Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH (Kỳ 4) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.65 KB, 5 trang )

LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH
CỦA 12 KINH CHÍNH
(Kỳ 4)

3. Biểu hiện bệnh lý:
Đoạn 2, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
“Nếu là bệnh thuộc Thị động sẽ làm cho phế bị trướng mãn, ngực căng ứ
lên thành suyễn, ho; giữa Khuyết bồn bị đau, nếu đau nặng thì 2 tay phải bắt chéo
nhau mà cảm thấy phiền loạn, ta gọi đây là chứng tý quyết. Nếu là bệnh thuộc Sở
sinh của phế sẽ gây thành bệnh ho, thượng khí, suyễn, hơi thở thô, phiền tâm,
ngực bị đầy thống quyết ở mép trước phía trong từ cánh tay đến cẳng tay, trong
lòng bàn tay bị nhiệt. Khí thịnh hữu dư thì vai và lưng bị thống; bị phong hàn, mồ
hôi ra; trúng phong, đi tiểu nhiều lần mà ít. Khí hư thì vai và lưng bị thống hàn,
thiểu khí đến không đủ để thở; màu nước tiểu bị biến…”.
“Thị động tắc bệnh phế trướng mãn bành bành nhi suyễn khái. Khuyết bồn
trung thống thậm tắc giao lưỡng thủ nhi mậu. Thử vi tý quyết. Thị chủ Phế sở sinh
bệnh giả. Khái thương khí suyễn khát, phiền tâm hung mãn, nao tý nội tiền liêm
thống quyết chưởng trung nhiệt. Khí thịnh hữu dư tắc kiên bối thống, phong hàn
hạn xuất, trúng phong tiểu tiện sổ nhi khiếm, khí hư tắc kiên bối thống, hàn thiểu
khí bất túc dĩ tức niệu sắc biến vi thử chư bệnh”.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài:
+ Ngực đầy trướng.
+ Ho và khó thở.
+ Đau nhiều ở hố thượng đòn.
+ Trong trường hợp nặng: bệnh nhân ôm lấy ngực (với 2 tay chéo nhau),
người phiền loạn (tý quyết).
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong:
+ Ho và khó thở.
+ Khí nghịch.
+ Khát nước, lo lắng.
+ Đau mặt trong cánh tay.


+ Cảm giác nóng trong lòng bàn tay.
- Bệnh thực.
+ Đau vai lưng.
+ Phát sốt.
+ Sợ lạnh, ra mồ hôi (phong hàn).
+ Tiểu nhiều lần mà ít (trúng phong).
+ Đau đầu, nghẹt mũi, đau hố trên đòn, đau ngực hoặc bả vai, cánh tay lạnh
nhức.
- Bệnh hư:
+ Đau vai lưng, lạnh đau tăng.
+ Sợ lạnh.
+ Ho suyễn, đoản hơi.
+ Nước tiểu trong.






B. KINH (THỦ DƯƠNG MINH) ĐẠI TRƯỜNG
1. Lộ trình đường kinh:
Bắt đầu từ góc ngoài gốc móng trỏ, chạy dọc theo bờ ngón trỏ, đi qua kẽ
giữa 2 xương bàn tay 1 và 2 (Hợp cốc), chạy tiếp vào hố tam giác. Đi dọc bờ ngoài
cẳng ngoài nếp khuỷu (Khúc trì). Đến phía trước mỏm vai (Kiên ngung) đi theo bờ
sau vai giao hội với kinh (Thái dương) Tiểu trường ở huyệt Bỉnh phong và với
Đốc mạch ở huyệt Đại chùy. Trở lại hố trên đòn, tiếp tục đi lên cổ, lên mặt vào
chân răng hàm dưới rồi vòng môi trên. Hai kinh giao nhau ở nhân trung và kinh
bên phải tận cùng ở cạnh cánh mũi bên trái, kinh bên trái tận cùng ở cạnh cánh
mũi bên phải.
Từ hố thượng đòn, có nhánh ngầm đi vào trong liên lạc với Phế, qua cơ

hoành đến Đại trường.



×