Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đông y trị chứng bế kinh pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.68 KB, 4 trang )

Đông y trị chứng bế kinh

Nữ giới tuổi quá 18 mà hàng tháng vẫn chưa thấy hành kinh hoặc sau một thời gian hành
kinh bình thường, nhưng lại bị gián đoạn trên 3 tháng gọi là bế kinh. Y học hiện đại gọi
là vô kinh. Trường hợp thứ nhất gọi là bế kinh nguyên phát, trường hợp thứ hai gọi là bế
kinh thứ phát, còn những trường hợp bế kinh tạm thời do thời kỳ mang thai, cho con bú,
thời kỳ mãn kinh, hoặc hoàn cảnh sinh hoạt thay đổi, ảnh hưởng của nhân tố tinh thần
ngoài bế kinh không có triệu chứng nào khác thì không coi là bệnh.
Nguyên nhân của hiện tượng bế kinh theo y học cổ truyền thì có nhiều, nhưng phần nhiều
do hư, một số trường hợp trong hư có xen kẽ cả thực, chúng tôi có thể nêu ra đây một số
nguyên nhân chủ yếu: Do tì hư nên không thể sinh huyết được, do tì uất gây tổn thương
mà hao tổn huyết, do vị hỏa thịnh tiêu mà hao huyết. Có trường hợp tì vị bị tổn thương
mà sinh ra thiếu máu, do lao động vất vả mà tổn thương đến tâm huyết sinh ra thiếu máu.
Có trường hợp vì bực tức phẫn nộ mà tổn thương đến can sinh ra thiếu máu, do thận thủy
thiếu hụt không thể sinh can, mà sinh ra thiếu máu, do khí hư suy không vận hành được
mà sinh ra bế huyết.
Trên lâm sàng thường gặp 5 nguyên nhân gây bế kinh: Do gan thận bất túc, khí huyết hư
nhược, khí trệ huyết ứ, đàm thấp trở trệ, tâm hỏa thịnh vượng.
Bế kinh do gan thận bất túc
Thường do bẩm sinh thận khí đã bất túc, hoặc lúc nhỏ hay bị ốm yếu, gan thận hư tổn, hai
mạch nhâm và mạch xung hư cho nên sinh ra bế kinh.
Biểu hiện lâm sàng: Kinh nguyệt lần đầu ra muộn, phát dục muộn đến 18 - 20 tuổi mới
thấy kinh rồi lại có lúc bế kinh, sắc mặt vàng úa, hai bầu vú kém phát triển, bụng dưới có
cảm giác lạnh vùng âm hộ, đầu váng mắt hoa, khí hư ra lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi
mỏng, mạch tế nhược.
Phép trị: Bổ ích can thận, dưỡng huyết thông kinh.
Bài thuốc: Sơn dược 12g, a giao 12g, đương quy 9g, bạch thược 9g, sơn du nhục 9g, ba
kích 9g, cam thảo 5g, trạch lan dược 12g, đan sâm 9g, tất cả sắc lấy nước uống ngày 1
thang.
Bế kinh do khí huyết hư nhược
Phần nhiều do bị xuất huyết nặng, xuất huyết nhiều lần, hoặc bị ốm yếu lâu ngày, hao tổn


tân huyết, hoặc sinh hoạt tình dục quá nhiều, hai mạch nhâm, xung bị tổn thất, hoặc đẻ
non, sảy thai làm tổn thương huyết, hao tổn khí, làm cho dinh dưỡng thiếu hụt, huyết khô,
hai kinh tỳ, can hư tổn.
Biểu hiện lâm sàng: Lượng kinh ít màu nhạt, dần dần tới bế kinh, sắc mặt trắng bệch
hoặc vàng héo, mắt trông đờ đẫn, ăn vào khó nuốt, phân nhão lỏng, sợ lạnh, lòng dạ bồn
chồn, hơi thở gấp gáp, tinh thần mỏi mệt, chân tay mềm yếu, đầu váng mắt hoa. Lưỡi
nhạt, chất lưỡi béo mập, cạnh lưỡi có vết răng cắn, rêu lưỡi ít, mạch tế nhu, chứng bệnh
này còn hay gặp bệnh giun sán lâu ngày mất máu nhiều gây nên bế kinh do khí huyết hư
nhược, khi điều trị cần hết sức lưu ý.
Phép trị: Ích khí, dưỡng huyết, kiện tỳ.
Bài thuốc: Đương quy 9g, thục địa 12g, bạch thược 9g, xuyên khung 6g, đảng sâm 9g,
phục linh 9g, bạch truật 9g, cam thảo 5g, sắc nước uống.
Bế kinh do khí trệ huyết ứ
Nguyên nhân bệnh và bệnh lý: Tình chí nội thương, can khí uất kết, hoạt động công năng
của khí mất điều hòa thông thoát, từ đó mà công năng sơ tiết của gan mất bình thường,
ảnh hưởng đến sự thông thịnh của xung - nhâm, khí trệ huyết ứ không xuống được để
thành kinh nguyệt. Cũng có trường hợp do hàn ngưng huyết ứ thường do đến kỳ hành
kinh và khi sinh con bị nhiễm lạnh, hoặc thường xuyên ngồi nằm ở dưới đất lạnh ẩm
thấp, hoặc tổn thương bên trong sinh lạnh, tà hàn thấp nhân lúc cơ thể hư nhược xâm
nhập vào hai mạch xung - nhâm, huyết bị hàn ngưng đọng, hoặc vì tì dương không lên
được, khí hư suy không thể vận hóa thủy thấp, thấp trọc chảy xuống hạ tiêu, trệ ở xung -
nhâm, gây nên bế kinh.
Biểu hiện lâm sàng: Kinh nguyệt mấy tháng không ra, hoặc muốn ra mà không ra được,
bụng dưới đau tức, ấn vào đau hơn, ngực sườn đau tức, tinh thần phiền muộn lo lắng.
Chất lưỡi tím, hoặc cạnh lưỡi có nốt ứ thì biểu hiện là ngừng hành kinh, bụng dưới đau
lạnh, chân tay lạnh, đại tiện phân lỏng, lượng khí hư nhiều. Rêu lưỡi trắng nhẫy bẩn,
mạch trầm khẩn.
Phép trị: Lý khí hoạt huyết, trừ ứ thông kinh hoặc ôn kinh tán hàn, hoạt huyết thông
kinh.
Bài thuốc: Nhân sâm hoặc đảng sâm 9g, ngưu tất 9g, đương quy 9g, xuyên khung 6g,

