Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiếp thị linh hoạt trong thời kỳ khủng hoảng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.84 KB, 6 trang )

Tiếp thị linh hoạt trong thời kỳ
khủng hoảng
Chi phí dành cho các hoạt động tiếp thị luôn chiếm một tỷ lệ lớn
trong tổng chi phí của một doanh nghiệp. Trong thời kỳ khủng
hoảng, việc cắt giảm khoản chi phí này là điều khó
tránh khỏi.
Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút khách hàng mới và
giữ chân khách hàng cũ với một chi phí tiếp thị eo hẹp lại đòi hỏi
sự linh hoạt rất cao của doanh nghiệp. Đó cũng là chủ đề được
nhiều người quan tâm nhất tại hội thảo “Duy trì và vượt lên sau
khủng hoảng” do Power Up Group tổ chức vào ngày 24/8 tại
Khách sạn Viễn Đông (275A Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí
Minh).
Thay đổi cách chăm sóc khách hàng
Giảm giá dường như là cách đơn giản nhất và rất hiệu quả trong
việc thu hút khách hàng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế gặp nhiều khó
khăn, việc giữ giá đã là một thách thức đối với nhiều doanh
nghiệp nên giảm giá trong lúc này là điều không thể. Như vậy,
làm sao để giữ giá, thậm chí tăng giá sản phẩm hay dịch vụ mà
vẫn thu hút được khách hàng?
Tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm
giải quyết bài toán này. Việc tạo ra nhiều giá trị cộng thêm cho
sản phẩm hoặc dịch vụ là cách được áp dụng nhiều nhất. Khách
hàng sẽ cảm thấy hợp lý khi giá tăng mà có thêm quà tặng đi
kèm, tăng thời gian bảo hành hay có thêm dịch vụ giao hàng tận
nơi.
Nhiều người lo ngại rằng việc tăng giá sẽ làm giảm số lượng
khách hàng. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất quyết định việc
mua hàng không phải giá cả mà là nhu cầu. Nhà tâm lý học
Abraham Maslow đã đưa ra mô hình Tháp nhu cầu (Pyramid of
Needs) năm 1943 và nó được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực


quản trị marketing cho đến ngày nay.
Một khi khách hàng vẫn còn nhu cầu và sự tăng giá còn trong khả
năng tài chính của họ thì họ còn mua hàng. Tùy theo mức độ thiết
yếu của nhu cầu và đối tượng có những nhu cầu đó mà thực hiện
tăng giá một cách hợp lý. Các bà nội trợ có thể đắn đo khi giá ga,
giá gạo tăng lên chút ít nhưng những người thành đạt muốn
khẳng định đẳng cấp và phong cách riêng sẽ không ngần ngại chi
thêm vài trăm, thậm chí vài ngàn USD cho những món hàng thời
trang mà họ ưng ý.
Cách thức chăm sóc khách hàng trong giai đoạn khó khăn cũng
phải hết sức linh hoạt và sáng tạo. Một hình thức đã trở nên phổ
biến đến mức rập khuôn hiện nay là tặng quà cho khách hàng
vào những dịp lễ tết. Tuy nhiên, tâm lý khách hàng thường
chuộng những món quà dành riêng cho họ hơn là những món
quà “đại trà”.
Vì thế, một số doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng hình thức mới
cho những khách hàng thân thiết như gửi thư chúc mừng nhân
dịp con em họ tốt nghiệp phổ thông, thi đỗ đại học… Tất nhiên,
để làm được điều này, bộ phận thu thập thông tin khách hàng
phải làm việc thật tích cực.
Điều chỉnh thông điệp
Nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi tùy thuộc vào những biến
động của hoàn cảnh khách quan. Khi nhu cầu đó thay đổi, doanh
nghiệp có hai hướng điều chỉnh để thích ứng: thay đổi sản phẩm
hoặc thay đổi thông điệp. Nhiều nhà tiếp thị thường chọn cách
thứ hai vì tốn ít chi phí hơn.
Tại buổi hội thảo, Chủ tịch Power Up Group - ông Quách Tuấn
Khanh đã đưa ra dẫn chứng: “Trước đây, thông điệp từ các công
ty kinh doanh thực phẩm chức năng là bổ sung dưỡng chất cho
cơ thể, nhưng khi cuộc sống quá nhiều áp lực như hiện nay, họ

đã nhanh nhạy hướng đến việc ổn định tinh thần, giữ cho đầu óc
luôn thoải mái”.
Tương tự, dễ dàng thấy sự chuyển đổi này từ các sản phẩm sữa
dành cho trẻ em. Giờ đây, nhu cầu về sữa không chỉ đủ chất dinh
dưỡng, mà còn phải có các chất hỗ trợ sự phát triển trí não, khả
năng miễn dịch tối ưu, thậm chí, nhiều nhãn sữa còn quảng cáo
chức năng định hướng phát triển giới tính cho bé trai, bé gái (sữa
dành cho bé trai có bổ sung MCT - chuỗi chất béo trung bình,
giúp trẻ hấp thu năng lượng nhanh sau những hoạt động thể lực
mạnh mẽ).

×