanh, chủ yếu về lĩnh vực Kinh doanh và xuất
nhập khẩu mặt hàng Dây cáp điện, thiết bị điện, điện tử.
- Do yêu cầu của thị trường và định hướng phát triển lâu dài, theo phiên
họp thường kỳ của Hội đồng quản trị Công ty đã đi đến thống nhất trình Uỷ
ban Nhân dân Thành Phố và Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Hải Dương bổ xung
vốn điều lệ và bổ xung ngành nghề kinh doanh.
Ngày 09 tháng 08 năm 2009, căn cứ quyết định số 3308/QĐUB của Uỷ

ban thành phố và Sở Kế hoạch đầu tư cấp cho Công ty CP Thương mại CĐH
giấy phép đăng ký kinh doanh lần 02 với:
Số vốn điều lệ: 26.000.000.000 VNĐ (Hai mươi sáu tỷ đồng VN)
Với 18 ngành nghề kinh doanh, trong đó định hướng chủ đạo của Công ty
tập trung vào lĩnh vực truyền thống đã có uy tín là kinh doanh, xuất nhập khẩu
các mặt hàng Dây cáp điện, thiết bị điện dân dụng và công nghiệp. Ngoài ra,
theo yêu cầu của thị trường và định hướng phát triển của Công ty mở rộng sang
lĩnh vực thiết kế, xây lắp các công trình điện dân dụng, chiếu sáng công nghiệp,
nhà xưởng, lắp đặt xây dựng trạm biến áp, đường dây tải điện đến 110kV.
- Căn cứ vào quyết định của Hội đồng quản trị thành lập xí nghiệp xây lắp
điện hoạt động dưới sự điều hành chung của Công ty như các phòng ban khác.
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 9 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
Riêng về tài chính được hoạch toán độc lập và thực hiện xây lắp các công trình
của Công ty giao cũng như của xí nghiệp.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty CP Thương mại CĐH
* Công ty CP thương mại CĐH là một công ty cổ phần tư nhân, kinh
doanh thương mại trong lĩnh vực về dây cáp điện, thiết bị điện phục vụ cho
ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Công ty chuyên lắp đặt và cung cấp
các loại dây cáp điện và các thiết bị trung, hạ thế cho các công trình dân dụng,
các building, các khu công nghiệp nhà xưởng, khu chế xuất, thuỷ điện nhiệt
điện trong nước với các sản phẩm như sau:
- Lắp đặt cơ điện cho các building, các toà nhà dân dụng, các nhà xưởng
công nghiệp và thi công các trạm biến áp dưới 110KV…
- Cung cấp các loại thiết bị điện, dây cáp điện trung hạ thế của các hãng
sản xuất trong và ngoài nước.
- Cung cấp các thiết bị chiếu sáng công nghiệp, cột đèn bóng cao áp phục
vụ việc chiếu sáng đèn đường, khu công nghiệp, khu đô thị và nhà xưởng, công

viên …
- Tư vấn thiết kế cho các công trình xây dựng điện …
* Công ty có chức năng chính là kinh doanh thương mại các sản phẩm dây
cáp điện, thiết bị điện cung ứng cho các công trình điện, đảm bảo ổn định giá
cả và cân bằng cung cầu trên thị trường. Thông qua đó, Công ty đã góp phần
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đảm bảo đời sống ổn định cho
người lao động và đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng như phúc lợi xã hội
tăng cao…
* Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty CP thương mại CĐH là kinh
doanh các sản phẩm dây cáp điện, thiết bị điện trong và ngoài nước, nghiên cứu
thị trường xuất nhập khẩu trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, tập trung phát
triển nâng cao năng lực trong lĩnh vực xây lắp các công trình điện. Ngoài ra,
công ty còn có một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch chiến lược kinh doanh
của công ty đề ra.
- Huy động nguồn vốn lưu động phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh,
đồng thời khai thác sử dụng hiệu quả nguồn vốn ấy.
- Chủ động các nguồn hàng đầu vào ổn định luôn có một lượng hàng tồn
kho nhất định để đảm bảo quá trình lưu thông hàng hoá diễn ra thường xuyên
liên tục và ổn định nguồn cung cho thị trường.
- Thực hiện đúng các cam kết trong Hợp đồng kinh tế.
- Luôn chăm lo và không ngừng năng cao nhu cầu về vật chất lẫn tinh
thần cho cán bộ nhân viên, đồng thời bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 10 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
độ chuyên môn, khuyến khích việc học cho những ai có nhu cầu học tập để
nâng cao kiến thức chuyên môn thăng tiến trong công việc.
1.4. Nguồn lực của Công ty CP Thương mại CĐH

1.4.1 Nguồn nhân lực của Công ty
Hiện nay, Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 75 người trong đó
số người có trình độ Đại học chiếm 65% trong đó có 02 người được cấp bằng
thạc sỹ quản trị kinh doanh MBA, số người có trình độ Cao đẳng chiếm 20%
còn lại là số người đã tốt nghiệp phổ thông và trung cấp nghề. Với đội ngủ cán
bộ nhân viên như trên, Công ty có một nguồn nhân lực mạnh mẽ và có bề dày
trong công tác quản trị kinh doanh, trình độ kỹ thuật chuyên môn cao.
Toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty trên dưới một lòng gắn bó
với công ty, nhiệt tình trong công việc có tinh thần trách nhiệm cao, am hiểu về
kỹ thuật đặc tính sản phẩm hàng hoá, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh thiết bị điện nhạy bén với tình hình thị trường trong và ngoài nước. Đây
là điểm mạnh về nguồn nhân lực, tạo thế và lực vững mạnh cho sự phát triển
dài lâu của Công ty trong tương lai.
Công ty luôn đổi mới cơ cấu quản lý và tổ chức nhằm đạt được một bộ
máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả.
Bảng : Cơ cấu lao động của Công ty

Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ

%
Số lao động 20 100 45 100 75 100
Lao động trực tiếp 18 90,0 36 80,0 58 77,3
Lao động gián tiếp
2 10,0 9 20,0 17 22,7
Cán bộ quản lý
4 20,0 5 11,0 6 8,0
(Nguồn: Báo cáo phòng nhân sự Công ty)
Hiện nay, Công ty có 75 cán bộ nhân viên. Trong đó:
Nam: 60 người ; Nữ: 15 người
Tuổi: Dưới 30 tuổi: 55 người
Từ 31 đến 40 tuổi: 20 người
Trình độ nghề nghiệp:
Đại học, thạc sỹ : 49 người
Cao đẳng : 15 người
Trung cấp : 11 người
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 11 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
* Nhận xét chung: Công ty có một nguồn nhân lực tốt về trình độ học vấn
cũng như trình độ chuyên môn được đào tạo chính quy, nguồn nhân lực được
trẻ hoá sẽ cống hiến cho sự phát triển chung của công ty được lâu dài và luôn
năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm.
1.4.2. Cơ sở vật chất
Là một Công ty chuyên về kinh doanh thương mại và xây lắp các công
trình điện thì việc trang bị máy móc kỹ thuật là không cần thiết như các công ty
sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất của công ty chủ yếu là các tài sản cố định
như văn phòng, kho bãi, hàng tồn kho, phương tiện vận chuyển…
Với sự phấn đấu quyết tâm không ngưng mệt mỏi của toàn thể cán bộ

nhân viên toàn công ty, đầu năm 2007 Công ty đã xây dựng được trụ sở giao
dịch tại tuyến phố chính của TP. Hải Dương với 7 tầng và 1 tầng hầm, diện tích
mặt sàn trên 1000m
2
với đầy đủ trang thiết bị, nội thất cho một văn phòng hiện
đại sang trọng tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Công ty còn có kho chứa
hàng tại Hải Dương và Hà Nội thường xuyên phục vụ cho việc cung ứng hàng
hoá ra thị trường.
Để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh phát triển thị trường, Công ty đã
sớm thành lập 01 văn phòng đại diện tại Hà nội và 01 văn phòng đại diện tại Đà
Nẵng.
Phương tiện vận chuyển: Công ty đã mua sắm 03 xe tải cẩu tự hàng để
vận chuyển hàng hoá cho khách hàng đến tận chân công trình; 04 xe Ôtô con 4
chỗ hiệu Medcerdes, Toyota camrry, Audi cho Ban lãnh đạo công ty đi giao
dịch, 02 xe Toyota 7 chỗ cho cán bộ Kinh doanh công ty đi làm thị trường, 01
xe Toyota 16 chổ phục vụ công việc chung của công ty, 02 xe nâng hàng hoá.
1.4.3. Năng lực tài chính
Bảng: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 2006 - 2009
Vốn
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Mức
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Mức
(Triệu
đồng)
Tỷ

trọng
(%)
Mức
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Mức
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Theo chỉ tiêu:
1. Vốn cố định
50.378 88,23 58.274 85,79 65.132 84,28 135.132 89,86
2. Vốn lưu động
6.720 11,77 9.652 14,21 12.143 15,72 15.243 10,14
Tổng:
57.098 100,00 67.926 100,00 77.275 100,00 150.350 100,00
Theo nguồn:
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 12 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
1. Cổ đông góp
12.453 21,81 13.541 19,93 14.165 18,33 15.360 10,21
2. Vay ngân
hàng

31.860 55,80 38.247 56,31 44.873 58,07 109.873 73,07
3. Tự có
12.785 22,39 16.138 23,76 18.237 23,60 25.142 16,72
Tổng:
57.098 100,00 67.926 100,00 77.275 100,00 150.35 100,00
(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của công ty – P.kế toán)
Ngoài cơ cấu nguồn vốn kinh doanh như trên, công ty còn huy động các
nguồn lực tài chính từ bên ngoài đầu tư vào việc dự trữ nguồn hàng, xây dựng
cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, đầu tư các phần mềm quản lý kế toán, hệ thống
quản lý ISO… Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Công ty đang xây dựng đề
án mở rộng sang lĩnh vực phát triển xuất nhập khẩu các mặt hàng dây cáp điện,
thiết bị điện, nâng cao năng lực trong lĩnh vực xây lắp điện tạo uy tín thương
hiệu vững mạnh, đồng thời trong kế hoạch ngắn hạn sẽ phát triển mở rộng xây
dựng nhà xưởng sản xuất dây cáp điện phục vụ thị trường trong nước.
II. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty
2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty CP thương mại CĐH được tổ chức theo mô
hình quản lý kiểu trực tuyến chức năng. Mô hình này là mô hình kiểu mẫu cho
các doanh nghiệp cổ phần hiện nay đang áp dụng, nó gọn nhẹ ít cồng kềnh, ít
chi phí quản lý và hiệu quả cao trong việc điều hành sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 1:
CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CP TM CĐH
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 13 Lớp: K39 – QTKD TH
P. Kinh Doanh
XNK
Xí Nghiệp
Xây lắp điện
BAN KIỂM SOÁT
Phòng Tổ chức -
Hành chính

