Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

giáo an tuan 32 các mon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.37 KB, 10 trang )

Trường tiểu học Nguyễn Trãi – Hà Đông
TU Ầ N 32
Thứ hai, ngày 19 tháng 4 năm 2010
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG:VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I / Mục tiêu :
- Môi trường trong sạch sẽ mang lại cho con người sức khỏe .
- Học sinh biết bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm .
- Có thái độ phản đối những hành vi phá hoại môi trường sống
- GDHS ý thức bảo vệ môi trường.
II /Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh về môi trường
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
2.Bài mới:
 Hoạt động 1 Báo cáo kết quả điều tra
- Yêu cầu lớp vẽ tranh mô tả môi trường
nơi em đang sống ?
- Mời lần lượt từng em mô tả lại bức tranh
môi trường em vẽ .
- Theo em nơi mình đang sống có phải là
môi trường trong sạch không ?
- Em đã tham gia vào các hoạt động bảo
vệ môi trường sạch đẹp như thế nào ?
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung
nếu có .
 Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm trao đổi
bày tỏ thái độ đối với các ý kiến do giáo
viên đưa ra và giải thích .
- Lần lượt nêu các ý kiến thông qua phiếu
như trong sách giáo viên .


- Mời đại diện từng nhóm lên trả lời trước
lớp trước lớp .
- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc
của các nhóm .
* Giáo viên kết luận theo sách giáo viên .
- Lớp làm việc cá nhân .
- Nhớ hình dung lại môi trường nơi mình
đang ở để vẽ tranh .
-Lần lượt từng em lên giới thiệu bức
tranh của mình trước lớp .
- Tự nêu lên nhận xét về môi trường nơi
đang ở
- Giữ vệ sinh chung , không xả rác bừa
bãi …
- Các em khác lắng nghe nhận xét và và
bổ sung .
- Bình chọn em vẽ và có những việc làm
tốt
- Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo
yêu cầu của giáo viên .
- Lần lượt các nhóm cử đại diện lên giải
quyết và nêu thái độcủa nhóm mình cho
cả lớp cùng nghe .
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý
kiến nhóm bạn .
- Lớp bình chọn nhóm có cách giải quyết
hay và đúng nhất .
Giáo viên : nguyễn Kim Hoa
Trường tiểu học Nguyễn Trãi – Hà Đông
* Củng cố dặn dò :

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài
học
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học
vào cuộc sống hàng ngày .

Thứ ba, ngày 20 tháng 4 năm 2010
Thể dục:
TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN - TRÒ CHƠI : CHUYỂN ĐỒ VẬT
A/ Mục tiêu :
- Tung và bắt bóng cá nhân.Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối đúng và
nâng cao thành tích .
- Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “ Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương
đối chủ động .
- GDHS rèn luyện thể lực.
B/ Địa điểm phương tiện :
- Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn
luyện tập
. Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi , Cứ 3 em có 1 quả bóng .
C/ Các hoạt động dạy học:
Nội dung và phương pháp dạy học
Định
lượng
Đội hình
luyện tập
1.Bài mới:
a/Phần mở đầu :
-G v nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
-Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần 2 x 8 nhịp.
- Trò chơi : “ Tìm người chỉ huy “

-Chạy chậm trên địa hình tự nhiên 100 – 200 m
b/ Phần cơ bản :
* Tung và bắt bóng theo nhóm ba người .
- Hướng dẫn lại : Ba người đứng đối diện theo hình tam giác ,
ba em đều tung và bắt bóng qua lại cho nhau bằng cả hai
tay .Tung bóng sao cho bóng bay thành vòng cung vừa tầm bắt
của bạn lần đầu tung , bắt theo sự di chuyển tiến lên hay lùi
xuống sau đó chuyển sang phải , sang trái để bắt bóng cứ như
vậy tung qua bắt lại không để bóng rơi xuống đất càng nhiều
lần càng tốt .
*Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “.
1phút
4phút
2phút
16phú
t

8phút
-Đội hình
hàng ngang






























































- Đội hình
vòng tròn


Giáo viên : nguyễn Kim Hoa
Trường tiểu học Nguyễn Trãi – Hà Đông
-Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi để học sinh nắm .
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau
- Lần lượt từng cặp ra thực hiện chơi thử một lượt . Sau đó
cho chơi chính thức -Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện

tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui .
c/Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn hít thở sâu .
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà ôn tung và bắt bóng cá nhân .
2phút
2phút
GV

