Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Báo cáo - Thực tập động cơ xăng P2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 20 trang )

Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
Áp suất cao đẩy piston chuyển động đi xuống. Do piston được nối với thanh truyền và thanh truyền kết
nối với trục khuỷu, thanh truyền sẽ biến chuyển động đi xuống của piston thành chuyển động quay
tròn của trục khuỷu.
Bánh đà là một khối kim loại dạng tấm tròn được gắn ở đuôi trục khuỷu giúp cho trục khuỷu chuyển
động đều. Chuyển động quay từ động cơ được bánh đà truyền qua hệ thống truyền lực và làm cho ôtô
chuyển động.

















B. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ
1. ĐƯỜNG KÍNH XY LANH D
Đường kính xy lanh của động cơ được tính bằng mi li mét.
2. ĐIỂM CHẾT
Điểm chết: là nơi thay đổi chiều
chuyển động của piston. Có hai điểm
chết: Điểm chết trên (ĐCT) và điểm


chết dưới (ĐCD).
3. HÀNH TRÌNH PISTON
Hành trình piston S: là khoảng cách
giữa điểm chết trên và điểm chết
dưới.
4. THỂ TÍCH CÔNG TÁC V
h

Là khoảng không gian giới hạn giữa
điểm chết trên và điểm chết dưới.
Khi thể tích công tác càng cao thì
công suất động cơ càng lớn.

V
h
= S
D
.
4
2
π


31
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
5. THỂ TÍCH BUỒNG ĐỐT V
C

Là khoảng không gian giới hạn giữa nắp máy và đỉnh
piston khi piston ở điểm chết trên.

6. THỂ TÍCH TOÀN PHẦN V
a

Là khoảng không gian giới hạn giữa nắp máy và đỉnh
piston khi piston ở điểm chết dưới.
V
a
= V
h
+ V
c

7. THỂ TÍCH CÔNG TÁC CỦA ĐỘNG CƠ V
i

Thể tích công tác động cơ là tích số giữa thể tích công tác
của một xy lanh và số xy lanh của động cơ.
V
i
= V
h
. i
- Vơiù i là số xy lanh của động cơ.
8. TỈ SỐ NÉN ε
Tỉ số nén là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng
đốt của động cơ.
ε = ( Vh + Vc )/ Vc = 1 + Vh/Vc.
Tỉ số nén là thông số rất quan trọng của một động cơ. Khi tỉ số nén của động cơ càng lớn, hiệu suất
nhiệt và công suất động cơ cao. Tỉ số nén của động cơ xăng ε < 12 bò giới hạn bởi hiện tượng cháy
sớm và cháy kích nổ. Khác với động cơ xăng, động cơ Diesel tỉ số nén động cơ phải lớn để đảm bảo

áp suất và nhiệt độ trong xy lanh ở cuối kỳ nén đủ lớn, để nhiên liệu khi phun vào buồng đốt với áp
suất cao có khả năng tự cháy (ε = 14 – 22 ). Ngày nay, người ta cố gắng nâng tỉ số nén của động cơ
xăng bằng cách điều khiển tỉ lệ không khí nhiên liệu và thời điểm đánh lửa sớm bằng máy tính.
C. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ĐỘNG CƠ
I. ĐỘNG CƠ XĂNG 4 KỲ 1 XY LANH
Chu kỳ làm việc của động cơ xăng 4 kỳ gồm 4 quá trình. Quá trình nạp, quá trình nén, quá trình cháy
và quá trình thải.















32
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
1. QUÁ TRÌNH NẠP
Quá trình nạp được xem là quá trình thứ nhất của động cơ
xăng 4 kỳ.
Khi trục khuỷu quay, qua thanh truyền piston di chuyển từ
trên xuống dưới. Xú pap nạp mở và xú pap thải đóng.
Khi piston chuyển động đi xuống, không khí và nhiên liệu từ

bên ngoài vào xy lanh động cơ qua xú pap nạp do sự chênh
áp giữa bên ngoài và bên trong xy lanh.
Quá trình nạp được đánh gía bằng nhiệt độ T
a
và áp suất ở
cuối qúa trình nạp P
a
.
T
a
= 320 - 370°K, P
a
= (0,80 – 0,95) P
o
P
o
: Áp suất khí trời.



2. QUÁ TRÌNH NÉN
Khi piston từ điểm chết dưới đi lên thì chấm dứt kỳ nạp và kỳ nén bắt đầu, lúc này xú pap nạp đóng,
xú pap thải vẫn tiếp tục đóng. Chuyển động quay của trục khuỷu làm cho piston đi lên điểm chết trên
nén hỗn hợp không khí và nhiên liệu trong xy lanh.
Quá trình nén là một quá trình quan trọng. Khi áp suất nén càng cao, áp suất sinh ra trong quá trình
cháy càng lớn, công suất động cơ sinh ra lớn và động cơ tiết kiệm được nhiên liệu.



