BAN GIÁM ĐỐC
Bảo vệ
Tạp vụ
Phòng
NCTT
Kho
Đội xe
Phòng
Nhân sự
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng Tài chính
- Kế toán
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị gồm 04 thành viên, đây là nơi tập trung quyền lực cao
nhất của Công ty tập trung tất cả các ý kiến của các cổ đông, là nơi họp bàn ra
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 14 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
các quyết định, phương hướng phát triển của công ty và hoạch định các kế
hoạch phát triển hiện tại và trong tương lai của Công ty.
Hội đồng quản trị là đại diện cao nhất của Công ty có quyền nhân danh
Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi mục đính của công ty
và chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà nước đối với doanh nghiệp.
b. Ban kiểm soát: Gồm 03 người
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám

đốc trong việc quản lý điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng
cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
Thẩm định các báo cáo tình hình kinh doanh, tài chính hàng quý hàng năm
và báo cáo đánh giá về công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
c. Ban giám đốc
Gồm 3 người: 01 Tổng giám đốc và 02 Phó Tổng giám đốc
- Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, trực tiếp
điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của hội đồng quản trị và sự kiểm tra của Ban kiểm soát.
- Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả sản
xuất kinh doanh và thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị. Cách chức nếu việc điều hành sản xuất kinh doanh không có
hiệu quả.
- Xây dựng các phương án về lương, phụ cấp, cơ cấu tổ chức và các hoạt
động khác trình lên Hội đồng quản trị phê duyệt. Có quyền bổ nhiệm, bãi
nhiệm các chức danh quản lý của Công ty (trừ các chức danh do Hội đồng quản
trị bổ nhiệm, cách chức ).
- Tổng giám đốc trực tiếp điều hành tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh
doanh và phương án đầu tư của Công ty.
- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng ngày của công ty.
- Có quyền điều hành, bố trí, sắp xếp lao động theo yêu cầu của việc sản
xuất kinh doanh phù hợp với Bộ luật lao động. Có quyền khen thưởng, xử lý vi
phạm kỷ luật lao động và trách nhiệm bảo quản vật chất tài sản của Công ty.
- Tổ chức công tác thống kê, kế toán trong Công ty. Xây dựng các báo cáo
hàng tháng, quý, năm của Công ty và xây dựng vạch ra các chiến lược phương
hướng hoạt động trong ngắn hạn và dài hạn của công ty.
- Hai Phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bầu ra và giúp việc cho

Tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm về các việc được giao trước Tổng giám đốc
và Hội đồng quản trị Công ty. Ngoài ra, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 15 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
doanh có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu của Công ty, trực tiếp đàm phán thay mặt Tổng giám đốc ký kết các
Hợp đồng kinh tế, giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh.
d. Phòng tổ chức – hành chính
Đây là phòng quản lý các giấy tờ, văn bản của Công ty, quản lý con dấu
của Công ty.
Chức năng tổ chức là quản lý tình hình nhân sự của Công ty, trực tiếp xây
dựng các chương trình tuyển dụng, đào tạo của Công ty. Thực các nghĩa vụ về
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước
cho người lao động trong Công ty
Ban bảo vệ và tạp vụ trực thuộc phòng hành chính của công ty, có trách
nhiệm bảo vệ an ninh trận tự, môi trường, tài sản và làm các công việc dọn dẹp
vệ sinh, ăn uống cho Công ty.
e. Phòng tài chính - kế toán
Thực hiện các chức năng tài chính và kế toán của Công ty. Ngoài chức
năng thu chi, phòng còn phải lên các báo cáo hàng tháng, hàng quý hàng năm
về tài chính. Ngoài ra, phòng còn có chức năng theo dõi chi phí phát sinh trong
quá trình hoạt động kinh doanh.
f. Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu
Đây là khâu quan trọng và then chốt nhất trong mọi hoạt động của Công
ty, quyết định đến sự thành bại phát triển hay thất bại của mọi doanh nghiệp nói
chung và của Công ty CĐH nói riêng, vì doanh nghiệp có đặc thù hoạt động
chuyên về lĩnh vực kinh doanh thương mại nên hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu được xem là khâu then chốt nhất của Công ty.

Phòng kinh doanh xuât nhập khẩu được Tổng giám đốc và Hội đồng quản
trị giao trọng trách việc xâm nhập thị trường, phát triển thương hiệu, tiêu thụ
sản phẩm theo mức khoán sản lượng, doanh thu theo chỉ tiêu hàng tháng, hàng
quý và hàng năm. Luôn luôn đẩy mạnh gia tăng thị phần doanh số cho Công ty,
đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng và vận chuyển hàng hoá dịch vụ đến tận
nơi cho khách hàng.
Ngoài ra, còn nhiệm vụ chăm sóc khách hàng triển khai các chương trình
khuyến mại, quảng bá khuyếch trương hình ảnh doanh nghiệp đến từng khách
hàng. Đồng thời thu hồi tiền hàng một cách nhanh nhất đúng theo các điều
khoản đã thoả thuận, ký kết trên hợp đồng.
- Phòng nghiên cứu thị trường trực thuộc phòng kinh doanh có nhiệm vụ:
tiếp thị khảo sát thị trường và giá cả, mẫu mã sản phẩm mà khách hàng yêu
cầu, tổng hợp phản ánh kịp thời lên cấp trên về sản phẩm như giá cả, bao bì
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 16 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về tình hình
thị trường, xu hướng, mẫu mã hay giá cả sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
- Tổ vận chuyển có nhiệm vụ trợ giúp phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
thực hiện việc vận chuyển bốc dỡ các đơn hàng đã được thực hiện đến tận chân
công trình cho khách hàng, đảm bảo hàng hoá được nguyên vẹn và tiến độ
nhanh chóng nhất.
g. Xí nghiệp xây lắp điện
Có nhiệm vụ thực hiện thiết kế, lắp đặt hoàn thiện các công trình điện của
Công ty giao hoặc các công trình tự tìm kiếm. Xí nghiệp xây lắp điện hoạt động
tương đối độc lập dựa trên sự quản lý của Công ty và được Ban giám đốc giao
chỉ tiêu doanh thu hàng năm, đồng thời đáp ứng một cách tối đa sự hoàn thiện
đồng bộ trong dịch vụ bán hàng cho Công ty CĐH với khách hàng tiềm năng.
III. Một số kết quả kinh doanh thương mại của Công ty CĐH

