Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đề tài: Tổng quan về ngân hàng đầu tư, tiềm năng ngân hàng đầu tư tại Việt Nam pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.54 KB, 27 trang )

Luận văn
Đề tài: Tổng quan về ngân hàng đầu tư,
tiềm năng ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 1
Mục lục
Phần I. Tổng quan về ngân hàng đầu tư, tiềm năng ngân hàng đầu tư tại Việt Nam.
I. Tổng quan ngân hàng đầu tư
1.1- Khái niệm ngân hàng đầu tư 2
1.2- Các nghiệp vụ chính 3
1.3- Các dòng sản phẩm đầu tư 5
1.4- Các tên tuổi lớn trong ngành ngân hàng đầu tư 6
1.5- Quy mô hoạt động toàn cầu 8
1.6- Xu hướng phát triển của ngành 10
II.Tiềm năng ngân hàng đầu tư tại Việt Nam 13
Phần II. Điểm mới về luật các tổ chức tín dụng. 17
1. Về phạm vị điều chỉnh 17
2. Về phân biệt các loại hình TCTD 17
2.1. Phân biệt ngân hàng và TCTD phi ngân hàng
2.2. Phân biệt giữa TCTD hoạt động kinh doanh và TCTD hoạt động chính sách
2.3. Về mô hình ngân hàng đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và mô hình ngân
hàng thương mại trong Luật
2.4. Về hình thức pháp lý và loại hình hoạt động
3. Về quản trị, điều hành 19
4. Về phạm vi hoạt động kinh doanh của TCTD 20
4.1. Về Giấy phép và phạm vi hoạt động kinh doanh:
4.2. Về cơ chế xác định phí, lãi suất của TCTD
4.3. Về yêu cầu ban hành quy định nội bộ
4.4. Về góp vốn, mua cổ phần của NHTM
4.5. Về kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối, sản phẩm phái sinh của NHTM
4.6. Về phạm vi hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
5. Các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động TCTD 23


5.1. Các quy định về tăng cường quản lý, ngăn chặn sự lũng loạn
5.2. Về trường hợp cấm, hạn chế cấp tín dụng
5.3. Về giới hạn cấp tín dụng
5.4. Về giới hạn góp vốn, mua cổ phần
5.6. Về kinh doanh bất động sản
5.7. Về nhóm công ty mẹ - công ty con
5.8. Về kiểm soát đặc biệt
5.9. Về giải thể và thanh lý.

“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 2
Chủ đề: Tổng quan về ngân hàng đầu tư, tiềm năng ngân hàng đầu tư tại Việt Nam.
Điểm mới về luật các tổ chức tín dụng.
Lý do chọn đề tài:
Mặc dù, trên thị trường tài chính quốc tế, hoạt động ngân hàng đầu tư không phải là vấn
đề mới, nhưng với thị trường vốn Việt Nam, đây là một vấn đề mới mẻ và lý thú. Việc
tìm hiểu một cách khái quát vê ngân hàng đầu tư là rất cần thiết đối với những người
trong ngành tài chính, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, và là tiền đề đi sâu
nghiên cứu lĩnh vực này giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ngày càng
chuyên nghiệp.
Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu và đã làm thay đổi
ngành ngân hàng đầu tư một cách căn bản và hết sức nhanh chóng. Đặc biệt, trong vòng 6
tháng giữa năm 2008, cuộc khủng hoảng tín dụng đã xóa sổ 3 trong 5 ngân hàng đầu tư
độc lập lớn nhất thếgiới (Bears Stearns, Lehman Brothers và Merill Lynch). Trong khi đó
2 ngân hàng độc lập còn lại là Goldman Sachs và Morgan Stanley cũng đã phải chuyển
sang mô hình ngân hàng tổng hợp.Cuộc khủng hoảng tài chính đương đại cũng đặt ra câu
hỏi lớn về tương lai của mô hình ngân hàng đầu tư. Song dù đi theo mô hình nào thì
ngành ngân hàng đầu tư vẫn tiếp tục khẳng định vị thế là một định chế tài chính quan
trọng nhất của thị trường vốn.
I.Tổng quan ngân hàng đầu tư
1.1- Khái niệm ngân hàng đầu tư

Ngân hàng đầu tư là gì? Đó là “ngân hàng” hay là “đầu tư”? Tại sao lại gọi là “ngân
hàng đầu tư”? Ngân hàng đầu tư khác ngân hàng thương mại thế nào?
Theo quan điểm truyền thống, ngân hàng đầu tư được hiểu là một chủ thể “trung
gian” với chức năng chính là tư vấn và thực hiện huy động nguồn vốn trên thị
trường vốn cho các khách hàng (bao gồm các doanh nghiệp cũng như các chính
phủ).
Trong quá trình phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần các nguồn vốn,
đặc biệt các nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho quá trình sản xuất kinh
doanh của mình. Tương tự như vậy, các chính phủ cũng cần huy động các nguồn
vốn nhàn rỗi để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng hay
đầu tư cho y tế, giáo dục, văn hóa.
Thay vì tìm kiếm các nguồn vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ qua kênh ngân hàng
thương mại với các điều khoản vay vốn ngặt nghèo hoặc mức lãi suất không hấp dẫn, các
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 3
doanh nghiệp và chính phủ có thể tìm kiếm các nguồn vốn trung dài hạn trên thị trường
vốn.
Ngân hàng đầu tư xuất hiện làm nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp, chính phủ phát
hành các loại chứng khoán ra thị trường nhằm huy động các nguồn vốn cần thiết.
Các loại chứng khoán phát hành có thể bao gồm cổ phiếu (chứng khoán vốn) hoặc
trái phiếu (chứng khoán nợ). Do vậy, ngân hàng đầu tư đóng vai trò là một chủ thể
trung gian quan trọng của nền kinh tế hoạt động trên thị trường vốn.
Ngày nay, ngân hàng đầu tư đã mở rộng các loại hình nghiệp vụ của mình sang các
lĩnh vực khác và trở thành một chủ thể kinh doanh đa đạng lấy nghiệp vụ ngân
hàng đầu tư truyền thống làm hoạt động cốt lõi. Các mảng kinh doanh chính của một
ngân hàng đầu tư hiện đại ngoài nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (bao gồm dịch vụ phát hành
chứng khoán và tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp), còn có hoạt động đầu tư (sales
& trading), nghiên cứu (research), quản lý đầu tư (investment management),ngân hàng
bán buôn (merchant banking) và nghiệp vụ nhà môi giới chính (prime brokerage).
Như vậy về cơ bản ngân hàng đầu tư thực chất là một công ty chứng khoán nhưng
ở mức độ phát triển cao với các loại nghiệp vụ đa dạng và phức tạp hơn.

