Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trẻ có thể chết vì học thể dục không đúng cách doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.09 KB, 5 trang )

Trẻ có thể chết vì học thể
dục không đúng cách


Đã có không ít học sinh bị ngất xỉu trong giờ thể dục ở
trường, thậm chí có em chết khi thi môn này. Trường
hợp mới nhất là một học sinh ở TP HCM, tử vong sau
khi thi chạy.
Sáng 10/12, sau khi hoàn thành phần thi chạy, một nam
sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (quận 2, TP
HCM) kêu mệt với giáo viên thể dục, sau đó bị nôn. Em
yếu hơn khi được đưa đến cơ sở y tế (có dấu hiệu loạn nhịp
tim) và qua đời trên đường chuyển lên tuyến trên.
Cách đây hơn 1 tháng, tại Nghệ An cũng có một nam sinh
lớp 12 gục ngã trong khi thi chạy. Em cố gượng đứng lên
chạy tiếp một đoạn nữa rồi quỵ hẳn.
Học sinh ngất xỉu trong giờ thể dục cũng là hiện tượng
thường gặp. Minh Hoa, một học sinh ở Hà Nội cho biết
từng gặp sự cố này như sau: "Chạy một lát, em mệt quá nên
đứng lại, rồi thấy khó thở, sây sẩm mặt mày và xỉu". Hoa
cho biết mình không có bệnh tật gì. Một số người bạn của
em cũng từng bị ngất như vậy.
Có bệnh hay không đều có thể gặp tai biến
Theo ông Phan Quốc Chiến, Phó phòng Thể dục thể thao
quần chúng, Viện Khoa học thể dục thể thao, có nhiều
nguyên nhân khiến học sinh bị đột quỵ, ngất trong hoặc sau
khi vận động, trước hết là do bệnh lý, đặc biệt là bệnh tim
mạch, hô hấp (như bệnh hen). Lượng vận động của một
người bình thường sẽ là quá tải đối với những em này.
Tuy nhiên, ngay cả những học sinh không hề có bệnh tật gì
cũng có nguy cơ gặp các tai biến trên. Chẳng hạn, nếu hôm


đó không ăn sáng, trẻ có thể bị hạ đường huyết do quá đói.
Hoặc tối hôm trước trẻ thức quá khuya học bài, hay tham
gia cuộc vui với bạn bè thì khi đi học sẽ rất mỏi mệt.
Thường các em không coi sự mệt mỏi này là quan trọng.
Mặt khác, vào giờ thi thể dục, sức ép phải đạt thành tích để
lấy điểm khiến trẻ gắng sức, và có thể ngất xỉu, đột quỵ,
nếu không được xử lý đúng cách cũng có nguy cơ tử vong.
Nhiều học sinh thường ngày rất ít vận động, khi vào giờ thể
dục lại phải vận động mạnh nên không quen. Tập một lúc,
thấy mệt đứt hơi, các em dừng ngay lại, hoặc ngồi thụp
xuống nên bị ngất xỉu, giống như trường hợp của Minh Hoa
kể trên.
Những lưu ý khi học thể dục
Để tránh sự cố sức khỏe trong giờ thể dục, cả phụ huynh,
thày giáo và cả chính học sinh đều phải cẩn thận.
Về phía bố mẹ: Nên cho con đi khám sức khỏe tổng quát,
nếu có bệnh lý thì cần báo với nhà trường, thầy giáo thể
dục để có cách học riêng hợp lý.
Giáo viên:
- Luôn quan sát học sinh cả trước, trong và sau khi khi trẻ
vận động. Những trẻ có vẻ mệt mỏi, sắc mặt kém tươi nên
được giảm "liều lượng" tập luyện hoặc cho nghỉ. Nếu thấy
trẻ thường xuyên chỉ vận động nhẹ mà vẫn rất mệt, nên
động viên các em đi khám.
- Trẻ đang tập nếu thấy mặt tái, thần sắc kém đi thì nên cho
dừng và gọi bộ phận y tế để kiểm tra mạch để nếu cần cấp
cứu thì được thực hiện kịp thời. Nếu không, nên cho trẻ
nghỉ ngơi nơi thoáng mát, uống nước chè gừng có đường
cho hồi dần.
- Điều chỉnh cường độ tập theo thể trạng của từng học sinh

và điều kiện môi trường. Chẳng hạn, những hôm trời nóng,
có thể giảm bớt liều lượng và thời gian vận động.
Học sinh:
- Những hôm có giờ thể dục nhất thiết phải ăn sáng, buổi
tối trước đó không nên thức khuya hay có hoạt động quá
mạnh. Nếu thấy mệt, nên nói với giáo viên.
- Trong khi tập, nếu thấy khó thở, chóng mặt, hoa mắt, bủn
rủn… thì nên giảm dần vận động để dừng lại, báo cho thày
cô biết. Không nên dừng lại hoặc ngồi thụp xuống một cách
đột ngột vì rất dễ bị đột quỵ.
- Ngoài những giờ thể dục, cần có thói quen vận động thân
thể thường xuyên. Như vậy, trẻ sẽ thực hiện các bài tập, bài
thi ở trường một cách nhẹ nhàng và an toàn.

×