kinh tế thị trờng và sự phân hoá giàu nghèo
Đặng Thanh Tuấn. K44. Xã Hội Học
1. Đặt vấn đề :
Gần hai mơi năm qua, nớc ta thực hiện công cuộc đổi mới, bắt đầu từ lĩnh vực
kinh tế, định hớng phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ
chế thị trờng đã đem lại những thành quả rất đáng khích lệ : tăng trởng kinh tế
luôn đợc giữ ở mức ổn định khá, đời sống ngời dân theo đó cũng ngày càng đợc
nâng cao...Tuy nhiên đi kèm với những thành quả này là những hệ quả xã hội tích
cực có, tiêu cực có, trên bình diện những hậu quả tiêu cực, đây là những thách
thức cho Đảng và nhà nớc ta trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cái kinh tế và
cái xã hội để đạt tới mục tiêu vì một sự phát triển bền vững, trong đó vừa đảm bảo
kinh tế phát triển, vừa đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công
bằng và bình đẳng. Theo chủ trơng đó trong những năm vừa qua, đứng trớc những
vấn đề xã hội nảy sinh từ những tác động của quá trình phát triển, của cơ chế kinh
tế thị trờng nh là tình trạng phân tầng xã hội, sự phân hóa giầu nghèo ngày càng rõ
rệt... Đảng và nhà nớc ta đã thực hiện tơng đối tốt mối quan hệ giữa một bên là
tăng trởng kinh tế và một bên là bảo đảm sự công bằng xã hội. Tuy nhiên cũng
còn tồn tại không ít những hạn chế nhất định. Phân tầng xã hội, phân hoá giầu
nghèo là một tất yếu nảy sinh trong nền kinh tế thị trờng, nó có những tác động
tích cực ở một góc độ nào đó đối với sự phát triển nền kinh tế nhng cũng đặt ra
không ít những vấn đề tiêu cực, nh là thể hiện của một tình trạng bất bình đẳng
trong xã hội. Thực tế vấn đề diễn ra nh thế nào ? Trả lời câu hỏi này mang lại
những ý nghĩa nhất định mà trớc hết giúp ta thấy đợc thực tế của mối quan hệ kinh
tế - xã hội và việc giải quyết nó trên một khía cạnh cụ thể đó là tăng trởng kinh tế
và phân hoá giầu nghèo...
2. Khái niệm công cụ :
2.1. Tăng trởng kinh tế :
Tăng trởng kinh tế hàm ý muốn nói đến sự thay đổi thuần tuý về lợng của nền
kinh tế, nó đợc cụ thể bằng những chỉ số nh là GDP.
2.2. Phân tầng xã hội, phân hoá giầu nghèo :
- Phân tầng xã hội là chỉ trạng thái phân chia xã hội thành những tầng lớp khác
nhau, cơ bản dựa trên ba tiêu chí : Tài sản, quyền lực và uy tín. Phân tầng nh là
hình thức thể hiện sự bất bình đẳng trong xã hội ở một điều kiện thời gian và
không gian nhất định.
- Phân hoá giầu nghèo chỉ một sự phân tầng trong xã hội và chủ yếu dựa trên tiêu
chí về thu nhập, mức sống (Tài sản).
Phân tầng xã hội đợc bàn tới, về cơ bản có hai loại lý luận. Thứ nhất lý luận về
xung đột, tại đây ngời ta nghiêng về giải thích phân tầng xã hội nh là trạng thái bất
bình đẳng trong xã hội, gây nên những xung đột có tính chất cách mạng. Loại lý
luận thứ hai thuộc về trờng phái chức năng khi họ cho rằng phân tầng xã hội thực
hiện những chức năng tất yếu của nó cho sự phát triển của xã hội. Phân tầng xã hội
phải đợc giải thích theo cả hai lý luận trên vì nó có tính hai mặt, tuy nhiên do tính
chất của tiểu luận này cho nên nghiêng về cách giải thích thứ nhất.
3. Mối quan hệ giữa kinh tế thị trờng và phân hoá giầu nghèo :
Trong những năm trớc đây, khi chúng ta còn ở trong cơ chế nền kinh tế tập trung
- quan liêu, những đặc trng của nền kinh tế này không là điều kiện cho hiện tợng
phân tầng trong xã hội, đặc biệt là phân tầng dựa trên yếu tố tài sản đó là đặc thù
của chủ nghĩa bình quân, cào bằng với tâm lý sợ nổi trội, tởng chừng nh chúng ta
đã đạt đợc trạng thái công bằng khi mà trong xã hội ít tồn tại hiện tợng ngời này
giàu hơn ngời kia.. tuy nhiên đây chỉ là trạng thái công bằng mang tính chất hình
thức, cào bằng.
Công cuộc đổi mới, trớc hết là nền kinh tế định hớng theo sự phát triển của nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trờng , đã thực sự
mang lại những nhân tố mới, phá vỡ những trở lực từ những hạn chế của nền kinh
tế cũ mang lại, phát huy đợc những nguồn lực của đất nớc cho sự phát triển kinh tế
xã hội, theo đó nền kinh tế dần đi vào ổn định, duy trì tốc độ tăng trởng kinh tế,
đẩy lùi lạm phát phi mã vào những năm cuối của thập kỷ 80, đời sống của ngời
dân không ngừng đợc cải thiện...thế nhng trong điều kiện quá độ từ kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trờng, hiện tợng phân tầng thờng có những
biểu hiện bột phát, đôi khi "thái quá" do vô số các kẽ hở, khuyết tật trong lĩnh vực
quản lý kinh tế và quản lý xã hội do còn những vùng "tranh tối, tranh sáng" cho
những sự thao túng pháp luật, đồng thời cũng là do bản chất năng động và quy luật
cạnh tranh, đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị trờng.
