Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đông y phòng trị đau thắt ngực ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.42 KB, 3 trang )

Đông y phòng trị đau thắt ngực

Đau thắt ngực là một bệnh tim mạch thường gặp ở những người thể chất hư nhược, nam
giới trên 40 và nữ giới trên 45 tuổi. Chứng trạng điển hình của bệnh là: bỗng nhiên đau
thắt ở ngực trái – vùng trước tim và sau xương ức; đau thường lan lên cổ, hàm, vai, cánh
tay trái hoặc ra sau lưng. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, khi phải gắng sức, bị nhiễm
lạnh, ăn uống quá no say, tình cảm kích động mạnh. Tuy nhiên, cơn đau cũng có thể xuất
hiện bất chợt vào thời điểm bất kỳ trong ngày. Thông thường, cơn đau chỉ kéo dài 1-5
phút, nghỉ ngơi một lát hoặc uống thuốc là lại bình thường. Trường hợp bệnh nặng, bệnh
nhân có thể đau kịch liệt, cơn đau kéo dài, mặt trắng bệch, môi tím tái, vã mồ hôi lạnh,
chân tay tê dại, thậm chí đột tử.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới đau thắt ngực là do nhu cầu về máu của cơ tim vượt quá
lượng máu được cung cấp từ động mạch vành và thường do động mạch vành bị xơ vữa.
Đau thắt ngực là căn bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu
được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, đồng thời thực hiện những biện pháp dự phòng
hữu hiệu, thì bệnh có nhiều khả năng được chữa khỏi, hoặc chí ít cũng có thể chung sống
bình yên với bệnh.
Sử dụng thuốc thảo dược của Đông y hiện tại là một trong số những biện pháp dự phòng
và chữa trị đau thắt ngực hữu hiệu. Đông y không có bệnh danh “đau thắt ngực”, nhưng
chứng trạng và phương pháp chữa trị căn bệnh này, đã được đề cập trong phạm vi các
chứng “hung thống”, “chân tâm thống” và “quyết tâm thống” (hôn quyết do đau tim).
Theo Đông y, nguyên nhân dẫn tới bệnh bao gồm “nội nhân” và “ngoại nhân”. Nội nhân
chủ yếu do tuổi cao, chức năng của 3 tạng tâm, tỳ và thận bị suy yếu, âm dương khí huyết
không đầy đủ, khiến cho tâm mạch bị nghẽn tắc mà gây nên bệnh. Ngoại nhân chủ yếu
do nhiễm lạnh, đột ngột ăn quá no, tình chí kích thích quá mạnh hoặc làm việc quá mệt
nhọc, khiến cho tâm mạch bị nghẽn tắc mà gây nên bệnh.
Người bệnh có thể căn cứ vào những chứng trạng biểu hiện cụ thể của bản thân mà chọn
dùng một trong các bài thuốc dưới đây, để tiến hành “biện chứng thi trị”.
Bài 1: Qua lâu bì (vỏ trái dưa trời) 12g, giới bạch (củ kiệu) 6g, can khương 9g, cao lương
khương (củ riềng) 15g, quế chi 9g, tam thất 6g, đan sâm 15g, hồng hoa 6g, tế tân 3g. Tất
cả nấu với 1.500ml nước, sắc lấy 600ml, chia ra 3 lần uống trong ngày, uống ấm, thuốc


