Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 6) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.65 KB, 5 trang )

TÁM MẠCH KHÁC KINH
(KỲ KINH BÁT MẠCH)
(Kỳ 6)

3. Triệu chứng khi mạch Đốc bị rối loạn:
Tùy theo tình trạng thực hay hư mà có biểu hiện khác nhau:
- Trong trường hợp thực: đau và cứng cột sống.
- Trong trường hợp hư: cảm giác đầu trống rỗng, váng đầu.
Những triệu chứng kèm theo khi mạch Đốc rối loạn có liên quan chặt chẽ
đến những nhánh của mạch Đốc:
+ Đau thắt lưng kèm sốt cơn; nếu bệnh nặng, người bệnh có cảm giác lưng
cứng như gỗ kèm không giữ được nước tiểu (Thiên 41, sách Tố vấn).
+ Đau vùng hố chậu lan lên ngực.
+ Đau vùng tim lan ra sau lưng. Thiên 58, sách Tố vấn “Khi mất cân bằng
giữa âm và dương, làm xuất hiện tâm thống lan ra trước hoặc ra sau, lan xuống hạ
sườn kèm có cảm giác khí dồn lên trên (thượng tiêu)”.
- Châm cứu đại thành nêu lên những triệu chứng khá cụ thể như:
+ Đau lưng, đau thắt lưng, đau các chi, cứng cổ, trong trường hợp trúng
phong: co giật, mất tiếng nói.
+ Cứng và run các chi.
+ Đau đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đau răng, sưng hầu họng.
+ Cứng ưỡn lưng, tê các chi.
4. Huyệt khai (giao hội huyệt) của mạch Đốc và cách sử dụng:
Huyệt hậu khê, nằm trên đường tiếp giáp da gan và mu bàn tay, bờ trong
bàn tay ngang với đầu trong đường văn tim, là huyệt khai của mạch Đốc. Huyệt có
quan hệ với huyệt thân mạch (quan hệ chủ - khách).
Phương pháp sử dụng:
- Trước tiên là châm huyệt hậu khê.
- Kế tiếp là châm những huyệt trị triệu chứng.
- Cuối cùng chấm dứt với huyệt thân mạch.
B. MẠCH DƯƠNG KIỂU


1. Lộ trình đường kinh:
Mạch Dương kiểu xuất phát từ huyệt thân mạch, nằm dưới mắt cá ngoài,
chạy đến huyệt bộc tham, chạy lên theo mặt ngoài cẳng chân đến huyệt dương
phụ, chạy tiếp lên theo mặt ngoài đùi, mông nối với kinh chính Đởm tại huyệt cự
liêu. Từ động mạch Dương kiểu chạy tiếp theo mặt ngoài thân đến vai nối với kinh
chính Tiểu trường và mạch Dương duy tại huyệt nhu du, nối với kinh Tam tiêu tại
huyệt kiên liêu và kinh chính Đại trường tại huyệt cự cốt; sau đó nối với kinh Vị
và mạch Nhâm tại huyệt địa thương, cự liêu và thừa khấp. Chạy tiếp lên trên đến
khóe mắt trong tại huyệt tình minh chạy tiếp lên trán vòng ra sau gáy để tận cùng
tại huyệt phong trì.
2. Những mối liên hệ của mạch Dương kiểu:
Mạch Dương kiểu có quan hệ với:
- Tất cả những kinh dương chính của tay và chân: liên hệ với kinh Đởm tại
huyệt dương phụ, cự liêu, liên hệ với kinh Bàng quang tại huyệt bộc tham, thân
mạch, liên hệ với kinh Vị tại huyệt địa thương, cự liêu, thừa khấp; liên hệ với kinh
Tiểu trường tại huyệt nhu du; liên hệ kinh Tam tiêu tại huyệt kiên liêu và kinh Đại
trường tại huyệt cự cốt.
- Mạch âm kiểu tại huyệt tình minh. Trương Cảnh Thông chú: “Mạch âm
kiểu đi từ chân lên trên ứng với địa khí tăng lên, cho nên ở người con gái phải tính
vào số âm. Mạch âm kiểu lên để thuộc vào khóe mắt trong và hợp với mạch
Dương kiểu để lên trên, đó là Dương kiểu thọ khí của âm kiểu để từ chân tóc đi
xuống đến chân, ứng với thiên khí trên đường giáng xuống dưới, vì thế người con
trai phải tính vào số dương”.
3. Triệu chứng khi mạch Dương kiểu rối loạn:
Trong tài liệu Trung y học khái luận: “Mạch Dương kiểu có bệnh, âm
(thủy) suy hư, dương (hỏa) thực nên người bệnh mất ngủ”.
Triệu chứng chủ yếu này có thể có kèm theo (hoặc không) những tình trạng
sau:
- Đau thắt lưng như bị đập, có thể kèm sưng tại chỗ (sách Tố vấn, chương
41).

- Đau mắt, chảy nước mắt, luôn khởi phát từ khóe mắt trong (sách Tố vấn,
chương 43).
- Triệu chứng mạch Dương kiểu theo tài liệu Châm cứu đại thành:
+ Cứng cột sống.
+ Phù các chi.
+ Đau đầu, đau mắt, sưng đỏ mắt, đau vùng mi mắt.
+ Ít sữa.
4. Huyệt khai (huyệt giao hội) của mạch Dương kiểu và cách sử dụng:
Huyệt thân mạch (1 thốn dưới mắt cá ngoài), là huyệt khai của mạch
Dương kiểu. Huyệt thân mạch có quan hệ với huyệt hậu khê trong mối quan hệ
chủ - khách.
Phương pháp sử dụng:
- Trước tiên là châm huyệt thân mạch.
- Kế tiếp là châm những huyệt trị triệu chứng.
- Cuối cùng chấm dứt với huyệt hậu khê.

×