Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các bài viết hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.15 KB, 12 trang )

Nhân đạo với một người hay nhân đạo với muôn dân?
Tác giả: Thảo Dân
Bài đã được xuất bản.: 22/03/2010 06:15 GMT+7
Nếu luật pháp “nhân đạo” với một cán bộ phạm tội mà lại là một cán bộ có vị trí
thì nghĩa là không nhân đạo với muôn dân.
Mới đây, báo chí đưa tin bà Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Đồng Nai đã cùng ê-kíp của
mình biển thủ hàng trăm triệu đồng. Đây là số tiền để trợ giúp những người ngèo khổ.
Bên cạnh đó, bà ta còn bỏ mốc gần 10 tấn gạo trong kho do các nhà hảo tâm đóng góp
mà không cấp cho người ngèo đang sống trong cơn đói.
Hành động nói trên gọi là gì? Tất nhiên phải gọi là vô nhân đạo chứ chẳng còn cách gọi
nào khác. Hội Chữ thập đỏ là một tổ chức nhân đạo nhưng lại làm những việc vô nhân
đạo bởi những cá nhân như bà Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Đồng Nai. Nhiều năm trước
đây, một cán bộ lãnh đạo của Thành đoàn Hà Nội còn biển thủ cả tiền nhân đạo mà
những người hảo tâm trong xã hội giành những đứa trẻ bất hạnh.
Đấy là những người có những hành động vô nhân đạo trực tiếp với những số phận thiệt
thòi, nhưng còn có những người lợi dụng những hoạt động nhân đạo để quảng cáo cho
cá nhân hoặc tổ chức của họ. Nghe nói, cho đến bây giờ, có những doanh nhân mua
SIM đẹp với giá cả tỷ đồng nhưng rồi chẳng thấy tiền đâu.
Hành động mua SIM đẹp với giá tiền như thế trong những buổi truyền hình nhân đạo
trực tiếp chẳng qua là cách quảng cáo trực tiếp cho họ mà thôi. Có những doanh nhân
khi được kêu gọi giúp đỡ cho những đứa trẻ mồ côi hay những đứa trẻ nhiễm HIV thì
hỏi luôn: "Có truyền hình trực tiếp không?". Nếu không có truyền hình trực tiếp là lòng
tốt tự nhiên biến mất.
Đồng bào nghèo ở những vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, vùng thiên
tai trông vào những phần quà cứu trợ dù vô cùng nhỏ bé ít ỏi.
Ảnh minh họa, nguồn VNN.
Nếu liệt kê những cá nhân lãnh đạo của những tổ chức mang tính xã hội hay nhân đạo
nhưng lại hành động vô nhân đạo thì cũng không ít. Nhưng chúng ta phải kể đến những
1
cán bộ nhà nước làm công tác quản lý kiểu như ông Huỳnh Ngọc Sỹ nữa chứ. Những
ông cán bộ kiểu này không làm trong một tổ chức có tên gọi liên quan đến hai chữ nhân


đạo, nhưng lại liên quan đến lợi ích của nhân dân và vận mệnh của đất nước.
Đó là những cán bộ lợi dụng quyền chức để tham ô tài sản của nhân dân, của nhà nước.
Thế nhưng, hình phạt đối với những cán bộ này lâu nay chưa đúng với tội của họ. Tại
sao những người ăn cắp tiền hay hàng hoá mà các nhà hảo tâm giúp đỡ người ngèo khó
lại không bị xử như là một tội phạm? Chúng ta có án tử hình nhưng chưa có án tử hình
cho những kẻ tham ô, tham nhũng. Những kẻ tham ô, tham nhũng không trực tiếp giết
người nhưng gián tiếp giết chết số phận của nhiều con người bằng một cách khác và đẩy
đất nước vào ngèo đói, chậm tiến và suy đồi.
Những kẻ giết người cướp của không thể làm cho đất nước suy yếu và mất lòng tin của
nhân dân đối với chính quyền, nhưng những cán bộ có vị trí cướp tiền của nhân dân để
mua sắm nhiều biệt thự, đất đai và để cho con cháu những cán bộ đó sống vương giả
công khai trước xã hội chắc chắn là những kẻ làm đất nước suy yếu và làm cho muôn
dân mất lòng tin vào chính quyền.
Không một người Việt Nam nào quên được câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
phải thức trắng một đêm để ký vào bản án cao nhất đối với một cán bộ cao cấp phạm tội
tham ô. Sự nghiêm minh của người lãnh đạo tối cao Hồ Chí Minh đã làm nên thời đại
vàng son của những người Cộng sản chân chính. Đó là những người Cộng sản yêu
thương nhân dân, đất nước bằng những hành động cụ thể.
