Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN ĐẠO ĐỨC LỚP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.43 KB, 5 trang )

ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KỸ NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH LỚP 1
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dân gian có câu “Ăn vóc, học hay”, ý nói con người ta lớn lên về cơ
thể và phát triển về sức khỏe nhờ được nuôi dưỡng, nhờ được ăn uống và hít thở khí
trời; còn sự hiểu biết, sự phát triển trí tuệ và phong phú tâm hồn của con người là
do việc học, do cuộc sống đem lại. Trẻ em lớn lên về cơ thể, tăng cường thể lực, đó
là sự biến đổi mà ta có thể nhìn thấy, có thể cảm nhận thấy, có thể cân đo được. Còn
sự phát triển tâm lí của các em là một quá trình biến đổi những gì đó mà ta khó có
thể lượng hóa được.Trẻ em lớn lên về cơ thể nhờ được nuôi dưỡng.Cũng như vậy,
trẻ em muốn phát triển về tâm lí, trí tuệ thì phải tự mình hoạt động. Thông qua hoạt
động của bản thân, trẻ em lĩnh hội vốn kinh nghiệm của các thế hệ đi trước để lại,
nhờ vậy mà tâm lí ngày càng phát triển, tâm hồn ngày càng phong phú, cách cư xử
trong cuộc sống ngày càng “người lớn” hơn.
Trẻ đến trường là một bước ngoặt trong cuộc sống và trong sự phát triển tâm
lí của các em. Lần đầu tiên đến trường trẻ còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa dám tự mình quyết
định cách ứng xử. Chỉ sợ những việc mình làm sẽ là sai, sẽ không được thầy yêu bạn
mến. Để giúp các em có tính mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm thì môn đạo đức là
môn học đáp ứng các yêu cầu đó.
Ở lứa tuổi tiểu học, phần lớn các em ở độ tuổi 6- 11 tuổi, các em bắt đầu có
ý thức tự hình thành các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cách cho
mình. Đặc biệt là ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt
“cái tôi “ của mình. Vì vậy, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học là
một việc làm rất quan trọng, nhất là các em mới bước vào lớp 1.Qua nhiều năm làm
công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy các em ngày càng xuống cấp về đạo đức, tác
phong khi đến trường. Làm cách nào để các em ngoan hơn, ngày càng chăm học hơn
đó là điều mà tôi luôn suy nghĩ. Chính vì vậy, tôi quyết định thử nghiệm rèn kỹ
năng, hành vi đạo đức cho học sinh trong năm học 2008- 2009 và bước đầu có kết


quả đáng mừng. Năm học 2009- 2010 tôi đem áp dụng ngay từ đầu năm học, học
sinh lớp tôi được ban giám hiệu nhà trường khen mỗi khi dự giờ, thăm lớp. Tôi rất
phấn khởi và mạnh dạn trình bày đề tài “MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ
NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1” để cùng chia sẻ với đồng
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
1
PHN TH HAI
GII QUYT VN
1. C S L LUN
1.1 Mc tiờu mụn o c lp 1
- Cú hiu bit ban u v mt s hnh vi o c v phỏp lut phự hp vi
la tui trong mi quan h ca cỏc em i vi bn thõn, gia ỡnh, nh trng, cng
ng v ý ngha ca vic thc hin theo chun mc ú.
- Tng bc hỡnh thnh k nng nhn xột, ỏnh giỏ hnh vi ca bn thõn v
nhng ngi xung quanh theo chun mc ó hc, k nng la chn v thc hin cỏc
hnh vi ng x phự hp chun mc trong cỏc quan h v tỡnh hung n gin, c th
ca cuc sng, bit nhc nh bn bố cựng thc hin.
- Tng bc hỡnh thnh thỏi t trng, t tin, yờu thng, tụn trng con
ngi, yờu cỏi thin, cỏi ỳng, cỏi tt, khụng ng tỡnh vi cỏi ỏc, cỏi sai v cỏi xu.
1.2 Vai trũ ca vic giỏo dc k nng hnh vi o c cho hc sinh.
Hc sinh cú k nng nhn xột, ỏnh giỏ cỏc hnh vi o c, gii quyt cỏc
tỡnh hung, la chn v thc hin cỏc hnh ng phự hp vi cỏc chun mc hnh vi
quy nh v trờn c s ú, cỏc em rốn luyn thúi quen o c tớch cc.
K nng, hnh vi c coi l kt qu quan trng nht ca viờc dy hc mụn
o.Cú th núi, t c n kt qu ny giỏo viờn v hc sinh phi tri qua nhiu
khú khn, tri qua quỏ trỡnh rốn luyn thng xuyờn, lin tc vỡ o c ca con
ngi núi chung v ca hc sinh Tiu hc núi riờng c ỏnh giỏ qua hnh ng,
vic lm m khụng phi l li núi.
2. C S THC TIN :
2.1. Thửùc traùng tỡnh hỡnh nhaứ trửụứng.

