Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chọn mũ bảo hiểm nào cho trẻ em? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.07 KB, 10 trang )

Chọn mũ bảo hiểm nào
cho trẻ em?


Bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) – quy định của pháp
luật không thể không thực hiện. Nhưng chọn loại MBH
nào cho trẻ, để vừa an toàn khi lưu thông, vừa không
ảnh hưởng đến sự phát triển của một cơ thể chưa
trưởng thành? Qua thực tế ghi nhận và những ý
kiến mang tính chuyên môn sau, mong là phụ huynh có
thể rút ra câu trả lời cho riêng mình.
Phụ huynh: màu sắc là yếu tố quyết định
Ghi nhận của chúng tôi tại nhiều cửa hàng bán mũ bảo
hiểm (MBH) trên địa bàn TP.HCM cho thấy hầu hết các
bậc phụ huynh chỉ dựa trên yếu tố màu sắc bắt mắt khi lựa
chọn MBH cho trẻ em.
Mua MBH cho con tại một cửa hàng trên đường CMT8, chị
Nguyễn Ngọc Thủy (ngụ P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức) cho
biết: “Hôm qua tôi đã mua cho thằng bé ở nhà cái nón màu
trắng nhưng nó cứ nằng nặc đòi đổi lại màu đỏ như cái của
bạn cùng lớp thôi”.

Thời điểm bắt buộc đội MBH đã gần kề (15.12), các cửa
hàng bán MBH mọc lên như nấm với đủ loại mẫu mã, chất
lượng, giá cả khác nhau. Âu cũng là chuyện bình thường
của thị trường: có cầu ắt có cung. Tuy nhiên, điều đáng nói
là tại nhiều cửa hàng, nhất là ở các khu vực xa trung tâm
thành phố, giá bán MBH ở mức rất thấp. Cùng là mũ hiệu
Amoro, Honda… nhưng có nơi chỉ được để giá từ 50-70
ngàn đồng/cái so với giá tính bằng tiền trăm ở các cửa hàng
khác. Điều này khiến nhiều người không thể không nghĩ tới


chuyện hàng nhái, hàng giả. Tuy nhiên, khách mua vẫn tấp
nập…
Cơ quan đo lường chất lượng: MBH trẻ em không được
nặng quá 1,2 kg
Ông Hoàng Lâm - Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng 3 cho biết, trẻ em ở độ tuổi 14
đến dưới 16 có thể sử dụng MBH của người lớn vì ở lứa
tuổi này, kích cỡ đầu của các em đã có thể bằng với người
lớn. Theo quy định, MBH cho trẻ em khi tham gia giao
thông trên mô tô và xe máy được chế tạo theo 3 cỡ với
vòng đầu 460mm, 480mm và 500mm.
Ông Lâm cho biết MBH trẻ em được coi là đạt chất lượng
nếu đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như sau: Khối lượng toàn
bộ của mũ, kể cả các bộ phận kèm theo, đối với mũ che cả
hàm thì nhỏ hơn hoặc bằng 1,2kg và không nặng quá 0,8kg
với các loại còn lại. Bề mặt phía ngoài của thân mũ và các
bộ phận kèm theo phải nhẵn, không có vết nứt hoặc gờ,
cạnh sắc. Đầu đinh tán không được cao hơn 2mm so với bề
mặt phía ngoài của vỏ mũ, không được có các gờ cạnh
nhọn, sắc. Nhà sản xuất không được sử dụng các đinh tán
có đầu nhọn, không được sử dụng các bulông ốc vít bằng
kim loại để ghép nối các bộ phận của mũ…
Một chiếc mũ đạt tiêu chuẩn cũng phải được ghi rõ các
thông tin về tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, cỡ mũ; ngày,
tháng, năm sản xuất…
Ông Lâm cho rằng, tốt nhất nên chọn MBH không cứng
lắm, quai đeo chắc chắn, nhìn màu sơn bóng loáng, không
có khiếm khuyết… Ông cho rằng với MBH dùng cho trẻ
em thì yếu tố kính phía trước không quan trọng vì nó chỉ có
tác dụng chắn gió. Tuy nhiên, nếu phụ huynh chọn lọai có

