Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Việc làm mới về công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.04 KB, 3 trang )

BÁO CÁO THỰC HIỆN VIỆC LÀM MỚI:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TỐT








o0o








A. LÝ DO CHỌN CÔNG VIỆC CHỦ NHIỆM LỚP:
Nói đến giáo dục chúng ta không đơn thuần chỉ chỉ cung cấp kiến thức mà
phải đào tạo toàn diện về mọi mặt: “ Đức -Trí - Thẩm mỹ ” ở bậc Tiểu học môi
trường sư phạm là những bước đi đầu tiên ngay từ những lớp nhỏ để hình thành
nhân cách cho học sinh. Vì lứa tuổi này là lứa tuổi đang có sự hình thành nhân
cách mang tính ổn định. Mặt khác nền kinh tế thị trường nảy sinh nhiều tiêu cực
ảnh hưởng đến việc giáo dục của gia đình, bởi công việc gia đình bề bộn, phần lớn
chiếm hết thời gian của các bậc phụ huynh. Do vậy, sự kết hợp giữa nhà trường,
gia đình và xã hội, trong việc rèn luyện con em càng trở nên thiếu chặt chẽ. Chính
vì thế, bên cạnh việc cung cấp kiến thức, công tác quản lý, tổ chức tốt học sinh của
các bậc thầy cô càng trở nên cần thiết nhằm hạn chế những tác động xấu bên ngoài
xã hội đến học sinh.


Với những lý do trên và trong những năm làm chủ nhiệm lớp tôi xin đóng
góp một phần nào đó trong việc xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, tự quản tốt.
B.NỘI DUNG:
Tập thể lớp trong nhà trường nói chung và tập thể lớp nói riêng là một nhóm
người có tổ chức, là một xã hội thu hẹp hay là một phần của xã hội thống nhất
bằng những mục tiêu chung, bằng hoạt động hợp đồng có ích về mặt xã hội.
Trong tập thể có một kiểu quan hệ đặc biệt đó là sự phụ thuộc lẫn nhau về
một trách nhiệm xã hội và sự cộng tác theo tinh thần đồng chí. Tập thể là một tổ
chức cổ đông và luôn phát triển. Sự phát triển của tập thể lớp phụ thuộc vào điều
kiện bên ngoài và điều kiện bên trong, vào hoàn cảnh chủ quan, khách quan của
tập thể. Chính sự tương tác giữa các điều kiện bên ngoài và bên trong đã giúp cho
tập thể có được hệ thống giá trị chuẩn mực cần thiết gắn với nội dung, quá trình
và kết quả chúng gắn với mối quan hệ tương tác với các thành viên giữa tập thể
và môi trường xã hội bên ngoài.
Tập thể được coi như môi trường như phương tiện để giáo dục học sinh
trong đó mỗi thành viên của nó có các điều kiện thuận lợi để phát triển nhân cách ,
phát triển tài năng. Do đó tập thể học sinh trong nhà trường là một hình thức tổ
chức đặc biệt để thống nhất mọi người thành một khối trong đó lớp học là một kết
cấu ghép của tập thể hoạt động học tập giáo dục, là tế bào của nhà trường.
Tóm lại, tập thể học sinh vừa là một đối tượng vừa là chủ thể tác động sư
phạm. Do đó tất cả các nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong nhà trường đều
đòi hỏi phải lấy việc xây dựng giáo dục tập thể lớp làm tiền đề.
Tập thể lớp đoàn kết, tự quản tốt là tập thể lớp có bầu tâm lý tích cực thể hiện
như: luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, có lối sống tích cực. Ban cán sự có năng
lực lãnh đạo, là người gương mẫu đi đầu trong học tập cũng như chấp hành tốt
nội quy của nhà trường.
1
Tập thể không xảy ra xung đột, không có cải cọ nhau, bình đẳng, luôn tôn
trọng lẫn nhau, có ý thức trách nhiệm tự giác, thực hiện tốt các nhiệm vụ được
giao.