3. QUÁ TRÌNH CHÁY
Khi piston lên gần đến điểm chết trên ở cuối quá trình nén, lúc này tia lửa điện bu gi được cung cấp từ
hệ thống đánh lửa đốt cháy hỗn hợp trong xy lanh. Khi cháy chất khí trong xy lanh giãn nở nhanh
chóng và tạo ra một áp suất rất cao tác dụng lên đỉnh của piston.

33
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
Áp suất cháy trong xy lanh đạt cực đại khi piston đi qua điểm chết trên khoảng 10°. Piston chuyển
động đi xuống bên dưới làm cho trục khuỷu quay để sinh công. Trong quá trình này xú pap nạp và xú
pap thải vẫn đóng.
Quá trình cháy xảy ra vào khoảng hai phần nghìn giây. Khi phản ứng xảy ra, liên kết giữa các nguyên
tử Hydro và Carbon bò phá vỡ. Sự phá vỡ mối liên kết này sẽ giải phóng nhiệt lượng trong buồng đốt,
đẩy piston xuống làm cho trục khuỷu chuyển động. Khi các nguyên tử Hydro và Carbon tách ra, chúng
sẽ kết hợp với ôxy của không khí để tạo thành hơi nước và khí Diôxýt Carbon.
4. QUÁ TRÌNH THẢI
Khi piston xuống gần tới điểm chết dưới, xú pap nạp vẫn đóng

và xú pap thải mở, khí cháy từ trong xy lanh thoát ra bên ngoài
do chênh lệch áp suất bên trong xy lanh và môi trường.
Khi piston đến điểm chết dưới, chuyển động quay của trục
khuỷu làm piston chuyển động đi lên, đầu piston đẩy khí cháy
ra môi trường qua xú pap thải. Khi piston đi qua điểm chết trên
quá trình nạp của chu kỳ thứ hai tiếp diển.
Quá trình thải và quá trình nạp có quan hệ mật thiết với nhau,
để nạp đầy hòa khí vào lòng xy lanh thì phải thải sạch khí
cháy ra khỏi xy lanh ở chu kỳ trước.
Động cơ xăng 4 kỳ, trong một chu kỳ piston phải thực hiện 4
hành trình và trục khuỷu quay hai vòng tương ứng 720°. Để
điều khiển các xú pap nạp và thải đóng mở một lần trong một
chu kỳ, trục cam thực hiện đúng một vòng.
5. ĐỒ THỊ PHÂN PHỐI KHÍ
Đồ thò biểu thò góc đánh lửa sớm, góc đóng trễ mở sớm của các xú pap nạp và thải được gọi là đồ thò
phân phối khí.




















34
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
 Khi piston gần điểm chết trên ở cuối quá trình thải, xú pap nạp mở. Góc này được gọi là góc mở
sớm của xú pap nạp. Mục đích của việc mở sớm xú pap nạp là khi piston ở điểm chết trên, độ mở
của xú pap nạp đủ lớn để đảm bảo nạp đầy hỗn hợp.
 Ở quá trình nạp, khi piston xuống điểm chết dưới, áp suất trong xy lanh vẫn bé hơn áp suất của
môi trường. Vì vậy, để nạp thêm người ta thực hiện xú pap nạp đóng trễ sau điểm chết dưới để tận
dụng sự chênh áp và quán tính của dòng không khí nạp. Ở đồ thò trên, góc mở sớm của xú pap nạp
là 6° và đóng trễ là 40°.
 Ở quá trình nén, khi piston lên gần đến điểm chết trên, tia lửa điện bu gi nẹt ra. Góc đánh lửa
trước điểm chết trên được gọi là góc đánh lửa sớm. Mục đích của việc đánh lửa sớm là đảm bảo
áp suất cháy đạt cực đại sau điểm chết trên một góc là 10° để công suất của động cơ đạt được tối
ưu nhất.
 Ở quá trình cháy, khi piston xuống gần đến điểm chết dưới, xú pap thải mở để khí cháy thoát ra
ngoài do sự chênh áp, góc này được gọi là góc mở sớm của xú pap thải. Khi piston đi lên đỉnh
piston tiếp tục đẩy khí cháy ra ngoài qua xú pap thải. Quá trình thải kết thúc khi piston đi qua
điểm chết trên một góc nào đó, góc này gọi là góc đóng trễ của xú pap thải. Mục đích của việc
đóng trễ là tận dụng quán tính của dòng khí thải để thải sạch. Đồ thò trên, góc mở sớm của xú pap
thải là 31°trước điểm chết dưới và góc đóng trễ là 9° sau điểm chết trên.
 Ở cuối quá trình thải và đầu quá trình nạp có các thời điểm xú pap nạp và thải đều mở, góc này
được gọi là góc trùng điệp của xú pap. Theo đồ thò góc này là 15°.
II. ĐỘNG CƠ DIESEL 4 KỲ 1 XY LANH
Động cơ xăng, hỗn hợp không khí-nhiên liệu bò nén và sau đó được đốt cháy bởi năng lượng của tia
lửa điện bu gi. Còn ở động cơ Diesel, nhiên liệu bò đốt cháy bởi nhiệt độ của không khí bò nén. Nhiệt
độ không khí bò nén trong buồng đốt của động cơ Diesel khoảng 500°C hoặc cao hơn, do tỉ số nén của

