Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nâng cao chất lượng dây môn chính tả lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.89 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC TÁNH LINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC PHÚ 1
**********************
ĐỀ TÀI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU
MÔN CHÍNH TẢ
Người viết: Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Chức vụ: Giáo viên
NĂM HỌC: 2009 - 2010
ĐỀ TÀI :
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU MÔN CHÍNH TẢ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Đối với người Việt nam ta có tiếng nói chung là tiếng việt. Môn học tiếng
việt là môn học cơ sở nền tảng giúp các em nghe viết và học được các môn
khác.
Môn tiếng việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh .Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện 4
dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kỷ năng, nghe, nói, đọc, viết. Đọc
là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng lời nói sang chữ
viết và thông hiểu nó cho nên khi học tiếng mẹ đẻ cũng như học bất kỳ thứ
tiếng nước ngoài nào ta cũng đồng thời học 4 bộ phận ngữ âm ,từ vựng ,ngữ
pháp, chữ viết. Nếu chỉ học thiếu một trong bốn bộ phận trên thì kết quả các
em sẽ không biết chữ. Nếu viết không đúng thì người đọc sẽ không hiểu và
cũng có thể hiểu nhầm ý nghĩa lời nói, như vậy chính tả là tầm quan trọng,
nên chính tả là môn được đưa vào trường tiểu học sớm nhất.
Thế nhưng học sinh hiện nay còn quá yếu, trong việc viết chính tả, học
sinh cùng học một chương trình, nhưng mà số em đã tiếp thu bài tốt nhưng
cũng có một số em tiếp thu bài còn yếu, gây ra rất nhiều khó khăn vất vả cho
người giáo viên, trực tiếp giảng dạy. Như vậy để nâng cao chất lượng dây là
vấn đề bản thân tôi phải giải quyết năm học qua. Đó chính là lý do tôi chọn
đề tài này nghiên cứu (Nâng cao chất lượng học sinh yếu môn chính tả lớp 2


ở trường tiểu học) Một công việc dể nhưng khó .
II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Cơ sở về ngữ âm học.
- Chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả
chủ yếu của Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được
thể hiện bằng một tổ hợp chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất
định. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sử viết
đúng. Để phát huy một cách có ý thức. đặc biệt là những vùng phương ngữ,
việc dạy chính tả phải theo sát nguyên tắc này. Nghĩa là phải tôn trọng việc
phát âm, lấy phát âm để điều chỉnh chữ viết
Ở Tiếng Việt, nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc ngữ âm học, ngoài ra
chính tả Tiếng Việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc như: Nguyên
tắc truyền thống lịch sử, nguyên tắc khu biệt Những nguyên tắc này không
đồng nhất với ngữ âm học, do vậy chính tả Tiếng Việt vẫn còn những bất
hợp lý. Chính tả chữ viết (quốc ngữ) vừa đơn giản lại vừa phức tạp. Đơn
giản vì chữ quốc ngữ là chữ viết ghi âm ở dạng ổn định văn bản hợp lý, phát
âm thế nào thì viết thế ấy. Nhưng phức tạp ở chỗ: trong Tiếng Việt có hiện
tượng cách phát âm ở những vùng miền khác nhau (phương ngữ), trong khi
đó hệ thống ghi âm tiêu chuẩn của Tiếng Việt lại chưa được xác định một
cách chính thức.
Do đó khó có thể phổ biến rộng rãi hệ thống ấy được. Hơn nữa trong
Tiếng Việt hiện đại, bên cạnh việc phát âm không phù hợp với tiêu chuẩn lại
có trường hợp trong đó một từ đồng thời mang hai biến thể phát âm, khó có
thể nói biến âm nào là chuẩn.
Ví dụ: tròng trành – chòng chành
nhún nhẩy - dún dẩy
Hoặc có khi cùng một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết.
Ví dụ: Âm /Z/ có hai cách viết: dải lụa, giải thưởng
Trước những bất hợp lý trên, việc xác định những trọng điểm chính tả cần
dạy cho học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng những biến thể