Chuyện những cán bộ ăn cắp tiền cứu trợ của người dân mà báo chí nêu ra trong mấy
năm gần đây không phải là ít. Nhưng hình như cuối cùng, những kẻ vô nhân đạo ấy
cũng chỉ bị kiểm điểm hay cảnh cáo gì gì đó mà thôi. Tính nghiêm minh trong việc thực
thi luật pháp ngay lập tức cần phải xem xét lại.
Nếu luật pháp "nhân đạo" với một cán bộ phạm tội mà lại là một cán bộ có vị trí thì
nghĩa là không nhân đạo với muôn dân. Và khi nhân dân bị bỏ quên hay phản bội thì
hậu quả thế nào các vị đều biết cả.
Nếu tôi là một nhà lãnh đạo…
Tác giả: Trường Sơn
Bài đã được xuất bản.: 18/03/2010 06:00 GMT+7
2
Nghĩ về những thông điệp của Đảng ta trước thềm rộng của Đại hội lần này, tôi mạnh

dạn ghi ra vài điều suy nghĩ của mình. Có thể, đây là chỉ mong muốn tha thiết của một
công dân dành cho xã hội, cũng có thể đây là những điều tôi nói hộ cho những nhà lãnh
đạo hiện nay của tôi, khi họ quá bận bịu với công việc của mình mà chưa có dịp viết ra.
LTS: Trong không khí sôi động góp ý cho Đại hội Đảng XI, Tuần Việt Nam nhận được
lá thư tâm huyết của một bạn trẻ. Lá thư ấy nói lên ước mơ, gửi gắm của người trẻ hôm
nay vào các nhà lãnh đạo đất nước. Nó cũng cho thấy rằng, người dân vẫn đang đặt
niềm tin và kỳ vọng vào Đảng lãnh đạo sẽ lựa chọn được những con người chèo lái đất
nước qua chặng đường phát triển mới, xứng đáng với sự tin cậy của dân.
Tuần Việt Nam giới thiệu lá thư này như một góc nhìn riêng của một người trẻ.
Hôm nay, đọc một đoạn tin ngắn về một nhà lãnh đạo ở một nước châu Phi nghèo khổ,
xa xôi, tôi chợt trào dâng những cảm xúc khó tả khi xem tấm ảnh một người dân nhỏ bé,
đen đúa khắc khổ, run run đưa sẵn đôi tay ra phía trước chờ đợi được đến lượt mình bắt
tay người lãnh đạo phương phi, cao lớn, oai vệ kia
Trong khoảng khắc ấy, tôi bỗng ước rằng, giá mình là người lãnh đạo nọ, tôi sẽ ôm lấy
đôi bàn tay đen đúa và thân hình gầy gò ấy - để biểu thị sự mến thương, trân trọng với
một người dân bình thường như ông - như ôm vào lòng sự bao dung, lo toan chân thành
và tin yêu vĩ đại của nhân dân xứ tôi, vẫn dành cho lãnh đạo Nhà nước.
Với suy nghĩ ấy, tôi cầm bút viết nên những dòng mơ ước giản dị, rằng tôi, một thanh
niên, nếu được trở thành một nhà lãnh đạo, tôi mong rằng mình sẽ như thế nào
Với nhân dân
Là một nhà lãnh đạo, tôi sẽ bỏ bớt phần lớn những chuyến đi thăm các doanh nghiệp, dự
các lễ khởi công ồn ào đầy hoa và khẩu hiệu, để mặc bộ quần áo sờn cũ vẫn gấp ngăn
nắp trong tủ gia đình, lặng lẽ đi về các vùng quê nghèo khổ, vào các khu dân cư xập xệ,
cũ nát, vào các công xưởng, nhà máy và nơi ở trọ tồi tàn của công nhân mà báo chí đã
nêu tên, điểm mặt để tìm hiểu thêm thực tế
Là lãnh đạo, tôi sẽ bớt tham gia những lễ khởi công ồn ào để đến những nơi có những
điều cần nghe.
Là một nhà lãnh đạo , tôi sẽ nghiêm khắc làm gương cho cấp dưới, dẹp bỏ bớt những
chuyến đi thăm viếng , đưa đón vô bổ, tốn kém, phiền nhiễu các địa phương, từ bỏ
những bài diễn văn viết sẵn khô cứng, giáo điều và lặp đi lặp lại để lăn xả vào thực tế

công việc, bàn bạc tận nơi, giải quyết tận lực những khó khăn, vướng mắc.