Nhìn chung, các kết quả hoạt động của Công ty CĐH có sự thay đổi tăng
trưởng rõ rệt về các con số như lượng tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện, doanh
thu, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách qua các năm, thu nhập bình quân
người lao động đến vốn chủ sở hữu, Chúng ta sẽ lần lượt đánh giá các chỉ tiêu
cụ thể như sau:
3.1. Kết quả về sản lượng tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện
Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện và thiết bị điện đều
tăng mạnh qua các năm nhất là sau năm 2005 do những năm đầu tiếp cận thị
trường dây cáp điện còn quá non trẻ, chưa tạo dựng được thương hiệu chổ đứng
trên thị trường, cũng như Công ty chưa có chiến lược đầu tư sâu và ký kết với
các nhà sản xuất dây cáp điện hàng đầu trong và ngoài nước làm nhà phân phối
độc quyền hoặc uỷ quyền để có được những ưu đãi bảo hộ đặc biệt từ nhà sản
xuất. Cũng như năng lực quản lý điều hành của Hội đồng quản trị đã có nhiều
cải tiến rõ rệt trong chính sách đối nội và đối ngoại.
Biểu đồ 1: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua các năm
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 17 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
(Nguồn: phòngTài chính - Kế toán)
Qua biểu đồ ta thấy, năm 2005 tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm dây cáp
điện của Công ty mới chỉ đạt 21 nghìn tấn dây cáp điện các loại thì năm 2006
lượng sản phẩm tiêu thụ đã được 35 nghìn tấn, tăng so với năm trước và đạt
167%. Sang năm 2007 tổng sản lượng tiêu thụ tăng lên 42 nghìn tấn đạt 120%
và con số này tiếp tục tăng vào năm 2008 với tổng sản lượng lên đến 61,5
nghìn tấn dây cáp điện các loại đạt 146,43%. Nói chung, tình hình kinh doanh
của Công ty tăng đáng kể qua các năm về sản lượng tiêu thụ sản phẩm bất chấp
sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu.
3.2. Kết quả về xây dựng thương hiệu, thị phần
Sau hơn 5 năm hoạt động và phát triển đến nay thương hiệu của CĐH đã

tương đối đứng vững trên thị trường và dần trở thành một thương hiệu mạnh
được khách hàng trong và ngoài nước ưu chuộng. là một doanh nghiệp kinh
doanh thương mại trong lĩnh vực dây cáp điện, thiết bị điện có uy tín trong
nước và đặc biệt thâu tóm thị trường miền Bắc và miền Trung. Trước những
thách thức khó khăn từ môi trường kinh doanh bên ngoài khi nên kinh tế nước
ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có rất nhiều thuận lợi đan
xen những thách thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại nên Ban lãnh công ty đã nhanh chóng xây dựng
cho mình một thương hiệu mạnh trong nước và lấn sân sang thị trường nước
ngoài. Khi thương hiệu CĐH đã đi sâu vào thị trường có những chính sách hợp
lý và gắn kết với khách hàng xây dựng thành mối quan hệ truyền thống bền
vững thì sẽ khó có đối thủ cạnh tranh.
Đến nay thị phần của CĐH chiếm tới 20% thị phần của toàn ngành, và là
nhà cung cấp chính về dây cáp điện, thiết bị điện cho hệ thống điện hoàn thiện
cho hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia như Toà nhà Quốc hội, phần
điện chiếu sáng Trung tâm hội nghị quốc gia, công trình nhà thi đấu trong nhà
Indoor game, công trình cung trí thức thành phố, khu đô thị Dương Nội, toà
nhà Vinaconex, toà nhà BIDV, toà nhà Kengnam, khu công nghệ cao Hoà Lạc,
Nhà máy Canon, nhà máy Sumidenso, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Là đối
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 18 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
tác truyền thống cho các nhà thầu lớn trong và ngoài nước như Tập đoàn Dầu
khí, Tập đoàn than khoáng sản TKV, Tập đoàn Điện lực VN, tập đoàn Lắp máy
VN – Lilama, tập đoàn Nam Cường, các Tổng công ty như Vinaconex, Tổng
công ty COMA, tổng Công ty Sông Đà, tổng Công ty Phát Triển Nhà, và các
đơn vị xây lắp điện nước ngoài như COMIN, KINDEN VN, YURTEK,
HARAMA, SIGMA, Techconvina, OBAYSHI, Possco,
3.3. Kết quả về doanh thu, lợi nhuận

Doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty liên tục tăng trong những năm
gần đây, do đường lối lãnh đạo và lập kế hoạch chiến lược đúng đắn của ban
lãnh đạo, cùng với ý thức trách nhiệm, tinh thần làm việc tốt của toàn thể cán
bộ công nhân viên của Công ty đã phát triển thương hiêuj CĐH ngày một vững
mạnh.
Bảng: Phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận qua các năm
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Doanh thu (Tr.đồng) 13,650 18,900 28,960 47,350
Tỷ lệ so với năm trước 1,385 1,532 1,635
Lợi nhuận sau thuế
(Tr.đồng)
0 567,000 1.100,480 2.604,250
Tỷ lệ so với năm trước 1,941 2,366
Hệ số sinh lợi DT 0 0,030 0,038 0,055
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Về doanh thu: Bao gồm doanh thu bán hàng tiêu thụ sản phẩm và cung
cấp dịch vụ, doanh thu từ các hoạt động khác như cho thuê đất và tiền lãi ngân
hàng. Sau những năm đầu thành lập doanh nghiệp còn non trẻ và gặp nhiều khó
khăn thì đến năm 2006 trở đi đã có sự tăng trưởng trong doanh thu cũng như lợi
nhuận, doanh thu tăng lên 18,9 tỷ đồng và đạt 138,5%. Sự tăng lên trong doanh
thu này chủ yếu do giá sản phẩm tăng chứ không phải lượng lớn sản phẩm tiêu
thụ tăng, sự tăng lên trong giá bán ảnh hưởng bởi giá bán bởi nhiều nhân tố của
nền kinh tế trong nước. Năm 2007 thì doanh thu tăng lên với tốc độ đáng kể ở
mức 28,96tỷ đồng, đạt 153,2% và đến năm 2008 thì doanh thu của công ty tăng
lên rõ rệt vượt bậc ở mức 47,35 tỷ đồng , đạt 163,5%, sự tăng lên của công ty
do sản lượng tiêu thụ được đẩy mạnh, đồng thời giá bán của sản phẩm cũng
tăng lên nhiều do ảnh hưởng của lạm phát. Các kết quả trên cho thấy Công ty
ngày càng kinh doanh có hiệu quả và phát triển tốt.
Về lợi nhuận: Cũng có sự tăng lên qua các năm, ta thấy những năm đầu
cho đến hết năm 2005 lợi nhuận bằng 0 đồng do việc xây dựng thương hiệu, thị

trường, chi phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh bằng lợi nhuận nên đây có thể
coi là điểm hoà vốn của doanh nghiệp. Đến năm 2006 chi phí đầu tư, kinh
doanh bắt đầu giảm dần, công việc làm ăn bắt đầu có hiệu quả nên kết quả hoạt
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 19 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
động kinh doanh cuối năm vẫn đạt 567 triệu đồng. Năm 2007 thì lợi nhuận lớn
hơn gấp 1,941 lần với mức 1.100,480 triệu đồng. Lợi nhuận tiếp tục tăng lên
trong những năm tiếp theo như năm 2008 lợi nhuận đạt 2.604,250 triệu đồng và
gấp 2,366 lần so với năm trước đó.
Nhìn vào hệ số sinh lợi doanh thu ta thấy Công ty ngày một kinh doanh có
hiệu quả hơn khi mà doanh thu ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 3 đồng lợi nhuận của năm 2006 thì
đến năm 2008 hệ số đó tăng lên mức cao là 5,5 đồng.
3.4. kết quả về tiền lương bình quân của người lao động
Là một doanh nghiệp cổ phần hoá tư nhân kinh doanh thương mại trong
lĩnh vực dây cáp điện với số lao động dưới 100 người và mức vốn điều lệ lên
tới 26 tỷ đồng. Vốn cổ phần 100% tư nhân hoá, không có vốn nhà nước.
Bảng: Bảng phân tích tình hình tiền lương bình quân qua các năm
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Lương bình quân của
CB-CNV (1000đ)
950 1.050 1.350 1.500 2.150
Tỷ lệ so với năm trước 1,105 1,286 1,111 1.433
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Cùng với sự tăng lên của giá cả các mặt hàng tiêu dùng, sự phát triển đi
lên của nền kinh tế và kết quả kinh doanh tốt của Công ty nên tiền lương bình
quân của người lao động cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty ngày
càng tăng dần qua các năm. Nhìn vào bảng lương ta thấy, năm 2004 tiền lương

bình quân của người lao động là 950.000đ thì năm 2005 tăng lên 1.050.000đ
tăng thêm 10,5% so với năm trước. Năm 2006 tăng thêm 28,6% với mức
1.350.000đ, tiền lương bình quân năm 2007 là 1.500.000đ tăng lên 11,1% so
với năm trước và năm 2008 là 2.150.000đ tăng nhanh hơn so với các năm trước
đạt mức 43,3% so với năm trước. Đây là năm công ty làm ăn có lãi nhất, doanh
thu cũng như lợi nhuận đều tăng nhanh hơn so với các năm trước. Sự tăng lên
của tiền lương cũng một phần là sự quan tâm của ban lãnh đạo Công ty đến
người lao động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp đỡ họ
đỡ vất vả hơn trong cuộc sống, giúp họ yên tâm gắn bó và cống hiến hết mình
vì sự nghiệp phát triển chung của công ty.
3.5. Kết quả về vốn chủ sở hữu, vốn kinh doanh
Bảng: Phân tích tình hình vốn chủ sở hữu qua các năm
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 20 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
Vốn CSH (Tr.đồng) 4.857 7.957 8.354 9.447 9.941
Tỷ lệ so với năm
trước
1,638 1,049 1,130 1,052
Lợi nhuận sau thuế
(Tr.đồng)
0 215 732 1.552 1.943
Hệ số sinh lợi
VCSH
0 0,027 0,087 0,164 0,190
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng dần qua các năm cho dù Công ty kinh
doanh có lãi hay không, điều đó chứng tỏ công ty rất quan tâm đến việc tích luỹ

