Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Dạy trẻ cư xử lễ phép theo từng lứa tuổi (Phần 2) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.82 KB, 7 trang )

Dạy trẻ cư xử lễ phép theo
từng lứa tuổi (Phần 2)



Trẻ rất cần sự dạy bảo của người lớn để điều chỉnh
hành vi của mình.
Trẻ ở độ tuổi đi học thường có ý thức rất cao về
những hành vi đúng – sai nhưng điều đó không có
nghĩa là bạn không còn quan tâm, chỉnh đốn các
hành vi vẫn còn non nớt của trẻ. Ở tuổi này, trẻ con
rất thích đến nhà bạn bè, hàng xóm, họ hàng và sẽ có
nhiều cơ hội luyện tập những gì được ba mẹ chỉ dạy.


Và tất nhiên, sẽ có nhiều tình huống phát sinh không có
trong bài học, bố mẹ chính là những người lắng nghe và
bổ sung những kỹ năng mới cho trẻ. Với cách vừa học
vừa thực hành như vậy, trẻ sẽ tiến bộ rất nhanh.


Trẻ từ 7 đến 10 tuổi

Về cơ bản, trẻ em ở độ tuổi từ 6 đến 9 cần thiết phải biết
các quy tắc sau:

• Nói “Làm ơn”, “Vui lòng”, “Xin lỗi, tôi có thể…”,
“Cảm ơn”… một cách thành thạo và khéo léo.

• Không được tùy tiện vào phòng
riêng của người khác nếu họ không


mời.
• Tuyệt đối không được đụng chạm
vào các đồ vật cá nhân của người
khác nếu chưa có sự cho phép của
họ (kể cả các đồ vật khác như tranh
ảnh treo tường, đồ trang trí, tủ
trưng bày…).
• Đừng tùy tiện lấy đồ ăn hay thức
uống ở nhà người khác. Nếu trẻ
cảm thấy đói hoặc khát nước, hãy
đề nghị chủ nhà một cách lịch sự.
• Nếu chủ nhà mời trẻ thử một món ăn hoặc thức uống
nào đó mà mình không thích, đừng vùng vẫy hay tỏ ra
khó chịu mà hãy vui vẻ nói: “Cháu không dùng được
món này, cảm ơn cô/chú ạ!”.
• Khi ngồi trong bàn ăn, hãy nhai thật từ tốn, đừng há
miệng quá to khi nhai thức ăn, đừng nói chuyện, hát,
huýt sáo khi đang ngậm thức ăn trong miệng.


Bé c
ần học cách ăn
uống lịch s

từ tốn.
• Xin phép chủ nhà trước khi sử dụng điện thoại bàn,
máy vi tính hay các vật dụng, thiết bị khác của họ.
• Mỗi gia đình đều có những quy tắc, điều lệ riêng. Vì
vậy, hãy tôn trọng những thời điểm cần sự im lặng của
họ như: Giờ ăn, giờ ngủ.

• Nếu trẻ cảm thấy không thoải mái hoặc muốn về nhà,
hãy xin phép chủ nhà để được gọi cho bố hoặc mẹ đến
đón. Nếu có bố mẹ đi cùng, trẻ không nên nũng nịu đòi
về mà hãy yêu cầu bố mẹ một cách lễ phép và có thể đưa
ra lý do hợp lý để không làm phật ý chủ nhà.
Nếu con bạn là một đứa trẻ ngoan ngoãn nhưng lại khá
ngượng ngùng trong việc áp dụng các kỹ năng đã được
học, đừng vội trách mắng trẻ mà hãy kiên nhẫn hơn nữa.
Đối với những đứa trẻ này, bạn cần bỏ ra nhiều thời gian
hơn.
Có rất nhiều quyển sách, nhiều câu chuyện về cách cư xử
lịch sự khi làm khách nhà người khác. Bạn có thể cùng
con đọc những quyển sách này và hỏi xem trẻ đã rút ra
được những bài học gì. Đây là cách học tạo ra nhiều
hứng thú và rất hiệu quả đối với trẻ.
Những điểm chính cần lưu ý:
• Trẻ cần biết những điều nên
làm và không nên làm với vai
trò là một vị khách đáng được
tôn trọng.
• Nhắc nhở, chỉ dạy trẻ trước
khi đến làm khách nhà ai đó.
Đừng đợi đến lúc vào nhà
người khác rồi mới nhắc con
chào mọi người hoặc không
được chạm vào vật dụng của
họ…
• Kết hợp với chủ nhà ở những gia đình con bạn đến làm
khách để uốn nắn, nhắc nhở và dạy bảo trẻ kịp thời.
• Việc ngủ lại qua đêm ở nhà người khác cần có thời

gian lâu dài để trẻ thích nghi. Đừng ép buột trẻ phải đến
chơi và ngủ lại nhà người khác khi trẻ chưa sẵn sàng về
mặt tâm lý.
Trẻ từ 11 đến 13 tuổi.

Ở tuổi này, trẻ chính thức thể hiện mình là một vị khách
tốt và bạn sẽ có quyền khắt khe hơn trong việc đòi hỏi
cách ứng xử cũng như hình phạt cho các sai phạm của

Trẻ Không đư
ợc có
những thói quen xấu

trước mặt khách.
trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bài học nữa dành cho
trẻ ở độ tuổi này. Đây cùng là giai đoạn trẻ dần lớn lên và
sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra ngoài dự kiến khi trẻ
đến chơi nhà người khác. Bản thân những người làm cha
mẹ cũng không thể dự đoán trước được các tình huống
này và phải luôn theo dõi để nhắc nhở, hướng dẫn con
mình. Sau đây là một vài điều mà trẻ ở độ tuổi này phải
biết:
• Gõ cửa trước khi vào nhà
tắm.
• Luôn luôn hỏi ý kiến khi
bước vào bất cứ căn phòng
nào, câu hỏi phổ biến nhất là
“Xin lỗi, cháu có thể vào được
không ạ?”.
• Nếu gặp phải sự cố ngoài

mong đợi, chẳng hạn như vô
tình làm vỡ một đồ vật gì đó,
hãy báo ngay với người lớn càng sớm càng tốt, đừng giấu
giếm chúng trong nỗi sợ hãi và tuyệt đối không đổ lỗi
cho người khác.

Bé đã biết phụ ngư
ời lớn
nh
ững việc
nhà lặt vặt.
• Khi rời khỏi bàn ăn, hãy lịch sự hỏi chủ nhà xem mình
có thể tự rửa chén, bát, đĩa của mình hay không.
• Đề nghị chủ nhà để có thể phụ giúp họ lau dọn bàn ghế
hay phụ họ rửa chén.
• Nếu chưa chắn chắn về những quy tắc của gia đình chủ
nhà, đừng ngại hỏi họ để có những hành vi đúng đắn.
• Tôn trọng giờ ngủ của chủ nhà và tắt đèn khi họ đi ngủ.
• Đối xử tử tế với tất cả các thành viên trong gia đình và
cả vật nuôi của họ.
• Nói lời cảm ơn khi rời khỏi nhà họ.
Những cuốn sách bổ ích luôn là những người thầy tốt
nhất cho những đứa trẻ ở độ tuổi này. Nếu con bạn có
anh hoặc chị, trẻ sẽ có nhiều cơ hội học tập các kỹ năng
từ anh chị của mình. Học cách cư xử của một vị khách
cũng chính là một phần kỹ năng xã hội quan trọng mà
con người cần có trong cuộc đời mình. Nên nhớ, tất cả
mọi bài học đều thực hiện từng bước và cần cho trẻ thời
gian để áp dụng những gì mình đã học.


×