Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bạn hiểu khí công như thế nào? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.94 KB, 3 trang )

Bạn hiểu khí công như thế nào?

Trong mươi năm trở lại đây phương pháp khí công dưỡng sinh của y học cổ truyền
được nhiều người quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu và tập luyện. Tuy nhiên, vì nhiều
lý do khác nhau, có người đã lợi dụng những điều còn bí ẩn của bộ môn khoa học
này để huyễn hoặc người tập khiến họ rơi vào tình trạng “tẩu hỏa nhập ma” nhằm
mục đích trục lợi. Vậy, bạn hiểu về khí công như thế nào? Bài viết này xin được giới
thiệu những vấn đề cơ bản nhất để độc giả tham khảo.
Nội dung của khí công là gì?
Nội dung chính của khí công là điều tâm, điều thân và điều tức
Điều tâm còn gọi là điều thần, luyện ý, ý thủ với ý nghĩa chủ yếu là tập trung tư tưởng, là
quá trình vận dụng ý thức để điều tiết và khống chế thân thể, tâm lý của bản thân. Đây là
nội dung chính của phép luyện khí công, “vô ý chẳng nên công”, là đặc điểm nổi bật khác
hẳn với các phương pháp rèn luyện sức khỏe khác và cũng là phép luyện khó nhất trong
khí công, “chỉ có thể hiểu bằng ý, không thể truyền bằng lời”.
Điều thân còn gọi là điều hình, có nghĩa là điều hòa tư thế sao cho phù hợp với phương
pháp tập luyện và thể trạng. Điều thân chủ yếu có 4 cách: đi, đứng, nằm và ngồi, trong đó
nằm và ngồi thường được dùng hơn cả, nhưng dù ở trong tư thế nào thì thư giãn cơ vẫn là
chủ yếu, thư giãn mà vẫn giữ được sự cân bằng và vững chắc của thân thể, giúp cho điều
tức và điều tâm được thuận lợi.
Điều tức còn gọi là thổ nạp, đài tức, điều khí, thực khí , chính là điều luyện hơi thở, là
luyện hô hấp. Luyện thở yêu cầu có chủ ý để điều chỉnh hơi thở của mình, khống chế hơi
thở một cách có hiệu quả sao cho phù hợp với thể trạng, có tác dụng cường thân trị bệnh.
Thở trong khí công là thở tự nhiên, có nhịp điệu rất đều, sâu và êm, phối hợp mật thiết
với điều thân và điều tâm, thở chủ yếu bằng cơ hoành hoặc cơ bụng.
Tác dụng của khí công như thế nào?
Theo quan niệm của y học cổ truyền
Y học cổ truyền cho rằng: “Dục đắc bất lão, hoàn tinh bổ não” (muốn trẻ mãi không già
nên chăm sóc bồi bổ cho não). Tập luyện khí công chính là thông qua phương thức hoàn
tinh bổ não nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, tăng trí thông
minh và kéo dài tuổi thọ. Điều tâm nhập tĩnh của khí công là bài trừ những ý niệm hỗn


tạp, làm sạch và duy trì sự yên tĩnh của não.
Y học cổ truyền coi tinh, khí và thần là 3 vật tam bảo của cơ thể. Y thư cổ cho rằng: Phú
thiện dưỡng sinh giả dưỡng nội. Dưỡng nội chính là điều dưỡng tinh, khí và thần. Quá
trình luyện công chính là thực hành việc điều hòa 3 vật tam bảo, trong đó thần là chủ yếu,
khí là động lực và tinh là cơ sở, bảo đảm nguyên tắc “bế tinh, dưỡng khí, tồn thần” mà
đại danh y Tuệ Tĩnh đã nêu ra.
Luyện tập khí công còn có tác dụng điều hòa công năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng,
làm cho hệ thống kinh lạc được thông suốt, khí huyết trở nên dồi dào, mối quan hệ trên
dưới, trong ngoài càng thêm gắn bó, cơ thể con người thích nghi tốt hơn đối với mọi biến
đổi của môi trường bên ngoài. Nói một cách khái quát, tập luyện khí công giúp cho cơ thể
bồi đắp chính khí, phục hồi và duy trì cân bằng âm dương, giữ gìn sự ổn định bên trong
và cải thiện khả năng thích nghi với bên ngoài.
Theo quan niệm của y học hiện đại
Với hệ thống thần kinh trung ương, luyện công có tác dụng duy trì cân bằng giữa hưng
phấn và ức chế, nâng cao khả năng kiểm soát của vỏ não, tăng cường lưu lượng tuần
hoàn não, cải thiện trí nhớ và sức chú ý, phát triển phản xạ có điều kiện, khơi dậy những
tiềm năng trí tuệ vốn có Với hệ thống tuần hoàn, khí công có tác dụng điều chỉnh nhịp
tim và huyết áp, tăng lưu lượng tuần hoàn vành, cải thiện sức co bóp cơ tim, nâng cao sức
chịu đựng của cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy, làm giảm sức cản ngoại biên giúp cho
tim khỏe hơn
Với hệ hô hấp, luyện công gây hưng phấn trung khu hô hấp, làm tăng thông khí phổi,
giảm lượng khí cặn, giảm tần số thở, cải thiện tuần hoàn phổi, tăng cường quá trình trao
đổi khí ở phế nang Với hệ tiêu hóa, luyện công góp phần xoa bóp tràng vị, giúp tăng
cường bài tiết nước bọt, kích thích cảm giác ngon miệng, điều chỉnh công năng co bóp,
tiết dịch và hấp thu của dạ dày ruột, cải thiện năng lực hoạt động của hệ tiêu hóa
Ngoài ra, tập luyện khí công còn làm giảm chuyển hóa cơ bản, nâng cao sức chịu đựng
của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại
bệnh tật. Khí công còn giúp con người trở nên kiên nhẫn, suy nghĩ sâu sắc, dễ khép mình
vào kỷ luật, giàu tự tin, tăng sức “miễn dịch” trước những biến cố bất lợi của tự nhiên và
cuộc đời.


×