Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn nâng cao chất lượng dạy – học chính tả ở lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.25 KB, 15 trang )

I-MỞ ĐẦU
1-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
-Giáo dục có vai trò rất quan trọng. Nhìn vào nền giáo dục của nước nàh, ta thấy
được trình độ phát triển của nước đó. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng và
đầu tư hợp lý cho ngành giáo dục. Việc thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo là đào
tạo thanh thiếu niên thành những con người mới xã hội chủ nghĩa nhằm kế tục sự
nghiệp của Đảng, của dân tộc và xây dựng nhà nước vững mạnh có ý nghĩa chiến lược
đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà còn đảm bảo cho tương
lai tươi sáng của dân tộc, đảm bảo cho sự hàng mạnh của đất nước. Sự nghiệp giáo
dục của ta luôn đặt lên vị trí hàng đầu như Bác Hồ kính yêu đã dạy:
“Vì lợi ích mười năm trồng cay
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Vậy văn hay nhưng chữ phải tốt. Đúng vậy, một bài văn dù có hay và sinh động
đến đâu, muốn thu hút được tình cảm người đọc thì phải viết đúng, đẹp vì thế nó đóng
góp một phần rất quan trọng.
Ngày xưa, Nguyễn Văn Siêu – một danh nhân văn hoá nổi tiếng, có học rộng tài
cao ở nước ta, sau hai lần đi thi đều bị đánh tụt xuống không được xếp đỗ vào bậc cao
nhất chỉ vì viết chữ quá xấu. Hay Cao Bá Quát cũng nhiều lần khổ sở vì chữ viết của
mình quá xấu. Qua đó tôi thấy viết đúng đẹp có tầm quan trọng nhất là ở bậc tiểu học
các em còn nhỏ dễ uốn nắn”Nét chữ - nết người”. Câu nói đó gợi tả cả tính kiên trì cẩn
thận, chính xác và khoa học của một người.
Trong đó giáo dục bậc tiểu học là nền móng cho sự phát triển tiếp theo. Hơn nữa
học sinh lớp 1, 2 là những viên gạch đầu tiên xây nền móng phát triển của học sinh.
Trong phạm vi nghiên cứu “Nâng cao chất lượng dạy – học chính tả” đi đôi với
đọc và tính cách khác của học sinh. Nếu chữ viết mà ẩu xấu, viết sai dẫn đến hiểu
nghĩa sai đó là vấn đề cần thiết không thể thiếu được trong giáo dục.
1
Hơn nữa trong những năm học gần đây phòng Giáo dục và nhà trường đã quan
tâm chỉ đạo một cách thiết thực của chất lượng giáo dục lên cao, lấy đó làm cơ sở
đánh giá giáo dục toàn diện.
Là người giáo viên tối thấy việc nâng cao chất lượng dạy chính tả ở lớp 2 nói riêng


và tiểu học nói chung là rất cần thiết. Qua năm học 2003-2004 là năm học thay sách
lớp 2, đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã suy nghĩ cố gắng vận dụng những kiến
thức đã học được và tham khảo sáng kiến kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, được
đăng trên các tạp san và tạp chí giáo dục đồng thời tham khảo ý kiến hay của đồng
nghiệp.
Để giúp các em học tốt môn chính tả lớp 2 – viết đúng, viết đẹp (phân biệt được
cách viết đúng, viết sai) tôi đã chọn đề tài:”Nâng cao chất lượng dạy – học chính tả ở
lớp 2”.
2-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
-Việc nghiên cứu đề tài giúp cho người giáo viên định hướng phương pháp dạy
học phù hợp nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả từ đó giúp các em học
sinh lớp 2 có kỹ năng viết đúng mẫu chữ mới quy định. Viết đủ nét, đủ dấu không sai
lỗi chính, vở sạch đẹp trình bày bài có khoa học.
3-ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
-Đối tượng nghiên cứu là việc dạy học chính tả cho học sinh lớp 2.
-Phạm vi nghiên cứu:
Hai loại bài chính tả (chính tả tập chép và chính tả nghe – viết) .
-Trong đè tài này tôi chỉ tập trung thống kê lỗi chính tả mà học sinh thường mắc,
điều tra để nắm vững trình độ học sinh, phân loại các đối tượng theo năng lực từ đó đề
ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chính tả cho học sinh lớp 2.
4-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
-Là giáo viên tiểu học cần phải xác định được nhiệm vụ của mình mà Đảng và
nhà nước giao cho. Thầy cô giáo luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
2
Điều tra thực trạng việc dạy hai loại bài chính tả này cho học sinh lớp 2 qua các
giờ dạy của các giáo viên lớp 2 trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô từ đó đề xuất các biện
pháp nâng cao chất lượng dạy học chính tả cho học sinh lớp 2.
5-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
+Để nghiên cứu đề tài này có rất nhiều phương pháp nghiên cứu. Khi nghiên cứu
đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:

