Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đọc thêm: tiếng mẹ đẻ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.85 KB, 5 trang )

Ngày soạn: Ngày giảng:
Hướng dẫn đọc thêm:
TIẾNG MẸ ĐẺ, NGUỒN GIẢI PHÓNG
CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC
Nguyễn An Ninh
A. Kết quả cần đạt
Giúp HS hiểu:
- Giá trị của bài chính luận: đề cao vai trò của Tiếng Việt như một nguồn vũ
khí hữu hiệu và quan trọng góp phần để giải phóng các dân tộc bị áp bức- Một
tư tưởng mới mẻ của tác giả trong hoàn cảnh hiện thời.
- Giá trị nghệ thuật: tính luận chiến cao, lập luận sắc sảo.
B. Cách thức tiến hành
- Đọc sáng tạo kết hợp gợi tìm, tái tạo, nghiên cứu.
C. Phương tiện thực hiện
- SGK, Sách thiết kế Ngữ văn 11, tập 2
- Ảnh chân dung Nguyễn Anh Ninh
D. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Dẫn vào bài
Các em thân mến, tiếng Việt luôn luôn là niềm tự hào của người Việt.
Trải qua bao bể dâu, tiếng Việt ngày càng phong phú và giầu có. Đề cao vai
trò của tiếng Việt, nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước tiến bộ Nguyễn An Ninh
đẫ viết một áng văn chính luận đặc sắc: “Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các
dân tộc bị áp bức”. Đây là một tư tưởng mới mẻ và tiến bộ của tác giả trong
hoàn cảnh hiện thời.
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn tác giả Nguyễn An Ninh và áng văn
chính luận đặc sắc đó.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
?: Dựa vào phần Tiểu dẫn,
SGK, tóm tắt những nét chính


trong cuộc đời, sự nghiệp của
Nguyễn An Ninh?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn An Ninh (1899-1943)
- Là nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước tiến bộ
nổi tiếng đầu thế kỉ XX.
- Ông sinh ra trong gia đình giàu truyền
thống yêu nước thương nòi, lớn lên trên đất
1
?: Tác phẩm được Nguyễn An
Ninh sáng tác trong hoàn cảnh
nào?
- GV gọi học sinh đọc. Y/c
giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, khi
mỉa mai, châm biếm, khi đau
đớn, xót xa…
?: Bài báo có thể được chia làm
mấy phần? Nội dung chính của
từng phần?
Gia Định là trung tâm văn hóa của nước ta
thời kì Pháp thuộc.
- Ông có học vấn rộng, tìm hiểu văn hóa
của nhiều nước Châu Âu.
- Cuộc đời ông gắn liền với hoạt động diện
thuyết, viết báo chống Đế quốc - Phong
kiến, là phần tử nguye hiểm trong mắt thục
dân Pháp và bị truy nã.
- 1939, ông bị bắt, kết án, giam ở Côn Đảo.
-1943, ông mất do sự hành hạ của Thực dân

Pháp.
2. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác
- Viết năm 1925, đăng trên báo “Tiếng
chuông rè”, bút danh Nguyễn Tịnh.
- Trong những năm đầu thế kỉ XX, phần
lớn tầng lớp trí thức Việt Nam xuất thân từ
nhà trường Tây học. Họ ít nhiều chịu tư
tưởng nô dich, sùng bái phương Tây. Một
sô kẻ thiếu tình cảm với dân tộc đã mang
một tư tưởng rất đáng phê phán: coi trọng
tây phương và coi thường dân tộc mình.
Trong hoàn cảnh ấy, nhà báo Nguyễn An
Ninh đã viết bài báo này để đánh thức
những kẻ có hiểu biết nông cạn về văn hóa,
chỉ ra cho họ thấy sai lầm của mình. Từ đó
giúp họ ý thức rõ hơn về trách nhiệm với
dân tộc, cụ thể là trách nhiệm với việc bảo
vệ, giữ gìn, phát triển ngôn ngữ dân tộc. Bở
tiếng mẹ đẻ là linh hồn, tinh hoa của dân
tộc mình.
* Đọc
* Bố cục: 3 phần
- Phần 1: phê phán những người do thiếu
hiểu biết, thích khoe khoang nên đã vô tình
từ bỏ “văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ”.
- Phần 2: thuyết minh cho tư tưởng nòng
2
Câu 1: Nguyễn An Ninh đã phê
phán những hành vi nào của

thói học đòi Tây hóa?
Câu 2: Theo tác giả, tiếng nói
có tầm quan trọng như thế nào
đối với vận mệnh của dân tộc?
cốt của bài viết: “tiếng mẹ đẻ, nguồn giải
phóng các dân tộc bị áp bức”.
- Phần 3: quan niệm của tác giả về mối
quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước
ngoài.
II. Hướng dẫn đọc thêm
Câu 1: Những hành vi học đòi Tây hóa
đáng phê phán:
- Thích nói tiếng Pháp (dù là bập bẹ mấy
tiếng) hơn là nói tiếng Việt cho mạch lạc.
- Cóp nhặt những cái tầm thường của
phong hóa Châu Âu để lòe đồng bào rằng:
mình được đào tạo theo kiểu Tây phương.
- Mù văn hóa Châu Âu.
- Kiến trúc và trang trí nhà cửa lai căng, lại
ngỡ là học theo văn minh Pháp.
- Từ bỏ tiếng mẹ đẻ, cho là tiếng Việt
nghèo nàn.
=> Thái đọ của tác giả: châm biếm, phê
phán gay gắt, lo lắng, xót xa (qua câu cuối
phần 1)
Câu 2: Tiếng nói có tầm quan trọng đặc
biệt đối với vận mệnh dân tộc:
+ Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất
nền độc lập của các dân tộc.
+ Tiếng nói là yếu tố quan trọng nhất giúp