Ngân hàng đầu tư được gọi tắt trong tiếng Anh là “I-bank” (Investment bank).
1.2- Các nghiệp vụ chính
Có nhiều cách phân chia các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư.
Mỗi ngân hàng đầu tư có cách phân loại và gọi tên các sản phẩm của mình rất khác nhau.
Thậm chí một ngân hàng cũng có thể thay đổi cách phân chia và gọi tên các sản phẩm
của mình theo thời gian cho mục đích cơ cấu tổ chức hoặc mục đích
thương mại. Về cơ bản, ngân hàng đầu tư thường phân chia hoạt động các mảng
nghiệp vụ sau.
1.2.1- Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Investment Banking)
Nghiệp vụ này có cùng tên gọi “ngân hàng đầu tư”, có thể vì đây là một nghiệp vụ
truyền thống lâu đời nhất và là lý do hình thành nên ngân hàng đầu tư. Nghiệp vụ
ngân hàng đầu tư truyền thống bao gồm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng
khoán cho khách hàng, do đó có thể coi là nghiệp vụ trên thị trường sơ cấp. Các
loại chứng khoán bao gồm chứng khoán nợ (trái phiếu) và chứng khoán vốn (cổ
phiếu, trái phiếu chuyển đổi).
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư dần được mở rộng ra bao gồm tư vấn mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp (M&A), tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp. Nghiệp vụ này sử dụng kiến thức
chuyên môn trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và vì thế là nghiệp vụ nối dài của
nghiệp vụ phát hành chứng khoán huy động vốn. Các khách hàng của mảng dịch vụ này
chủ yếu bao gồm doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư có tổ chức, các chính phủ
và chính quyền địa phương.
Đối với các nghiệp vụ huy động vốn, các ngân hàng đầu tư hưởng phí tư vấn và
bảo lãnh phát hành (phí phát hành).
Dịch vụ ngân hàng đầu tư được coi là giá trị cốt lõi của một ngân hàng đầu tư.
1.2.2- Nghiệp vụ đầu tư (Sales & Trading)
Nếu nghiệp vụ ngân hàng đầu tư diễn ra chủ yếu trên thị trường sơ cấp thì nghiệp
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 4
vụ đầu tư chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ đầu tư bao gồm môi
giới và đầu tư. Nghiệp vụ môi giới chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm chứng
khoán niêm yết (bao gồm cả các sản phẩm phái sinh niêm yết như hợp đồng tương

lai hay quyền chọn), trong đó ngân hàng đầu tư đóng vai trò trung gian nhận lệnh
và khớp lệnh cho các khách hàng. Đầu tư bao gồm nghiệp vụ đầu tư cho khách
hàng với chức năng tạo thanh khoản thị trường mà ở đó ngân hàng đầu tư đóng vai
trò là nhà tạo lập thị trường và nghiệp vụ tự doanh với mục tiêu đầu cơ biến động
giá chứng khoán
1.2.3- Nghiệp vụ nghiên cứu (Research)
Nghiệp vụ nghiên cứu được thực hiện bởi các nhân viên nghiên cứu nhằm theo dõi
tình hình hoạt động của các loại chứng khoán trên thị trường giúp các nhà đầu tư
có thể ra được các quyết định mua bán của mình một cách linh hoạt kịp thời.
Các sản phẩm nghiên cứu rất đa dạng, bao gồm các báo cáo nghiên cứu chung như
kinh tế vĩ mô, nghiên cứu ngành, nghiên cứu chiến thuật đầu tư và nghiên cứu sản
phẩm. Các báo cáo nghiên cứu là cơ sở giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết
định mua bán kịp thời. Nghiệp vụ nghiên cứu cũng bao gồm việc xây dựng, phát
triển các công cụ phân tích và quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng.
Nghiệp vụ nghiên cứu không tạo doanh thu trực tiếp song có tác dụng tăng cường chất
lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của ngân hàng đầu tư. Nghiệp vụ nghiên cứu có vai
trò quan trọng hỗ trợ các hoạt động khác của ngân hàng đầu tư.
1.2.4- Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn (Merchant Banking)
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là một loại nghiệp vụ đầu tư song có đối tượng chủ
yếu là các sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế được hiểu là các sản phẩm
đầu tư không phải là các sản phẩm truyền thống (cổ phiếu và trái phiếu), bao gồm
đầu tư bất động sản, cho vay sử dụng đòn bẩy tài chính, các thỏa thuận tín dụng lớn như
cho vay đồng tài trợ và tài trợ dự án.
Một mảng quan trọng của ngân hàng bán buôn thuộc dòng sản phẩm chứng khoán
vốn là đầu tư vốn tư nhân. Bản chất của nghiệp vụ này là việc ngân hàng đầu tư vào các
doanh nghiệp chưa niêm yết có tiềm năng để phát triển làm tăng giá trị thông qua tái cơ
cấu tài chính và hoạt động. Việc đầu tư vào các doanh nghiệp vốn tư nhân có thể thực
hiện từ giai đoạn khởi nghiệp đến các giai đoạn trưởng thành và phát triển của doanh
nghiệp. Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là một hoạt động tự doanh mang tính rủi ro cao.
Với đối tượng đầu tư là các sản phẩm thay thế, thời hạn nắm giữ sản phẩm thường

dài hơn so với nghiệp vụ đầu tư các sản phẩm chứng khoán truyền thống.
1.2.5- Nghiệp vụ quản lý đầu tư (Investment Management)
Quản lý đầu tư ngày càng trở thành một mảng kinh doanh quan trọng của ngân
hàng đầu tư nhờ mức độ rủi ro thấp và thu nhập ổn định. Quản lý đầu tư có thể
phân thành nghiệp vụ quản lý tài sản và nghiệp vụ quản lý gia sản.
Quản lý tài sản bao gồm quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư cho các khách
hàng tổ chức. Ngày nay, quỹ đầu tư đã phát triển đa dạng hình thành các loại quỹ đầu tư
khác nhau với mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách hàng. Các loại quỹ đầu tư thông dụng bao gồm quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, quỹ
đầu cơ, quỹ đầu tư vốn tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm và một số loại quỹ khác.
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 5
Quản lý gia sản hay dịch vụ ngân hàng cá nhân (private banking) là một khái niệm
mới hình thành trong vài thập kỷ qua với dịch vụ tư vấn và quản lý tài sản cho các
khách hàng là những cá nhân và gia đình giàu có. Sự gia tăng về thu nhập của
nhiều tầng lớp dân cư tại nhiều quốc gia nhờ toàn cầu hóa đã hình thành nên một
tầng lớp người giàu, làm cơ sở phát triển dịch vụ quản lý gia sản.
1.2.6- Nghiệp vụ nhà môi giới chính (Prime Brokerage)
Nghiệp vụ nhà môi giới chính có rất nhiều tên gọi trong tiếng Anh như “Prime
Brokerage”, “Capital Market Prime Services”, “Global Clearing Services” hay
“Prime Securities Services”. Nghiệp vụ này xuất hiện từ thập kỷ 1980 song chỉ
được phát triển mạnh từ những năm cuối thập kỷ 1990 và gần đây được tách ra
thành một nhóm nghiệp vụ riêng biệt do sự lớn mạnh của các quỹ đầu cơ và các
nhà đầu tư có tổ chức.
Quỹ đầu cơ (hedge fund) là một dạng quỹ thành viên được tham gia bởi một số nhà
đầu tư có điều kiện (đáp ứng các tiêu chí về tài sản và kiến thức đầu tư). Quỹ đầu
cơ khác với các loại quỹ thông thường ở chỗ được sử dụng đòn bẩy tài chính và có
thể tham gia vào các hoạt động rủi ro như các sản phẩm phái sinh. Ngày nay, tại
các quốc gia phát triển các quỹ đầu cơ đã hình thành nên một ngành kinh tế mới
với việc quản lý tài sản cho những nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia với tổng số
tiền đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ USD.