-Phương pháp thống kê.
-Phương pháp phân tích tổng hợp.
-Phương pháp hệ thống.
-Phương pháp gợi mở vấn đáp.
6-NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
-đề tài này giúp chúng ta tìm hiểu đánh giá việc rèn viết đúng, đẹp cho học sinh
lớp 2, giúp giáo viên tìm ra một số phương pháp dạy học mới có hiệu quả cao nhất.
-nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả, đặc biệt là rèn viết đúng, mẫu
chữ mới, đúng chính tả, đẹp.
-Gây không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng, thoải mái nhưng hiệu quả.
-Phát huy được tính tích cực sáng tạo, kiên trì say mê cho học sinh khi học phân
môn này.
7-KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Nộidung đề tài này gồm các phần như sau:
I-Mở đầu:
1-Lý do chọn đề tài.
2-Mục đích nghiên cứu.
3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4-Nhiệm vụ nghiên cứu.
5-Phương pháp nghiên cứu.
6-Những đóng góp mới của đề tài.
3
7-kết cấu của đề tài.
II-Nội dung
Gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
1-Sơ lược lịch sử của vấn đề.
2-Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
3 -Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng của việc dạy chính tả ở địa phương.

1-Chương trình chính tả ở lớp 2 và cách dạy từng loại bài.
2-Thực trạng việc dạy chính tả.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy chính tả ở lớp 2
1-Điều tra cơ bản để nắm vững trình độ học sinh, phân loại các đói tượng theo
năng lực.
2-Phân tích nguyên nhân viết sai chính tả.
3-Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy chính at.
4-kết quả thực nghiệm.
III-Kết luận.
II-NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1-Sơ lược lịch sử của vấn đề:
-Phân môn chính tả trong chương trình tiểu học có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện
cho học sinh nắm các quy tắc và thói quen viết đúng cới chuẩn chính tả tiếng Việt.
Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh được tiếng Việt
văn hoá, công cụ để giao tiếp, tư duy dể học tập trau dồi kiến thức và nhân cách làm
người. Chính vì vậy, bất cứ chương trình tiếng Việt nào (cải cách giáo dục hay công
nghệ giáo dục) cũng đều giành cho phân môn này một vị trí đáng kể.
2-Cơ sở lý luận:
4
-Ở tiểu học, phân môn chính tả rất quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu của bậc
tiểu học và phát triển óc thảm mỹ, cụ thể là viết đúng đẹp, có kỹ thuật viết.
-Hiện nay việc rèn cho học sinh viết đúng, đẹp mà chúng ta càng phải quan tâm và
chú trọng tới, có rất nhiều ý kiến đóng góp vấn đề này, nhưng công việc này thật
không đơn giản chút nào đối với người làm công tác giảng dạy nhất là đối với giáo
viên tiểu học. Vì các em học sinh học đầu cấp còn rất nhỏ chưa có khả năng tự học tự
rèn. Chính vì vậy việc tìm ra phương pháp dạy học mới có hiệu quả để nâng cao chất
lượng dạy chính tả là rất cần thiết.
3-Cơ sở thực tiễn:
-Trong năm học 2004-2005 đây là năm học thay sách đối với lớp 2 - đổi mới