giải phóng các dân tộc bị thống trị.
- Liên hệ: “Buổi học cuối cùng” của An-
phông-xơ Đô-đê (Ngữ văn 6, tập 2) “Tiếng
Pháp- là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong
sáng nhât, vững vàng nhất: phải giứ lấy nó
trong chúng ta và đừng bao gời quên lãng
nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô
lệ, chừng nào họ vẫn giữu được tiếng nói
của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa
khóa chốn lao tù….”
Không biết khi viết bài báo này, Nguyễn
An Ninh có chịu ảnh hưởng ít nhiều tư
tưởng của An-phông-xơ Đô-đê không? hay
3
Câu 3: căn cứ vào đâu tác giả
nhận định tiếng nước mình
không nghèo nàn?
Câu 4: Tác giả quan niệm như
tế nào về mối quan hệ giữa
ngôn ngữ nước ngoài và ngôn
ngữ nước mình?
hai tư tưởng lớn đã gặp nhau?
Câu 3: Căn cứ:
+ Ngôn từ thông dụng (sinh hoạt, khẩu
ngữ…) của tiếng Việt rất phong phú.
+ Ngôn ngữ giàu có của Nguyễn Du.
+ Người Việt có thể dịch những tác phẩm
lớn của Trung Quốc sang tiếng Việt.
- Tác giả không lí luận nhiều, chỉ đưa ra
liên tiếp 3 câu hỏi tu từ:

+ “Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay
nghèo?”
+ “Vì sao người An Nam… tác phẩm tương
tự?”
+ “Phải quy lỗi… bất tài của con người?”
=> Dễ dàng nhân thấy quan niệm của
Nguyễn An Ninh về việc sủ dụng ngôn
ngữ. Ngôn ngữ giàu hay nghèo là do khả
năng và trình độ của người sử dụng. Ngôn
ngữ nghèo với những người thiếu hiểu biết
về ngôn ngữ và không hiểu rõ về điều mình
muốn trính bày. Đây là tư tưởng lớn và có ý
nghĩa quan trọng không chỉ đối với vấn đề
chính trị mà ông đang trình bày mà còn
khiến người đọc phải trăn trở, suy nghĩ.
Cách lập luận của tác giả không chỉ thuyết
phục mà còn khiến người đọc phải trăn trở,
suy nghĩ.

Câu 4: Mối quan hệ:
Tiếng nước ngoài là cần thiết với mỗi
người. tuy nhiên, sự cần thiết biết một ngôn
ngữ Châu Âu hoàn toàn không kéo theo
chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ.
- Tiếng nước ngoài mà mình học được phải
làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.
=> Quan điểm đúng đắn: Tiếng Việt cần
phải được bảo vệ và giữ gìn.
Về điều này chúng ta nên tự hào và học tập
cha ông chúng ta, những người đã làm cho

ngôn ngữ của chúng ta giàu có như ngày
nay. Trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc,
4
Câu 5: Trong hoàn cảnh nước
nhà đang bị thực dân thống trị
thì câu nói sau đây của tác giả
có hoàn toàn đúng không? “Nếu
người An Nam hãnh diện…vấn
đề thời gian?”
suốt thời phong kiến cha ông ta sử dụng
tiếng Hán trong nhà trường, trong công việc
hành chính… Vậy mà tiếng Việt không bị
Hán hóa, ngược lại, quá trình Việt hóa tiếng
Hán lại đạt được những thành tựu đáng tự
hào mà ngày nay cúng ta đang được hưởng
thụ.
Câu 5: Quan điểm này hoàn toàn đúng đắn
và thuyết phục
Một dân tộc tự do không chỉ tự do về mặt
chủ quyền, địa lí, về quyền sống mà một
dân tộc thực sự tự do, độc lập là một dân
tộc có nền văn minh riêng với bản sắc văn
hóa riêng của mình. Bởi nô dịch về văn hóa
sẽ dẫn đến nô dịch bởi mọi phương diện.
Văn hóa, mà trong đó ngôn ngữ là yếu tố
quan trọng đã bị lai căng, mất đi bản sắc
hoặc bị hủy diệt thì dân tộc đó đã đánh mất
mình và trở thành kẻ phụ thuộc, kẻ sống
nhờ ở đợ. Chính vì vậy mà những kẻ xâm
lược rất quan tâm tới chính sách nô dịch

văn hóa.
Quan niệm của Nguyễn An Ninh: nếu
chúng ta hãn diện và làm giàu vốn văn hóa,
làm cho văn hóa phát triển vững mạnh thì
viêc đôc lâp là chờ thời gian.
4. Củng cố
5. Bài soạn
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×