động cơ Diesel là rất lớn ( 15/1 – 22/1 ) .




















35
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ

















1. QUÁ TRÌNH NẠP
Khi trục khuỷu chuyển động, thanh
truyền kéo piston dòch chuyển từ trên
xuống, xú pap nạp mở và xú pap thải
đóng. Độ chân không trong xy lanh
hút không khí sạch từ bên ngoài đi
qua xú pap nạp để nạp vào xy lanh
động cơ.





2. QUÁ TRÌNH NÉN
Piston từ điểm chết dưới di chuyển
lên điểm chết trên. Xú pap nạp và
thải đều đóng. Khi piston đi lên
không khí bên trong xy lanh bò nén
áp suất đạt tới 30 kg/cm
2
và nhiệt độ

khoảng từ 500 - 800°C.








36
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
3. QUÁ TRÌNH CHÁY
Không khí trong xy lanh bò đẩy vào
buồng đốt phụ ở bên trong nắp
máy. Ở cuối quá trình nén, kim
phun mở và nhiên liệu được phun
vào buồng đốt phụ với áp suất rất
cao và nhiên liệu sẽ tự bốc cháy.
Khi nhiên liệu cháy làm cho áp
suất và nhiệt độ trong buồng đốt
phụ tăng nhanh và nó bò đẩy ra
buồng đốt chính. Tại buồng đốt
chính, nhiên liệu hoà trộn với
không khí và tiếp tục cháy trong
thời gian rất nhanh chóng.
Áp suất cháy sẽ đẩy piston di
chuyển và qua trung gian của thanh
truyền sẽ làm cho trục khuỷu quay
để truyền công suất cho ôtô.
4. QUÁ TRÌNH THẢI

Piston từ điểm chết dưới di chuyển
lên điểm chết trên, xú pap nạp
đóng và xú pap thải mở. Khi piston
đi lên đỉnh piston sẽ đẩy khí cháy
trong xy lanh qua xú pap thải thoát
ra ngoài.
Khi piston dòch chuyển từ trên
xuống quá trình nạp được thực hiện
và chu kỳ thứ hai được tiếp diển.







Khi động cơ thực hiện 4 kỳ: nạp, nén, nổ và thải, trục khuỷu quay hai vòng và chỉ có một lần sinh
công. Nên nó được gọi là động cơ Diesel 4 kỳ.
Động cơ Diesel có ưu điểm là hiệu suất nhiệt và tuổi thọ động cơ cao, ít hư hỏng và momen xoắn được
giữ không đổi trong một khoảng tốc độ nên nó dễ sử dụng hơn động cơ xăng.
Có khuyết điểm là phát ra tiếng ồn lớn, rung động mạnh khi làm việc, hệ thống nhiên liệu có độ chính
xác cao và cấu trúc động cơ phải vững chắc.



37
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
SO SÁNH ĐỘNG CƠ XĂNG VÀ DIESEL

Động cơ


Động cơ xăng Động cơ Diesel
Kỳ nạp
Nạp hỗn hợp không khí và nhiên
liệu
Chỉ nạp không khí

Kỳ nén
Piston nén hỗn hợp không khí
nhiên liệu
Piston nén không khí đạt được nhiệt độ
và áp suất cao
Kỳ nổ Bu gi đốt cháy hỗn hợp nén
Nhiên liệu phun với áp suất cao và bò
đốt cháy bởi nhiệt độ của không khí.
Kỳ thải
Lực piston đẩy khí cháy ra khỏi xy
lanh
Lực piston đẩy khí cháy ra khỏi xy
lanh
Điều tiết công
suất
Điều khiển lượng hỗn hợp không
khí – nhiên liệu cung cấp
Điều khiển lượng nhiên liệu phun.