3
Những thời gian tiết kiệm được đó, tôi dành để đối thoại trực tiếp trên truyền hình mỗi
năm nhiều lần, mỗi lần trong một ngày, lần lượt với Thanh niên, Phụ nữ và Trẻ em, với
Người cao tuổi
Bởi tôi muốn chia sẻ những trăn trở của mình, tìm sự gợi ý và chung sức từ những
Người trẻ đầy tài năng và hoài bão của đất nước. Tôi muốn tận tụy lắng nghe những phê
bình, góp ý của các bậc cao niên hiện vẫn thao thức khôn nguôi trước thực trạng đất
nước.
Tôi hiểu rằng, là một nhà lãnh đạo thì còn phải biết đối thoại chân thành với nhân dân
về đời sống hàng ngày của họ, nhất là với người già, phụ nữ, trẻ em
Là một nhà lãnh đạo, tôi sẽ kiên quyết xóa bỏ chuyện nhiều người sống không có nhà
để ở, chết không có đất để chôn, nhưng có người lại có hàng trăm nhà, hàng trăm đất để
hưởng thụ hoang phí, có người làm một năm chỉ ra vài tạ thóc mà vẫn phải nộp sản, nộp
thủy lợi phí, nhưng có người kiếm được nhiều tỷ đồng một tháng lại không phải nộp
thuế thu nhập
Tôi sẽ kiên quyết từ chối việc xây dựng quá nhiều các khu vui chơi, hưởng thụ cho
người lớn, các trụ sở nguy nga không cần thiết, các dự án "xí chỗ" tại các địa phương để
tập trung ngân sách xây dựng thêm nhiều bệnh viện, trường học, thư viện, ký túc xá
sinh viên, khu vui chơi giải trí cho các em thanh thiếu niên, nhi đồng, các công viên,
khu môi sinh, cây xanh công cộng cho người cao tuổi vốn đang thiếu trầm trọng hiện
nay.
Là một nhà lãnh đạo, tôi sẽ mạnh mẽ đấu tranh và làm gương để mọi quyền hạn của
nhân dân phải được tôn trọng tuyệt đối, mọi quyền lợi căn bản của công dân phải được
nhà nước bảo vệ bằng mọi giá.
Tôi và các cơ quan chính quyền cũng như mọi thành phần xã hội có tư cách pháp nhân
trước Pháp luật đều bình đẳng như nhau trên khuôn khổ các diễn đàn xã hội cũng như
trên như báo chí - truyền thông. Sự khác biệt ở đây chỉ là những gì được giao chịu trách
nhiệm trước xã hội mà thôi.
Theo đó, dù là các cơ quan nhà nước, hay Nhà lãnh đạo, chúng tôi cũng không được

phép có quyền cấm đoán và bác bỏ tùy tiện các ý kiến khác nhau của nhân dân.
Tôi sẽ nêu quan điểm của mình một cách công khai và cùng nhân dân bảo vệ nó mạnh
mẽ : Tiêu chí căn bản nhất để phân định các ý kiến khác nhau trong xã hội, phải được
xã hội thượng tôn là Luật pháp và Khoa học.
Khác với cách xây dựng xã hội bằng quan điểm, lập trường và các khẩu hiệu chính trị,
bằng các dự án, gói thầu, xin - cho, giao - nhận vội vã , tôi sẽ đề xuất, phải luật định cụ
thể, việc bắt buộc đưa các Nhà khoa học, các nghiên cứu khoa học vào mọi công việc
của xã hội trước tiên, toàn diện và triệt để.
Phải có định chế luật pháp đủ mạnh, thậm chí là từ Hiến pháp để đảm bảo rằng, vị trí
thượng tôn của Khoa học và các nguyên tắc Luật pháp sẽ là cơ sở tối cao, tiên quyết và
bất khả xâm phạm để phục vụ nhân dân.
4
Theo đó, sau khi đã có nghiên cứu, đánh giá độc lập của các nhà khoa học rằng, các
chiến lược, kế hoạch, dự án, nếu đảm bảo hiệu quả kinh tế, phục vụ thiết thực cho nhân
dân, phù hợp với các tiêu chuẩn chung của thế giới, mới được tiếp tục giao cho các cơ
quan của nhà nước triển khai thực hiện.
Tôi nghĩ, có mạnh dạn làm như thế, Khoa học công nghệ mới có đất sống, có cơ hội
thực sự phát triển, mới trở thành quốc sách hàng đầu và đưa đất nước tiến lên nhanh
chóng.
Là một nhà lãnh đạo trung thực, tôi sẽ không đoán mò và hứa suông rằng sẽ giải quyết
được tham nhũng, tắc đường hay gian dối và tệ nạn xã hội theo con số bao nhiêu năm.