phương pháp dạy học. Ta cũng biết rằng ở tiểu học, mỗi môn đều góp phần vào việc
hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng trong công tác đào tạo
nhân cách con người của trẻ.
-Trường chúng tôi hàng năm đều có cuộc thi “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp”. Đây là
một điều đáng mừng cho giáo viên và học sinh vì chúng tôi vừa rèn chữ viết cho chính
bản thân và còn hướng dẫn các em viết đúng, đẹp ở môn học chính tả, tập viết, rèn
chữ. Song công việc này thật không đơn giản chút nào đối với mỗi chúng ta những
người làm công tác giảng dạy nhất là đối với giáo viên tiểu học, vì các em học sinh
còn rất nhỏ nắm bắt chậm đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, kiên trì, tận tâm chu
đáo đến từng đối tượng học sinh.
Chương II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY CHÍNH TẢ Ở ĐỊA PHƯƠNG.
1-Chương trình chính tả lớp 2 và cách dạy từng loại bài.
-Mỗi tuần 2 tiết, mỗi tiết 40 phút.
Tổng hợp cả hai học kỳ học sinh được học 62 bài chính tả.
-Trong 62 bài chính tả của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 có 21 bài chính tả tập
chép, 41 bài chính tả nghe – viết.
a-Chính tả nghe – viết.
5
+Khi dạy bài chính tả nghe – viết, giáo viên cần chú ý các khâu dưới đây:
+Khâu luyện viết chữ khó:
Giáo viên và học sinh phát âm đúng: Cho học sinh viết bảng con chữ khó.
Cả lớp và giáo viên nhận xét sửa cho học sinh viết sai.
+Khâu đọc: (mỗi câu giáo viên thường đọc 3 lần) và đọc từng cụm từ cho học sinh
viết.
+Khâu chấm bài:
-Giáo viên chấm tại lớp 1/3 số bài, nhận xét chữa từng bài. Tuyên dương bài viết
đúng, đẹp.
-Các bài khác đem về nhà chấm.
+Khâu luyện tập:
-ở các bài chính tả lớp 2 (nghe viết hay nhìn sách) phần bài tập đều là phân biệt

âm đầu hoặc phần vần.
VD: ng/ngh; l/n, c/k, ch/tr, g/gh hay ui/uy, et/ec, in/inh phân biệt dấu hỏi/dấu
ngã.
-Phần bài tập này nhằm cho học sinh phân biệt dể viết đúng chính tả. Nên giáo
viên phân bố thời gian luyện tập cho hợp lý.
-Giáo viên có thể đọc cho các em viết các cặp từ cần phân biệt vào bảng con.
Nếu làm vào vở bài tập thì giáo viên chấm chữa bài, tuyên dương học sinh làm tốt.
b-Chính tả tập chép.
-Khi dạy bài chính tả tập chép, giáo viên cần chú ý các khâu dưới đây:
+Khâu luyện viết chữ khó: Giáo viên đọc cho học sinh viết chữ khó vào bảng
con.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét sửa chữ viết sai.
-Học sinh dùng bút chì gạch chân những chữ cần chú ý viết cho đúng.
+Khâu chấm chữa bài: Học sinh đổi vởi cho nhau để kiểm tra lại.
-Giáo viên chấm một số bài, nhận xét từng bài.
+Khâu luyện tập:
6
đây là những bài tập cho học sinh làm để phân biệt âm đầu: l/n, c/k, phan biệt
an/ang, uôn/uông, en/eng
-Giáo viên cho học làm vào bảng con, chữa và nhận xét cho một số em viết sai.
2-Thực trạng việc dạy chính tả.
+Giáo viên:
Để nắm bắt được phương pháp dạy học mới đạt hiệu quả cao, tôi thường xuyên dự
giờ thực tế, nắm được cách tiến hành trình tự các bước trong qui trình lên lớp của một
bài chính tả, tìm hiểu sự phối kết hợp giữa thầy và trò khi tiến hành bài học. Từ đó có
phương pháp giảng dạy phù hợp cho học sinh lớp 2.
+Học sinh:
Năm học này lớp tôi có 29 học sinh. Phần đông các em ở nông thôn, một số gia
đình đã quan tâm đến việc học của con em mình. Bên cạnh đó còn một số gia đình có
hoàn cảnh khó khăn, chưa quan tâm dến việc học tập của các em. Một số em đến

