ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
TIẾT 1
I. Mục tiêu:
1 Kiểm tra đọc lấy điểm:
-Nội dung: các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
-Kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc đội tối thiểu
120 chữ/ phút, biết ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dấu câu, giữa các cụm từ,
đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
-Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc,
hiểu được ý nghĩa của bài đọc.
-Viết được những điểm cần ghi nhớ về: tên bài, tên tác giả, nội dung chính,
nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 3.
-Tìm đúng các đoạn thơ có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được
đoạn văn đó.
II. Đồ dùng dạy học:
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
-Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục dích tiết học và cách bốc thăm bài
đọc.
2. Kiểm tra tập đọc:
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
-Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung
bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu
hỏi.
-Cho điểm trực tiếp từng HS .
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có
thể đưa ra những lời động viên để lần sau kiểm
tra tốt hơn. GV không nên cho điểm xấu. Tuỳ
theo số lượng và chất lượng của HS trong lớp
mà GV quyết định số lượng HS được kiểm tra
đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các
tiết 1,3,5 của tuần 10.
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS )
về chỗ chuẩn bị: cử 1 HS kiểm tra xong,
1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu Hs trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là chuyện
kể thuộc chủ điểm Thương người như thể
thương thân (nói rõ số trang).
-GV ghi nhanh lên bảng.
-Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao
đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào
xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác
nhận xét, bổ sung (nếu sai).
-Kết luận về lời giải đúng.
SGK.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
+Những bài tập đọc là truyện kể là
những bài có một chuỗi các sự việc liên
quan đến một hay một số nhân vật, mỗi
truyện điều nói lên một điều có ý nghĩa.
+Các truyện kể.
Dế mèn bênh vực kẻ yếu: phần 1 trang
4,5 , phần 2 trang 15.
Người ăn xin trang 30, 31.
-Hoạt động trong nhóm.
-Sửa bài
Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật
Dế mèn bênh
vực kẻ yếu
Tô Hoài Dế Mèn thấy chị Nhà Trò
yếu đuối bị bọn nhện ức
hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế Mèn, Nhà Trò,
bọn Nhện.
Người ăn xin Tuốc-ghê-
nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa
cậu bé qua đường và ông
lão ăn xin.
Tôi (chú bé), ông
lão ăn xin.
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tìm các đoạn văn có giọng đọc
như yêu cầu.
-Gọi HS phát biểu ý kiến.
-Nhận xét, kết luận đọc văn đúng.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn
đó.
-Nhận xét khen thưởng những HS đọc tốt.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm
được.
-Đọc đoạn văn mình tìm được.
-Chữa bài
-Mỗi đoạn 3 HS thi đọc .
a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha: Là đoạn văn cuối truyện người ăn xin:
Từ tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm
chặt lấy bàn tay run rẩy kia… đến khi
ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi
cũng vừa nhận được chút gì của ông
lão.
b. Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: Là đoạn nhà Trò (truyện dế mèn bênh
vực kẻ yếu phần 1) kể nỗi khổ của mình:
Từ năm trước , gặp khi trời làm đói
kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn
nhện… đến Hôm nay bọn chúng chăng
tơ ngang đường đe bắt em , vặt chân,
vặt cánh ăn thịt em.
a. Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn
đe:
Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh
vực Nhà Trò Trò (truyện dế mèn bênh
vực kẻ yếu phần 2):
Từ tôi thét:
-Các người có của ăn của để, béo múp,
béo míp… đến có phá hết các vòng vây
đi không?
4. Củng cố – dặn dò:
-Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
-Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa
đạt về nhà luyện đọc.