Trng tiu hc ỏ Bc thuc xó vựng sõu, vựng xa ca huyn Trn Vn
Thi, tnh C Mau ) Tuy nm trờn mt xó cú nhiu khú khn nhng thy v trũ luụn
c gng dy tt, hc tt. Trong nhiu nm gn õy, nh chớnh sỏch giỏo dc c
i mi nờn cụng tỏc ging dy ó lm tt v a s cỏc em u chm ngoan. Tuy
nhiờn vỡ trng nm trờn a bn cú s ụng dõn di c t do, nờn hng nm cú rt
nhiu hc sinh t ni khỏc n hc tp. Trong ú cú mt nhiu em hc lp 1, cỏc em
cũn nh nhng phi theo cha m i lm n t ni ny n ni khỏc, cú khi vic hc
giỏn on nờn nh hng n vic ging dy, giỏo dc ca giỏo viờn v quan trng
l nh hng n cht lng ca nh trng hin nay.
2.2. Nguyờn nhõn dn n hc sinh cha thc hin ỳng hnh vi o c
a,V phớa giỏo viờn
Mc dự ó i mi phng phỏp dy hc nhng a s giỏo viờn cha chỳ
trng n cỏc t liu dy hc nh su tm tranh nh, cỏc bi th, bi hỏt, cõu ca dao,
tc ng cú liờn quan n cỏc chun mc o c m cỏc s hc trong chng
trỡnh. Cỏc t liu y s giỳp hc sinh sau khi hc kin thc mi s d nh, d ghi
2
nhận, có như vậy các em mới có ý thức cao trong việc được rèn luyện chuyển hóa
thành tự rèn luyện các phẩm chất đạo đức của bản thân.
Việc rèn luyện luyện đạo đức cho các em được giáo viên chú trọng nhưng
chưa thường xuyên, liên tục.
Giáo viên chưa chú ý đến việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao mỗi khi học
sinh mắc lỗi để giải quyết triệt để vấn đề nảy sinh, mà chỉ toàn khẳng định, áp đặt
cái sai mà học sinh đã gây ra.
b/ Về phía học sinh
Như chúng ta đã biết trẻ em mới sinh ra không phải đã có ngay những hành
vi đạo đức, cùng với sự trưởng thành và phát triển của các em do nhiều yếu tố chi
phối. Đặc biệt gia đình là “cái nôi văn hoá” góp phần lớn vào việc hoàn thiện hành
vi đạo đức của các em.Tuy nhiên trong thực tế ở nhiều gia đình hiện nay chưa thực
sự là tấm gương để các em noi theo mà họ còn có những hành vi đạo đức không hay,
những lời nói không tốt ngay trước mặt các em. Mà ở lứa tuổi các em lại nhảy cảm

