Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Món ăn bài thuốc chống thiếu máu khi mang thai docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.14 KB, 2 trang )

Món ăn bài thuốc chống thiếu
máu khi mang thai

Thiếu máu trong giai đoạn mang thai là một bệnh hay gặp, chủ yếu là thiếu máu dạng
thiếu sắt, chiếm khoảng 90% tổng số thiếu máu lúc mang thai. Nguyên nhân là do khi
mang thai, khối lượng máu dần tăng lên, hàm lượng sắt cũng cần tăng lên, lại do thai nhi
tăng trưởng và rau thai phát triển cần được cung cấp sắt, mà hàm lượng sắt trong máu
không đủ nên dẫn tới bệnh này. Một số ít cũng có thể do nhiễm ký sinh trùng gây mất
máu mạn tính, bị bệnh nhiễm khuẩn mạn tính hay các bệnh gan thận ảnh hưởng tới việc
sản sinh hồng cầu và tuổi thọ của hồng cầu, cũng như tái sử dụng nó mà dẫn tới.
Đông y cho rằng sau khi mang thai, khí huyết tụ để dưỡng thai, tạng phủ mất nhu dưỡng,
lách hư, khí huyết không còn đường sinh ra và biến đổi, hoặc lách không quản lý được
huyết mà dẫn tới thiếu máu.
Thiếu máu mức độ nhẹ: Mệt mỏi, mất sức, rụng tóc
Thiếu máu nặng: Sắc mặt trắng xanh, phù, mất sức, đầu váng, tai ù, tim hoang mang, hụt
hơi, chán ăn, bụng trướng đi lỏng
Về ăn uống
Người mang thai thiếu máu chủ yếu là thiếu sắt, do vậy nên ăn các thức ăn chứa nhiều sắt
như gan lợn, rau chân vịt
Người mang thai thiếu máu phần nhiều do lách hư, không có nguồn sinh ra và biến đổi, lá
lách hoạt động yếu, do vậy ăn uống cần mềm, dễ tiêu, nên bổ từ từ, không nên phàm ăn
tục uống.
Người mang thai nên ăn nhiều thức ăn giàu protein, có giá trị dinh dưỡng cao như thịt
nạc, trứng gà, cá tươi ngoài ra cần bổ sung nhiều vitamin nhất là vitamin C do vậy nên
ăn nhiều rau tươi và hoa quả như cà chua, táo, cam, quýt
Một số món ăn - bài thuốc:
Bài 1: Mộc nhĩ đen ngâm nở 30g, hồng táo 30 quả, cùng nấu canh ăn, mỗi ngày một lần,
mỗi lần một bát con, dùng chữa lách hư.
Bài 2: Long nhãn 300g, đại táo 250g, cũng nấu tới khi gần chín thêm chút nước gừng,
250g mật ong, cốc nha mạch nha mỗi thứ 50g đổ vào quấy đều, nấu thêm giây lát, giã
nát, ăn mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 15g, dùng chữa chứng tỳ hư, hồi hộp, ăn kém.


Bài 3: Lạc nhân 100g, ngâm nửa giờ lấy vỏ, lụa. Hồng táo khô 50g, rửa sạch bằng nước
ấm ngâm nở, cho vào nồi cùng với vỏ lụa lạc, đổ nước luộc lạc vào, đun nhỏ lửa 30 phút,
vớt vỏ lụa lạc ra, thêm đường đỏ, uống mỗi ngày 3 lần, dùng chữa thiếu máu khi mang
thai kèm giảm tiểu cầu.
Bài 4: Xích đậu 50g, hồng táo 10 quả, cùng nấu tới khi đậu nhừ táo mập, thêm đường ăn
cả nước và cái, ăn trước khi đi ngủ, dùng chữa lách hư huyết suy, đêm ngủ không yên.
Bài 5: Tủy sống lợn 500g, ngó sen 250g, cùng nấu, khi canh trắng, ngó sen nhừ dùng ăn,
cách ngày ăn 1 lần, dùng chữa khí huyết đều suy.
Bài 6: Hồng táo 20 quả, thịt thỏ 500g, nấu cùng tới khi nhừ, thêm gia vị vừa đủ, ăn cách
nhật, dùng chữa khí huyết đều suy.
Bài 7: Xương lợn 250g, đậu đen 30g, đại táo 20g, thêm nước nấu tới nhừ, gia vị vừa đủ,
uống canh ăn đậu đen và đại táo, mỗi ngày 1 lần, dùng chữa váng đầu, mất sức hồi hộp,
phù.
Bài 8: Mã thầy, củ cải trắng mỗi thứ 750g, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thái vụn,
giã nát, vắt nước, bỏ bã, thêm 50ml mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, dùng chữa thiếu máu
kèm họng sưng đau, miệng khô lưỡi ráo.


×