Tôi hiểu sâu sắc rằng, tất cả những vấn đề nhức nhối đó chỉ là những triệu chứng bề
ngoài của việc mất cân bằng, thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị và đời sống xã hội;
chênh lệch quá lớn và bất công trong phân chia tài sản và nguồn lợi xã hội, dẫn đến kỷ
cương, luật pháp, đạo đức bị buông lỏng, giá trị của con người và các nhu cầu tối thiểu
bị coi thường, xem nhẹ, từ vật chất đến tinh thần
Với trách nhiệm bản thân và đội ngũ cán bộ của mình
Tôi hiểu sâu sắc rằng, nhờ một chút năng lực và phẩm chất trội hơn, cùng với sự bền bỉ
nghiêm túc học hỏi đồng nghiệp, học hỏi nhân dân tôi dần trưởng thành và được tin
tưởng giao phó các nhiệm vụ khác nhau cho đến khi là một nhà lãnh đạo.

Bởi vậy, tôi hoàn toàn không phải là bậc vĩ nhân, trí tuệ cao hơn toàn thể mọi người
trong xã hội để có quyền lớn tiếng răn dạy, giáo huấn hay đánh giá ai, cũng như bác bỏ
thẳng thừng, vô căn cứ đối với các ý kiến xây dựng khác.
Tương tự thế, các trợ lý, dù họ có giỏi hơn tôi rất nhiều trong các lĩnh vực của mình,
nhưng khi so với cả xã hội, riêng mỗi chúng tôi hoặc cả ekip dẫu có xuất sắc, cũng chỉ
là một hạt cát lớn giữa sa mạc bao la mà thôi.
Bởi vậy, chúng tôi phải biết dựa vào dân, lắng nghe dân, nghiêm khắc tự dẹp bỏ mọi
cản trở, sách nhiễu ảnh hưởng đến ý kiến phản ánh, phê bình của nhân dân về hiệu quả
công việc còn nhiều hạn chế, yếu kém của mình.
Là lãnh đạo, tôi sẽ tận dụng báo chí truyền thông.
Tôi sẽ không bao giờ huênh hoang nói về tầm nhìn và thế giới quan của mình và các cơ
quan công quyền, bởi tầm nhìn đó, nếu có thật, cũng chính là trí tuệ được kết tinh từ
5
nhân dân, từ xã hội, được phản ánh qua báo chí, dư luận, được tiếp thu và vận dụng vào
luật pháp, vào thể chế và trở thành chính sách.
Và khi báo chí, truyền thông không truyền tải hữu hiệu những phê bình, góp ý, phản
biện, thì có nghĩa rằng, lúc đó chúng tôi chỉ làm việc bằng cái nhìn thiển cận, hạn chế
của riêng mình, chứ không còn bằng tầm nhìn và trí tuệ của toàn xã hội nữa.
Chắc chắn khi ấy, các chính sách do chúng tôi độc quyền tạo ra sẽ không đúng, không
trúng và sẽ không phục vụ thiết thực cho nhân dân được.
Là một nhà lãnh đạo, tôi biết, các trợ lý, tham mưu, giúp việc của mình, không phải ai
cũng dám tranh luận, góp ý một cách trung thực và thẳng thắn, thậm chí dễ làm những
việc để chiều lòng, hoặc che giấu đi những điều mà đúng ra tôi cần, rất cần được biết.
Nếu làm việc quá lâu trong môi trường có nhiều người như vậy, thế giới quan của tôi sẽ
hạn hẹp và xơ cứng, thiếu thực tế và toàn những điều tốt đẹp ảo. Thậm chí, tôi sẽ mắc
thói độc đoán, chuyên quyền, không thích nghe phản biện trái với ý mình.
Tôi sẽ thụ động và phụ thuộc vào tham mưu, trợ lý, sẽ không còn mối liên hệ mật thiết
và chân thực với nhân dân nữa. Là nhà lãnh đạo nhưng tôi lại không lãnh đạo, mà
ngược lại, rất có thể những thứ tôi không kiểm soát được sẽ lãnh đạo chính tôi, lãnh đạo
chức vụ của tôi

Với bạn bè quốc tế
Tôi biết, họ khâm phục cha anh chúng ta và các thế hệ đi trước, và vì thế, họ luôn khen
ngợi chúng ta. Đó cũng là phép lịch sự thường thấy.
Nhưng chúng tôi không nên tự hào một cách thái quá và nhận nó về mình một cách
ngây thơ và thản nhiên được.
Những lời khen thật tâm hay phủ dụ từ các nhà lãnh đạo các quốc gia khác, chúng tôi
chỉ nên cảm ơn chân thành mà thôi, và nhất định không tự ru ngủ mình từ những lời
khen ấy.
Tôi biết, tôi và các lãnh đạo khác đang gánh trách nhiệm lịch sử nặng nề và còn nhiều
yếu kém nên hiện còn rất chật vật với những công việc hàng ngày.
Là lãnh đạo, tôi sẽ hiểu đúng vị thế của đất nước mình trên thế giới.