những điều không tốt từ người lớn nên các em nhanh chóng học theo, các em không
biết những điều các em bắt chước là không hay vì các em chưa có khả năng phân
biệt được điều đúng, sai trong các chuẩn mực mà các em sẽ phải sử dụng để cư xử
hằng ngày.
Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, ghi nhớ máy móc rất
tốt, đó là sự ghi nhớ dựa chủ yếu vào học thuộc tài liệu cần ghi nhớ mà không cần có
sự cải biến làm thay đổi tài liệu đó.Với kiểu ghi nhớ này nếu không được giáo viên
nhắc lại thường xuyện thì các em sẽ chóng quên và sẽ không nhớ gì nữa trong thời
gian vài tuần sau.
Sự chú ý của các em kém bền vững dẫn đến việc tiếp thu kiến thức mới sẽ
không được liên tục.
3/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH LỚP 1
3.1 Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản, chính xác về các chuẩn
mực đạo đức.
Muốn giáo dục học sinh thực hiện những hành vi đạo đức đúng chuẩn
mực, người giáo viên phải nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục các
chuẩn mực đạo đức ở lớp 1 nói riêng và ở trường tiểu học nói chung. Để biết cách
khai thác, triển khai một cách hợp lí đồ dùng, phương tiện dạy học trong các tiết học
nhằm giúp học sinh tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới trong từng bài học cụ thể.Từ
đó các em sẽ có niềm tin đạo đức đúng đắn.
Sự chuẩn bị chu đáo và triển khai có hiệu quả, đúng lúc, kịp thời các
phương tiện dạy học như sưu tầm tranh ảnh, các bài thơ, bài hát, câu ca dao, tục ngữ
…… cũng đã góp phần rất lớn trong sự thành công của tiết học.
Ví dụ: Khi dạy bài “Gọn gàng, sạch sẽ” trước khi vào tiết học giáo viên có
thể hát cho học sinh nghe bài hát: “Rửa mặt như mèo” hoặc bài “mèo con ra vại
nước”.Sau khi giáo viên cho các em nhận biết “thế nào là gọn gàng sạch sẽ” qua các
3
hình ảnh trong bài tập 1.Giáo viên sẽ phải liên hệ thực tế bằng câu hỏi “Em cảm thấy
như thế nào khi được mặc bộ quần áo sạch sẽ, gọn gàng, vì sao?” Trả lời được câu

hỏi này học sinh sẽ thấy thật là hạnh phúc khi được mọi người ngắm nhìn mình và
khen ngợi (các em đã hiểu được ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ). Từ đó
các em sẽ có ý thức ăn mặc sạch sẽ gọn gàng để làm đẹp cho bản thân và cho xã hội.
Cuối cùng giáo viên có thể khuyến khích học sinh ghi nhớ bằng bài đồng
dao “Xỉa cá mè” ( xỉa cá mè, đè cá chép, chân ai đẹp, đi bán men, chân ai đen, thì đi
rửa” với bài đồng dao này các em sẽ hiểu được khi chưa sạch sẽ ta có thể tắm, rửa,
quần áo chưa sạch ta có thể giặt cho sạch. Bài đồng dao có thể ghi nhớ để sử dụng
thành trò chơi hằng ngày.
3. 2 Thường xuyên chú ý rèn luyện các chuẩn mực đạo đức.
Người giáo viên chủ nhiệm lớp bao giờ cũng là “thần tượng” của học sinh nên
tôi rất thận trọng trong giao tiếp với đồng nghiệp. Trong lớp tôi chú ý đến những cử
chỉ và lời nói với học sinh. Tôi luôn tâm niệm mình phải là tấm gương sáng cho học
sinh noi.
Ở trên lớp, trong các tiết học đạo đức, tôi thường xuyên cho học sinh thực
hành các hành vi đạo đức theo chuẩn để hình thành thói quen cho các em.
Trong các tiết chủ nhiệm, tôi luôn tạo ra các tình huống có vấn đề (Các vấn
đề đó cần phải sử dụng những hành vi đạo đức đúng mà các em đã học được) để các
em cùng nhau giải quyết, và chọn ra cách ứng xử phù hợp nhằm củng cố những
kiến thức về chuẩn hành vi đạo đức mà các em đã lĩnh hội được thông qua các bài
học và các mối quan hệ xã hội.
Tôi luôn chú trọng việc giáo dục kỹ năng đạo học sinh trong tất cả các môn
học mà các em được học trong các tiết học trên lớp và ngoại khoá.
Ví dụ 1: Trong môn Tự nhiên xã hội có bài “Hoạt động và nghỉ ngơi”-
giáo dục học sinh biết cách đi, đứng, ngồi đúng tư thế, …; chủ đề gia đình tôi giáo
dục các em biết quan tâm, giúp đỡ, lễ phép với ông bà cha mẹ, anh chị em…
Ngoài ra trong các môn Toán, Tiếng việt, Nghệ thuật,…tôi giáo dục các
em phải có tính cẩn thận, kiên trì, yêu thich học tập, giữ gìn vệ sinh trường lớp……
Ngoài ra , tôi còn phối hợp với TPT đội tổ chứa sinh hoạt sao cho học
sinh. Trong buổi sinh hoạt này tôi đã chủ động cho học sinh: đóng vai, múa hát, đọc
thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi về gia đình, trường lớp, thầy cô, bạn bè…… thông qua

