Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giáo dục hòa nhập là gì? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.79 KB, 8 trang )

Giáo dục hòa nhập là gì?


Trong những năm gần đây,
việc giáo dục người khuyết
tật nói chung và sự phát
triển ngành giáo dục đặc
biệt nói riêng đang được
các cơ quan, tổ chức trong
và ngoài nước chú trọng
phát triển. Nhiều trường
Đại học, Cao đẳng bắt đầu
mở các khóa đào tạo chính
quy và không chính quy
chuyên ngành Giáo dục
đặc biệt để đáp ứng việc đáp ứng đội ngũ giáo viên cho các
trường chuyên biệt. Ở Thành phố Hồ Chí Minh có 2 nơi mở
khoa Giáo dục đặc biệt là trường Đại học sư phạm và Cao
đẳng sư phạm mẫu giáo trung ương 3.


Hai khái niệm chủ đạo trong giáo dục đặc biệt là Giáo dục
chuyên biệt( theo 3 dạng tật chính là khiếm thính, khiếm
thị, và chậm phát triển trí tuệ và đa tật) và Giáo dục hòa
nhập. Trong đó khái niệm Giáo dục hòa nhập thường hay bị
hiểu sai nhất, tuy rằng khuynh hướng này hiện nay được áp
dụng khá rộng rãi.
Trong loạt bài viết này, tôi xin được giới thiệu đến quý độc
giả quan tâm đến vấn đề Giáo dục đặc biệt một số quan
niệm về vấn đề Giáo dục hòa nhập, qua đó làm rõ hơn cách
hiểu về nội dung quan trọng này.


"Khuynh hướng hòa nhập"( Mainstreaming – tiếng Anh)
có nghĩa là giúp đỡ người khuyết tật sống, học tập và làm
việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội
tốt nhất để trở nên độc lập tới mức mà họ có thể. Khuynh
hướng hòa nhập được định nghĩa như việc hòa nhập trẻ
khuyết tật và bình thường trong cùng một lớp học. Điều
này mang lại cho trẻ khuyết tật cơ hội gia nhập "xu hướng
chính của cuộc sống" bằng việc hướng chúng đến việc lĩnh
hội những kinh nghiệm ở tuổi mầm non từ những bạn bè
bình thường đồng tranh lứa, đồng thời cũng đem đến cho
trẻ bình thường có hội học tập và phát triển thông qua việc
học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những
bạn bè khuyết tật.
Do đó, ta có thể hiểu là "hòa nhập" không chỉ mang lại lợi
ích cho trẻ khuyết tật mà còn cho trẻ bình thường. Sự hòa
nhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng trẻ: Trẻ
bình thường và trẻ khuyết tật.
Tuy nhiên, hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ trẻ
khuyết tật vào trong một chương trình giáo dục chung với
trẻ bình thường. Phải thiết lập những bước rõ ràng để
đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia một cách đầy
đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học. Việc thiết
lập những bước rõ ràng là vai trò của các giáo viên.
Chúng ta vẫn thường quan niệm rằng, trẻ có một khuyết tật
nào đó về thể chất sẽ được "bù trừ" bởi một khả năng phát
triển trội hơn ở một cơ quan khác. Ví dụ trẻ khiếm thị sẽ có
thính giác tốt hơn hay có thể định hướng tốt hơn trong
không gian. Thực ra, nếu cứ để trẻ khiếm thị sống cùng
nhau thì sẽ không có quá trình "bù trừ" đó diễn ra. Trẻ
khiếm thị phải được đưa vào các trường hòa nhập. Điều

này làm cho chúng nhận ra sự khiếm khuyết của mình và từ
đó cố gắng hết sức để huy động sức mạnh của các cơ quan
khác để đạt được những cái mà bình thường bạn đồng trang
lứa của chúng làm được. Hơn nữa, ở trường hòa nhập
chúng còn học được những kỹ năng sống thiết yếu của một
người bình thường, chứ không phải của một người khuyết
tật. Điều đó là vô cùng quan trọng.
Các kết quả nghiên cứu đã rất nhiều lần chỉ ra rằng những
năm đầu tiên của cuộc đời là rất quan trọng trong việc học
và phát triển. Trong thời gian này sự phát triển về các mặt
nhận thức, giao tiếp, xã hội và tình cảm của trẻ có thể bị
ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu những nhu cầu đặc biệt được
phát hiện và đáp ứng trong thời gian này, trẻ khuyết tật sẽ
có cơ hội tốt hơn để trở nên những người trưởng thành tháo
vát và độc lập. Những trẻ khuyết tật có được cơ hội cùng
chơi với những trẻ khác trong lớp học hỏi được nhiều
hơn về chính bản thân chúng cũng như thái độ về việc
nhân nhượng lẫn nhau diễn ra mỗi ngày. Đó là một
trong những bước đầu tiên để phát triển tính độc lập.
Bằng cách tham gia những lớp học hòa nhập ở trường bình
thường cùng với đội ngũ giáo viên hiểu cách ứmg dụng
những kĩ thuật và hoạt động giáo dục, trẻ với những nhu
cầu đặc biệt( trẻ khuyết tật) sẽ có một "bắt đầu thuận lợi"
thực sự trong việc hiện thực hóa tiềm năng dồi dào của
mình.
Lợi ích của "Giáo dục hòa nhập"