trường chưa có đủ đồ dùng học tập như: còn thiếu bút, vở. Xuất phát từ tình hình thực
tế trên có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.
3-Khảo sát đầu năm:
Đây là một việc làm quan trọng không thể thiếu được khi nghiên cứu. Nhằm đánh
giá thực chất chất lượng lớp mình phụ trácg. Từ đó có biện pháp kịp thời đối với tưng
fkhía cạnh của kinh nghiệm. Hạnh chế thấp nhất những khuyết điểm tồn tại. Phát huy
những ưu điểm sẵn có làm cơ sở động lực để kinh nghiệm hoàn thành. Trước khi áp
dụng kinh nghiệm”Nâng cao chất lượng dạy chính tả” tôi tiến hành khảo sát với những
số liệu như sau:
Tổng số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6
học sinh SL % SL % SL %
29 7 24 12 41 10 35
7
Qua kết quả trên cùng với thực trạng rèn vở sạch viết chữ đúng chính tả, viết đẹp
cho học sinh hiện nay tôi thấy đó là một vấn đề thật cần thiết và hết sức quan trọng cần
phải tiến hành ngay.
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
CHÍNH TẢ Ở LỚP 2.
1-Điều tra để nắm vững trình độ học sinh, phân loại các đối tượng theo năng
lực.
-Để nắm vững trình độ học sinh và dạy sát đối tượng đầu năm giáo viên phải có kế
hoạch rèn sửa lỗi chính tả cho học sinh trong từng giai đoạn học.
-Nhà trường tiến hành điều tra cơ bản chất lượng viết chính tả của học sinh qua
một số bài viết. Giáo viên thống kê số lỗi, ghi những lỗi mà học sinh hay mắc, để tổng
hợp chung lỗi của cả lớp, qua đó tiến hành phân loại học sinh theo năng lực để có kế
hoạch dạy học. Việc thống kê, phân loại học sinh cần phải cụ thể và đánh giá đúng
thực chất, đúng nguyên nhân dẫn đến viết sai chính tả. Học sinh lớp 2, các em còn nhỏ,
tốc độ viết chậm, viết còn sai sót và non kém.
+Ngoài việc thống kê các lỗi thường mắc về âm đầu, vần, dấu hỏi/dấu ngã. Cần
lưu ý thêm các trường hợp sau:

Học sinh viết thiếu chữ do viết quá chậm, học sinh quên mặt chữ ghi âm, ghi
tiếng từ.
Học sinh viết sai do không chú ý nghe cô đọc.
Ví dụ: âng thành an.
âng thành ân
im thành in
-Học sinh viết sai do ngọng:
Ví dụ: anh thành ăn
khoẻ khoắn thành khẻo khắn.
+Giáo viên phải tập hợp thống kê kết quả sau mỗi tiết dạy. Tôi đã tiến hành
thống kê lỗi chính tả trong các bài kiểm tra của 29 học sinh lớp 2B như sau:
8
-Số học sinh viết sai âm đầu: 10 em.
-Số học sinh viết sai vần: 7 em.
-Số học sinh viết hoa không theo qui định : 4 em.
-Số học sinh viết sai dấu thanh: 5 em.
-Số học sinh viết thiếu chữ: 2 em.
-Số học sinh viết thiếu nét hoặc thừa nét: 1 em.
+Như vậy các em mắc lỗi do viết nhầm âm đầu là chiếm nhiều nhất, các lỗi khác
chiếm tỷ lệ thấp hơn.
2-Phân tích nguyên nhân viết sai chính tả:
-Qua các giờ dạy tập đọc, luyện từ và câu ở lớp 2 và số lượng bài chính tả đã khảo
sát. Bước đầu có thể nêu ra mấy nguyên nhân sau:
-Do cách phát âm của học sinh chưa đúng, không phân biệt các âm n/l, ch/tr, s/x,
quên mặt chữ ghi âm, ghi tiếng từ.
-Do học sinh đọc ngọng dẫn đến viết sai.
-Giáo viên chưa chú ý sửa từng loại lỗi chính cho học sinh. Việc chữa các loại lỗi
này chưa thật sự gây hứng thú cho học sinh.
-Về phương pháp, có thể nhận thấy hạn chế của việc sửa lỗi chính tả cho học sinh
tểu học hiện nay. Giáo viên chưa tăng cường các hình thức luyện tập, chưa sát sao