cho vốn chủ sở hữu. Năm 2004 vốn chủ sở hữu chỉ có 4,857 tỷ thì năm 2005
tăng lên là 7,957 tỷ. Năm 2006 vốn này tăng lên 8,354 tỷ tăng lên 4,9% so với
năm trước và năm 2007 vốn này tăng nhanh hơn đạt mức 9,447 tỷ đạt 113%
nhưng năm 2008 chỉ tăng nhẹ thêm 5,2% đạt mức 9,941 tỷ đồng. Hệ số sinh lợi
vốn chủ hữu cũng tăng dần qua các năm chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu
quả hơn. Năm 2005 thì cứ 100đ vốn CSH thì tạo ra 2,7đ lợi nhuận thì năm
2006 là 8,7đ, năm 2007 là 16,4đ và năm 2008 là 19 đồng.
3.6. Kết quả về nộp ngân sách nhà nước, phúc lợi xã hội
Bảng: Phân tích tình hình nộp ngân sách qua các năm
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Nộp ngân sách
(Tr.đồng)
367 728 896 1.100 1.300
Tỷ lệ so với năm
trước
1,983 1,230 1,227 1,181
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Năm 2004, 2005 và 2006 Công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp vì năm 2004 lợi nhuận là 0đ còn hai năm tiếp theo công ty được miễn
theo quy định của Nhà nước. Tuy vậy, cùng với các khoản thuế khác như thuế
giá trị gia tăng, thuế nhà đất, thuế môn bài, thì các khoản nộp ngân sách Nhà
nước vẫn tăng qua các năm, cụ thể như sau: Năm 2004 Công ty chỉ nộp ngânm
sách 367 triệu đồng, đến năm 2005 tăng lên 98,3%, năm 2006 tăng lên 896
triệu đồng đạt 123%, năm 2007 và năm 2008 công ty bắt đầu phải nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp nhưng chỉ với 50% mức quy định, tức là chỉ nộp 14% trên
tổng lợi nhuận trước thuế. Số tiền nộp ngân sách nhà nước năm 2007 là 1,1 tỷ
đồng tăng 22,7% so với năm trước, và năm 2008 tăng lên 1,3 tỷ đồng đạt
118,18% so với năm 2007. Nhìn chung, công ty đã đóng góp một phần vào
nguồn ngân sách Nhà nước, góp phần vào việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam.
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 21 Lớp: K39 – QTKD TH

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
3.7. Kết quả về khả năng tài chính
Bảng: Phân tích khả năng tài chính của Công ty qua các năm
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Nợ phải trả (Tr.đồng) 15.644 12.421 12.275 8.163 9.599
Tổng tài sản (Tr.đồng) 20.501 20.378 20.629 17.610 19.540
Vốn CSH (Tr.đồng) 4.857 7.957 8.354 9.447 9.941
Hệ số nợ TTS 0,763 0,609 0,595 0,463 0,491
Hệ số nợ vốn cổ phần 3,220 1,561 1,469 0,864 0,965
Hệ số tài trợ 0,236 0,390 0,404 0,536 0,508
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Chúng ta có thể đánh giá khả năng tài chính của Công ty qua một số chỉ
tiêu như Tổng nợ phải trả, hệ số tài sản nợ tổng tài sản, hệ số tài trợ, hệ số nợ
vốn cổ phần. Nợ phải trả của công ty cao nhất là vào năm 2004 với mức 15,644
tỷ đồng, với mức nợ lớn như vậy công ty đã phải chi trả chi phí vay rất lớn, sau
năm 2005 giảm được một phần nợ còn 12,421tỷ đến năm 2008 giảm còn
8,163tỷ nhưng năm 2008 lại tăng lên 9,599 tỷ do vay thêm 1tỷ bổ xung vốn
kinh doanh. Tổng tài sản của Công ty giao động từ 17,61tỷ đến 20,629tỷ năm
2006.
Về khả năng trả nợ, tất cả các hệ số nợ tổng tài sản đều nhỏ hơn 1, chứng
tỏ các năm công ty đều có khả năng chi trả nợ, không dơi vào tình trạng phá
sản được. Khả năng chi trả của công ty cao nhất là năm 2007 với hệ số nợ tổng
tài sản là 0,463 và thấp nhất là năm 2004 lên đến 0,763.
Về mức độ độc lập tài chính, nhìn vào hệ số tài trợ được tính bằng vốn
chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn hay tổng tài sản công ty, qua các thông số này
ta có thể thấy mức độ độc lập tài chính của công ty rất thấp bởi hệ số tài trợ chỉ
có 0,2 đến 0,5. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty phải có chiến lược,
chính sách hợp lý trong việc huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất,