1.3- Các dòng sản phẩm đầu tư
Có nhiều cách phân chia các sản phẩm đầu tư. Sau đây là 3 cách thức phân loại
thông dụng trong ngành ngân hàng đầu tư.
1.3.1- Phân theo tính chất thanh toán
Theo tính chất thanh toán, sản phẩm đầu tư cơ bản được phân thành sản phẩm tiền
mặt (cash product) và sản phẩm phái sinh (derivative product). Ngoài ra còn có sản phẩm
vừa mang tính chất tiền mặt vừa mang tính chất phái sinh. Đó là trái phiếu cơ cấu
(structured product) với tính chất “2 trong 1”.
Sản phẩm tiền mặt theo nghĩa rộng là những sản phẩm không phải là sản phẩm
phái sinh. Ví dụ các sản phẩm như cổ phiếu, trái phiếu là những sản phẩm tiền mặt.
Sở dĩ được gọi là “tiền mặt” là do việc mua bán các sản phẩm này cần sự thanh
toán bằng tiền mặt cho toàn bộ phần gốc của sản phẩm.
Trong khi đó đối với các sản phẩm phái sinh, hầu hết không có việc thanh toán
tiền mặt tại thời điểm thực hiện hợp đồng (ngoại trừ các hợp đồng quyền chọn
được thanh toán các khoản phí).
1.3.2- Phân theo tính chất biến động giá
Theo tính chất biến động giá, sản phẩm đầu tư được phân chia thành dòng sản
phẩm có thu nhập cố định và dòng chứng khoán vốn.
Bảng 1.1: Phân loại các dòng sản phẩm đầu tư theo tính chất biến động giá
Tiêu chí phân loại Sản phẩm có thu nhập cố định Sản phẩm chứng khoán vốn
Sản phẩm tiền
mặt(cash product)
Trái phiếu chính phủ, trái phiếu
doanh nghiệp, bất động sản, nợ xấu,
tài trợ dự án, cho vay bất động sản.
Cổ phiếu phổ thông, cổ
phiếu ưu đãi, trái phiếu
chuyển đổi.
Sản phẩm phái Phái sinh có gốc lãi suất, tỷ giá, lạm Phái sinh có gốc là một cổ
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 6

sinh (derivative
product)
phát, rủi ro tín dụng và giá hàng hóa
cơ bản.
phiếu, một nhóm cổ phiếu
hoặc một chỉ số cổ phiếu.
Sản phẩm cơ cấu
(structured
product)
Trái phiếu liên kết rủi ro lãi suất
(interest rate linked note), trái phiếu
liên kết rủi ro tỷ giá (FX linked
note), trái phiếu liên kết rủi ro tín
dụng (credit linked note), trái phiếu
liên kết đầu tư hàng hóa cơ bản
(commodity linked note).
Trái phiếu liên kết đầu tư cổ
phiếu (equity linked note).
1.3.3- Phân theo lịch sử phát triển
Theo lịch sử phát triển, các sản phẩm đầu tư được phân thành sản phẩm đầu tư
truyền thống và sản phẩm đầu tư thay thế.
Bảng 1.2: Phân loại các dòng sản phẩm đầu tư theo lịch sử phát triển
1.4- Các tên tuổi lớn trong ngành ngân hàng đầu tư
1.4.1- Nhóm các ngân hàng lớn
Ngân hàng đầu tư đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm cùng với sự hình thành và
phát triển của thị trường vốn ở các nước phát triển, đặc biệt ở Mỹ và Châu Âu.
Ngày nay, có hàng chục tên tuổi lớn được coi là các cây đại thụ trong ngành ngân
hàng đầu tư mà tiêu biểu là các ngân hàng có trụ sở chính tập trung xung quanh
khu phố Wall (Wall Street*), nơi có trụ sở của Sở giao dịch chứng khoán New York. Các
ngân hàng lớn này được giới đầu tư gọi là “Nhóm các ngân hàng lớn” (Bulge Bracket).

Do quá trình tiến hóa và mua bán, sáp nhập lẫn nhau nên các tên tuổi lớn cũng thay đổi
theo thời gian. Đầu thập kỷ 1970, các tên tuổi được nhắc trong nhóm các ngân hàng lớn
bao gồm Morgan Stanley; First Boston (bị Credit Suisse mua lại năm 1988 thành Credit
Suisse First Boston; nay là Credit Suisse); Kuhn Loeb (bị Lehman Brothers mua lại năm
1977 thành Lehman Borthers Kuhn Loeb, sau này là Lehman Brothers); và Dillon Read
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 7
Tiêu chí phân loại Sản phẩm có thu nhập cố định Sản phẩm chứng khoán vốn
Sản phẩm truyền
thống
Trái phiếu chính phủ, trái phiếu
chính quyền địa phương, trái phiếu
doanh nghiệp, nợ xấu. Các sản
phẩm phái sinh liên quan đến tỷ giá,
lãi suất, lạm phát, giá hàng hóa cơ
bản, rủi ro tín dụng.
Cổ phiếu phổ thông, cổ
phiếu ưu đãi, trái phiếu
chuyển đổi. Các sản phẩm
phái sinh liên quan đến giá
chứng khoán và chỉ số cổ
phiếu.
Sản phẩm đầu tư
thay thế
Đầu tư bất động sản, cho vay đồng
tài trợ, tài trợ dự án, tín dụng bắc
cầu, tài trợ vốn sử dụng đòn bẩy
tàichính, phái sinh hàng hóa.
Đầu tư vốn tư nhân (private
equity).
(bị Swiss Banking Corporation - SBC mua lại năm 1997 và hiện thành một phần của

UBS sau khi SBC sáp nhập với UBS năm 1998).
Cuối thập kỷ 1970, nổi lên 2 đối thủ lớn đó là Salomon Brothers và Goldman Sachs với
các khoản lợi nhuận khổng lồ từ chiến thuật đầu tư chứng khoán. Thành phần của nhóm
các ngân hàng lớn được thay đổi bao gồm Morgan Stanley, Merrill
Lynch, Salomon Brothers (được Travellers Group mua lại năm 1988 và hiện thành
một phần của Citigroup) và Goldman Sachs.
Trong một thập kỷ gần đây, các tên tuổi quen thuộc trong nhóm các ngân hàng lớn
bao gồm các ngân hàng đầu tư độc lập như Goldman Sachs, Merrill Lynch,
Morgan Stanley, Lehman Brothers và Bear Stearns (Mỹ), các ngân hàng tổng hợp
như Citigroup và J.P. Morgan Chase (Mỹ); Credit Suisse, UBS (Thụy Sỹ); và
Deutsche Bank (Đức). Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tín dụng của Mỹ (2007-2009)
đã làm thay đổi căn bản bức tranh ngân hàng đầu tư, xóa bỏ các tên tuổi lớn như
Bear Stearns (bị J.P. Morgan Chase mua lại 3/2008), Merrill Lynch (sáp nhập với
Bank of America 9/2008) và Lehman Brothers (phá sản 9/2008).
Một điều đáng chú ý là sự xuất hiện của các tên tuổi mà trước đây chỉ là các ngân
hàng thương mại như Citigroup, Credit Suisse, UBS, J.P. Morgan Chase, Deutsche
Bank. Đây là các tên tuổi lớn của ngân hàng thương mại vươn sang lĩnh vực ngân
hàng đầu tư trong một thập kỷ gần đây từ khi Đạo Luật Grass Steagall của Mỹ
được hủy bỏ năm 1999 để trở thành những tập đoàn tài chính theo hướng ngân
hàng tổng hợp*
1.4.2- Bảng xếp hạng ngân hàng đầu tư
Để tìm hiểu thế mạnh và vị trí của các ngân hàng đầu tư trong từng thời kỳ nhất định,
người ta quan tâm đến bảng xếp hạng được đưa ra bởi các tổ chức độc lập có uy tín dựa
trên những số liệu thống kê khá tin cậy. Các hãng xếp hạng có uy tín bao gồm Thomson
Reuters và Bloomberg cung cấp bảng xếp hạng toàn cầu và
theo từng châu lục.
Trong nhiều năm liền, Citigroup đứng đầu danh sách về nghiệp vụ bảo lãnh phát
hành chứng khoán nợ trong khi UBS đứng đầu về nghiệp vụ bảo lãnh chứng khoán
vốn (cả về giá trị phát hành và doanh thu phí). Tuy nhiên, cả hai vị trí này đã bị
thôn tính bởi J.P. Morgan trong năm 2008. Trong khi đó, Goldman Sachs duy trì vị

trí đứng đầu về nghiệp vụ tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong nhiều năm
qua. Lehman Brothers trước khi phá sản (09/2008) được mọi người biết đến như là
ngân hàng chuyên về đầu tư và phát hành chứng khoán nợ (bond house). Chính vì
thế mà khi Barclays Capital mua lại hoạt động Bắc Mỹ của Lehman Brothers thì
Barclays Capital đã được lên vị trí thứ 2 của bảng xếp hạng trong năm 2008.
1.5- Quy mô hoạt động toàn cầu
Ngành ngân hàng đầu tư có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm trước khi xảy
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 8
ra cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ (2007) nhờ sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và
nguồn vốn dồi dào từ các chính sách mở rộng tiền tệ trên phạm vi nhiều quốc
gia. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đương đại đã gây ra tổn thất nặng nề
cho ngành ngân hàng đầu tư.
1.5.1- Quy mô nghiệp vụ ngân hàng đầu tư
Năm 2007 đánh dấu các kỷ lục về quy mô hoạt động cũng như doanh thu của
ngành ngân hàng đầu tư. Tổng số doanh thu phí thu được từ mảng nghiệp vụ ngân
hàng đầu tư (tư vấn, bảo lãnh phát hành và tư vấn mua bán, sáp nhập đạt 109 tỷ
USD. Đây là kỷ lục cao nhất đánh dấu đỉnh cao bùng nổ của ngành dịch vụ tài
chính sau một chu kỳ kinh tế trước cuộc khủng hoảng tín dụng.
Năm 2008 đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ
lan ra phạm vi toàn cầu, dẫn đến sự cắt giảm mạnh các hoạt động của ngân hàng
đầu tư. Tổng doanh thu phí bảo lãnh phát hành và thu xếp vốn vay của ngành ngân
hàng đầu tư đạt 36 tỷ USD (giảm 44% so với 2007) và là mức thấp nhất từ 2004. Doanh
thu phí tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đạt 32 tỷ USD (giảm 30%
so với 2007) và là mức thấp nhất từ 2005. Tổng doanh thu phí từ hai mảng nghiệp
vụ này mang về cho các ngân hàng đầu tư một khoản doanh thu 68 tỷ USD.
1.5.2- Quy mô kết quả hoạt động thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính
Cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu
cực đến quy mô cũng như mô hình hoạt động của các ngân hàng đầu tư trong năm 2007
và 2008. Đây là số số liệu về kết quả hoạt động của 5 ngân hàng đầu tư độc lập lớn nhất
phố Wall trong năm 2006. Năm 2006 có thể coi là năm thành công nhất của ngành ngân

hàng đầu tư tính theo kết quả kinh doanh. Chỉ tính 5 ngân hàng đầu tư độc lập lớn đã
mang về một khoản doanh thu ròng lên tới 133 tỷ USD. Goldman Sachs, Merrill Lynch
và Morgan Stanley trở thành 3 ngân hàng đầu tư quốc tế có quy mô lớn nhất với doanh
thu ròng hàng năm đạt trên 30 tỷ USD.
Bảng 1.4: Quy mô hoạt động của 5 ngân hàng đầu tư độc lập, 2006
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 9

*Doanh thu ròng: doanh thu từ các hoạt động sau khi đã trừ chi phí lãi huy động vốn
Hình 1.1: Cơ cấu doanh thu ròng của các khối nghiệp vụ
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 10

1.5.3- Quy mô chi phí thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính
Số liệu trên cho thấy chi phí nhân sự là khoản chi phí tốn kém nhất trong ngành
ngân hàng đầu tư. Chi phí nhân sự chiếm khoảng 45% doanh thu ròng trong khi đó
chi phí phi nhân sự chỉ chiếm khoảng 20%. Thu nhập trước thuế tương đương 34%
doanh thu ròng.
Tổng chi lương thưởng cho trên 177 ngàn nhân viên toàn cầu của 5 ngân hàng đầu
tư quốc tế lớn trong năm 2006 lên tới 61 tỷ USD. Các khoản thuế nộp cho các
chính phủ trong năm lên tới 15 tỷ USD. Thu nhập bình quân của một nhân viên
phố Wall trong năm 2006 lên tới 342 ngàn USD. Đây là một con số rất cao nếu
đem so sánh với mức thu nhập bình quân đầu người ở các nước phát triển là 40-50
ngàn USD/năm (Mỹ: 46 ngàn USD).
1.6- Xu hướng phát triển của ngành
Tự do hóa tài chính, toàn cầu hóa, phát triển các sản phẩm mới, sự tiến bộ khoa học kỹ
thuật, các quy định pháp lý mới là các nhân tố hình thành xu hướng phát triển của ngân
hàng đầu tư trong thập kỷ qua. Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ dẫn đến cuộc suy thoái
kinh tế toàn cầu (2007-2009) là một bước ngoặt quan trọng đối với tương lai của ngành
ngân hàng đầu tư.
1.6.1- Tự do hóa tài chính
Tự do hóa tài chính đã trở thành một xu thế tất yếu diễn ra cùng quá trình toàn cầu

