Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khủng hoảng hôn nhân của “con một” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.99 KB, 5 trang )

Khủng hoảng hôn nhân
của “con một”


Nhiều bậc cha mẹ đã lựa
chọn hình thức chỉ sinh
một con, dẫn tới một thế
hệ những người “con
một” khi bước vào tuổi
trưởng thành, lập gia
đình đã gặp phải khủng
hoảng trầm trọng trong
hôn nhân.
“Loay hoay” với cuộc sống gia đình

Tại Anh quốc, qua một cuộc phỏng vấn thực hiện ở 100
văn phòng Luật sư mới đây cho thấy, vào những thời điểm


như: Giáng sinh, năm mới, Lễ Phục sinh… số cặp vợ chồng
trẻ tìm đến để xin tư vấn, hòa giải về gia đình tăng gấp rưỡi
so với các thời điểm khác trong năm. Theo lý giải của các
Luật sư, đây thường là dịp để các thành viên trong gia đình
hướng đến sự gặp gỡ, đoàn tụ, giao lưu, hội nhập cùng
nhau… Tuy nhiên, với các cặp vợ chồng trẻ và nhất là
những người thuộc về đối tượng là con một thì với họ lại là
một “thời điểm gặp vô vàn khó khăn”.
Nhiều chuyên gia nghiên cứu về gia đình có chung quan
điểm: Những thanh niên sinh ra trong gia đình có nhiều
con, được cha mẹ hướng tới sự hình thành, phát triển nhân
cách toàn diện thì khi bước vào đời sống gia đình, họ


thường tự chủ, bởi đã có được những kỹ năng sống tối
thiểu. Ngược lại, với đối tượng con một, được cha mẹ
nuông chiều, giữ gìn, kỳ vọng… một cách thái quá, họ dễ
trở thành những người “yếm thế” trong đời sống hôn nhân.
Họ thường “loay hoay”, gặp khó khăn trong việc điều hành
gia đình nhỏ của mình mỗi khi cần đến sự tác động, giao
lưu, thể hiện quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm cùng
với các thành viên khác…

Thúc đẩy việc ly hôn nhanh chóng
Từ việc luôn phải tìm cách để cân bằng đời sống hôn nhân,
nhiều cặp vợ chồng trẻ thuộc thế hệ con một đã nhanh
chóng đi đến kết cục: ly hôn. Tiêu biểu cho tình trạng này
là tại Trung Quốc. Đây là một quốc gia có số dân đông nhất
thế giới và cũng là nơi thực hiện “khắt khe” chính sách “gia
đình một con”.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về mặt kinh tế, văn hóa,
xã hội và những giao thoa văn hóa, một thế hệ thanh niên ở
đây đã được cha mẹ nuôi dạy để trở thành những “ông
Hoàng”, “bà Chúa”. Khi bước chân vào tuổi kết hôn, họ đã
thật khó để từ bỏ “quyền uy” con một của mình. Như cặp
vợ chồng trẻ Li Lei và Wang Yang (ở thủ đô Bắc Kinh), chỉ
sau 10 tháng kết hôn, họ đã quyết định đường ai nấy đi. Họ
cùng ký vào giấy ly hôn chưa đầy 20 phút sau khi trả lời
“không” đối với tất cả những câu hỏi mà tòa đưa ra như
“Có con không?” hay “Có tranh chấp về tài sản không?”,
“Có muốn hòa giải để kéo dài hôn nhân không?”…
Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu về gia đình,
người “con một” thường đề cao cuộc sống cá nhân, cái tôi
và khó có thể chấp nhận những phương thức để duy trì gia

đình như các bậc phụ huynh, chẳng hạn chịu đựng, nhường
nhịn, nhẫn nại… thế nên, nhiều cuộc hôn nhân đã đổ vỡ
một cách chóng vánh có khi chỉ sau vài tuần hoặc vài
tháng.

Ảnh hưởng đến thế hệ tương lai
Những đối tượng “con một”, khi kết hôn với nhau, những
đứa trẻ được sinh ra cũng “có vấn đề”. Một bộ phận không
nhỏ những người “con một” đã phải chịu tác động từ gia
đình, dẫn đến việc họ kết hôn và có con sớm. Điều đó khiến
họ không tránh khỏi việc gặp lúng túng với cuộc sống gia
đình.
Trong khi hầu hết Chính phủ các nước cả phương Đông và
phương Tây xem sự đề cao cái tôi của những người “con
một” là sự thay đổi bình thường của xã hội, thì nhiều
chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo, vì hiện tượng này đang
có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng từ gia
đình đến xã hội.

×