trách để Công ty dơi vào tình trạng áp lực trả nợ quá lớn.
IV. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty CP Thương mại CĐH
4.1. Đặc điểm về tiền lương, tình hình tài chính của Công ty CĐH
Theo các bảng báo cáo về tình hình tài chính và tiền lương hàng năm của
Công ty CĐH ta thấy: Mặt bằng chung tiền lương của công ty đều tăng dần
theo từng năm, cao hơn mức bình quân của thị trường lao động trong nước từ
15-20% nên đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty đều được cải thiện
và họ yên tâm gắn bó cống hiến sức lực vì sự phát triển chung của Công ty.
Hầu hết các năm đều có sự tăng trưởng về số lượng lao động và rất ít các
trường hợp xin nghỉ việc nếu có đều là các trường hợp yếu tố cá nhân.
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 22 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
Tình hình tài chính của Công ty hàng năm đều có sự tăng trưởng đồng đều
cả về doanh thu và lợi nhuận, hàng năm đều được bổ xung lượng tài chính nhất
định vào vốn lưu động của công ty cũng như quỹ dự phòng. Các khoản thuế
của nhà nước và phúc lợi xã hội đều được tham gia đầy đủ. Tình hình dư nợ
cũng giảm dần theo tỷ lệ giá vốn và không để xảy ra tình trạng nợ xấu. Nói
chung tình hình tài chính của Công ty cơ bản bền vững, ổn định, tốc độ tăng
trưởng tốt và luân chuyển vốn lưu động một cách linh hoạt, an toàn.
4.2. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty CP Thương mại CĐH
Khác với các sản phẩm tiêu dùng dân dụng, sản phẩm mà Công ty CP
thương mại CĐH đang kinh doanh đó là mặt hàng công nghiệp, chủ yếu về sản
phẩm dây cáp điện và thiết bị điện nằm trong nhóm vật liệu xây dựng phục vụ
cho các công trình xây dựng như nhà máy xí nghiệp, các building trung cư cao
tầng và các công trình điện khác cho đến các nhà dân. Sản phẩm dây cáp điện
có mặt ở hầu hết các công trình, dự án có nhu cầu về sử dụng nguồn năng
lượng điện để chiếu sáng, làm mát hay các động cơ, các thiết bị tiêu thụ năng
lượng điện,

Đặc điểm của mặt hàng dây cáp điện, thiết bị điện là mặt hàng công
nghiệp nên giá trị thành tiền của nó rất cao không như các mặt hàng dân dụng
khác, ngoài ra nó cũng rất cồng kềnh trong quá trình vận chuyển. Do đó, trong
các hợp đồng kinh tế thường lên đến hàng tỷ đồng vì thế việc đảm bảo nguồn
tài chính để đặt hàng cho nhà sản xuất, đến việc đảm bảo nguồn tiền để thanh
toán tiền hàng là vấn đề rất phức tạp mà các bên từ phía khách hàng đến nhà
cung ứng đều phải ngồi lại với nhau để thương thảo đàm phán và đi đến sự
thống nhất phù hợp có lợi cho cả hai bên là rất khó. Và không phải cuộc thương
thảo nào cũng đi đến thành công được vì nó còn nhiều yếu tố khác tác động đến
lợi ích kinh tế của các bên, do đó tiến độ triển khai của một dự án thường bị
kéo dài cho đến khi hợp đồng được ký kết.
Sản phẩm dây cáp điện, thiết bị điện thường rất đa dạng về chủng loại sản
phẩm như: phân biệt theo đặc tính cơ lý: cáp ngầm chịu lực chôn dưới đất, cáp
treo và dây dân dụng; phân biệt theo điện áp thì có cáp cao thế, cáp trung thế,
cáp hạ thế 0.6/1kV; phân biệt theo tính năng thì có cáp đồng, cáp nhôm, cáp
đồng nhôm trần dẫn điện trên không hoặc cáp vặn xoắn, cáp muller, cáp tín
hiệu, cáp chống cháy, dây dân dụng, dây dùng trong ôtô - xe máy, dây điện
từ, Hay các thiết bị như tủ điện, các loại thiết bị điện chiếu sáng, các thiết bị
đóng ngắt, các thiết bị đo đếm, các thiết bị điều khiển, biến đổi điện năng,
4.3. Đặc điểm về các nhà sản xuất cung ứng hàng hoá đầu vào
Tất cả các nhà sản xuất là đối tác cung ứng vật tư thiết bị điện đầu cho
Công ty CĐH đều là những nhà sản xuất dây cáp điện, thiết bị điện lớn có uy
tín thương hiệu mạnh đã được khẳng định trong nước và nước ngoài. Các nhà
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 23 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
sản xuất này đều có tiềm lực tài chính và nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào
ổn định hơn. Vì vậy, các nhà sản xuất này luôn đảm bảo nguồn hàng cho việc
cung ứng sản phẩm ra thị trường cũng như nguồn hàng cung ứng cho công ty.