hóa và hội nhập kinh tế thế giới của các quốc gia. Quá trình này diễn ra theo các cấp độ
khác nhau ở các quốc gia khác nhau tùy theo mức độ phát triển, hoàn cảnh lịch sử của
nền kinh tế cũng như khả năng quản lý của các cơ quan chức năng. Đối với các quốc gia
đang phát triển, việc tự do hóa tài chính nhằm tạo ra sự hấp dẫn thu hút các dòng vốn đầu
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 11
tư nước ngoài, một nguồn lực rất cần thiết cho sự phát triển. Tự do hóa tài chính còn diễn
ra ở Châu Âu và nhiều quốc gia Châu Á. Anh Quốc, Nhật Bản đều có những cuộc cải
cách tài chính lớn với tên gọi “Big Bang” nhằm xóa bỏ các rào cản của thị trường vốn.
Các quốc gia trong khối ASEAN cũng nằm trong quỹ đạo này với việc mở cửa thị trường
tài chính, cải tiến khung pháp lý, thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
1.6.2- Quá trình toàn cầu hóa
Quá trình toàn cầu hóa giúp các dòng vốn luân chuyển dễ dàng hơn giữa các quốc gia
và với vận tốc nhanh hơn. Do đó, các ngân hàng đầu tư trong nước phải đối mặt với sự
cạnh tranh từ các đối thủ quốc tế nhiều tiềm lực và kinh nghiệm hơn.
Để phục vụ khách hàng trên phạm vi toàn cầu, các ngân hàng đầu tư lớn thực hiện
chiến lược mở rộng phạm vi toàn cầu của mình. Các ngân hàng tổng hợp có hoạt động
ngân hàng bán lẻ như Citigroup, HSBC, J.P. Morgan Chase, UBS đã mở chi nhánh tại
hàng trăm quốc gia và tuyển hàng ngàn nhân viên bản địa hoặc thôn tính các ngân hàng
địa phương với thị phần và mạng lưới khách hàng sẵn có để thâm nhập thị trường.
Quá trình toàn cầu hóa cũng cho phép các ngân hàng đầu tư thực hiện chiến lược
thuê ngoài (outsourcing) một số hoạt động không cơ bản sang các nước đang phát
triển. Hiện tại, Ấn Độ được xem là một điểm đến lý tưởng về “outsourcing” cho
các hoạt động hỗ trợ như công nghệ thông tin và xử lý số liệu.
Việc mở rộng hoạt động sang các quốc gia đang phát triển cũng đặt ra nhiều thách
thức cho các tập đoàn quốc tế đặc biệt về góc độ văn hóa và tập quán kinh doanh.
Kinh doanh tại các quốc gia đang phát triển có thể đòi hỏi các tập đoàn này phải
thanh toán các khoản “bôi trơn” cho các quan chức hay các công ty môi giới địa
phương để có được các hợp đồng béo bở. Điều này đã đặt ra các vấn đề về đạo đức
nghề nghiệp và cạnh tranh lành mạnh trong ngành kinh doanh thời thượng này.
1.6.3- Các sản phẩm mới

Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), các sáng tạo tài chính và nhu cầu đa dạng
của khách hàng là các động lực chính thúc đẩy các ngân hàng đầu tư liên tục
cho ra đời các sản phẩm mới. Có thể nói, chưa bao giờ thị trường tài chính lại có
nhiều loại sản phẩm tài chính phức tạp và đa dạng như hiện nay. Các sản phẩm mới trong
vài thập kỷ gần đây bao gồm các sản phẩm phái sinh, trái phiếu cơ cấu, các sản phẩm
hình thành từ chứng khoán hóa và trái phiếu có lợi suất cao.
Trong số các sản phẩm phái sinh, rủi ro tín dụng đã trở thành tâm điểm của các sản
phẩm mới trong một thập kỷ qua với các sản phẩm phái sinh tín dụng ngày càng trở nên
phổ biến. Sản phẩm này cho phép người sử dụng có thể chấp nhận hoặc
chuyển giao rủi ro tín dụng một cách hiệu quả mà không cần trực tiếp nắm giữ
hoặc thoái vốn các gốc tài sản gắn với rủi ro tín dụng đó.
Trái phiếu cơ cấu là sự kết hợp của trái phiếu thông thường và các sản phẩm phái
sinh nhằm mang lại khả năng sinh lời cao hơn trái phiếu truyền thống cho nhà đầu
tư. Ngày nay, các ngân hàng đầu tư cung cấp nhiều loại trái phiếu cơ cấu khác nhau gắn
với các loại gốc phái sinh khác nhau và mức độ rủi ro khác nhau. Trái phiếu cơ cấu đã trở
thành một kênh huy động vốn thông dụng của ngân hàng đầu tư.
1.6.4- Ứng dụng công nghệ thông tin
Sự phát triển công nghệ thông tin (CNTT) và internet đã thay đổi cách thức các
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 12
ngân hàng đầu tư tiếp cận khách hàng cũng như cách thức phân phối sản phẩm dịch vụ.
Ngày càng có nhiều loại sản phẩm được phân phối ngay trên mạng nội bộ
và hệ thống máy tính. Tại các nước phát triển, hàng triệu khách hàng thực hiện giao dịch
chứng khoán trực tuyến, kết nối hệ thống đặt lệnh trực tiếp với nhà môi giới. Các nhà đầu
tư cũng nhận được các hỗ trợ như các báo cáo phân tích chứng khoán, bản tin, quảng bá
sản phẩm, thông tin liên lạc một cách trực tuyến và trực tiếp.
Có thể nói, CNTT đã làm thay đổi căn bản cách thức hoạt động, tăng cường hiệu quả, khả
năng cạnh tranh và giúp giảm chi phí hoạt động của các ngân hàng đầu tư trong suốt thập
kỷ qua
1.6.5-Ngân hàng đầu tư đối mặt với sự điều chỉnh
Chính phủ Mỹ đang thực hiện kế hoạch cải tạo toàn diện hệ thống tài chính, để tránh lặp

