Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

10 tác động kỳ lạ nhất của hiệu ứng nhà kính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.98 KB, 3 trang )

10 tác động kỳ lạ nhất của hiệu ứng nhà kính
Nhiệt độ tăng, băng tan chảy, mực nước biển dâng lên trong tương
lai gần chỉ là một phần trong vũ điệu của hiệu ứng nhà kính. Nó có
thể bẻ cong đường ray, thay đổi nhịp sinh học của động vật, làm các
hồ biến mất và khiến bạn hắt hơi nhiều hơn.
Con người hắt hơi nhiều hơn
Chứng hắt hơi sổ mũi và ngứa mắt vốn hành hạ bạn vào mùa xuân bỗng
xuất hiện thường xuyên hơn trong những năm gần đây? Nếu đúng thế, thủ phạm có thể là hiệu
ứng nhà kính. Trong suốt vài thập kỷ qua, số người mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn
ngày càng tăng lên.
Mặc dù những thay đổi trong lối sống và tình trạng ô nhiễm khiến con người trở nên dễ tổn
thương hơn trước những tác nhân gây dị ứng trong không khí, song một số nghiên cứu đã khẳng
định một nguyên nhân khác nữa: Lượng carbon dioxide trong khí quyển và nhiệt độ cao là nhân
tố quan trọng khiến thực vật nở hoa sớm và tạo ra nhiều phấn hơn. Phấn hoa là một trong những
tác nhân gây dị ứng hàng đầu.
Động vật di cư lên đồi núi
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiều loài động vật đã di chuyển lên những vị trí cao hơn để
sinh sống, có lẽ là do những thay đổi khí hậu ở môi trường. Tiêu biểu cho sự thay đổi vị trí sống là
chuột, sóc chuột và sóc.
Những biến động khí hậu cũng đang là mối hiểm họa đối với những động vật ở vùng cực, chẳng
hạn như chim cánh cụt hay gấu Bắc Cực, trong bối cảnh băng đang tan dần đi.
Thực vật bùng nổ ở Bắc Cực
Tình trạng tan chảy băng ở Bắc Cực có thể gây ra vô số vấn đề với động vật và thực vật ở vĩ độ
thấp; nhưng nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật sống ở vĩ độ cao, ngay cả tại vùng cực.
Cây cối ở Bắc Cực thường bị vùi dưới băng trong phần lớn thời gian của năm. Ngày nay, băng
tan chảy sớm hơn vào mùa xuân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của chúng.
Một số nghiên cứu gần đây phát hiện, nồng độ của sắc tố chlorophyll - được tạo ra trong quá trình
quang hợp của thực vật - ở Bắc Cực ngày nay cao hơn nhiều so với trước kia. Điều này cho thấy
số lượng thực vật ở đây ngày càng tăng lên.
Một đoạn đường ray bị biến
dạng do lớp băng vĩnh cửu


của Trái Đất tan chảy. Ảnh:
Livescience.
Sự biến mất của các hồ
125 hồ ở Bắc Cực đã biến mất trong vài thập kỷ qua. Điều này càng khiến người ta tin rằng hiệu
ứng nhà kính đã tác động tới hai địa cực của Trái Đất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các hồ biến
mất vì tầng băng vĩnh cửu bên dưới chúng đã tan chảy. Khi lớp băng dưới hồ - vốn đã tồn tại từ
hàng triệu năm - tan chảy, nước sẽ thấm qua đất, khiến hồ cạn đi. Khi các hồ biến mất, các hệ
sinh thái phụ thuộc vào chúng cũng biến mất theo.
Nhiều công trình biến dạng
Hiệu ứng nhà kính không chỉ làm tan chảy băng ở địa cực, mà dường như còn làm biến mất lớp
băng vĩnh cửu bên dưới bề mặt Trái Đất. Tình trạng này khiến cho hiện tượng co rút của mặt đất
xảy ra thường xuyên hơn, tạo ra nhiều vết nứt và làm biến dạng nhiều công trình cơ sở hạ tầng
như đường sắt, đường cao tốc và nhà cửa. Những tác động của hiện tượng tan chảy lớp băng
vĩnh cửu dưới lòng đất có thể gây lở đá và sạt đất ở trên đồi, núi.
Nhịp sinh học của động vật thay đổi
Hiệu ứng nhà kính khiến mùa xuân bắt đầu sớm hơn nên chim có thể sẽ không có sâu mà bắt.
Do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cây cỏ, dưới tác động của nhịp sinh học, sẽ
không kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn dồi dào. Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp
sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền
thông tin di truyền cho thế hệ sau.
Vệ tinh quay nhanh hơn
Những tác động của khí carbon dioxide - nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính - đã bắt đầu
vươn tới không gian bên ngoài Trái Đất. Không khí ở tầng ngoài cùng hành tinh xanh rất mỏng,
nhưng những phân tử khí vẫn tạo ra lực cản khiến cho các vệ tinh nhân tạo giảm tốc độ. Tình
trạng đó khiến các kỹ sư phải thường xuyên tác động để đưa chúng về đúng quỹ đạo ban đầu.
Nhưng lượng carbon dioxide ở tầng ngoài cùng của khí quyển đang tăng lên từng ngày, khiến cho
không khí trở nên lạnh hơn và ổn định hơn. Khi khí quyển ổn định hơn thì lực cản mà chúng tạo
ra sẽ giảm đi, khiến cho các vệ tinh quay nhanh hơn.
Chiều cao của các dãy núi tăng lên
Những người leo núi có thể không để ý, nhưng dãy Alps và nhiều dãy núi khác đã cao dần lên

trong suốt một thập kỷ qua nhờ sự tan chảy của những lớp băng trên đỉnh của chúng. Trong suốt
4.000 năm qua, sức nặng của những lớp băng này tác động xuống bề mặt Trái Đất, khiến các dãy
núi lún xuống. Khi chúng tan chảy, sức nặng đó được dỡ bỏ, và vùng đất bên dưới đã nhô lên. Sự
ấm lên của khí hậu làm tăng tốc độ tan chảy của những lớp băng trên đỉnh, nên các dãy núi cũng
đang vươn lên với tốc độ nhanh hơn.
Các kỳ quan đứng trước nguy cơ bị hủy diệt
Trên khắp thế giới, đền chùa, kỳ quan thiên nhiên, các công trình cổ - từ trước tới nay luôn được
coi là biểu tượng của sự trường tồn - đang phải chịu đựng những thử thách của thời gian. Nhưng
những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hủy chúng với tốc độ nhanh khủng
khiếp.
Sự dâng cao của mực nước biển và sự khắc nghiệt của thời tiết có thể gây thiệt hại nghiêm trọng
đối với những địa điểm được cho là không thể thay thế. Những trận lũ đã phá hỏng Sukhothai,
một thành phố 600 tuổi và từng là kinh đô của vương quốc Thái Lan.
Cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn
Hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng số vụ cháy rừng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Các
nhà khoa học cho rằng sự tăng lên của nhiệt độ và tình trạng tan sớm của tuyết là nguyên nhân
chính khiến lửa dễ xuất hiện và lan ra các khu rừng. Mùa xuân đến sớm khiến tuyết tan sớm, làm
cho tình trạng khô hanh ở các khu rừng ngày càng trầm trọng, khiến chúng dễ bắt lửa hơn.
Việt Linh (theo Livescience)

×