Về tập các thành viên trong tập thể phải có học tâp từ trung bình trở lên,
hạnh kiểm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh. Để dạt được điều
đó các em phải có ý thức phấn đấu óc cầu tiến và ý thức trong học tập.
Để tập thể trở thành tập thể lớp vững mạnh thì giáo viên chủ nhiệm là người
có kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh. Mặt khác giáo viên chủ nhiệm
phải biết tổ chức quản lý tập thể học sinh, phải quan tâm đến sự phát triển toàn
diện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm luôn thống nhất trong hành động, trong
nhận định và đánh giá học sinh, luôn gương mẫu và đưa ra những yêu cầu để phát
huy tinh thần tự học và ý thức tự giác, ý thức làm chủ của học sinh. Giáo viên
quan tâm gần gủi bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh yếu.
C. GIẢI PHÁP VÀ THỰC HIỆN:
- Lựa chọn ban cán sự lớp : Ban cán sự lớp chọn những em có năng lực, học
giỏi, có năng khiếu.
- Ngay đầu năm giáo viên cần phân công, công việc rõ ràng:
VD: + Lớp trưởng có sổ theo dõi các bạn: về sĩ số, theo dõi việc học tập
như điểm tốt, điểm xấu, quản lý lớp trong giờ tự quản.
+ Lớp phó học tập: Thường xuyên kiểm tra việc làm vệ sinh lớp học
của các tổ, kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở của các bạn.
+ Các tổ trưởng: giữ trật tự trong tổ của mình trong giờ học cũng như
giờ tự quản.
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên uốn nắn, động viên, an ủi khích lệ tinh
thần đoàn kết của các em ngày càng tốt hơn.
- Giáo viên chủ nhiệm phải có lòng thương yêu, lòng vị tha để mở cho các em
một cơ hội sữa đổi và lắn nghe tất cả những ý kiến của học sinh.
- Giáo viên có tâm huyết đào tạo thế hệ trẻ mai sau trở thành những chủ nhân
tương lai của đát nước, phục vụ cho Tổ quốc ngày càng phồn vinh.
- Thực hiện: “Đôi bạn cùng tiến ” phân công em học giỏi giúp đỡ em học yếu
trong giờ ra chơi như : Thảo Ngân kèm Nhàn, Huyền kèm Nhớ, Tuyền kèm
Nhung Từ đó các em gần gủi, quan tâm giúp đỡ nhau tạo mối quan hệ mật thiết
với bạn bè trong lớp.

D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua thời gian nhận lớp và vận dụng các giải pháp vào công tác chủ nhiệm. Tôi
nhận thấy lớp đạt được những kết quả như sau:
- Về nền nếp nghiêm túc, đồng phục đúng quy định, bảng tên tương đối đầy đủ.
- Duy trì sĩ số 100 %
- Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, gần gủi quan tâm cô giáo, thực hiện đầy đủ:
100 % . Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
- Học tập tiến bộ rõ rệt, tình trạng quên sách, vở không còn.
2
- Tồn tại: Do học sinh nhỏ mà phòng học thì phòng đôi ( hội trường) cho nên
chổi hay bị thất lạc dẫn đến trực nhật lớp có ngày bị chậm. Một vài em bảng tên bị
hỏng: Phương, Thúy, Tâm
*Để đạt được những thành quả trên đó là :
- Nhờ sự quan tâm sâu sắc của BGH nhà trường, Đoàn thể, giáo vên bộ môn ,

- Tập thể giáo viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường là một tấm gương sáng
về tác phong và đạo đức để cho các em noi theo.
E. KẾT LUẬN:
Công việc chủ nhiệm tốt là công đoạn của quá trình làm công tác chủ nhiệm.
Mỗi khi giáo viên chủ nhiệm tùy theo kinh nghiệm tích lũy mà có cách tổ chức
khác nhau.
Đây là do một phần đúc kết kinh nghiệm của bản thân, một phần tham khảo ý
kiến học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đi trước. Do đó những ý kiến trên sẽ
còn nhiều thiếu sót nhất định.
Rất mong sự đóng góp tận tình của quý thầy cô để bản thân ngày càng hoàn
thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
Hải Vĩnh, ngày 12 tháng 4 năm 2010
Người viết
Lê Thị Nhung



3

×