Thứ ba, ngày 20 tháng 4 năm 2010
Thủ công :
LÀM QUẠT GI ẤY TRÒN ( TIẾT 1)
A/ Mục tiêu :
- Học sinh biết làm cái quạt tròn bằng giấy thủ công .
- Làm được cái quạt tròn đúng qui trình kĩ thuật .
- Yêu thích các sản phẩm đồ chơi .
B/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu quạt tròn, tranh quy trình làm quạt tròn .
- Bìa màu giấy A
4
, giấy thủ công , bút màu , kéo thủ công , hồ dán .
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: hướng dẫn quan sát và

nhận xét.
- Đưa mẫu “ Cái quạt tròn bằng bìa “
hướng dẫn học sinh quan sát .
- Cái quạt tròn có mấy phần ? Đó là những
bộ phận nào ?
- Nếp gấp của cái quạt tròn như thế nào ?
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị
của các tổ viên trong tổ mình .
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Lớp quan sát hình mẫu để nắm về yêu
cầu kiến thức kĩ năng của sản phẩm “
Quạt tròn “.
- Có phần giấy gấp thành các nan và có
cán cầm .
- Có nếp gấp và buộc chỉ giống như gấp
quạt giấy đã học .
Giáo viên : nguyễn Kim Hoa
Trường tiểu học Nguyễn Trãi – Hà Đông
- Cho học sinh liên hệ với cái quạt giấy
trong thực tế nêu tác dụng của quạt ?
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn như sách giáo
khoa
Bước 1 : Cắt giấy :
- Hướng dẫn cách cắt các tờ giấy hoặc bìa
như hướng dẫn trong sách giáo viên .
Bước 2 :Gấp dán quạt .
- Hướng dẫn gấp Cách gấp các tờ giấy như
hình 2 hình 3 và hình 4 sách giáo khoa để
có phần quạt bằng giấy .
- Làm cán và hoàn chỉnh quạt : - Hướng

dẫn cách gấp - kẻ và cắt theo các bước như
hình 5 và hình 6 sách giáo viên .
d) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu nhắc lại các bước làm quạt.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước
bài mới
- Quạt dùng để quạt mát khi thời tiết
nóng nực .
- Tập cắt giấy rồi gấp thành cái quạt tròn
bằng giấy học sinh theo các bước để tạo
ra các bộ phận của chiếc quạt tròn theo
sự hướng dẫn của giáo viên .
- Hai em nêu nội dung các bước gấp cái
quạt tròn .
- Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để
tiết sau thực hành gấp qụt tròn .

Thứ năm, ngày 22 tháng 4 năm 2010
Tự nhiên xã hội :
NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT .
A/ Mục tiêu
- Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên trái đất
- Biết một ngày có 24 giờ.
- Biết được mọi nơi trên trái đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng
- GDHS bảo vệ môi trường
B/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong sách trang 120, 121, Đèn điện để bàn .
C/ Các hoạt động dạy học::
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra các kiến thức qua bài : “Mặt
trăng là vệ tinh của Trái Đất “
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
- Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của
- Trả lời về nội dung bài học trong bài :
” Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất “ đã
học tiết trước .
Giáo viên : nguyễn Kim Hoa
Trường tiểu học Nguyễn Trãi – Hà Đông
học sinh
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1 : -Yêu cầu quan sát tranh
theo cặp .
- Yêu cầu quan sát hình 1 và 2 trang 120
và 121 sách giáo khoa .
- Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được
toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
- Khoảng thời gian phần Trái Đất được
mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
-Khoảng thời gian phần Trái Đất không
được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
-Yêu cầu một số em trả lời trước lớp .
-Lắng nghe nhận xét đánh giá ý kiến của
học sinh .
-Rút kết luận như sách giáo viên
*Hoạt động 2 : Thực hành
-Yêu cầu các nhóm thực hành làm như
hướng dẫn trong sách giáo khoa .
- Mời lần lượt các đại diện từng nhóm lên

làm thực hành trước lớp .
- Lắng nghe và nhận xét đánh giá rút ra
kết luận như sách giáo viên .
* Hoạt động 3 : Thảo luận cá lớp .
- Giáo viên đánh dấu một điểm trên quả
cầu .
- Quay quả địa cầu đúng một vòng theo
ngược chiều kim đồng hồ và đến khi điểm
đánh dấu trở về chỗ cũ .
- Qui ước thời gian cho Trái Đất quay
được một vòng trở về chỗ cũ là 1 ngày .
- Vậy một ngày có bao nhiêu giờ ?
- Nếu Trái Đất ngừng quay thì ngày và
đêm trên Trái Đất như thế nào ?
d) Củng cố - Dặn dò:
- Lớp mở sách giáo khoa quan sát hình
1và 2 trang 120 , 121 và nêu .
-Vì phần bên kia quả địa cầu đã bị che
khuất
- Khoảng thời gian được chiếu sáng gọi là
ban ngày .
- Khoảng thời gian không được chiếu
sáng gọi là ban đêm .
- Lần lượt một số em nêu kết quả quan sát
- Hai em nhắc lại nội dung hoạt động 1 .
- Các nhóm tiến hành trao đổi thảo luận và
cử đại diện lên làm thực hành trước lớp .
- Lớp quan sát và nhận xét đánh giá phần
thực hành của nhóm bạn .
-Lớp quan sát giáo viên làm và đưa ra