Với tiềm lực phát triển và thế mạnh về thị trường của công ty nên các nhà sản
xuất đều rất mong muốn được hợp tác lâu dài với công ty CĐH và có những hỗ
trợ tối ưu về nguồn hàng, tiến độ cung ứng hàng hoá, giá cả, dịch vụ cho đến hỗ
trợ về tài chính như việc cấp hàng chậm trả theo định kỳ, hỗ trợ hàng trưng bày
showroom hay bán hàng theo hình thức ký gửi, dưới dạng ký các hợp đồng
nguyên tắc theo từng năm, hợp đồng đại lý phân phối độc quyền tại khu vực
hoặc phân phối uỷ quyền của nhà sản xuất.
4.4. Đặc điểm về khách hàng, thị trường, thị phần và đối thủ cạnh tranh
*/ Khách hàng của công ty CĐH tập trung chủ yếu là các đơn vị tổng thầu
các công trình xây dựng như các Tập đoàn, Tổng công ty xây dựng có các đơn
vị thành viên đảm nhận phần xây lắp điện; các đơn vị nhà thầu cơ điện như các
công ty xây lắp điện, các công ty cơ & điện, điện lạnh thôg gió, phòng cháy
chữa cháy hoặc trực tiếp các chủ đầu tư của các công trình dự án, ban quản lý
các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình thuỷ điện nhiệt
điện, hay trực tiếp các công ty điện lực thành viên hoặc trực thuộc tập đoàn
điện lực có nhu cầu về cải tạo hệ thống chiếu sáng, hệ thống sữa chữa thường
xuyên định kỳ, xoá bán tổng, các dự án RII, RI,
*/ Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Công ty CĐH là các tỉnh
thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung từ Đà Nẵng trở ra, còn miền Nam thì còn
rất hạn chế. Thị trường của công ty được tập trung mạnh nhất ở các tỉnh miền
Bắc như thủ đô Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Thái Bình, Nam
Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà
Nẵng và TP. Hồ Chí Minh,
Thị trường nước ngoài tập trung chủ yếu là các nước như Thái Lan, Lào,
Campuchia, Philipins, và chỉ đạt 5-8% /tổng sản lượng về sản phẩm tiêu thụ
của Công ty hàng năm.
*/ Thị phần của Công ty ngày một tăng cao khẳng định sự lớn mạnh và uy
tín thương hiệu của công ty đã được các khách hàng ưu chuộng, sản phẩm của
công ty cung ứng được người tiêu dùng biết đến. Thị phần của Công ty vào

khoảng 5%/tổng sản lượng sản phẩm toàn ngành tiêu thụ năm 2006 đến nay đã
được phòng nghiên cứu thị trường thông kê ước tính đạt được 15-20%/tổng sản
lượng sản phẩm toàn ngành tiêu thụ vào cuối năm tài chính 2010.
Chính vì sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường điện nói chung và thị
trường dây cáp điện, thiết bị điện nói riêng nên các đơn vị sản xuất tư nhân nhỏ
lẻ mọc lên rất nhiều gây ra các sản phẩm không đạt chất lượng và cạnh tranh
không cân xứng, cũng như gây khó khăn khi lựa chọn sản phẩm của người tiêu
dùng. Ngoài ra, với sự hội nhập toàn cầu của nền kinh tế nên các doanh nghiệp
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 24 Lớp: K39 – QTKD TH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUY£N §Ò thùc tËp tèT NGHIÖP
GV hướng dẫn:
Ths Nguyễn Thu Thuỷ
kinh doanh thương mại, các nhà sản xuất nước ngoài cũng ồ ạt vào thị trường
đang rất tiềm năng của nước ta gây ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản
xuất cũng như các đơn vị thương mại. Các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của
CĐH chính là các nhà phân phối có tiềm lực mạnh như Nam Hà Nội, TCT,
Toàn Cầu An, 2T-Vina, HTG, Long Hoàng, hay các đơn vị sản xuất dây cáp
điện tư nhân như: Quang Thái, Phú Mỳ, Ngân Xuyến, Đại Thanh, Thăng Long,
Trường Phú, Vạn Xuân,
4.5. Đặc điểm về lực lượng lao động của Công ty CĐH
Là một đơn vị kinh doanh thương mại nên lực lượng lao động của Công ty
có đặc thù riêng là không cần số lượng lớn mà chủ yếu là trình độ chuyên môn,
chất lượng lao động và hiệu quả công việc. Số lượng lao động của công ty chưa
đến 100 người được tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh, marketing
nghiên cứu thị trường, bộ phận PR, bộ phận kế toán văn phòng và một số ít lực
lượng lao động phổ thông cho việc giao nhận hàng hoá, vận chuyển hàng hoá,
lái xe và cán bộ kỹ thuật cho xí nghiệp xây lắp điện,
Công ty luôn chú trọng vào yếu tố con người, đào tạo và phát huy tối đa
năng lực sáng tạo của người lao động nhất là trong lĩnh vực kế toán, bán hàng,
marketing hay bộ phận PR là những bộ phận rất quan trọng và quyết định ảnh

hưởng đến vận mệnh cũng như hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty. Hầu hết,
các cán bộ công nhân viên đều được đào tạo chính quy và đúng nghiệp vụ
chuyên môn, đều tốt nghiệp từ các trường Kinh tế, Thương Mại, Tài Chính –
Kê toán, HV Hành Chính hay Ngoại thương, Bách Khoa HN,
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH
CLKD TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CĐH
I. Khái quát về tình hình kinh doanh tại Công ty CP TM CĐH
1. Điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty
Từ khi thành lập năm 2004 đến nay, trải qua gần 6 năm hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại với nhiều thăng trầm và gian khó. Đến nay,
Công ty CP TM CĐH đã đạt được những thành công nhất định, góp phần vào
sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta nói chung và ổn định nâng cao đời
sống cho cán bộ nhân viên toàn công ty nói riêng. Ngoài ra, công ty cũng đã
xây dựng được cho mình một chổ đứng, tạo dựng uy tín thương hiệu trên thị
trường cũng như niềm tin đối với khách hàng. Trong suốt quá trình hoạt động,
S V thực hiện: Hà Quốc Đạt 25 Lớp: K39 – QTKD TH

×