thược dược 9g, quế tâm 3g, nga truật 9g, đan bì 6g, cam thảo 3g, sắc lấy nước uống.
Nếu biểu hiện nặng về huyết ứ trở trệ thì có thể dùng bài thuốc sau:
Hồng hoa 9g, đào nhân 9g, đan sâm 9g, đương quy 9g, xuyên khung 6g, sinh địa 12g,
xích thược 9g, hương phụ 6g, diên hồ 6g, thanh bì 5g, sắc lấy nước uống.
Bế kinh do đàm thấp trở trệ
Nguyên nhân bệnh và bệnh lý: Những người béo nhiều đàm nhiều thấp, thấp vây hãm tì
dương, âm khí không tuyên thông, đàm thấp trở lạc, kinh mạch không thông nên gây bế
kinh.
Biểu hiện lâm sàng: Kinh thủy dần dần ít đi mà gây nên bế kinh, bụng dưới trướng đau,
thân hình béo tinh thần mệt mỏi uể oải, buồn ngủ nhiều, khí hư dính sền sệt, rêu lưỡi
trắng nhẫy, mạch nhu hoãn.
Phép trị: Tiêu đàm trừ thấp thông kinh hoạt lạc
Bài thuốc: Tứ vật thang hợp đạo đàm thang:
Đương quy 9g, xích thược 9g, xuyên khung 9g, sinh địa sao với nước gừng 9g, nam tinh
chế sẵn 6g, chỉ thực 6g, bán hạ 9g, quất bì 3g, phục linh 9g, cam thảo 3g, sắc lấy nước
uống.
Bế kinh do tâm hỏa thịnh vượng
Nguyên nhân bệnh và bệnh lý: Thường do lao tâm, tâm bốc hỏa lên, nguyệt sự không ra
được thì bào mạch bế tâm khí không thông xuống được cho nên nguyệt sự không ra
được cần phải bổ huyết tả hỏa, như vậy kinh nguyệt sẽ tự hành.
Biểu hiện lâm sàng: Hàng tháng không thấy kinh, tâm phiền mất ngủ, đại tiện bí kết, tiểu
tiện nóng bỏng, nước tiểu đỏ. Đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng hoặc ít rêu, mạch tế sác.
Phép trị: Bổ huyết, tả tâm hỏa, thông kinh.
Bài thuốc: Đương quy 9g, xích thược 9g, sinh địa 15g, xuyên khung 9g, đại hoàng 6g,
hoàng cầm 9g, hoàng liên 3g, sắc lấy nước uống.
Một số bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu nghiệm
Bài 1: Củ nghệ 15g, đại hoàng sao 15g. Tất cả đem nghiền thành bột, mỗi lần uống 3g,
ngày 3 lần, uống với nước đun sôi để ấm lúc bụng đói, có tác dụng chữa bế kinh, đau
bụng trướng tức ở những cô gái chưa chồng.
Bài 2: Trứng gà 2 quả, đương quy 15g. Trước hết luộc chín trứng gà, bóc bỏ vỏ, dùng

kim châm 10 lỗ, lại bỏ vào nấu với đương quy cùng với 3 bát nước nấu còn nửa bát
thuốc, ăn trứng uống nước, có tác dụng chữa bế kinh của phụ nữ khỏe mạnh, thời gian
uống thuốc kiêng ăn các thứ tanh, chua, hàn lạnh.
Bài 3: Đậu đen lượng vừa phải, rang vàng, nghiền thành bột, mỗi lần uống 9g, dùng nước
tô mộc hòa lẫn uống, trị bế kinh cho phụ nữ chưa có chồng.
Bài 4: Hồng hoa 3g, cẩu khởi tử 15g, sắc 2 vị thuốc trên lấy 2 bát con nước thuốc, chia 2
lần uống, làm liên tục trong mấy ngày liền, trị bế kinh do huyết hư.
Bài 5: Gừng khô 30g, đường đỏ 30g, táo tàu 30 quả, đem nấu nước uống 2 lần trong
ngày, trị bế kinh do hàn thấp đình trệ.

×