Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khi trẻ ngày càng... "cộc cằn" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.32 KB, 4 trang )

Khi trẻ ngày càng "cộc cằn"

Theo nhận xét của các
chuyên gia tâm lý, trẻ
con ngày càng ăn nói
cộc cằn hơn rất nhiều
so với các thế hệ 20
hay 30 năm về trước.
Bạn gọi điện thoại đến
nhà người quen, bên kia
bắt máy là một đứa trẻ. “Cho chú gặp mẹ một chút” –
“Chờ tí - Mẹ, điện thoại”. Hoặc “Alô, xin hỏi đây có
phải nhà của anh H, không ạ?”, lại một giọng trẻ con
vang lên, vừa khô vừa cộc lốc, khó chịu “Ai đấy?”;
“Cho chú gặp bố” - “Đi vắng rồi”…
Nói chuyện qua điện thoại với người lớn, sự cộc cằn, thiếu
lịch sự còn đỡ. Nhiều bậc cha mẹ khi nghe con trò chuyện
với bạn bè của chúng đã phải thốt lên những từ đánh giá
tính cách mà không bao giờ họ muốn con mình như thế:


“Thô thiển, cộc cằn, hỗn láo, bậy bạ, mất lịch sự…”.

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ ngày càng trở nên cộc cằn
khi trả lời điện thoại là do trẻ đang sống trong một môi
trường bị vây quanh bởi các thiết bị số như tivi, web, điện
thoại với những công cụ mã hoá và tin nhắn mang thông
điệp “càng ngắn gọn càng tốt”. Mặt khác, khi trẻ nói
chuyện điện thoại, cha mẹ không có mặt bên cạnh để có thể
mắng con “con nên lịch sự, lễ phép khi có người lớn gọi
đến” hoặc “con ăn nói như thế à, nên biết tôn trọng bạn bè


chứ!”. Trẻ con vốn là trẻ con, chúng có thể nói thoải mái
mà không sợ ai nhắc nhở khi trước mắt chúng là chiếc máy
vô tri và khoảng không gian hoàn toàn tự do.
Không phải tất cả mọi đứa trẻ đều “thô thiển, cộc cằn, hỗn
láo, bậy bạ, mất lịch sự”, nhưng đã đến lúc cha mẹ cần phải
để mắt đến việc giáo dục chúng cách thức nói chuyện điện
thoại sao cho lịch sự, nhã nhặn. Trẻ lên 2 tuổi đã có thể đối
thoại với người lớn, do đó, việc giáo dục phải tiến hành
sớm, trước khi thói quen này trở nên khó chữa.
Lễ phép: Cha mẹ phải cho trẻ biết, khi nhận điện thoại,
phải nói “alô” thật nhẹ nhàng và lịch sự. Không hét to vào
máy khi gọi bố mẹ nhận điện thoại. Nếu không có bố mẹ
hay anh chị ở nhà thì thưa gửi phải lễ phép: “Bố mẹ con
không ở nhà, cô (chú) có nhắn gì không ạ?”. Khi trẻ gọi
điện thoại đến nhà bạn và gặp người lớn bắt máy thì phải lễ
phép xưng tên mình trước rồi mới gặp bạn.
Ngoài ra, bạn phải dạy con cách nhắn và gửi tin lễ phép.
Thái độ này không chỉ với thầy cô, ông bà, chú bác mà sự
nhún nhường còn gây được cảm tình với bạn bè của trẻ.
Khi người thân có tin vui hay buồn cần được chia sẻ, cha
mẹ nên dạy con chịu khó gửi thiệp bằng những dòng chữ
viết tay thay vì tin nhắn. Đó là những thông điệp từ con
tim, sẽ có tác dụng lâu dài mà người nhận không bấm nút
“xoá” được.
Khi nào thì nên tắt máy: Nếu con bạn sử dụng điện thoại, ở
những khu vực như thư viện, bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà
hát thì phải tắt máy. Nếu vì chờ điện thoại quan trọng thì
nên tắt chuông, để ở chế độ rung, khi có điện thoại thì ra
những chỗ vắng để nói chuyện.
Cha mẹ nên làm gương: Khi trả lời điện thoại hay bất cứ

giao thiệp nào, cha mẹ phải làm gương cho con cái. Điều
này quyết định đến hơn 80% các hành vi ứng xử của con
khi sử dụng điện thoại. Nếu vì những chuyện “tế nhị”, bạn
nên nói trong trường hợp không có con ở đấy.

×