nhận xét .
- Một ngày có 24 giờ .
-Nếu như Trái Đất ngừng quay thì trên
Trái Đất sẽ không có ngày và đêm .
-Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn trả
lời đúng nhất .
Giáo viên : nguyễn Kim Hoa
Trường tiểu học Nguyễn Trãi – Hà Đông
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng
ngày.
- Xem trước bài mới .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài
mới

Thứ s áu, ngày 23 tháng 4 năm 2010
Thể dục :
ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN
TRÒ CHƠI : “ AI KÉO KHỎE
A/ Mục tiêu :
- Ôn lại động tác tung và bắt bóng cá nhân .Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ
tương đối chính xác .
- Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “ Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia
chơi .Bước đầu biết tham gia chơi .
B/ Địa điểm phương tiện :
- Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn
luyện tập .
- Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi , …
C/ Các hoạt động dạy học:
Nội dung và phương pháp dạy học

Định
lượng
Đội hình
luyện tập
1.Bài mới:
a/Phần mở đầu :
-G v nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
-Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần 2 x 8 nhịp.
-Trò chơi : “ Tìm con vật bay được “
-Chạy chậm một vòng sân từ 150 – 200 m
b/ Phần cơ bản :
* Ôn tung và bắt bóng cá nhân .
- Chia lớp ra thành từng cặp yêu cầu hai người đứng đối diện .
Một em tung bóng , em kia bắt bóng .Cả hai em đều tung và
bắt bóng bằng cả hai tay .Tung bóng sao cho bóng bay thành
vòng cung vừa tầm bắt của bạn cứ như vậy tung qua bắt lại
không để bóng rơi xuống đất càng nhiều lần càng tốt vừa di
chuyển vừa bắt bóng .
*Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “.
-Nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi để học sinh nắm .
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau
1phút
2phút
2phút
15 phút

12phút
-Đội hình
hàng
ngang














































Giáo viên : nguyễn Kim Hoa
Trường tiểu học Nguyễn Trãi – Hà Đông
- Lần lượt ra thực hiện chơi thử một lượt .
- Sau đó cho chơi chính thức và phân định thắng thua .
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi
và chú ý một số trường hợp phạm qui .
c/Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn hít thở sâu .
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà ôn Bài thể dục phát triển chung .
2phút
2phút
















- Đội hình
vòng tròn

GV

Thứ s áu , ngày 23 tháng 4 năm 2010
Tự nhiên xã hội :
NĂM , THÁNG VÀ MÙA .
A/ Mục tiêu : Học sinh biết:
- Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
- Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng và một năm có 4
mùa
B/ Đồ dùng dạy học -Tranh ảnh trong sách trang 122, 123 . Một số quyển lịch .
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các kiến thức bài : “ Ngày và
đêm trên Trái Đất “

- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
- Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của
học sinh
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
-Hđ1 : Quan sát lịch theo nhóm .
*Bước 1 :-Hướng dẫn quan sát các quyển
lịch và dựa vào vốn hiểu biết của miønh để
thảo luận.
– Một năm có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu
tháng?
- Trả lời về nội dung bài học trong
bài :
” Ngày và đêm trên Trái Đất ” đã học
tiết trước
- Chia ra từng nhóm quan sát các
quyển lịch thảo luận và trả lời theo các
câu hỏi gợi ý .
- Một năm thường có 365 ngày . Mỗi
năm được chia ra thành 12 tháng . Số
ngày trong các tháng không bằng nhau

Giáo viên : nguyễn Kim Hoa
Trường tiểu học Nguyễn Trãi – Hà Đông
- Số ngày trong các tháng có bằng nhau
không ?
Những tháng nào có 31 ngày , 30 ngày và 28
hoặc 29 ngày ?
*Bước 2 : - Yêu cầu các nhóm lên trả lời
trước lớp .

- Nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh
* Rút kết luận : như sách giáo khoa .
Hđ2: Làm việc với SGK theo cặp :
-Bước 1 : - Yêu cầu từng cặp làm việc với
nhau quan sát tranh và theo gợi ý .
-Tại các vị trí A,B,C,D của Trái Đất trong
hình 2 vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc
bán cầu là mùa xuân , hạ , thu , đông ?
-Hãy cho biết các mùa ở Bắc bán cầu vào
các tháng 3, 6 , 9 , 12 ?
-Bước 2 : -Yêu cầu một số em lên trả lời
trước lớp .
-Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học
sinh .
Hđ3: Chơi trò chơi : Xuân , Hạ , Thu , Đông
- Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm .
- Mời một số em ra sân chơi thử .
-Yêu cầu đóng vai các mùa Xuân , Hạ , Thu ,
Đông .
- Khi nghe giáo viên nói tới tên mùa thì trả
lời theo đặc trung mùa đó .
- Nhận xét bổ sung về cách thể hiện của học
sinh .
b) Củng cố - Dặn dò:
-Liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Về học bài và xem trước bài mới .
- Các nhóm cử đại diện lần lượt lên
trình bày kết quả trước lớp .
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Hai em nhắc lại .

- Từng cặp ngồi quay mặt với nhau
quan sát tranh sách giáo khoa trao đổi
theo sự gợi ý của giáo viên .
- Lớp quan sát hình 2 sách giáo khoa .
- Thực hành chỉ hình 2 trang 123 sách
giáo khoa và nêu : Có một số nơi
( Việt Nam ) có 4 mùa xuân , hạ ,
thu , đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và
Nam bán cầu trái ngược nhau .
- Các em khác nhận xét ý kiến của bạn
.
- Làm việc theo nhóm .
-Một số em đóng vai Xuân , Hạ , Thu ,
Đông .
-Khi nghe nói : mùa xuân ( hoa nở )
- Mùa hạ : ( Ve kêu)
-Mùa thu : ( Rụng lá )
-Mùa đông : ( Lạnh quá )
- Quan sát nhận xét cách thực hiện
của bạn
-Về nhà học bài và xem trước bài mới

Thứ s áu , ngày 23 tháng 4 năm 2010
SINH HOẠT SAO
I.Mục tiêu:
- Học sinh nắm được ưu điểm ,khuyết điểm giữa các sao.
Giáo viên : nguyễn Kim Hoa
Trường tiểu học Nguyễn Trãi – Hà Đông
- Biết được những công việc cần làm của tuần tới.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn luyện trước tập thể, mạnh dạn trước đám đông, biết bày

tỏ ý kiến của mình.
II.Chuẩn bị:
- Các bước sinh hoạt sao.
- Địa điểm sân trường thoáng mát, hợp vệ sinh.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.ổn định tổ chức nêu yêu cầu của tiết sinh hoạt
sao.
2. Nhắc các bước sinh hoat sao .
Nêu các bước sinh hoạt sao gồm có :
+ Tập hợp điểm danh (Sao trưởng tập hợp điểm
danh)
+ Kiểm tra vệ sinh cá nhân (Sao trưởng yêu cầu các
bạn đua tay ra phía trướcđể kiểm tra vệ sinh cá
nhân; áo quần,đầu tóc, mặt mũi, tay chân .
+ Sao trướng nhận xét .
+ Kế các việc tốt trong tuần .
Hoan hô sao
Chăm ngoan,học giỏi .
Làm được nhiều viêc tốt .
+ Đọc lời hứa của sao nhi đồng:
Vâng lời Bác Hồ dạy .
Em xin hứa sẵn sàng .
Là con ngoan trò giỏi.
Cháu Bác Hồ kính yêu.
+ Phát động kế hoạch tuần tới .
- Thực hiện tốt các nội qui của trường,của liên đội .
+ Thi vở sạch chữ đẹp của lớp .
+ Thực hiện tốt sinh hoạt ngoài giờ .
+ Thực hiện tốt việc "Bảovệ môi trường "thông qua

hoạt động làm sạch trường đẹp lớp .
+ Trang trí lớp học thân thiện để trường kiểm tra.
Nhận xét bổ sung ,giúp đỡ thêm với các sao còn
chậm.
Tuyên dương các sao tốt như Sao Chăm Chỉ , ,Siêng
Năng ,Sạch Sẽ .
- Nhắc học sinh khắc phục tình trạng đi học muộn .
- Học sinh nêu các bước sinh hoạt
sao .
- Các sao tự sinh hoạt có sự hướng
dẫn của giáo viên .
- Các sao sạch sẽ như ,Siêng
Năng ,,Sạch Sẽ (các cá nhân tốt
đáng tuyên dương
- Nhắc lại các bước sinh hoạt sao.
- Tập hợp theo sao của mình .
Hát tập thể ra về.
Giáo viên : nguyễn Kim Hoa
Trường tiểu học Nguyễn Trãi – Hà Đông
Giáo viên : nguyễn Kim Hoa

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×