đó giúp các em khắc sâu hơn những chuẩn mực đạo đức để tự mình rèn luyện trở
thành người học sinh tốt, chăm ngoan, học giỏi.
3.3/Kết hợp giữa nhà trường - gia đình- xã hội.
Nhà trường có vai trò, tác dụng rất quan trọng đối với công việc hướng
dẫn các bậc phụ huynh hiểu rõ mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục hành vi đạo
đức cho học sinh lớp 1 nói riêng để các bậc phụ huynh thấy được sự cần thiết phải
giáo dục các hành vi đạo đức cho các em, từ đó có sự kết hợp với nhà trường mà cụ
thể là giáo viên chủ nhiệm.
4
Tôi tham mưu và mời đại diện ban giám hiệu nhà trường là người cố
vấn cho phụ huynh lớp tôi vì họ là những người mà phụ huynh tin cậy, với những
lần trao đổi đó sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hạnh phúc gia đình là mọi người
trong gia đình phải biết cùng nhau chăm lo đến việc học hành của con em.
Ví dụ : Cha mẹ theo dõi, quan tâm sát sao đến các nhu cầu vật chất và
tinh thần của con cái, không nên nuông chiều, đáp ứng những nhu cầu không chính
đáng của con em mình, cần giải thích cho con em mình hiểu những đồi hỏi đó là
không tốt. Giúp đỡ, động viên con cái học tập, xây dựng nền nếp, thói quen tốt như :
giờ nào việc ấy, học hành, vui chơi, giải trí có điều độ, không a dua các tật xấu.
III/KẾT LUẬN
1/Hiệu quả của việc áp dụng đề tài.
-Qua việc áp dụng đề tài này vào lớp 1B do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy đa
số học sinh trong lớp đã thực hiện tốt các hành vi đạo đức. Trong lớp không còn có
tình trạng học sinh cá biệt về mặt đạo đức.
-Kết quả đánh giá về mặt thực hiện đạo đức của học sinh trong lớp ở học kì I
: 100% học sinh trong lớp thực hiện đầy đủ.
Các em luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, tích cực
tham gia các công việc chung….
2.Phạm vi áp dụng đề tài.
Đề tài này có thể áp dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở khối I
của trường tiểu học Đá Bạc.

Mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện hơn và áp dụng có hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho
học sinh.
Ngày 22 tháng 02 năm 2010
Người viết đề tài
NGUỄN QUỐC TRUNG
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×