III. ĐỘNG CƠ NHIỀU XY LANH TRÊN ÔTÔ
Trên ôtô, động cơ thường có nhiều xy lanh. Số xy lanh có thể là 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12… Khi số xy lanh
càng tăng thì công suất của động cơ càng cao. Các xy lanh của động cơ có thể bố trí thành một hàng,
theo hình chữ V, hình sao hoặc bố trí đối xứng.


















Chu kỳ công tác động cơ nhiều xy lanh thực hiện được trong hai vòng quay. Mỗi xy lanh của động cơ
đều thực hiện đầy đủ 4 kỳ trong hai vòng quay trục khuỷu.
Thứ tự nổ mỗi xy lanh được bố trí lệch nhau một góc đều đặn là 720°/ i (i là số xy lanh của động cơ).
1. ĐỘNG CƠ 4 KỲ- 4 XY LANH THẲNG HÀNG
Ở động cơ 4 xy lanh, 4 kỳ, thứ tự công tác 1 – 3 – 4 – 2. Góc lệch công tác = 720° : 4 = 180°.Cơ cấu
trục khuỷu thanh truyền của động cơ này có dạng như sau.

38
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ












0 180 360 540 720°
Xyl 1
Nổ Thải Nạp Nén
Xyl 2
Thải Nạp Nén Nổ
Xyl 3
Nén Nổ Thải Nạp
Xyl 4
Nạp Nén Nổ Thải

2. ĐỘNG CƠ 4 KỲ, 6 XY LANH THẲNG HÀNG
Động cơ 4 kỳ, 6 xy lanh, thứ tự công tác thông dụng là 1–5–3–6–2–4. Góc lệch công tác 720° : 6 = 120°









0 180 360 540 720°
Xyl 1

Nổ Thải Nạp Nén
Xyl 2
Thải Nạp Nén Nổ

Xyl 3
Nén
Nổ Thải Nạp
Xyl 4
Thải Hút Nén Nổ
Xyl 5
Nén Nổ Thải Nạp

Xyl 6
Nạp Nén Nổ Thải

3. ĐỘNG CƠ 4 KỲ, 8 XY LANH BỐ TRÍ DẠNG CHỮ V
Người ta bố trí động cơ hình chữ V với mục đích là rút ngắn chiều dài của động cơ. Ở động cơ chữ V8
có rất nhiều thứ tự công tác.




39
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ










Thứ tự công tác: 1 – 8 – 2 – 7 – 4 – 5 – 3 – 6

Hình trên, động cơ V8 xy lanh có góc lệch giữa hai đường tâm xy lanh là 90°. Động cơ trên sử dụng
thanh truyền đồng dạng, trên một chốt khuỷu bố trí hai thanh truyền. Góc lệch công tác là 90°.

0 180 360 540 720°
Xyl 1
Nổ Thải Nạp Nén
Nén Nổ Thải Nạp
Thải Nạp Nén Nổ
Nạp Nén Nổ Thải
Nạp Nén Nổ Thải

Thải Nạp Nén Nổ

Nén Nổ Thải Nạp

Nổ Thải Nạp Nén
2
3
4
5
6
7
8

IV. NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ XĂNG 2 KỲ 1 XY LANH

Động cơ xăng 2 kỳ có các đặc điểm sau:
 Dùng các cửa thải và nạp để thay thế cho các xú pap.
 Hỗn hợp không khí nhiên liệu nạp vào xy lanh do sự nén hỗn hợp từ các-te của động cơ.
 Để bôi trơn piston, xéc măng và xy lanh người ta dùng biện pháp pha nhớt vào xăng.
 Các-te của động cơ dùng để chứa hỗn hợp khí.
1. KỲ THỨ 1
 Giả sử piston ở ngay thời điểm đánh lửa sớm, tia lửa điện bu gi nẹt ra đốt cháy hỗn hợp không khí
và nhiên liệu. Khi nhiên liệu cháy, áp suất cháy đẩy piston di chuyển từ trên xuống.
 Khi piston đi xuống đầu piston mở cửa thải và khí cháy từ trong xy lanh thoát ra ngoài ống giảm
thanh do sự chênh lệch áp suất. Giai đoạn này được gọi là thải tự do.
 Cũng trong giai đoạn này, khi piston đi xuống đuôi piston đóng cửa nạp và bắt đầu nén hỗn hợp
không khí-nhiên liệu bên dưới các-te. Khi đầu piston mở cửa nối thông từ xy lanh đến cater thì hỗn
hợp sẽ được nạp vào xy lanh động cơ và nó sẽ tiếp tục quét khí cháy từ trong xy lanh thoát ra
ngoài. Giai đoạn này được gọi là thải cưỡng bức.