trong việc kiểm tra, uốn nắn học sinh ở các môn học khác.
-Dựa vào nguyên nhân mắc lỗi chính tả, người ta chia các lỗi thành hai loại cơ
bản:
+Thứ nhất: lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương.
+Thứ hai: lỗi chính tả do không hiểu biết đầy đủ các qui tắc chính tả.
Theo yêu cầu của chương trình chính tả lớp 2 mới là các em nghe viết đúng chính
tả một bài khoảng 40 đến 50 tiếng tốc độ viết 3 – 4 chữ/phút, viết không mắc quá 5
lỗi/bài. Vì vậy để khắc phục tình trạng trên, chúng ta cần phải có biện pháp hữu hiệu
để nâng cao chất lượng dạy học chính tả lớp 2.
9
3-Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy chính tả:
a-Nắm vững trình độ học sinh, xây dựng kế hoạch giảng dạy, sử dụng linh
hoạt các biện pháp thực hành luyện tập.
-Muốn xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập chính ntả phải đảm bảo những
nguyên tắc sau:
+Đặt ra nội dung rèn luyện từ dễ đến khó.
-Nội dung luyện tập phải két hợp thường xuyên, liên tục, có kiểm tra đánh giá
phân loại.
-Dựa vào những qui định trên tôi đã xay dựng kế hoạch sau:
*Giai đoạn 1: Từ tuần 2 đến tuần 17.
Nội dung yêu cầu:
-Khảo sát các lỗi, chấm dứt tình trạng viết thiếu chữ.
-Không còn hiện tượng viết không thành chữ.
-Không còn bài đánh sai dấu thanh.
-Chữ viết đúng, đủ nét, rõ ràng.
Biện pháp:
-Giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng phát âm và ghi nhớ hình thức chữ viết,
cách cầm bút.
-Lưu ý hướng dẫn và viết mẫu cho học sinh yếu.
-Học sinh luyện thao tác viết để ghi nhớ được mặt chữ, rèn tư thế ngồi viết.

-Tuyên dương các bài viết đúng đẹp.
Ví dụ: Khi cho học sinh viết bài chính tả”Bím tóc đuôi sam”
-Giáo viên cho học sinh viết chữ khó vào bảng con.
Nhắc viết đúng các âm vần: r/d, ân/âng, iê/yê.
-Khi chấm bài: giáo viên sửa lỗi sai ngay tại lớp và nhận xét từng bài, yêu cầu học
sinh viết sai chữ nào thì sửa ngay.
*Giai đoạn 2: Từ tuần 19 đến tuần 26.
Nội dung – yêu cầu:
10
-Học sinh viết đúng mẫu, đúng chính tả, bài viết khoảng 50 tiếng, tăng tốc độ viết
khoảng 4 chữ/1 phút.
-Kết hợp việc luyện tập chính tả với rèn luyện cách phát âm.
-Viết hoa đúng quy định.
Biện pháp.
-Bồi dưỡng đức tính: cẩn thận, chính xác, tinh thần trách nhiệm.
-Học sinh đọc bài viết kỹ ở nhà, tập viết vào nháp các chữ khó.
-Giáo viên uốn nắn cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
-Giáo viên cho học sinh làm bài tập phù hợp với địa phương.
Ví dụ: Khi dạy bài: Thư trung thu.
Tôi cho học sinh viết những tiếng do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: l/n.
-Cho học sinh lên bảng thi phát âm đúng và viết đúng tên các vật trong tranh:
chiếc lá, quả na, cuộn len, cái nón.
+Cho cả lớp làm bảng con: giáo viên đọc cho học sinh viết:
lặng lẽ, nặng nề.
Lo lắng, đói no.
Như vậy giáo viên đã giúp học sinh nghe hiểu và viết đúng, kích thích sự ham
thích giải bài tập của các em, từ đó các em viết đúng chính tả.
*Giai đoạn 3: Từ tuần 28 đến tuần 35.
Nội dung yêu cầu:
-Học sinh viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả và đẹp.