Trớc hết, tại sao kinh tế thị trờng với khả năng mạnh mẽ của nó trong thực hiện
mục tiêu tăng trởng lại ngày càng gây nên tình trạng phân hoá, phân hoá giầu
nghèo điều này có những nhân tố tất yếu, đồng thời cũng có những nhân tố thể
hiện sự bất bình đảng trong xã hội, nếu nh làm rõ đợc những nguyên nhân của sự
phân hoá giầu nghèo cuối cùng sẽ là cơ sở cho việc hoạch định chính sách, giải
quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội.
Trong tính chất của nó, nền kinh tế thị trờng đề cao khả năng của chủ thể kinh tế
và thực tế không phải ai cũng có khả năng nh nhau trong tiếp cận với những cơ hội
mà thị trờng đem lại, trong khía cạnh này năng lực cá nhân của mỗi chủ thể và
những điều kiện bất bình đẳng trong xã hội là hai nguyên nhân quyết định đến sự
thành công về kinh tế và vơn lên so với những ngời khác để trở thành thành viên
của nhóm giàu có trong xã hội. ở đây chúng ta không bàn tới những yếu tố thuộc
về năng lực cá nhân nh là sự năng động trong quá trình chuyển đổi cách làm ăn
mà quan trọng là tìm ra những nhân tố thuộc về sự bất bình đẳng trong tiếp cận với
những cơ hội của thị trờng chẳng hạn những bất bình đăng trong tiếp cận với giáo
dục, đào tạo có thể dẫn tới sự bất bình đẳng trong cơ hội tìm kiếm việc làm dẫn
đến tình trạng thất nghiệp cuả một nhóm xã hội nào đó và đẩy họ xuống tình trạng
đói nghèo và cơ hội dành cho họ ngày càng ít đi, sự phân hoá theo đó ngày càng
trở nên sâu sắc hơn.
Ngoài ra, bớc đầu làm quen với nền kinh tế thị trờng, đã khiến cho sự quản lý
kinh tế, quản lý xã hội của nhà nớc ta còn nhiều những hạn chế, đó cũng là những
kẽ hở cho một số bộ phận vơn lên một cách bất chính và tạo ra khoảng cách với
những nhóm xã hội khác.
Phân hoá giầu nghèo là một thực trạng tất yếu của mọi xã hội, nó một mặt xuất
phát từ bản chất của nền kinh tế, nhng mặt khác, quan trọng hơn nó mức độ phân
hoá mạnh hay yếu và qua đó thể hiện mức độ bất bình đẳng xã hội cao hay thấp
còn tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi nhà nớc trong việc đề cao hay không đề cao
những yếu tố xã hội vào trong các chơng trình phát triển kinh tế. Nớc ta cũng
không nằm ngoài tính tất yếu của sự phân hoá giàu nghèo, thế nhng với quan
điểm đúng đắn và những chính sách hợp lý nhằm voà những yếu tố xã hội trong
quá trình phát triển, chúng ta trong so sánh với các nớc khác trong khu vực cũng
nh trên thế giới đã đạt những thành qủa vợt trội trên lĩnh vực xã hội, : sự ổn định
chính trị, tơng đối bình đẳng trong tiếp cận với các dịch vụ xã hội nh là y tế, giáo
dục, khoảng cách phân tầng xã hội giữa các tầng lớp là không quá trênh
lệch...Trong tình trạng còn là một nớc có nền kinh tế chậm phát triển, một nớc
nghèo thì những thành tựu trên là đáng kể.
Sự phân hoá giầu nghèo nếu nh không đợc quan tâm giải quyết có thể đem lại
những tác động không tốt đến những khía cạnh chính trị, quản lý và trật tự cùng
với sự ổn định của một quốc gia, nó có thể trở thành những động lực thúc đẩy mâu
thuẫn xã hội lên điểm đỉnh giữa nhóm ngời giàu và ngời nghèo trong xã hội, chính
vì thế với bản chất nhà nớc và những chức năng xã hội của nó thì ở bất cứ một xã
hội nào cũng cần tính đến giải quyết vấn đề này dù rằng mức độ có khác nhau, nếu
nh nhà nớc ấy muốn tồn tại. Mỗi một nhà nớc cụ thể và tuỳ vào hoàn cảnh của
mình để có những giải pháp, những chính sách nhất định cho vấn đề này. Việt
Nam , một mặt không ngừng phát huy nội lực, ngoại lực cho tăng trởng và phát
triển kinh tế nhằm cố gắng giải quyết tình trạng đói nghèo, ngày càng nâng cao
mức sống chung cho toàn dân, nâng cao thu nhập quốc dân, vợt khỏi tình trạng là
một nớc có nền kinh tế chậm phát triển. Mặt khác tập trung vào rút ngắn khoảng
cách của sự phân hoá giầu nghèo trong xã hội, chính sách xoá đói giảm nghèo, hỗ
trợ cho những nhóm có u thế thấp hơn nh là các cộng đồng nông thôn, miền núi...
tất cả đều là những nỗ lực nhằm giải quyết công bằng xã hội đi đôi với những
chiến lợc tăng trởng kinh tế vì mục tiêu chung cho sự phát triển vững bền.
4. Kết luận :
Kinh tế thị trờng và phân hoá giầu nghèo là một tơng quan tất yếu, nó thể hiện sự
năng động của nền kinh tế ấy đồng thời có những tác động tích cực nhất định thúc
đẩy hệ thống kinh tế phát triển, mặt khác cũng là một vấn đề xã hội cần thiết phải
giải quyết có vậy mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững.