Trường quốc tế không bắt học
sinh học vẹt
Không phải trường mang danh nghĩa quốc tế nào
cũng đều có chất lượng giảng dạy tốt. Tuy nhiên có
một ưu điểm của các trường quốc tế mà các trường
Việt Nam cần học tập, đó là cách khích lệ sự phát
triển tư duy, tính độc lập của trẻ.
Không bắt buộc làm y sách vở
ải ngẫu nhi
ên mà học sinh trường quốc tế có thể tự do dán ảnh mình và bạn mình, th
ậm chí cả thần
tượng phim ảnh, ca nhạc vào học bạ”.
Bà Đặng Mạch Thuỷ, cán bộ quản lý tại một trường tiểu
học giảng dạy theo chương trình của bang California
(Mỹ) cho biết, quan điểm giáo dục của trường là dạy sao
cho các em biết cách tự học, “Giáo viên không bắt buộc
các em phải làm y như sách vở. Các em có quyền sáng
tạo, tìm hiểu kiến thức bên ngoài sách vở và được tham
gia nhiều vào bài học chứ không đơn thuần chỉ có đọc
chép”, bà Thuỷ nói. Quan sát một giờ học tại đây, có thể
thấy không khí rất thoải mái và có nhiều yếu tố gây hứng
thú cho học sinh. Các em có thể đứng, di chuyển, ngồi
theo vòng tròn và thậm chí… nằm dài ra sàn lớp học.
Lớp học ngoài các tranh ảnh, đồ dùng học tập, còn có kệ
sách, góc thư giãn. Trên tường bày đầy các sản phẩm của
chính học sinh như tranh vẽ, các bài tập làm văn…
Theo bà Thái Thị Linh, giáo viên môn văn hoá Việt Nam
của trường phổ thông quốc tế ACG, nội dung chương
trình của trường quốc tế có thể nhẹ hơn trường Việt Nam
nhưng về kiến thức thì chưa hẳn. Bà Linh nêu một ví dụ
về bài Trung thu của học sinh lớp ba. Các em được cho
tự tìm tòi đọc và sưu tầm những câu chuyện, bài viết liên
quan đến Trung thu có trên sách báo, internet… Trong
giờ học, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời. Sau đó,
cho các em thực tế bằng cách tổ chức buổi chơi Trung
thu. Hoặc khi dạy bài “Nghề nghiệp”, giáo viên hướng
dẫn mỗi em tự chọn một nghề, tìm hiểu các thông tin liên
quan đến nghề đó qua cha mẹ, sách báo, internet, phim
ảnh… Sau đó, từng em sẽ trình bày những gì tự nhận
thức được. “Điều quan trọng không phải các em trình bày
đúng hay sai, mà qua đó các em hình thành được các
khái niệm và học được các thao tác tìm hiểu về một vấn
đề”, bà Linh nói.
Tôn trọng cái tôi của học sinh
Theo GS Phạm Toàn, người có nhiều năm nghiên cứu và
trực tiếp giảng dạy ở trường quốc tế, phương pháp giảng
dạy của các trường nước ngoài có ba ưu điểm: định nghĩa
được thế nào là một cấp học; khai thác triệt để và thực
hiện một cách thống nhất lý thuyết hoạt động, cư xử
đúng mực và xem học sinh là trung tâm. “Mọi hoạt động
trong nhà trường thể hiện ý đồ giáo dục theo cách lấy học
sinh làm trung tâm. Buộc các em tiến hành tự giáo dục,
tự khám phá, tự hoạt động, chủ động độc lập tư duy và
nghiên cứu chứ không học theo kiểu vẹt. Không phải
ngẫu nhiên mà các em học sinh trường quốc tế có thể tự
do dán ảnh mình và bạn mình, thậm chí cả thần tượng
phim ảnh, ca nhạc của mình vào học bạ, có thể ghi vài
trang tâm sự cá nhân với thầy cô mà không ngại ngùng…
Đó là vì thầy cô đã cho học sinh một quyền chủ động rất
lớn trong việc thể hiện và phát huy cái tôi của mình”, ông
Toàn nhận xét.
Tiến sĩ Huỳnh Công Minh, giám đốc sở Giáo dục và đào
tạo TP.HCM nhận định, các trường có yếu tố nước ngoài
đã góp phần tăng thêm điều kiện học tập cho học sinh.
Các trường này đã đi đầu trong áp dụng phương pháp
dạy học tiên tiến, tạo xu thế cạnh tranh để phát triển giáo
dục. Sĩ số học sinh/lớp ít (bình quân dưới 20 học sinh),
chương trình nhẹ nhàng (thường chỉ sáu môn), giải quyết
được những vấn đề thiết thực của cuộc sống, đồng thời
phát triển mạnh các môn năng khiếu và thể chất… nên
học sinh rất ham thích. Tuy nhiên theo ông Minh, thực tế
cũng có một số trường có gặp khó khăn như cơ sở vật
chất chật hẹp, đội ngũ giáo viên thiếu ổn định và không
đồng đều, học phí cao… dẫn đến đã có một số phụ huynh
phải xin cho con về lại các trường phổ thông bình
thường. “Mặc dù không quảng cáo rầm rộ nhưng các
trường bình thường có chất lượng vẫn được phụ huynh
tín nhiệm về mặt nề nếp và giữ được bản sắc văn hoá dân
tộc Việt Nam”, ông Minh nói.