40
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ


















2. KỲ THỨ 2
 Năng lượng từ bánh đà làm piston tiếp tục chuyển động. Khi piston đi lên, đầu piston đóng cửa
thải, nó bắt đầu nén không khí và nhiên liệu trong xy lanh.
 Trong thời kỳ này, khi đuôi piston bắt đầu mở cửa nạp, không khí và nhiên liệu từ bên ngoài được
nạp đầy vào các-te, do độ chân không bên trong các-te được hình thành khi piston chuyển động đi
lên.
 Khi piston ở cuối kỳ nén ngay thời điểm đánh lửa sớm, tia lửa điện bu gi lại nẹt ra đốt cháy hỗn
hợp không khí – nhiên liệu và chu kỳ thứ hai tiếp diển.



















41
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
Nhận xét:
Chu kỳ công tác của động cơ xăng hai kỳ được thực hiện trong hai hành trình, tương ứng một vòng
quay của trục khuỷu.
Do các-te chứa hỗn hợp không khí nhiên liệu. Vì vậy để làm trơn các chi tiết như trục khuỷu, thanh
truyền, piston, xéc măng, lòng xy lanh… phải pha nhớt vào nhiên liệu.
Trong giai đoạn thải cưỡng bức, một phần hỗn hợp theo khí thải ra ngoài. Vì vậy, động cơ này hao
nhiên liệu, đồng thời chất lượng làm trơn kém hơn động cơ 4 kỳ nên nó thường được sử dụng cho các
loại xe mô tô gắn máy.
V. ĐỘNG CƠ PISTON QUAY
Năm 1954 NSU-Wankel chế tạo thành công động cơ Wankel có piston hình tam giác chuyển động
quay, nhiên liệu sử dụng là xăng. Nó được chế tạo nhằm để khắc phục các nhược điểm của động cơ
kiểu piston như trong cơ cấu không có các chi tiết chuyển động tònh tiến, trục khuỷu động cơ đơn giản
hơn, số lượng chi tiết giảm đi rất nhiều.
Sau một khoảng thời gian ứng dụng và phát triển, động cơ này không được phát triển vì nó có quá
nhiều khuyết điểm như khả năng làm kín giữa piston và xy lanh kém, khó làm trơn…
















Hình A: Cạnh AC: Quá trình nạp hỗn hợp không khí – nhiên liệu.
Cạnh AB: Quá trình cháy và giãn nở.
Cạnh BC: Quá trình thải.

Hình B: Cạnh AB: Quá trình nén.
Cạnh BC: Sự giãn nở của hỗn hợp cháy làm piston chuyển động.
Khi piston quay một vòng, mỗi cạnh của piston thực hiện các quá trình: nạp không khí và nhiên liệu,
nén hỗn hợp khí, cháy giãn nở và thải. Điều này có nghóa, khi piston thực hiện đúng một vòng thì động
cơ thực hiện 3 lần sinh công.



42
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
D. CẤU TRÚC CỦA ĐỘNG CƠ XĂNG
Động cơ xăng bao gồm các bộ phận chính và các hệ thống phụ.
Bộ phận chính bao gồm: Thân máy, nắp máy, piston, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà… và cơ cấu
phân phối khí.
Các hệ thống phụ gồm: Hệ thống làm trơn, hệ thống làm mát, hệ thống nạp và thải, hệ thống nhiên
liệu và hệ thống điện động cơ.
Bộ phận chính có thể chia làm các bộ phận cố đònh, các bộ phận di động và cơ cấu phân phối khí.

Thân máy và nắp máy.
Các piston và các thanh truyền.
Bộ phận chính Trục khuỷu và bánh đà.
Cơ cấu phân phối khí.
Các-te chứa nhớt.

Động cơ xăng
Hệ thống làm trơn.
Hệ thống làm mát.
Hệ thống phụ Hệ thống nạp và thải.
Hệ thống nhiên liệu.
Hệ thống điện động cơ.
















43
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
I. CÁC BỘ PHẬN CỐ ĐỊNH
Các bộ phận cố đònh bao gồm: Nắp máy, thân máy, các-te.
1. THÂN MÁY
Thân máy là thành phần chính của động cơ, nó được chế tạo bằng gang hoặc hợp kim nhôm.
Thân máy có chức năng như một cái khung, nó dùng để bố trí các chi tiết và để giải nhiệt. Thân máy
chứa các xy lanh và piston chuyển động lên xuống trong xy lanh.