phát âm địa phương, đồng thời phải nghĩa để sử dụng dựa vào các văn cảnh
cụ thể để ghi nhớ cho học sinh cách phân biệt chính tả.
Do vậy hai nhiệm vụ chủ yếu của việc đề cao nguyên tắc dạy học
chính tả có ý thức là: giải quyết những vấn đề tồn tại của chữ quốc ngữ. Tôn
trọng nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực, phải chú ý cách phát âm của địa
phương.
2. Cơ sở thực tế.
Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học nhận thức hiện thực khách quan mang đậm
màu sắc cảm tính. Các giác quan như tai, mắt được sử dụng nhiều trong
nhận thức sự vật, cho nên trực quan cụ thể là những yếu tố đặc biệt quan
trọng góp phần tạo nên nhận thức và tư duy của học sinh Tiểu học. “Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Khi dạy chính tả cho học sinh Tiểu
học cần vận dụng triệt để đặc điểm, nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi này.
VD: Nghe và quan sát cách phát âm đúng để phát âm đúng. Quan sát
cách viết đúng để viết đúng, dần dần học sinh sẽ tích luỹ được những kinh
nghiệm, làm giàu thêm tri thức chính tả cho bản thân. Kết quả là các em
nhận thức được những vốn kinh nghiệm một cách có ý thức, tạo nên kĩ năng
kĩ xảo cho các em. Từ đó giúp các em dể dàng trong việc tiếp thu các tri
thức của các môn học.
III/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
1.Thực tế trình độ chính tả của học sinh lớp 2a.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát sách vở chính tả, vở tập
làm văn của học sinh lớp 2a, bản thân tôi nhận thấy: Vở chính tả, tập làm
văn của các em và các vở khác mắc khá nhiều lỗi chính tả. Thống kê số lỗi
chính tả của các em tôi thấy có 4 lỗi cơ bản sau.
- Lỗi chính tả do không nắm vững chính tả: lỗi này thường gặp khi
viết các phụ âm đầu: d/gi; g/gh; s/x.
- Lỗi chính tả do không nắm vững chính tả: lỗi này thường gặp khi
viết vần: ât/âc; uôn/uông; uân/ưng
- Lỗi do không nắm vững cấu trúc âm tiết của Tiếng Việt và không

hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết sai.
VD: quanh co; khúc khuỷ; ngoằn nghèo.
- Lỗi chính tả do viết theo lối phát âm địa phương hoặc do khôngnắm
vững âm chính. Đây là lỗi cơ bản nhất mà qua khảo sát tôi nhận thấy ở lớp
2a. Cụ thể là âm: d – gi, dấu ngã và dấu ngã. Học sinh thường nhầm lẫn và
viết sai chính tả trong các bài viết của mình.
Lớp
2a
Tổng Các lỗi chính tả thường mắc
ât/âc;uôn/uông dấu hỏi, ngã d/gi;s/x; g/gh cấu trúc âm tiết
26 10 em 5 em 6 em 2 em
2.Nhiệm vụ những mặt cần rèn luyện :
- Những mặt tồn tại và khó khăn :
Từ những tồn tại, khó khăn và yếu kém môn chính tả của học sinh để khắc
phục hiện tượng này, đòi hỏi giáo viên phải :
Cung cấp những kiến thức cơ bản về cách viết, rèn luyện cho học sinh kỷ
năng viết đúng.
Rèn cho các em những đức tính cần thiết như tính thẩm mỹ, tính tự giác
trong học tập, ngoài những nhiệm vụ trên, giáo viên cần rèn cho các em
những kỷ năng tư thế ngồi viết, ngồi thẳng cột sống, không cúi sát xuống
thấp ( Khoảng cách từ mắt là 30 – 35 cm).
3. Những biện pháp tích hợp để nâng cao chất lượng dạy chính tả
nhằm nâng cao chất lượng học sinh yếu.
Muốn làm được đìêu đó, trước hết người giáo viên phải đặt phân môn
chính tả nắm trong mối quan hệ giữa các phân môn khác của Tiếng Việt, đặc
biệt là phân môn tập đọc và luyện từ và câu. Học sinh muốn viết đúng được
thì phải hiểu được nghĩa và phát âm đúng từ đó. Nếu học sinh phát âm sai,
tuỳ tiện sẽ dẫn đến hiểu sai và viết sai hoặc do thói quen lâu ngày không
được sửa chữa. Trong các giờ tập đọc, chúng ta dành nhiều thời gian hơn
cho việc sửa lỗi phát âm cho học sinh, đặc biệt là mà học sinh thương phát