Có rất nhiều lợi ích của việc giáo dục hòa nhập – những lợi
ích ảnh hưởng đến cả trẻ khuyếta tật và trẻ bình thường
cũng như phụ huynhvà giáo viên của trẻ. Ở đây chúng ta sẽ

bàn đến 2 lợi ích lớn nhất: Đó là lợi cíh ảnh hưởng đến trẻ
khuyết tật và trẻ bình thường trong lớp học chung với trẻ
khuyết tật.
1. Giáo dục hòa nhập giúp trẻ khuyết tật:
Việc tham gia lớp hòa nhập như một thành viên được tiếp
đón ân cần dạy cho trẻ có những nhu cầu đặc biệt( trẻ
khuyết tạt) tính tự lực và giúp chúng nắm vững những kỹ
năng mới. Đối với một số trẻ, đó có thể là lần đầu tiên trong
đời chúng được mong đợi và khuyến khích là những điều
chúng có thể làm cho bản thân. Làm việc và vui chơi với
những trẻ khác khuyến khích trẻ khuyết tật phán đấu để đạt
được những thành tích lớn hơn. Do đó chúng phát triển
được ý thức cái tôi khỏe mạnh và tích cực.
Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, trẻ
khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra những khả năng
tiềm tàng mà chúng có. Vì vậy, việc học tập trong một lớp
hòa nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ hiểu đúng về
năng lực của mình, từ đó chúng có thể tìm được cách phát
huy những tiềm năng này và tự phát triển. Ví dụ, một trẻ
khiếm thính sẽ rất khó phát hiện ra khả năng nhận biết từ
ngữ diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay chúng có thể
không làm giàu được vốn ngôn ngữ ký hiệu của bản thân
nếu không sinh hoạt với trẻ bình thường cùng tuổi. Việc
hòa nhập trẻ khuyết tật giống như một thứ nhớt làm trơn
quá trình lĩnh hội những kỹ năng sống của chúng.
Một số khuyết tật không chẩn đoán được cũng được khám
phá thông qua chương trình hòa nhập trước tuổi học. Có
một số khuyết tật không nhận biết được một cách rõ ràng
cho đến khi trẻ gia nhập trường tiểu học, và do vậy rất
nhiều thời gian học tập bị đánh mất. Giáo viên mầm non có

thể quan sát và so sánh niều trẻ cùng độ tuổi. Điều này làm
cho việc phát hiện những vấn đề cho thấy triệu chứng của
một khuyết tật nào đó trở nên dễ dàng hơn. Nhà trẻ có thể
là cơ hội đầu tiên mà một só trẻ nhận được sự chăm sóc mà
chúng cần.
2. Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ bình thường:
Việc hòa nhập giúp đỡ cả trẻ không khuyết tật nữa. Chúng
học cách vui vẻ tiếp nhận những sự khác biệt đặc biệt của
con người. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng,
thái độ của trẻ đối với trẻ khuyết tật có thể trở nên tích cực
hơn khi chúng có cơ hội chơi chung với nhau một cách
thường xuyên. Chúng học được rằng trẻ khuyết tật, cũng
như chúng, có thể làm một số việc tốt hơn những việc khác.
Trong một lớp hòa nhập, chúng có cơ hội làm bạn với
nhiều trẻ khác nhau.
Chúng ta biết rằng, sự thân ái là viên gạch đầu tiên giúp
xây dựng lòng nhân hậu và vị tha cho trẻ. Trẻ em sống
trong một môi trường đa chủng tộc, đa văn hóa thườmg dân
chủ và độ lượng hơn trong cách nhìn nhận và chấp nhận sự
khác biệt về màu da và đa dạng về văn hóa là vì vậy. Do
đó, khi học trong cùng một lớp với trẻ khuyết tật, trẻ bình
thường sẽ học được cách nhìn nhận một cách rộng lượng và
đối xử nhân hậu với trẻ khuyết tật. Cũng chính vì vậy,
chúng sẽ làm giàu được vốn sống của mình.
Đôi khi phụ huynh trẻ khuyết tật có thể lo lắng rằng con họ
sẽ không được những trẻ khác thích và chấp nhận, có khi
còn bị ăn hiếp, đối xử thô bạo hay trêu chọc. Tuy nhiên
chúng ta cũng biết rằng, một trong những điểm mạnh của
trẻ em là chúng rất dễ thích nghi, dễ tiếp nhận cái mới nên
lo lắng này có thể khắc phục được. Nếu là giáo viên, bạn

cũng có thể nói với phụ huynh trẻ rằng bạn không cho phép
bất cứ trẻ nào trêu chọc hay bắt nạt con của họ, và rằng bạn
sẽ giải quyết ổn thỏa nếu những điều đó xảy ra.
Đương nhiên, một số trẻ không tỏ ra thân thiện, nhưng đây
không phải là vấn đề chỉ xảy ra với trẻ khuyết tật. Đó
không phải là lý do để né tránh lớp học, lại càng không
phải lý do để lẩn tránh cả thế giới còn lại. Dù sao đi nữa thì
trẻ khuyết tật cũng cần được tiếp cận với cuộc sống bình
thường bởi vì một lẽ: “Cuộc sống là một món quà phải
được mở bởi chính đôi bàn tay của chúng.”

×