lạnh cần hâm nóng lại.
Tác dụng: Thông dương, tán hàn, chỉ thống (chống đau). Dùng chữa tim đau thắt thể “hàn
ngưng tâm mạch”, với những biểu hiện: ngực đau thắt, đau xuyên ra sau lưng, mỗi khi
gặp trời lạnh bệnh lại phát tác, kèm theo cảm giác ngực tức đầy, trống ngực, hồi hộp, thở
yếu, sợ lạnh, chân tay lạnh. Chất lưỡi tối nhợt, rêu lưỡi trắng; mạch đập căng nhanh.
Bài 2: Đương quy 9g, xuyên khung 9g, xích thược 12g, sinh địa 12g, ngưu tất 9g, đào
nhân 9g, hồng hoa 6g, chỉ xác 10g, sài hồ 10g, cát cánh 6g, diên hồ sách 9g, cam thảo 3g.
Sắc uống như bài 1.
Tác dụng: Hoạt huyết, hóa ứ, chỉ thống. Dùng chữa tim đau thắt thể “khí trệ huyết ứ” với
những biểu hiện: vùng tim đau như dùi đâm ở vị trí cố định, đêm đến đau nặng thêm, có
thể kèm theo trống ngực, bồn chồn, ngực sườn đầy tức. Chất lưỡi tím tái, mạch đập chìm
rít.
Bài 3: Qua lâu 15g, giới bạch 6g, bán hạ (chế) 9g, trần bì 9g, phục linh 15g, đan sâm 15g,
sa nhân 3g. Nếu uống được rượu thêm 30-60ml rượu trắng hòa với nước sắc uống. Tất cả
nấu với 1.400ml nước, sắc lấy 600ml, chia ra 3 lần uống trong ngày, uống ấm.
Tác dụng: Thông dương hóa đàm (trừ tích trệ), chỉ thống. Dùng chữa tim đau thắt thể
“đàm trọc nghẽn tắc” với những biểu hiện: hơi thở ngắn gấp, ngực đầy tức, đau lúc nặng
lúc nhẹ, vị trí đau cố định, có khi đau xuyên ra sau lưng. Đau dai dẳng lâu ngày không
khỏi, hay phát tác trong những ngày trời lạnh hoặc khi tức giận. Người béo bệu, chân tay
nặng nề, thích ngủ. Chất lưỡi trắng nhớt, mạch đập trơn, nhỏ.
Bài 4: Hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 15g, mạch môn đông 15g, ngũ vị tử 6g, ngọc trúc 9g,
đương quy 9g, xuyên khung 9g, đan sâm 15g, cam thảo 9g, đại táo 5 trái. Sắc uống ngày
1 thang.
Tác dụng: Ích khí dưỡng âm, thông mạch, chỉ thống. Dùng chữa tim đau thắt lâu ngày
không khỏi, dương khí và âm huyết đều hư tổn nặng (khí âm lưỡng hư), với những biểu
hiện: ngột ngạt, nhấm nhói đau ở vùng trước tim và sau xương ức, trống ngực, hồi hộp,
hoặc mệt lả, choáng váng, ra mồ hôi trộm khi nằm ngủ (đạo hãn) hoặc lúc thức hay vã
mồ hôi (tự hãn), họng khô, miệng háo, chất lưỡi đỏ hoặc rìa lưỡi có vết răng, rêu lưỡi
mỏng hoặc ít rêu, mạch nhỏ yếu thỉnh thoảng ngừng đập.
Bài 5: Phụ tử chế 9g, quế chi 9g, thục địa 9g, sơn dược 12g, sơn thù du 9g, phục linh 15g,

trạch tả 15g, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 15g, bạch truật 15g, đan sâm 15g, cao lương
khương 6g, hương phụ 6g, đàn hương 6g. Nấu với 2.000ml nước, riêng phụ tử cần sắc
trước ít nhất 1 giờ, sau đó cho các vị thuốc còn lại vào nấu tiếp; sắc lấy 600ml, chia ra 3
lần uống trong ngày, uống ấm.
Tác dụng: Ôn bổ tỳ thận, hoạt huyết, thông mạch, chỉ thống. Dùng chữa tim đau thể “tỳ
thận dương hư”, với những biểu hiện: ngột ngạt, khó thở, tim đau thắt, lúc đau nặng
xuyên ra sau lưng, chịu lạnh kém, tinh thần uể oải, lưng tê mỏi, tiểu tiện trong dài, hoặc
suyễn thở, đầu óc mơ màng, chân tay phù thũng. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch
chìm nhỏ yếu, đôi khi như ngừng đập.

×