âm sai. Giáo viên phát âm mẫu cho học sinh học tập và hướng dẫn cách phát
âm tỉ mỉ. Đặc biệt giáo viên không bao giờ được phạm sai lầm về lỗi phát
âm này. Nếu không việc sửa lỗi của giáo viên sẽ mất tác dụng.
Ngoài ra giáo viên hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả trên cơ sở
hiểu đúng nghĩa của từ. Muốn viết đúng một từ, học sinh phải biết đặt từ đó
trong mối quan hệ với cụm từ và các văn bản. Nếu ta tách từ đó ra khỏi văn
bản có thể học sinh sẽ không hiểu được nghĩa và do đó dẫn đến việc viết sai
chính tả.
VD: Khi đọc tiếng “cuốc” nếu không đặt nó trong mối quan hệ, cụm
từ, câu thì rất khó xác định nghĩa để viết đúng. Nhưng nếu đặt nó trong câu:
“Mẹ em vác cuốc ra đồng” hoặc trong từ “Tổ quốc” thì học sinh dễ dàng viết
đúng.
Bên cạnh đó muốn học sinh viết đúng giáo viên phải cho học sinh
nắm được khả năng kết hợp của các kí hiệu từ trong các trường hợp sau:
+ Các con chữ phụ âm kết hợp với các con chữ nguyên âm để tạo nên
phụ âm đơn như “gi”, “qu”. Con chữ phụ âm đi trước, con chữ nguyên âm đi
sau. Trong thực tế chính tả, khi xuất hiện “q” thì nhất thiết sẽ có “u” đi kề
liền.
Để khắc phục hiện tượng này, đòi hỏi người giáo viên phải là người
gương mẫu, phát âm phải đúng chuẩn, đồng thời cũng tập cho học phát âm
đúng những tiếng khó, nhất là những tiếng địa phương và những tiếng học
sinh hay phát âm sai để viết đúng hơn .
- Luyện tập đúng; phải rèn cho các em thể hiện chính xác các âm vị
tiếng việt. Viết đúng bao gồm việc đọc đúng các âm, thanh (đúng cá âm vị)
Ví dụ : Học sinh viết sai các phụ âm đầu. “khẻo khoắn” mà học sinh viết “
phẻ phắn”
Viết sai âm các chính : như “ưu tiên” , “học hành” mà đọc “iu tiên”, “hoọc
hành”
Đọc sai âm các âm cuối : như “luôn luôn”, “đau tay” mà đọc “luông
luông”, “đao tai”

Viết sai các thanh : học sinh trong lớp đa số là các em đọc sai thanh hỏi
thanh ngã
Như vậy dựa vào 4 lỗi cơ bản học sinh thường mắc phải. những lổi trên
giáo viên cần phân loại học sinh trong lớp mình thường mắc những lỗi nào.
Mà rèn luyện cho các em theo từng bài chính tả.
- Luyện tập nhanh; Giáo vên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ viết bằng
cách đọc để học sinh viết.
- Luyện cho học sinh viết những tiếng các cụm từ viết hoa như:
Ngoài những biện pháp trên giáo viên cần theo dõi từng em yếu để giúp
đở các em khắc phục kịp thời những sai sót mà các em mắc phải, để giúp các
em đạt kết quả ngày sau cao hơn ngày trước tập cho học sinh có tính tự giác,
tự đọc để hiểu nội dung bài học, và lỗi thường phát âm sai đã được khắc
phục. Bên cạnh hững biện pháp thực hiện trên, giáo viên cần coi trọng cách
cư xử của mình, lời khen chê của cô giáo thường để lại ấn tưởng lâu vì thế
nếu giáo viên đánh giá đúng sẻ động viên các em làm tốt, cố gắng tiến bộ,
ngược lại đánh giá không đúng phê bình quá lời sẻ làm cho các em mất tự
tin nản chí, thế nên khi nhận xét đánh giá, giáo viên nên thận trọng công
bằng có phân tích để góp phần giáo dục động viên các em tiếp tục phát huy.
- Đổi mới và ổn định phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng
dạy học chính tả.
- Đọc đúng nghe đúng là cơ sở viết đúng chính tả tôi đã kết hợp một
số phương pháp giảng dạy như sau:
* Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này bao gồm cho HS nghe
đúng đọc đúng nhận xét những chữ viết đúng bằng mắt, tập viết vài lần cho
HS quen tay.
* Phương pháp so sánh: Phương pháp này giúp HS phân biết các cách
viết khác nhau của những chữ ghi cùng âm hoặc phát âm sai mà gần như
cùng âm cùng vật. đó là những chữ có phụ âm đầu, ng – ngh, s – x, d – gi.
* Phương pháp đặt câu hỏi gợi ý ta thường dùng phương pháp này khi
dạy nội dung chính tả (tìm đại ý, hỏi các ý chính của bài hoặc đoạn viết