lại tình trạng sụp đổ hàng loạt của các định chế tài chính, trong đó có ngân hàng đầu tư.
một sự thật không chối cãi được là tỉ lệ đầu tư đòn bẩy (leverage) rất cao của giới tài
chính, trong đó đứng đầu là các IB, vào những tài sản đầy rủi ro, cụ thể là những khoản
cho vay mua nhà dưới chuẩn ở Mỹ, đã góp phần lớn gây ra cuộc khủng hoảng tài chính
mà nền kinh tế thế giới đang hứng chịu. Cú sốc này đã thay đổi toàn bộ cục diện hệ thống
IB ở Mỹ. Lehman Brothers, Bear Stearns và Merrill Lynch đã biến mất, hoặc phá sản
hoặc bị mua lại. Goldman Sachs và Morgan Stanley, về mặt kỹ thuật, trở thành ngân
hàng thương mại, chịu sự điều chỉnh chặt chẽ hơn để được tiếp cận nguồn vốn của chính
phủ.Tình trạng đòn bẩy quá đà (vay gấp hàng chục lần vốn tự có của mình), từng giúp
các IB hốt bạc và cũng “giúp” đẩy họ vào tình trạng phá sản, không còn được chấp nhận
nữa. Chính phủ Mỹ quyết định cần phải siết chặt quy định kiểm soát đối với các công ty
tài chính. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đệ trình một kế hoạch cải tạo hệ thống tài
chính dày 88 trang, đưa ra hàng loạt quy định mới chặt chẽ hơn đối với hệ thống tài
chính. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ có quyền điều chỉnh bất kỳ tổ chức tài chính nào
được cho là quan trọng đối với hệ thống, có nghĩa là bao gồm cả các IB. Những tổ chức
như vậy sẽ bị yêu cầu phải đảm bảo một lượng vốn dự trữ tối thiểu đủ lớn, một điều mà
IB trước đây hoàn toàn không phải tuân theo.
Một điều chắc chắn là các ngân hàng đầu tư vẫn sẽ tồn tại. Cơ hội vẫn còn rất nhiều cho
họ, nếu không phải là tự đầu tư với tỉ lệ đòn bẩy cao thì là huy động vốn và tư vấn, bảo
lãnh phát hành, tư vấn M&A. Các ngân hàng lớn như Bank of America vẫn chi những
khoản tiền khổng lồ để giữ chân nhân sự giỏi trong lĩnh vực IB, giữ họ khỏi việc ra thành
lập những “boutique IB” (IB nhỏ). Thế nhưng, với những quy định mới chặt chẽ hơn từ
các chính phủ, mô hình IB sẽ không còn như trước nữa. Vào thời vàng son, lợi nhuận trên
vốn trung bình của các IB là trên 20%. Những ngày tươi đẹp đó đã qua, khi giờ đây các
cơ quan quản lý và thị trường đòi hỏi mức độ đòn bẩy tài chính và rủi ro trong đầu tư
phải thấp hơn. Chưa biết kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính của chính phủ Mỹ sẽ được
thay đổi và thông qua ra sao, nhưng một điều chắc chắn là các IB sẽ không tránh được sự
điều chỉnh chặt chẽ hơn.
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 13
II.Tiềm năng ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới, thị
trường vốn của Việt Nam đã có bước phát triển rất đáng khích lệ. Đặc biệt, từ năm
2006 đến nay, thị trường chứng khoán có bước phát triển nhảy vọt cả về quy mô và
chất lượng hoạt động, thu hút sự quan tâm đông đảo của các tầng lớp nhân dân
trong xã hội.
Số lượng tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân đã tăng nhanh chóng từ khoảng 50
ngàn tài khoản năm 2005 lên khoảng 350 ngàn tài khoản vào cuối năm 2007 và
khoảng 500 ngàn tài khoản vào cuối 2008 (chiếm gần 0,6% dân số). Tuy nhiên, nếu so
con số này với số tài khoản chứng khoán tại Trung Quốc lên tới trên 100 triệu tài khoản
(chiếm khoảng 8% dân số) thì cho thấy tiềm năng thị trường cổ phiếu của Việt Nam còn
rất lớn.
Số công ty chứng khoán tăng mạnh từ 8 công ty năm 2005 lên khoảng 70 công ty
vào cuối năm 2007 và 102 vào cuối năm 2008. So với các thị trường phát triển
trong khu vực cho thấy số lượng các công ty chứng khoán hiện tại của Việt Nam là
quá lớn và có thể gây ra sự lãng phí cho tổng thể nền kinh tế cũng như sự hoạt
động thiếu tính chuyên nghiệp. Ngoài ra còn có 41 công ty quản lý quỹ và hơn 40
tổ chức lưu ký. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng từ khoảng 10% GDP năm
2005 lên 23% GDP năm 2006 và 45% GDP vào cuối năm 2007 với trên 220 cổ
phiếu niêm yết. Tuy nhiên, do xu hướng giá chứng khoán giảm mạnh năm 2008,
giá trị vốn hoá giảm xuống còn 19% GDP với tổng 342 doanh nghiệp niêm yết tại
thời điểm cuối năm 2008.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế cũng như các khó khăn nền
kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường vốn Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng phát
triển trong tương lai nếu Chính phủ tiếp tục có các chính sách kinh tế đúng đắn. Quá trình
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang đi vào giai đoạn chất lượng hơn
với các kế hoạch cổ phần hóa các DNNN có quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng lớn tới nền
kinh tế, đặc biệt là các tổng công ty 90-91 và các tập đoàn kinh tế trực thuộc Chính phủ.
Quyết định 1729/QĐ-Ttg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê danh sách
71 DNNN có quy mô lớn sẽ được cổ phần hóa giai đoạn 2007-2010.
Giai đoạn 2007 đến nay, Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp

lớn như Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), Đạm Phú Mỹ, Công ty Tài
chính dầu khí (PVFC), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tổng
công ty Bia rượu, nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty Bia rượu, nước
giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Mặc dù quá trình cổ phần hóa diễn ra còn rất chậm so với kế hoạch và cách thức cổ
phần hóa các doanh nghiệp lớn cũng còn nhiều tồn tại cần khắc phục, song việc cổ
phần hóa những DNNN nòng cốt đã thể hiện cam kết của Việt Nam đối với quá
trình chuyển đổi nền kinh tế và hội nhập quốc tế.
Cùng với sự phát triển của thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu của Việt Nam
cũng có bước phát triển nhảy vọt. Bên cạnh phát hành trái phiếu Chính phủ, từ năm
2006 đến nay, các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Điện Lực (EVN), Vinashin,
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 14
Vincom và hàng loạt ngân hàng thương mại cũng đã phát hành hàng ngàn tỷ đồng
trái phiếu ra thị trường. Việc vận hành thị trường trái phiếu đang dần hình thành
một kênh huy động vốn hiệu quả và đa dạng cho các doanh nghiệp. Trong tương lai dài
hạn, đây có thể là cách thức huy động vốn rẻ cho các doanh nghiệp so với cách phát hành
cổ phiếu thông dụng trong thời gian qua.
Với những thành tựu ban đầu, Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết
cùng với quá trình phát triển của thị trường vốn. Việc hoàn thiện các thể chế pháp
lý, nâng cao tính minh bạch thị trường, tính chuyên nghiệp hóa, đạo đức nghề
nghiệp, áp dụng các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp tiên tiến, chuẩn mực kế toán
tại các công ty nhằm tạo lòng tin của công chúng vào thị trường vốn sẽ đòi hỏi
nhiều nỗ lực và thời gian dài của không chỉ các cơ quan chức năng mà tất cả các
chủ thể tham gia thị trường mới có thể giải quyết được.
Quá trình cổ phần hóa các DNNN nói riêng và phát triển thị trường vốn nói chung
đang tạo ra các cơ hội cho các ngân hàng đầu tư cung cấp hàng loạt nghiệp vụ tư
vấn, bảo lãnh phát hành, môi giới chứng khoán cũng như các cơ hội đầu tư chứng
khoán. Sự phát triển mạnh của thị trường vốn Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của
các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới. Hầu hết các tên tuổi lớn trong ngành ngân
hàng đầu tư đã xuất hiện tại Việt Nam cung cấp dịch vụ và kinh doanh như Credit