6
Khi đi thăm nhiều nước bạn mà tuyệt đại bộ phận nhân dân của họ có mức thu nhập rất
cao, họ hài lòng và hạnh phúc sống trong những đô thị hiện đại, trong lành, hài hòa với
thiên nhiên và văn minh, mẫu mực, tôi chợt thấy, những việc mình đã làm được là quá
nhỏ bé.
Tôi thực sự thấy trách nhiệm to lớn trước câu hỏi : Làm sao để cho dân ta đầy đủ được
bằng một phần dân họ, để nước ta có cơ ngơi bằng một phần nước họ?
Quốc gia chúng ta còn đi vay, đi xin tiền tài trợ, giúp đỡ từ bạn bè quốc tế, nhưng lại
tham nhũng vẫn còn nhiều. Bên cạnh một vài kết quả khiêm tốn đạt được gần đây,
chúng ta còn quá nhiều các vấn đề nan giải.
Bởi thế, chúng tôi, những nhà lãnh đạo hiện nay không có thời gian để tự hào nữa, mà
phải nhìn thằng vào sự thật, khiêm tốn, trung thực hỏi dân, học dân, tích cực học hỏi
bạn bè thế giới hơn nữa để tự làm chuyển biến mình trước tiên, tạo tiền đề cơ bản cho
các chuyển biến mạnh mẽ khác trong hệ thống
Do vậy, từ đáy lòng mình, tôi sẵng sàng lắng nghe tất cả những phê bình từ nhân dân
mình, chỉ cần làm sao, nhờ đó tôi làm việc được tốt hơn
Với sinh hoạt cá nhân
Tôi nhận thức sâu sắc rằng, là một nhà lãnh đạo, nếu tự cho phép mình thoát ly khỏi đời
sống vật chất khó khăn của đại bộ phận xã hội, tất yếu sẽ dẫn đến sự thoát ly khỏi nhận

thức và động lực thực tiễn, nhằm khắc phục những khó khăn đó cho quần chúng nhân
dân.
Các bậc tiền bối cách mạng của chúng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và
những học trò xuất sắc của Người như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên
Giáp, Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt đã để lại những tấm gương, những bài học ngời sáng,
mẫu mực về tấm lòng vì nước vì dân, gắn bó máu thịt với nhân dân
Họ ăn miếng cơm của dân, mặc tấm áo của dân để vui cái vui của dân, khổ cái khổ của
dân, lắng nghe, thấu hiểu đời sống, tâm tư, nguyện vọng của dân, vừa dẫn dắt vừa học
hỏi dân
Chính sự tận tụy, thanh bạch, giản dị thể hiện cả trong sinh hoạt cá nhân đó đã làm nên
sợi dây gắn bó mật thiết, thương mến, trân trọng hai chiều giữa nhân dân và họ, là
nguồn cội hun đúc nên những đức tính và phong cách của người lãnh đạo chân chính, vĩ
đại.
Không chỉ bền bỉ, nghiêm túc học tập các nhà lãnh đạo cha chú của mình, tôi cũng sẽ
cập nhật, tham khảo thêm từ các nhà lãnh đạo ở các quốc gia khác mà ở góc nhìn của
riêng tôi, họ có nhiều phẩm chất và cá tính khá hấp dẫn như : Fidel Castro - CuBa, Lý
Quang Diệu - Singapore, Ban Ki Moon - Hàn Quốc, Obama - Mỹ, Putin - Nga, Merkel -
Đức; Nelson Mandela - Nam Phi
Bởi tôi hiểu, trong giai đoạn hội nhập thế giới mạnh mẽ ngày nay, nhân dân ta còn đòi
hỏi ở nhà các nhà lãnh đạo một hình ảnh trẻ trung và đĩnh đạc, tự tin, năng động nhưng
khiêm tốn và ham học hỏi, giàu sức lôi cuốn với bạn bè thế giới
7
Nghĩ về những thông điệp của Đảng ta trước thềm rộng của Đại hội lần này, tôi mạnh
dạn ghi ra vài điều suy nghĩ của mình. Có thể, đây là chỉ mong muốn tha thiết của một
công dân dành cho xã hội, cũng có thể đây là những điều tôi nói hộ cho những nhà lãnh
đạo hiện nay của tôi, khi họ quá bận bịu với công việc của mình mà chưa có dịp viết ra.
Mong rằng, đất nước đổi mới và phát triển thực sự, một người trẻ như tôi, 30 năm sau,
nếu khi ấy Đảng viên được tự ứng cử chức Tổng bí thư, công dân được tự ứng cử chức
Thủ tướng, hay Chủ tịch nước, hoặc tôi sẽ viết tiếp những dòng suy nghĩ này trong bản
đề cương tranh cử của mình, hoặc sẽ dùng nó cho những câu hỏi sẽ đặt ra khi tiếp xúc

với một ứng viên nào đó.