chính tả)
Tuy nhiên tất cả những biện trên. Người giáo viên phải biết áp dụng linh
hoạt để giảng dạy cho các em.
* Một số điểm cần lưu ý khi dạy theo quy trình một tiết chính tả theo
hướng đổi mới.
- Bước “câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung đoạn viết” là bước hiệu quả
chính tả thấp. Vì nội dung hầu hết các em đã nắm được thông qua các bài tập
đọc. Bước này không kéo dài sẽ lãng phí thời gian, tăng cường cho luyện tập
- Bước “luyện viết chữ khó, phân biệt các cặp từ so sánh” và bước
“luyện tập” có thể nhập làm thành một. Đây là bước quan trọng để giúp học
sinh không mắc lỗi chính tả, giáo viên cần lưu ý.
- Bước “chấm và chữa bài” nên đặt ở cuối cùng trong tiết học vì việc
đánh giá kết quả học sinh phải đặt sau quá trình luyện tập.
Để tiết dạy chính tả đạt kết quả cao, gây hứng thú trong học tập cho
học sinh, giáo viên có thể tổ chức hoạt động học dưới hình thức trò chơi như
tìm nhanh các cặp từ so sánh đối lập.
Mục đích cuối cùng của bài chính tả là phải ghi nhớ các trường hợp
viết đúng một cách có ý thức mà trong đó thực chất của loại bài so sánh là:
giúp học sinh nắm vững nội dung ngữ, nghĩa của từ gắn với chữ viết. Giáo
viên so sánh để phân biệt những trường hợp dễ lẫn lộn cho các em. Mặt khác
giáo viên cần năng động, sáng tạo trong giảng dạy. Soạn ra những bài luyện
tập phù hợp với các em ở địa phương mình. Cho học sinh đặt câu với những
từ dễ mắc lỗi hoặc có thể đưa ra những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều
từ viết sai chính tả để học sinh tự mình phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân
sai và chữa lại cho đúng.
Qua việc tìm hiểu nguyên nhân là: tìm được những trọng điểm chính
tả cần dạy cho học sinh ở lớp 2a. Qua một thời gian thực hiện, kết quả thu
được như sau:
Lớp
2a

Tổng Các lỗi chính tả thường mắc
ât/âc;uôn/uông dấu hỏi, ngã d/gi;s/x; g/gh cấu trúc âm tiết
26 2 em 0 em 1 em 1 em
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Rèn cho học sinh viết đúng viết nhanh là một trách nhiệm lớn của
người giáo viên trong nhà trường nói riêng và của ngành nói chung vì thế
người giáo viên phải chú ý:
- Mỗi giờ chính tả chỉ đạt hiệu quả cao khi học sinh được thực hành
dưới sự dẫn dắt của người giáo viên.
- Phải quan tâm luyện cho học sinh cả 4 kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói,
đọc, viết cho học sinh. muốn đạt được như vậy người giáo viên phải là tấm
gương cho học sinh nói theo.
- Phải có phương pháp biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh
không chung chung rập khuôn, máy móc … mà cẩn phải quan tâm giúp đỡ
học sinh yếu.
- Phải kiên nhẫn bền bỉ và liên tục không buông lơi.
* Dạy học môn chính tả ở trường ở lớp là công việc dễ nhưng khó thế
nhưng qua quá trình rèn luyện cho học sinh nhờ khéo léo vận dụng phương
pháp tích hợp mà hiệu quả đào tạo được nâng lên. Đó là niềm mong mỏi của
giáo viên, của mỗi học sinh và toàn xã hội. Đây chính là phần thưởng quý
giá cho mỗi chúng ta, nhằm góp phần giảm thiểu học sinh lưu ban.
- Chính lúc này chúng ta mãn nguyện và cảm nhận được việc nâng
cao chất lượng dạy học chính tả một trách nhiệm khó khăn nhưng với tấm
lòng yêu nghề mến trẻ chúng ta sẽ thực hiện được./.

Người viết
Nguyễn Thị Mỹ Lệ

×