Thân máy được đậy kín bởi nắp máy, ở giữa chúng có một joint làm kín. Hộp trục khuỷu được bố trí
bên dưới thân máy, nó chứa đựng trục khuỷu. Các-te chứa nhớt được kết nối ở bên dưới thân máy.
Mạch dầu làm trơn được bố trí bên trong thân máy. Một số động cơ, thân máy còn chứa trục cam, trục
cân bằng và một số chi tiết khác.
Thân máy có dạng thẳng hàng hoặc chữ V tuỳ theo cách bố trí xy lanh. Ở động cơ chữ V các xy lanh
được bố trí theo hai nhánh hình V nhưng chúng chỉ có một trục khuỷu. Người ta chế tạo động cơ chữõ V
với mục đích rút ngắn chiều dài thân máy. Số xy lanh ở loại này có thể là 6 hoặc 8 đôi khi có tới 12…
ỐNG LÓT XY LANH
Động cơ xăng, xy lanh thường được chế tạo liền với thân máy. Ởø động cơ Diesel thường dùng ống lót
xy lanh.
Ống lót xy lanh được chế tạo bằng thép cứng và được ép vào thân máy. Có hai loại ống lót xy lanh, đó
là ống lót ướt và ống lót khô.














Ống lót khô không trực tiếp tiếp xúc với nước làm mát. Nó được ép chặt vào xy lanh.
Ống lót ướt được lắp tiếp xúc với nước làm mát. Loại này phải làm kín tốt để ngăn ngừa nước làm mát
rò rỉ xuống hộp trục khuỷu. Ống lót ướt rất dễ dàng sửa chữa thay thế.
HỘP ĐỢ TRỤC KHUỶU

Hộp đỡ trục khuỷu dùng để gá lắp trục khuỷu. Số lượng các ổ trục chính để gá lắp trục khuỷu phụ
thuộc vào chiều dài của trục khuỷu và sự bố trí xy lanh.






44
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
.





.










2. CÁC-TE
Các-te được kết nối bên dưới hộp trục khuỷu qua trung gian của một đệm làm kín. Nó dùng để chứa
nhớt làm trơn và che kín các chi tiết bên trong hộp trục khuỷu.















Các-te được làm bằng tôn, bên dưới có bố trí nút xả nhớt, bên trong có bố trí một vách ngăn. Vách
ngăn để làm giảm sự dao động của nhớt khi xe chuyển động, đồng thời bảo đảm được nhớt luôn ngập
lưới lọc khi xe chuyển động ở mặt đường nghiêng.
3. JOINT NẮP MÁY
Joint nắp máy được đặt giữa khối xy lanh và nắp máy. Nó dùng để làm kín buồng đốt, làm kín đường
nước làm mát và dầu nhớt làm trơn.
Joint nắp máy chòu được nhiệt độ cao và áp suất lớn. Cấu trúc của nó gồm một lớp thép mỏng đặt ở
giữa , hai bề mặt của tấm thép được phủ một lớp carbon và một lớp bột chì để ngăn cản được sự kết

45
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
dính giữa joint với bề mặt khối xy lanh và thân máy. Nó cũng được chế tạo bằng thép, aminian bọc
đồng hoặc nhôm
4. NẮP MÁY
Nắp máy được bố trí trên thân máy, phần lõm bên dưới nắp máy chính là các buồng đốt của động cơ.
Nắp máy chòu áp lực và nhiệt độ cao trong suốt quá trình động cơ hoạt động.

Nó được chế tạo bằng hợp kim gang hoặc bằng hợp kim nhôm. Trong nắp máy có bố trí các đường
nước làm mát. Các bu gi, xú pap, trục cam, đường ống nạp, đường ống thải… được bố trí và gá lắp
trên nắp máy.













Tuỳ theo sự bố trí các xú pap và số lượng của chúng, buồng đốt trên nắp máy có các dạng cơ bản sau:
BUỒNG ĐỐT KIỂU HÌNH BÁN CẦU
Loại này có đặc điểm là diện tích bề mặt buồng đốt nhỏ gọn. Trong buồng đốt bố trí một xú pap nạp
và một xú pap thải. Hai xú pap này bố trí về hai phía khác nhau. Trục cam bố trí ở giữa nắp máy và
dùng cò mổ để điều khiển sự đóng mở của xú pap. Sự bố trí này rất thuận lợi cho việc nạp hỗn hợp khí
và thải khí cháy ra ngoài.
BUỒNG ĐỐT KIỂU HÌNH NÊM
Loại này có đặc điểm diện tích bề
mặt tiếp xúc nhiệt nhỏ. Buồng đốt
mỗi xy lanh được bố trí một xú pap
thải và một xú pap nạp, đồng thời
hai xú pap bố trí cùng một phía.
Đối với loại này trục cam được bố
trí ở thân máy hoặc bố trí trên nắp

máy. Sự điều khiển sự đóng mở
của các xú pap qua trung gian của
cò mổ.




46
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ

BUỒNG ĐỐT KIỂU BATHTUB
Kiểu này mỗi buồng đốt bố trí một xú pap thải và một xú pap nạp. Hai xú pap bố trí lệch cùng một
phía và các xú pap đặt thẳng đứng. Kiểu này có khuyết điểm, đường kính đầu xú pap bò hạn chế nên
việc nạp và thải kém.

