Và như vậy, những dòng mộc mạc này, bây giờ hay về sau, với tôi đều là sự đóng góp,
cổ vũ chân thành cho các nhà lãnh đạo, cho đất nước Việt Nam vô cùng thân yêu của tôi.
Ba chàng Ngự lâm Việt và những người chỉ nhìn chân ghế
Tác giả: Trực Ngôn
Bài đã được xuất bản.: 19/03/2010 06:00 GMT+7
8
Quả thật, tuần này là một tuần mà những “hành động và phát ngôn ấn tượng”
tăng vọt đến chóng mày chóng mặt. Bạn đọc chưa kịp hoàn hồn với hành động này
thì đã bị choáng với phát ngôn nọ. Hành động và phát ngôn ấn tượng tuần này
không sao liệt kê hết tất cả những “ấn tượng” mà chỉ xin luận bàn một vài điều.
Người lãnh đạo có "tầm nhìn chiến lược" nửa thế kỷ
Đó chính là ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, một tỉnh có
diện tích đất rừng cho người nước ngoài thuê có lẽ lớn nhất hiện nay. Dư luận xã hội
đang lên tiếng như một lời cảnh báo về những hậu quả có thể xảy ra khi cho người nước
ngoài thuê đất trồng rừng. Nhưng khi phóng viên mang nỗi lo của xã hội đến hỏi ông
Bình về việc kiểm soát hoạt động của công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng 50 năm
trên đất Lạng Sơn thì ông Bình thản nhiên trả lời: "50 năm nữa, ai làm thì người đó
kiểm soát".
Câu nói "vô tư" của ông Bình khiến người đọc cứ thấy quen quen như đã nghe ở đâu
rồi. Cố nhớ một chút thì nhận ra là đã từng nghe câu
nói tương tự trong đời sống thường nhật của những
người kém trách nhiệm với người khác hay với xã
hội.
Còn tôi thì nhớ đến cái thời cơ quan tôi có xe máy
công. Ai đi công tác thì dùng chiếc xe công ấy. Chiếc
xe rất tốt nhưng chỉ một thời gian ngắn đã trở nên tàn
tã. Vì sao? Vì chẳng một cá nhân nào dùng chiếc xe
đó có trách nhiệm giữ gìn hay tu sửa nó.
Người hôm nay dùng thấy xe bẩn hay hư hỏng nhưng không lau chùi hay sửa chữa vì

nghĩ rằng ngày mai "thằng" khác đi nó phải lo. Đến ngày mai, cái "thằng" khác ấy cũng
lại nghĩ đến ngày kia sẽ có cái "thằng" khác nữa nó lo. Cuối cùng chẳng có cái "thằng"
nào có trách nhiệm với cái xe mà họ vẫn dùng khi cần.
Trách nhiệm đối với đất nước cũng giống như cuộc thi chạy tiếp sức. Tất cả vận động
viên tham gia trong đội chạy đều phải cố gắng hết mình và phải hiểu rằng: không ai
được ỷ lại hoặc dồn trách nhiệm cho người khác. Nếu không, dù những vận động viên
trong đội chạy kia là những người chạy nhanh nhất thế giới, họ vẫn sẽ thất bại. Thế nên,
nếu ông Phó Chủ tịch UBND Lạng Sơn để việc kiểm soát lãnh thổ của mình cho một
ông Chủ tịch UBND Lạng Sơn của 50 năm sau thì có lẽ khi đó đến cả "một tấn" sơn
cũng mất chứ nói gì đến "một lạng" sơn???
Chính vì tầm quan trọng mang tính chiến lược quốc gia của những nơi mà các tập đoàn
nước ngoài công khai "chiếm ngự " thông qua việc thuê đất trồng rừng mà ngày
10/3/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kịp thời chỉ đạo "Ủy ban nhân
dân các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho
thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy
sản, đợi Chính phủ rà soát".
Có ba chàng lính Ngự lâm người Việt
Ông Nguyễn Văn Bình. Ảnh: VNN
9
Trong lúc một ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh nói một câu quá "vô tư" như vậy thì có ba
thanh niên Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long đã viết thư phản đối gửi tới
Ban biên tập Tạp chí của Hội địa lý Quốc gia Mỹ khi phát hiện ra họ ghi chú sai về bản
đồ Hoàng Sa.
Lời lẽ trong thư rành mạch, chính xác, kiên quyết và
mạnh mẽ về chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Ba
chàng trai này cũng giống như hàng triệu chàng trai,
cô gái ngày ngày vào internet. Sẽ không ai trách họ
sao thấy chuyện sai kia mà không báo cáo với chính
quyền. Nhưng với lòng yêu nước, họ đã tự giác lên
tiếng.