-Giữ vững tốc độ viết, rèn cách phát âm đúng. Viết hoa tên trường, tên dân tộc
đúng qui định.
-Đọc câu phân biệt biện pháp các từ ngữ có hình thức chính tả dễ lẫn.
-Nhắc nhở học sinh rèn viết các nét đúng đẹp.
-Uốn sửa ngay chữ viết sai và chú ý rèn tư thế ngồi viết.
-Biết viết hoa đúng qui định.
-Học sinh tự rút ra nhận xét để bước đầu hình thành qui tắc chính rả.
11
-Giáo viên cho học sinh tìm ngaòi bài đọc những tiếng có chứa âm vần dễ lẫn.
+Ví dụ 1: Khi dạy bài Chim Sơn ca và Bông cúc trắng.
-Khi giáo viên cho học sinh thực hành làm bài tập theo nhóm thi nhóm nào tìm
được nhiều tiếng bắt đầu bằng ch, tr như:
ch: chào mào, chích choè, chiền chiện
tr: cá trắm, cá trê, cá trôi
hay tìm từ ngữ chỉ vật hay việc.
-Có tiếng chứa vần uốc: tuốt lúa, chải chuốt
-Có tiếng chứa vần uốt: ngọn đuốc, vỉ thuốc
+Giáo viên cho học sinh đặt câu để phân biệt tiếng có chứa âm vần dễ lẫn.
+Ví dụ 2: Khi dạy bài:Chuyện quả bầu.
-Để học sinh biét sách viết hoa đúng qui định và viết hoa đúng tên các dân tộc
như: (Khơ mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao. H
,
mông, Ê đê, Ba na, Kinh)
-Giáo viên cho các em đọc và tìm trong bài những tên riêng, nhận xét cách viết.
-Giáo viên cho các em tập viết trên bảng con.
-Cuối giờ giáo viên cho học sinh thi viết đúng viết nhanh các tên riêng lên bảng.
Nhận xét và tuyên dương.
+Giáo viên tổ chức cho học sinh làm các bài tập cũng như uốn sửa các lỗi sai
thường xuyên kịp thời thì chắc chắn các em viết đúng hơn, đẹp hơn.
b-Tăng cường các hình thức luyện tập.

-Theo tôi nghĩ, nguyên tắc dạy chính tả quan trọng nhất là nguyên tắc thực hành,
luyện tập để ghi nhớ các trường hợp viết đúng. Giáo viên cần tìm hiểu rằng việc luyện
học sinh phát âm đúng chỉ là một trong nhiều biện pháp giảng dạy chính tả (Vì đây
không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến viết sai chính tả mà còn nhiều nguyên
nhân khác).
Dạy phải gắn với tình hình cụ thể của từng học sinh, lớp học sinh và căn cứ trên
kết quả thống kê tổng hợp để dạy chính tả. Lỗi nào nhiều thì luyện tập nhiều, lỗi nào ít
thì luyện tập ít.
12
-Khi học sinh thực hành làm bài tập thì giáo viên nên căn cứ vào đặc điểm
phương ngữ và thực tế viết sai chính tả của học sinh lớp mình mà lựa chọn hoặc biên
soạn thêm các bài tập nhỏ cho phù hợp.
-Giáo viên nên tìm cách hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi, bằng lời giải
thích hoặc trò chơi làm mẫu, nhẹ nhàng, khéo léo lôi cuốn các em vào các tình huống
nhằm kích thích sự ham thích giải bài tập của các em.
Ví dụ: Trò chơi nhanh trí (Khi làm bài tập phân biệt l/n).
-Lớp dùng bảng con: Thi viết các tiếng có âm đầu là l (hoặc n) điều kiện đặt ra là
chữ phải đẹp.
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
-Giáo viên tổ chức cho các em làm bài tập với hình thức như vậy gây được hứng
thú học tập hào hứng, thoải mái. Các em thể hiện được khả năng hiểu biết của mình
mỗi ngày một tự tin hơn, góp phần vào việc rèn luyện chính tả - viết đúng, đẹp hơn.
c-Kết hợp kiểm tra, uốn nắn chữ viét ở các môn học khác.
-Việc rèn sửa chính tả cho học sinh là công việc phải làm thường xuyên, liên tục
ở tất cả các môn học, bằng nhiều biện pháp, thủ thuật linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn. Có
như vậy học sinh mới dần được tiếp xúc làm quen và có ý thức viết đúng.
-Việc chấm chữa lỗi trong các môn học khác cũng phải lưu ý đến yêu cầu viết
đúng chính tả. Những sai phạm không được bỏ qua (ngay cả môn toán, Tập làm văn,
Tập viết hay các bài kiểm tra).
-Phát động phòng trào viết chữ đẹp, giữ vở sạch.

