Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tự xoa bóp phòng chống thoái hóa khớp gối ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.64 KB, 2 trang )

Tự xoa bóp phòng chống thoái
hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một bệnh thường gặp, nhất là ở người luống tuổi. Cũng giống
như cột sống, thắt lưng phải gánh chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, người ta ước
tính từ 30 tuổi trở đi, khớp gối đã bắt đầu xuất hiện sự thoái hóa. Ban đầu, biểu
hiện chủ yếu là hiện tượng mỏi khớp, vận động không được thoải mái, dần dần xuất
hiện cảm giác đau, đặc biệt là khi bước chân lên cầu thang hay khi thay đổi thời tiết.
Thậm chí có thể nghe thấy những tiếng lạo xạo trong khớp khi vận động hoặc lâm
vào tình trạng khớp đau cứng đột ngột không thể co duỗi được.
Trong y học cổ truyền, để phòng chống căn bệnh này, ngoài các biện pháp dùng thuốc,
châm hoặc cứu, việc tiến hành đều đặn các thủ thuật tự xoa bóp cũng có một vai trò hết
sức quan trọng. Dưới đây, xin được giới thiệu một quy trình tự xoa bóp đơn giản để bạn
đọc tham khảo và vận dụng.
Xát khớp gối
Ngồi thoải mái trên mặt phẳng, hai gối duỗi thẳng, lần lượt dùng 2 bàn tay ôm lấy hai bên
khớp gối rồi xát từ trên xuống dưới và ngược lại, tuần tự từ 15-20 lần mỗi bên.
Day khớp gối
Chân duỗi thẳng, hai lòng bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day theo chiều kim đồng
hồ và ngược lại, mỗi chiều 20 lần.
Miết khớp gối
Co gối sao cho cẳng chân vuông góc với đùi, đặt ngón cái của hai bàn tay ở phía trước,
các ngón còn lại ôm phía sau khớp gối, dùng lực thích hợp miết hai ngón cái theo chiều
ngược nhau từ trên xuống dưới và ngược lại, mỗi gối miết từ 15-20 lần.
Day ấn hai huyệt độc tỵ và nội tất nhãn
Dùng ngón tay cái đồng thời day ấn hai huyệt độc tỵ và nội tất nhãn từng bên một, mỗi
bên nửa phút. Vị trí huyệt: ở chỗ lõm dưới xương bánh chè, độc tỵ ở ngoài, nột tất nhãn ở
trong.
Day ấn huyệt ủy trung
Đồng thời dùng hai ngón tay giữa day ấn hai huyệt ủy trung ở hai khớp gối trong 1 phút.
Vị trí huyệt ủy trung: ở điểm giữa nếp lằn khoen chân.


Day ấn huyệt âm lăng tuyền
Dùng ngón tay cái đồng thời day ấn hai huyệt âm lăng tuyền hai bên khoảng 1 phút. Vị trí
huyệt âm lăng tuyền: bắt đầu từ mắt cá trong vuốt ngược lên men theo bờ sau xương ống
chân (xương chày) đến gần khớp gối, ngón tay bị mắc lại ở đâu thì nơi đó là huyệt, nằm
ngay sau bờ xương cạnh khối xương lồi.
Day ấn huyệt túc tam lý
Dùng hai ngón tay giữa đồng thời day ấn hai huyệt túc tam lý trong 1 phút. Vị trí huyệt
túc tam lý: sờ bờ trước xương ống chân (xương chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần
khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra
ngoài 1 khoát ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.
Day ấn huyệt huyết hải
Dùng ngón cái đồng thời day hai huyệt huyết hải trong 1 phút. Vị trí huyệt huyết hải: ở
trên góc trong xương bánh chè 2 tấc, ấn vào có cảm giác tức ê ẩm.
Vận động khớp gối
Hai tay ôm lấy khớp gối từng bên một, co duỗi nhẹ nhàng từ 15-20 lần. Đặt bàn chân trên
mặt phẳng sao cho cẳng chân vuông góc với đùi, vểnh bàn chân lên và lấy gót chân làm
trục xoay bàn chân qua lại 20 lần. Cuối cùng, đứng dậy, thực hiện động tác như đá bóng,
mỗi bên 20 lần.
Quy trình trên cần thực hiện đều đặn mỗi ngày 1-2 lần vào sáng sớm khi thức giấc hoặc
buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu khớp không sưng, không nóng, đau tăng lên khi lạnh thì có
thể kết hợp chườm bằng ngải cứu sao với muối, mỗi tối 1 lần. Nếu khớp sưng, nóng, đỏ,
đau thì kết hợp đắp bó bằng nghệ và lá thanh táo giã nát, mỗi tối 1 lần trong 15-20 phút.


×