Bức thư giống như một bản tuyên ngôn về chủ quyền
lãnh thổ của người Việt Nam và bày tỏ mạnh mẽ ý
chí bảo vệ lãnh thổ đất nước. Hành động tự giác của
họ làm cho những ai còn lo ngại về lòng yêu nước của thế hệ trẻ suy nghĩ lại. Nhiều bạn
đọc khi biết hành động của ba chàng trai kia đã nói: với truyền thống yêu nước và khát
vọng độc lập, tự do của người Việt, chúng ta không chỉ có Hội nghị Diên Hồng của
những bô lão trước kia mà còn có "Hội nghị Diên Hồng" của những nam thanh nữ tú
ngày nay một khi đất nước lâm nguy.
Với lòng yêu mến và kính trọng, tôi muốn gọi họ là ba chàng lính Ngự lâm người Việt.
Và bản chất của những chàng Ngự lâm là luôn luôn chiến đấu đến cùng cho lẽ phải và
không bao giờ khuất phục.
"Ông ơi, nhanh lên kẻo hết ghế "
Giống như một cảnh trong phim Mỹ về Ngày tận thế, các con đường từ thành phố chạy
ra ngoại thành kẹt cứng xe hơi. Nhưng đây là con đường hướng về đền Trần trong ngày
lễ Khai ấn. Những ai ở trong những chiếc xe hơi trên con đường chen chúc dài dằng dặc
kia? Chúng ta có thể dễ dàng trả lời: chủ yếu là cán bộ nhà nước vốn đã có ít nhiều
quyền này chức nọ. Vì công chức quèn hay nông dân thì chẳng có mấy người có lý do
đến đó trong cái ngày ấy.
Chen nhau đến đền Trần ngày khai ấn mong thánh thần ban chức
quyền. Ảnh minh họa, nguồn dantri.com.vn
Trước cảnh tượng này, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học,
đã phải kêu lên: "Hám tiền" và "mê quyền" xét cho cùng cũng là một thôi và xem ra ở
cái vế thứ hai này, khát vọng còn cháy bỏng hơn nhiều. Điều này giải thích tại sao lễ
Khai ấn đền Trần lại có lắm người háo hức đến thế".
Có lẽ vì mê quyền quá như Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc nói, nên họ lú lẫn tin rằng đến
đền Trần trong ngày Khai ấn là hiển nhiên xin được một chức quan. Chẳng lẽ họ không
Ba chàng trai Việt đã quyết tâm
lên tiếng khi thấy bản đồ thế giới
chú thích sai về chủ quyền lãnh
thổ đất nước.

10
có đủ nhận thức để hiểu rằng làm gì có Thánh có Thần nào phù hộ cho họ chuyện ấy.
Nhưng vì tham quá, ham quá mà họ sẵn sàng làm mọi cách để có được thứ họ thèm
khát.
Tôi đã từng chứng kiến lãnh đạo của một cơ quan văn hoá quỳ sụp trước trâu giấy, ngựa
giấy, vàng mã, nhang nến vái lấy vái để. Người viết sớ cho ông lãnh đạo này kể rằng
ông ấy gạt khỏi tờ sớ tất cả những nội dung không liên quan đến việc ông ấy thăng quan
tiến chức.
Lái xe của một ông vụ trưởng thì kể rằng: anh phải dậy từ hai giờ sáng để đưa thủ
trưởng đi đền Trần. Vì đã có tuổi nên ông vụ trưởng lục sục mãi mà chưa ra khỏi nhà
được. Bà vợ sốt ruột quá bèn gọi "Ông ơi, nhanh nên kẻo hết ghế". Xin thưa, bi hài
thay, không phải hết ghế trong rạp hát, trong sân vận động quốc gia Mỹ Đình mà là
hết "ghế quan".
Những câu chuyện nói trên nghe xong mà cười ra nước mắt. Không nhẽ lẽ sống cả đời
người chỉ là thế sao? Những cán bộ như thế thử hỏi mang lại cho dân cho nước những
gì?
Lạy các Thần, các Thánh, con chẳng dám xin điều gì to tát. Con chỉ xin Thánh, Thần
nói cho con biết những gì con đang hỏi.
