Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tiếng Việt lớp 4 - ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TIẾT 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.6 KB, 4 trang )

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TIẾT 2
I. Mục tiêu:
-Nghe- viết đúng chính tả bài, trình bày đẹp bài Lời hứa.
-Hiểu được nội dung bài.
-Củng cố quy tắc viết hoa tên riêng.
II. Đồ dùng dạy học:

-Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT3 và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học.
2. Viết chính tả:
-GV đọc bài Lời hứa. Sau đó 1 HS đọc lại.
-Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ.
-Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết
chính tả và luyện viết.
-Hỏi HS về cách trình bày khi viết: dấu hai



-1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.

-Đọc phần Chú giải trong SGK.
-Các từ: Ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ.

chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc
kép, đóng ngoặc kép.


-Đọc chính tả cho HS viết.
-Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý
kiến. -GV nhận xét và kết luận câu trả lời
đúng.






-2 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.


a. Em bé được giao nhiệm vụ gì
trong trò chơi đánh trận giả?
Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn.
b.Vì sao trời đã tối, em không về? Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa
có người đến thay.
c. Các dấu ngoặc kép trong bài
dùng để làm gì?
Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ
phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
d. Có thể đưa những bộ phận đặt
trong dấu ngoặc kép xuống dòng,
đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng

-Không được, trong mẫu truyện trên có 2 cuộc đối
thoại- cuộc đối thoại giữa em bé với người khách
trong công viên và cuộc đối thoại giữa em bé với các
không? Vì sao? bạn cùng chơi trận giả là do em bé thuật lại với người
khách, do đó phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân
biệt với những lời đối thoại của em bé với người
khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.

 GV viết các câu đã chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong
ngoặc kép để thấy rõ tính không hợp lí của cách viết ấy.
(nhân vật hỏi):
-Sao lại là lính gác?
(Em bé trả lời) :
-Có mấy bạn rủ em đánh trận giả.
Một bạn lớn bảo:
-Cậu là trung sĩ.
Và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây.
Bạn ấy lại bảo:
-Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người đến thay.
Em đã trả lời:
-Xin hứa.
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Phát phiếu cho nhóm 4 HS . Nhóm nào

-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong
SGK.
làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các
nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng.

-Yêu cầu HS trao đổi hoàn thành phiếu.


-Sửa bài

Các loại tên riêng Quy tắt viết Ví dụ
1. Tên riêng, tên địa
lí Việt Nam.
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi
tiếng tạo thành tên đó.
-Hồ Chí Minh.
-Điện Biên Phủ.
-Trường Sơn.

2. Tên riêng, tên địa
lí nước ngoài.
-Viết hoa chữ cái đầu của mỗi
bộ phận tạo thành tên đó. Nếu
bộ phận tạo thành tên gồm
nhiều tiếng thì giữa các tiếng
có gạch nối.
Lu-I Pa-xtơ.
Xanh Bê-téc-bua.
Tuốc-ghê-nhép.
Luân Đôn.
Bạch Cư Dị….
4. Củng cố – dặn dò:
-Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và HTL để chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.


×