BUỒNG ĐỐT KIỂU PENTROOF
Ngày nay, loại buồng đốt này được sử dụng khá phổ biến, mỗi xy lanh động cơ được bố trí hai xú pap
nạp và hai xú pap thải. Bu gi được đặt thẳng đứng và ở giữa buồng đốt giúp cho quá trình cháy được
xảy ra tốt hơn. Hai trục cam bố trí trên nắp máy, một trục điều khiển các xú pap nạp và trục cam còn
lại điều khiển các xú pap thải.
II. CÁC BỘ PHẬN DI ĐỘNG
Các bộ phận di động bao gồm: Piston, xéc măng, trục piston, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà.
1. TRỤC KHUỶU
Trục khuỷu là chi tiết quan trọng và phức tạp của động cơ. Nó tiếp nhận lực đẩy của thanh truyền và
truyền cho bánh đà.
Trục khuỷu làm bằng thép rèn chất lượng cao để đảm bảo được độ cứng vững và mài mòn tốt.
Trục khuỷu được đặt trong các ổ trục chính ở thân máy. Để dễ dàng tháo lắp trục khuỷu, ổ trục chính
chia làm hai nửa và được lắp ghép lại với nhau bằng vít.
 Đầu trục khuỷu được lắp bánh xích hoặc bánh đai răng để dẫn động cơ cấu phân phối khí. Ngoài
ra, nó còn dẫn động bơm trợ lực lái, máy nén hệ thống điều hoà, bơm nước, máy phát điện…
 Đuôi trục khuỷu có mặt bích để lắp bánh đà và để đỡ đầu trục sơ cấp hộp số.
 Các cổ trục chính và chốt khuỷu được gia công rất chính xác và có độ bóng cao. Dầu nhờn từ thân
máy được dẫn tới các ổ trục chính để bôi trơn các cổ trục và các bạc lót.





47
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
















 Chốt khuỷu dùng để gá lắp đầu to thanh truyền. Ở động cơ chữ V, trên cùng một chốt khuỷu được
gá lắp hai thanh truyền. Dầu nhờn bôi trơn chốt khuỷu được dẫn từ cổ trục chính qua đường ống.
 Đối trọng dùng để cân bằng lực quán tính và mô men quán tính.
 Trong quá trình làm việc trục khuỷu sinh ra dao động xoắn. Tần số dao động xoắn là 5 lần/s. Khi
tăng tốc và có tải, tần số dao động từ 25 đến 30 lần trong một giây. Để giảm dao động xoắn, ở đầu
trục khuỷu người ta lắp bộ giảm chấn. Bộ giảm chấn thường là pu li dẫn động các hệ thống bên
ngoài.
BẠC LÓT CHÍNH
Bạc lót chính dùng để đỡ cổ trục chính của trục khuỷu. Các bạc lót chính được chia làm hai nửa hình
tròn bao xung quanh cổ trục chính.
Nửa phía trên của bạc lót có một hoặc nhiều lỗ dầu dùng để dẫn nhớt từ thân máy đến cổ trục. Nó
được gá lắp vào nửa ổ trục trên thân máy.
Nửa phía dưới được lắp vào nắp của bợ trục. Thông thường nửa bạc lót trên và dưới không thể lắp lẫn
với nhau được. Trên mỗi nửa bạc lót có vấu đònh vò để chống xoay.
Lớp hợp kim chòu ma sát là vật liệu mềm, nó có thể là hợp kim trắng, Kelmet hoặc hợp kim nhôm.
 Hợp kim trắng: Vật liệu hợp kim
chòu ma sát gồm thiếc, chì,
antimon, kẽm và một số loại khác.
Loại này chòu ma sát tốt, nhưng độ
bền thấp, do đó nó được sử dụng ở

động cơ có tải nhỏ.
 Hợp kim Kelmet: Loại này trên
miếng thép được phủ một lớp đồng
và hợp kim chì. Có khả năng chòu
áp suất và chòu mỏi lớn hơn loại
dùng hợp kim trắng. Nó được sử
dụng trong động cơ có số vòng
quay cao và tải trọng lớn.