Qui định các “mẫu” để tạo ra một nền nếp, phong cách chung cho cả lớp. Tổ
chức các cuộc thi nhỏ như: thi tìm tiếng có âm đầu, vần, thanh cho trước, chữa lỗi viết
sai
+Việc thống kê lỗi chính tả của 29 học sinh như sau:
-Số học sinh viết sai âm đầu (l/n, s/x, g/gh): 3 em.
-Số học sinh viết sai vần (do đọc ngọng): 2 em.
-Số học sinh viết sai dấu thanh: 1 học sinh.
13
-Số học sinh viết thiếu nét hoặc thừa nét: 0.
4-Kết quả thực nghiệm:
-Qua việc dạy học chính tả theo những biện pháp nói trên, trong một thời gian
ngắn cùng với sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của bản thân tôi đã thu được những
kết quả sau:
Tổng số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6
học sinh SL % SL % SL %
29 19 66 8 28 2 6.9
Qua đợt thi viết chữ đẹp định kỳ lần 3, lớp 2B có 3 em dự thi. Trong đó các giải
đạt được như sau:
-Giải nhất 1 em.
-Giải nhì 1 em.
Như vậy trong dạy chính tả để bám sát đối tượng học sinh là một yếu tố cơ bản
rất quan trọng đóng góp sự thành công của tiết dạy. Là một giáo viên vùng phương ngữ
tôi nhận thấy phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và cần thiết mang tính
chuẩn mực để các em có đầy dủ năng lực để học tiếp lên các lớp trên và giao tiếp xã hội
một cách tự tin chững chạc.
III-KẾT LUẬN
Như đã trình bày ở trên, quan niệm viết đúng chính tả trong nhà trường là một tiến
trình, một sự hoàn thiện về tri thức của học sinh, không những về khía cạnh thuần ngữ
văn học mà còn về tri thức xã hội, văn hoá thẩm mỹ. Khi đã nói đén tri thức và trau dồi
tri thức thì đương nhiên không thể là công việc của ngày một ngày hai mà là quá trình

thường xuyên và phải có tính tự ý thức học tập và rèn luyện.
Việc xác định các trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh vùng phương ngữ là
việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vì phân môn chính tả - một phân môn mang
dậm dấu ấn truyền thống của việc dạy và học Tiếng Việt, mỗi chúng ta hãy tìm hiểu
14
những điểm mới, điểm nổi trội trong nội dung và phương pháp dạy học phân môn này
để có những cách tiếp cận chuyển tải phù hợp hơn đến các đối tượng học sinh, nhằm
đạt hiệu quả tốt nhất trong việc hình thành kỹ năng viết đúng đẹp cho học sinh lớp 2
nói riêng và học sinh tiểu học nói chung.
Do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ, chắc chắn đề tài còn
nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của Phòng Giáo dục
huyện Lục Nam, Ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp để đề tài có chất
lượng hữu ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn ./.
Đồi Ngô, tháng 4 năm 2005.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Lê Thị Thanh Xuân
15

×