Suise, Goldman Sachs, Morgan Stanley, J.P. Morgan, Normura Securities và
Daiwa Securities. Các công ty chứng khoán liên doanh cũng bắt đầu xuất hiện từ
2007. Theo cam kết gia nhập WTO, từ 2012 Việt Nam sẽ cho phép các công ty
chứng khoán và quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam.
Nhắc lại câu chuyện của ngân hàng đầu tư Mỹ để đặt vấn đề: sau thảm cảnh các IB Mỹ,
mô hình ngân hàng đầu tư có còn hấp dẫn hay không, đặc biệt là tại các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam. Có thể nhận định rằng, trong khi ở Mỹ khái niệm “ngân hàng
đầu tư” đã trở thành một nỗi đau không muốn khơi lại thì ở Việt Nam mô hình này dường
như đang là xu hướng của tương lai. So sánh hiện trạng ngân hàng đầu tư tại Mỹ vừa qua
và tại các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam, ông Dương Hải, Trưởng Đại diện
Ngân hàng Đầu tư Vietnam Partners LLC, nói: “Người già chống gậy không có nghĩa là
người trẻ cũng chống gậy theo”.
Việt Nam cần ngân hàng đầu tư:
Trung Quốc và một số nước khác đã khai thác triệt để thị trường vốn quốc tế hàng thập
kỷ qua. Giai đoạn 2002-2005, dù thị trường cổ phiếu Trung Quốc tụt dốc mạnh, nhưng
các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn huy động được trên 100 tỉ USD từ các thị trường vốn
quốc tế (thị trường nội địa khi đó chỉ khoảng 40 tỉ USD). Từ năm 2000 đến nay, Trung
Quốc đã huy động thành công gần 200 tỉ USD từ các thị trường vốn quốc tế. Như vậy,
các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay có đủ lực để cạnh tranh toàn cầu.Thành công đó
của doanh nghiệp Trung Quốc có sự góp sức rất lớn của các ngân hàng đầu tư.
Tại Việt Nam, mô hình IB còn khá lạ lẫm, vì đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chưa
sẵn sàng huy động vốn từ các thị trường quốc tế (do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn
quốc tế về quản trị doanh nghiệp, chẳng hạn như tính minh bạch và rõ ràng). Bên cạnh
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 15
đó, những năm trước đây thị trường vốn nội địa có tính thanh khoản cao, doanh nghiệp
không cần phải tìm đến nguồn vốn nước ngoài, nên cũng không cần đến mô hình ngân
hàng đầu tư. Nhưng chuyện giờ đã khác Cùng với sự tụt dốc của thị trường chứng khoán
kể từ năm 2007 và tăng trưởng tín dụng giảm, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, nguồn
vốn quốc tế ngày càng trở nên quan trọng. Và IB, với vai trò là định chế tài chính trung
gian, đang có nhiều đất để dụng võ hơn.

Ông Sơn, Vietnam Capital Partners, dự đoán, thời gian tới, các doanh nghiệp lớn Việt
Nam chắc chắn sẽ huy động vốn nhiều hơn từ các thị trường quốc tế với 4 mục đích
chính. Đó là 1) góp phần đa dạng hóa nguồn vốn, phòng khi thị trường vốn trong nước
gặp khó; 2) thông qua đó, các đối tác quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp quản trị tốt hơn theo
tiêu chuẩn toàn cầu; 3) doanh nghiệp có cơ hội phát triển thương hiệu trong nước và quốc
tế và 4) chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh với các nước trong khu vực khi các rào cản thương
mại được xóa bỏ.
Trong đó, việc các rào cản thương mại được xóa bỏ có lẽ là vấn đề quan trọng nhất trong
thời gian tới. Các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rằng, một khi các rào cản này biến mất,
Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước trong khu vực. Một trong những chiến lược
chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh khu vực là hợp tác với các đối tác chiến lược quốc tế,
những người có khả năng chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, các sản phẩm và cả thị
trường của họ. Đây chính là điểm mấu chốt để trả lời cho câu hỏi vì sao ngân hàng đầu tư
lại trở nên quan trọng thời gian tới, bởi ngân hàng đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp xác định
được đối tác chiến lược quốc tế và đưa cả hai đến với nhau.
Dù đóng một vai trò quan trọng trong thị trường vốn nhưng mô hình IB tại Việt Nam
hiện nay còn khá sơ khai. IB tại Việt Nam được hình thành bằng nhiều con đường khác
nhau.
Thứ nhất là mô hình IB “thuần” tại nội địa, chẳng hạn như Vietnam Capital Partners
(VCP).
Thứ hai là IB quốc tế đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam và lập liên doanh để thực hiện
những nghiệp vụ ngân hàng đầu tư khác nhau, như trường hợp Vietnam Partners LLC
(VPL).
Con đường thứ ba hình thành IB là từ các công ty chứng khoán. SSI, chẳng hạn, có Công
ty Quản lý Quỹ SSI (SSIAM), tồn tại như một pháp nhân độc lập, chuyên quản lý tài sản
cho các nhà đầu tư (đây cũng là một hình thức nghiệp vụ của IB).
KẾT LUẬN:
Các nghiệp vụ chính của ngân hàng đầu tư
 Hoạt động của ngân hàng đầu tư có thể phân chia thành 6 nghiệp vụ chính
bao gồm: nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, đầu tư chứng khoán, nghiên cứu,

ngân hàng bán buôn, quản lý đầu tư và nghiệp vụ nhà môi giới chính.
 Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư là nghiệp vụ truyền thống và cơ bản nhất của
ngân hàng đầu tư. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư bao gồm tư vấn, bảo lãnh
phát hành chứng khoán, tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn tái
cấu trúc doanh nghiệp và các dịch vụ tư vấn khác.
 Một số nghiệp vụ mang tính chất dịch vụ, không sử dụng vốn, có mức độ rủi
ro thấp và mang lại nguồn thu nhập ổn định như nghiệp vụ ngân hàng đầu
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 16
tư, quản lý đầu tư hay nghiệp vụ nhà môi giới chính. Đây là những nghiệp vụ
quan trọng, góp phần xây dựng thương hiệu của ngân hàng đầu tư. Các dòng sản phẩm
chính của ngân hàng đầu tư
 Theo tính chất thanh toán, các sản phẩm đầu tư được phân ra 3 loại: sản
phẩm tiền mặt, sản phẩm phái sinh và sản phẩm cơ cấu. Sản phẩm tiền mặt
là các sản phẩm truyền thống đòi hỏi việc thanh toán số tiền gốc bằng tiền
mặt. Sản phẩm phái sinh có giá trị phụ thuộc vào các gốc phái sinh. Sản
phẩm cơ cấu là sự kết hợp giữa sản phẩm tiền mặt và sản phẩm phái sinh.
 Theo tính chất biến động giá, sản phẩm đầu tư được phân ra dòng sản phẩm
có thu nhập cố định và dòng sản phẩm chứng khoán vốn. Dòng sản phẩm có
thu nhập cố định gồm các sản phẩm liên quan đến lãi suất, tỷ giá, hàng hóa
cơ bản và rủi ro tín dụng. Dòng sản phẩm chứng khoán vốn bao gồm các sản
phẩm liên quan đến cổ phiếu và chỉ số cổ phiếu, có giá trị biến đổi phụ thuộc
vào sự thay đổi giá cổ phiếu tham chiếu.
Các xu hướng phát triển của ngành ngân hàng đầu tư
 Sự tự do hóa tài chính tại nhiều quốc gia và xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến
sự liên kết của các thị trường vốn toàn cầu, mở rộng quy mô hoạt động của
các ngân hàng đầu tư quốc tế lớn.
 Các sáng tạo tài chính tiếp tục tạo ra các sản phẩm mới, đặc biệt trong lĩnh
vực phái sinh và sản phẩm cơ cấu phức hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, sự phức tạp của các sản phẩm
cũng là một rào cản hạn chế tính minh bạch của thị trường.