kính chắn thì phải kiểm tra xem khi nhìn qua kính, mọi vật
có bị méo hay không vì điều này có thể gây rối loạn về thị
giác của trẻ.
Cũng như với tất cả những mặt hàng khác, người tiêu dùng
nên chọn mua MBH ở những cửa hàng chính hãng, không
nên mua trôi nổi để có thể tăng cường khả năng bảo vệ sức
khỏe cho chính mình cũng như có thể thể khiếu nại ở Hội
Người tiêu dùng hoặc các đơn vị quản lý thị trường nếu
chất lượng mũ có vấn đề.
Bác sĩ: Trẻ 3 tuổi đã đi học nên đội MBH
“Rất nên cho trẻ đội MBH” là lời khẳng định của bác sĩ
Đặng Xuân Vinh, Tổ trưởng tổ Ngoại thần kinh thuộc khoa
Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP Hồ Chí Minh.
Ông cho biết thêm:
- Ở Bệnh viện Nhi Đồng 2, chúng tôi thường xuyên tiếp
nhận nhiều ca trẻ em bị tai nạn giao thông, trong đó không
ít ca chấn thương sọ não. Nhiều ca để lại những di chứng
rất trầm trọng, có thể là liệt nửa người, chậm phát triển tâm
thần vận động hoặc nặng nề hơn nữa, có bé phải sống thực
vật suốt đời. Khi đội MBH, những tổn thương như kể trên
có khả năng được giảm nhẹ đi rất nhiều. Đối với người lớn,
xương sọ đã cứng nên có thể bảo vệ hộp sọ tốt hơn; còn ở
trẻ em, do xương sọ còn mềm dẻo nên khi xảy ra một va
chạm nào đó, não rất dễ bị tổn thương. Còn về mặt tài
chính, kinh phí điều trị cho những ca như kể trên cực kỳ
cao.


Cả nhà cùng an tòan. Ảnh: Viên An
* Xin bác sĩ cho biết MBH có thể gây ra những tổn hại gì

cho trẻ em không?
- Bác sĩ Đặng Xuân Vinh: Trọng lượng mũ bảo hiểm là
một vấn đề cần quan tâm. Phụ huynh nên chọn những loại
càng nhẹ càng tốt. MBH quá nặng có thể gây tổn hại đến
cột sống của bé, có thể làm nhân đệm giữa các đốt sống cổ
bị thoát ra, gây chèn ép thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát
triển cột sống sau này của bé. Nhưng tôi cũng xin nhấn
mạnh: nhẹ nhưng phải đảm bảo chất lượng. Nếu bé đội mũ
chất lượng kém mà xảy ra va chạm thì những mảnh vỡ của
mũ thực sự là mối nguy hiểm rất lớn với bé. Xương sọ trẻ
em rất mỏng, những mảnh vỡ này có thể đâm xuyên qua
đầu và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho não bộ
của trẻ.
* Ngoài ra, phụ huynh còn phải chú ý những yếu tố nào
khác khi chọn mua MBH cho trẻ?

BS Đồng Văn Hệ -
chuyên khoa Thần
kinh, Phó trưởng
phòng Nghiên cứu
khoa học BV Việt
Đức (Hà Nội) cho
biết, hiện ở Việt
Nam chưa có một
nghiên cứu chính
thức nào về tác động
của (sức nặng)
MBH đến sự phát
triển của trẻ. Ở các
nước phát triển,

người ta vẫn cho trẻ
dùng MBH. Hơn
nữa, thời gian sử
dụng đối với trẻ
cũng không phải quá
dài (hầu như chỉ là
qua vài tuyến đường
nội thành). Tuy
nhiên, vẫn cần
khuyến cáo phụ
huynh nên chọn loại
mũ càng nhẹ càng
tốt, và tất nhiên phải
đúng quy – tiêu
- Bác sĩ Đặng Xuân Vinh: Nên chọn
loại mũ che sâu xuống phần đầu bên
dưới, không nên chọn loại chỉ che
nửa đầu. Ở trẻ em, dây thần kinh số 7 nằm hơi lộ ra bên
ngoài so với người lớn, ngay ở sau tai, vì vậy khi xảy ra tai
nạn, trẻ em dễ bị tổn thương ở đây hơn. Vì vậy, theo tôi,
nên chọn loại mũ che được vùng đầu càng nhiều thì khả
năng bảo vệ càng cao, nhất là vùng đầu phía sau vì những
tổn thương ở đây diễn tiến rất nhanh, cấp cứu không kịp
trong nhiều trường hợp.
* Nếu chỉ xét ở góc độ bảo vệ sức khỏe thì trẻ mấy tuổi là
nên đội MBH?
- Bác sĩ Đặng Xuân Vinh: Khi bé đã ngồi vững và bằt đầu
đi học, tức là thường xuyên ra đường thì nên cho bé đội
MBH. Theo tôi nghĩ thì những trẻ 3 tuổi đã đi học nên được
đội MBH. Còn nếu trẻ nhỏ đi chưa vững, ngồi chưa vững

thì cột sống rất yếu, ngồi lâu phải nghẹo đầu qua một bên
thì cũng không thể đội MBH được. Vả lại, khi cột sống còn
quá yếu thì sức nặng của mũ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của bé.
chuẩn của cơ quan
chuyên môn. (K.H)

×