48
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
 Hợp kim nhôm: Lớp hợp kim chòu ma sát gồm hợp kim nhôm và thiếc. Loại này có khả năng chòu
mòn rất cao và truyền nhiệt lớn hơn hợp kim trắng và kelmet. Vì vậy, nó được sử hầu hết trong
các loại động cơ xăng.
BẠC LÓT THANH TRUYỀN
Các bạc lót thanh truyền giống như bạc lót cổ trục chính về mặt kết cấu. Một nửa miếng bạc lót lắp
trên thanh truyền và nửa còn lại lắp trên nắp đầu to thanh truyền.
HẠN CHẾ CHUYỂN ĐỘNG DỌC
Ở một trong các cổ trục chính người ta có lắp một bạc chận để hạn chế chuyển động dọc của trục
khuỷu. Bạc chận có thể được chế tạo liền với bạc lót chính hoặc chế tạo rời gồm 4 mảnh. Nó được lắp
ráp ở hai đầu của cổ trục chính, trên bạc chận có gia công các rãnh thoát nhớt.
KHE HỞ DẦU
Trong quá trình làm việc phải đảm bảo có một lớp
nhớt mỏng bôi trơn nằm giữa các bạc lót và cổ
trục, để trục và bạc lót không ma sát trực tiếp với
nhau khi trục khuỷu chuyển động. Do đó, phải tồn
tại một khe hở bé giữa cổ trục và bạc lót để hình
thành màng dầu làm trơn. Khe hở này được gọi là
khe hở dầu. Trò số khe hở tuỳ thuộc vào kiểu động
cơ, thông thường nó nằm trong khoảng 0,02 đến

0,06mm.
Dòng dầu nhớt ổn đònh chảy qua bạc lót, có tác
dụng làm trơn, làm mát và cuốn đi các mạt kim
loại và chất bẩn ra khỏi bề mặt bạc lót.

Nếu khe hở bạc quá lớn, quá nhiều dầu nhớt chảy vào bạc lót làm áp suất nhớt tuột giảm, cổ trục sẽ
va đập mạnh vào bạc lót làm hư hỏng bạc. Nếu khe hở quá nhỏ, không đủ dầu làm trơn, gây ra ma sát
lớn giữa trục và ổ đỡ, làm cho bạc lót bò mòn nhanh và thậm chí hợp kim chòu ma sát bò tróc ra khỏi
bạc lót.
2. THANH TRUYỀN
Thanh truyền kết nối giữa trục piston và chốt khuỷu.
Nó dùng để biến chuyển động lên xuống của piston
thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu và ngược
lại.
Số lượng thanh truyền sử dụng bằng với số xy lanh của
động cơ. Thanh truyền được chia làm 3 phần: Đầu nhỏ
thanh truyền kết nối với trục piston, đầu to thanh
truyền được chia làm hai nửa được lắp ghép với chốt
khuỷu, phần nối giữa đầu nhỏ và đầu to thanh truyền
được gọi là thân thanh truyền.
Dầu nhờn từ cổ trục chính đi qua đường ống dẫn trong
trục khuỷu đến bôi trơn đầu to thanh truyền, sau đó đi
ra hai mép đầu to để bôi trơn xy lanh-piston dưới tác
dụng của lực li tâm.

49
Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ
Bên hông đầu to thanh truyền có bố trí một lỗ dầu, dùng để làm mát đỉnh piston khi lỗ dầu trên chốt
khuỷu trùng với lỗ dầu trên đầu to thanh truyền.
3. BÁNH ĐÀ

Bánh đà chế tạo bằng gang và được bố trí ở đuôi
trục khuỷu. Động cơ sử dụng hộp số tự động, nó là
một vành mỏng kết hợp với biến mô thuỷ lực. Khi số
xy lanh của động cơ càng cao, khối lượng của bánh
đà càng nhỏ.
Bánh đà dùng để ổn đònh số vòng quay trục khuỷu ở
tốc độ bé nhất. Ngoài ra, nó còn dùng để khởi động
và truyền công suất đến hệ thống truyền lực.



4. PISTON
Trong quá trình làm việc, piston chuyển động lên xuống trong xy lanh để tạo ra các quá trình. Đỉnh
piston tiếp nhận lực khí cháy để làm quay trục khuỷu qua trung gian của thanh truyền và trục piston.
Đỉnh piston là phần trên cùng của piston, đồng thời nó cũng là đáy của buồng đốt. Đỉnh piston có dạng
đỉnh bằng, lồi hoặc lõm.











Đầu piston bao gồm đỉnh piston và vùng chứa
xéc măng. Trên đầu piston có lắp các xéc
măng để làm kín buồng cháy. Trong quá trình

làm việc, một phần nhiệt từ piston truyền qua
xéc măng đến xy lanh và ra nước làm mát.
Tình trạng chòu nhiệt của piston là không đều,
nhiệt độ của đầu piston cao hơn phần thân rất
nhiều nên nó giãn nở nhiều hơn khi làm việc.
Do vậy, người ta chế tạo đường kính đầu piston
hơi nhỏ hơn phần thân một chút ở nhiệt độ bình
thường, dạng này được gọi là dạng côn của
piston.

50

×