Về những người suốt ngày chỉ nhìn xuống chân ghế
Trong Bàn tròn trực tuyến với nội dung bàn về nhân sự là những Uỷ viên Trung ương
cho Đại hội Đảng lần thứ XI, nguyên Thứ trưởng, Tiến sỹ Mai Liêm Trực lên tiếng:
"Tôi nghĩ bức xúc của cuộc sống đã đủ nhiều để những người phần nào nguội lạnh phải
xem lại mình. Những cán bộ hôm nay đang được hưởng những thành quả mà nhiều thế
hệ đã làm nên. Nhà cửa có rồi, lương bổng sống thế cũng tạm ổn. Lý do gì chúng ta
phải lo thu vén cá nhân? Đến nỗi nào mà còn phải lo
mất ghế của mình, để hàng ngày phải nhìn xuống
chân ghế? Tại sao không có dũng khí như các thế hệ
cha anh đã làm cho sự nghiệp này của Đảng và của
dân tộc chúng ta".
Đây là một phát ngôn vô cùng ấn tượng và đầy trách

nhiệm. Phát ngôn đó cho thấy một hiện thực mà
người đời vẫn gọi theo cách nói chuyện võ thuật là
thế "thu mình giữ ghế". Nhưng bây giờ cũng như mọi
lúc, Đảng luôn luôn cần những Uỷ viên Trung ương
của mình như những chiến sỹ tiên phong trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Trước kia, các đảng viên càng giữ vị trí cao trong Đảng càng phải đứng mũi chịu sào
trước mọi khó khăn gian khổ của đất nước. Họ thật sự là những tấm gương chói ngời để
xã hội tôn kính và biết ơn. Ngày nay, có những ông chỉ mới là chủ tịch huyện đã ung
dung cưỡi một chiếc xe giá cả nghìn con trâu. Thế mới có thơ trào phúng mấy năm
trước in trên báo nói về Chủ tịch huyện cưỡi nghìn trâu đi làm.
Ghế ơi, chân còn hay mất???
Ảnh minh họa, nguồn adviet.com
11
Có phải vì làm quan thời nay có quá nhiều bổng lộc mà có những ông vụ trưởng vợ giục
chạy nhanh đến đền Trần không thì hết ghế? Với những cán bộ chỉ lo kiếm ghế, chiếm
ghế và ngày ngày "chỉ nhìn xuống chân ghế" thì đất nước, nhân dân đợi đến bao giờ
mới có thể ngước lên cao được???
80 triệu USD cho những chữ ký "gà mờ"
Vụ việc ông Stephen O'Grady, Giám đốc công ty SIH Investment Limited, vừa có văn
bản gửi UBND TP. Hà Nội liên quan đến việc yêu cầu đền bù những thiệt hại do dừng
triển khai dự án khách sạn SAS Royal Hotel trong Công viên Thống Nhất với cái giá
gần 80 triệu đôla Mỹ đã làm choáng váng thậm chí bất tỉnh dư luận.
80 triệu đôla Mỹ với tỉ giá bây giờ ước khoảng 1.500
tỷ đồng. Chỉ một đề xuất "gà mờ" của một nhóm cán
bộ tư vấn, chuyên gia hay gì gì đấy và những chữ ký
"lơ đãng" của ai đó đã làm cho số tiền khổng lồ của
nhân dân, của Nhà nước có nguy cơ rơi vào túi người
khác.Trong khi đó, biết bao việc nhân đạo, việc cấp
bách đối với người dân thì chúng ta lại phải kêu gọi
hảo tâm của những con người lao động chân chính

trong xã hội thậm chí của những em học sinh tiết
kiệm tiền ăn sáng để giúp đỡ những người khó khăn
hay hoạn nạn.
Đến bây giờ, dư luận lại một lần nữa trở lại với câu hỏi đầy ngơ ngác trong suốt thời
gian qua: Vì sao người ta lại có thể cho xây dựng những công trình kinh doanh như thế
trong một công viên? Việc mà bất cứ nhà quản lý đô thị nào trên thế giới với sự hiểu
biết cho dù hạn chế cũng nhận thức là không ổn.
Những chuyện như vậy xảy ra bởi cán bộ của chúng ta hoặc không hiểu biết hoặc quá
tham lam hay vô trách nhiệm với xã hội. Bởi thế, chúng ta lại phải tiếp tục bàn về vấn
đề lựa chọn con người cho vị trí lãnh đạo ở các cấp.
Ngoài vấn đề về môi trường hay cảnh quan, nhân dân đang quá đau đầu vì bỗng dưng
phải mất đi một số tiền lớn như thế. Tiền đấy đâu phải của mấy ông cán bộ liên quan
đến cái việc cho người ta xây dựng một công trình kinh doanh khổng lồ trong công
viên. Tiền đó là tiền sinh ra từ mồ hôi, nước mắt và thậm chí là từ máu của nhân dân lao
động. Mà nhân dân ấy, đang phải sống một cuộc sống còn nhiều thiếu thốn đôi khi
không có đủ tiền để mua một vỉ thuốc kháng sinh.
Một dự án vô lý đang có nguy cơ
lấy không hàng tỉ đồng tiền mồ
hôi công sức của dân.
12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×