 Sự phát triển của công nghệ thông tin làm thay đổi căn bản cách thức hoạt
động của ngân hàng đầu tư theo hướng hiệu quả hơn.
 Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ (2007-2009) đã làm kiệt quệ ngành ngân
hàng đầu tư với các khoản lỗ khổng lồ và xóa sổ một số tên tuổi lớn của
ngành như Lehman Brothers, Bear Stearns và Merill Lynch. Một số ngân
hàng đầu tư còn lại như Goldman Sachs và Morgan Stanley từ bỏ mô hình
ngân hàng đầu tư độc lập để trở thành các ngân hàng tổng hợp. Cơ chế giám
sát ngành tài chính trên phạm vi toàn cầu dự kiến sẽ có những cải thiện đáng
kể sau cuộc khủng hoảng này.
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 17
II. điểm mới về luật các tổ chức tín dụng 2010.
Luật Các tổ chức tín dụng 2010 gồm 10 chương, 163 điều, thể chế hóa quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển hệ thống và hoạt động của tổ
chức tín dụng và kế thừa được những quy định tốt đã được thực tiễn chứng minh qua 10
năm thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997.Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2011.
Những nội dung mới chủ yếu về hoạt động của các tổ chức tín dụng được thể hiện trong
Luật Các tổ chức tín dụng 2010
1. Về phạm vị điều chỉnh
Điều 1 của Luật 2010 xác định rõ phạm vi điều chỉnh bao gồm việc thành lập, tổ chức,
hoạt động, kiểm soát dặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng (TCTD); thành lập, tổ
chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD
nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Thay đổi quan trọng của Luật 2010 là đã xác định lại phạm vi điều chỉnh trên cơ sở thay
đổi khái niệm “hoạt động ngân hàng” và sử dụng khái niệm này làm tiêu chí để xác định
thế nào là một TCTD. Khác với Luật Các TCTD năm 1997 (“hoạt động ngân hàng” được
hiểu phải bao gồm cả hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn huy động để cấp tín dụng và
làm dịch vụ thanh toán), Luật 2010 quy định “hoạt động ngân hàng” là hoạt động kinh
doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ: (i) nhận tiền gửi; (ii) cấp tín
dụng; và (iii) cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (khoản 12 Điều 4). Theo đó, tùy

theo loại hình hoạt động, TCTD có thể thực hiện một hoặc một số hoặc cả ba hoạt động
ngân hàng nêu trên khi được NHNN cấp Giấy phép thành lập và hoat động.
Khắc phục bất cập cơ bản của Luật Các tổ chức tín dụng 1997, phạm vi điều chỉnh của
Luật 2010 đã bỏ các quy định về "các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng". Điều này có
nghĩa là, để được cấp phép hoạt động ngân hàng, các tổ chức phải được thành lập như là
một TCTD. Những tổ chức không phải là một TCTD đang có hoạt động ngân hàng đều
phải được tổ chức lại dưới hình thức là một TCTD hoặc phải chấm dứt hoạt động này.
2. Về phân biệt các loại hình TCTD
2.1. Phân biệt ngân hàng và TCTD phi ngân hàng
Trong Luật các TCTD 2010, tiêu chí phân biệt giữa ngân hàng và các TCTD phi ngân
hàng đã được quy định rõ hơn trên cơ sở phạm vi hoạt động của hai loại hình này. Theo
đó, các TCTD phi ngân hàng không được phép nhận tiền gửi của cá nhân, không được
cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Quy định này phù hợp
hơn với thông lệ áp dụng tại hầu hết các nước và tạo điều kiện để một mặt giảm bớt rủi ro
cho hệ thống TCTD, mặt khác cho phép các TCTD phi ngân hàng được mở rộng phạm vi
cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác của mình do các quy định về an toàn sẽ được áp
dụng ở mức độ thấp hơn so với các ngân hàng thương mại là những tổ chức nhận tiền gửi
của dân cư và tham gia vào hệ thống thanh toán.
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 18
2.2. Phân biệt giữa TCTD hoạt động kinh doanh và TCTD hoạt động chính sách
Để bảo đảm các quy định của Luật áp dụng linh hoạt hơn đối với các ngân hàng chính
sách (như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam ), là những
ngân hàng có nhiều điểm đặc thù khác hẳn với các ngân hàng thương mại thông thường,
Luật các TCTD 2010 quy định trao cho Chính phủ thẩm quyền hướng dẫn cụ thể về tổ
chức và hoạt động của những đối tượng này (Điều 17). Tuy nhiên, Điều 17 của Luật cũng
quy định ngân hàng chính sách phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây
dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo
thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn của nhà nước được minh bạch, công khai, an toàn.
Như vậy, về cơ bản các quy định của Luật sẽ chỉ áp dụng đối với các loại hình tổ chức

hoạt động trên cơ sở thị trường, không có sự hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan khác.
Điều này cũng bảo đảm để các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tiếp tục được áp
dụng đối với các ngân hàng chính sách.
2.3. Về mô hình ngân hàng đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và mô hình ngân
hàng thương mại trong Luật
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có mô hình ngân hàng đầu tư (investment bank). Về bản chất,
xét về phạm vi và nội dung hoạt động, ngân hàng đầu tư không phải là một TCTD, mà là
một định chế tài chính thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Do đó, loại hình
này sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán. Kế thừa các quy định của Luật Các
TCTD 1997 và bài học rút ra từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, Luật mới quy định mô
hình ngân hàng thương mại ở Việt Nam là mô hình ”ngân hàng thương mại đa năng hạn
chế”, theo đó các NHTM được thực hiện các hoạt động ngân hàng truyền thống (như
nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán) và tùy theo mức độ rủi ro
thị trường của từng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, các ngân hàng thương mại được phép
trực tiếp (Điều 107) hoặc gián tiếp (thông qua công ty con, công ty liên kết) thực hiện các
nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Điều 103).
2.4. Về hình thức pháp lý và loại hình hoạt động
Về hình thức pháp lý, Điều 6 Luật các TCTD 2010 quy định TCTD được tổ chức theo
các hình thức pháp lý của Luật Doanh nghiệp (hoặc Luật Hợp tác xã), cụ thể: Ngân hàng
thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần (trừ ngân
hàng thương mại nhà nước được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ); TCTD phi ngân hàng trong nước
được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn;
TCTD 100% vốn nước ngoài, TCTD liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn; Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành
lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã; Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Như vậy, các quy định về quản trị, điều
hành, kiểm soát được phân loại theo hình thức pháp lý của TCTD (công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã).
Đối với hoạt động của TCTD, Luật các TCTD 2010 quy định phạm vi hoạt động của

từng TCTD phụ thuộc vào loại hình hoạt động của chính TCTD, như ngân hàng thương
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 19
mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tài chính
vi mô, quỹ tín dụng nhân dân.
3. Về quản trị, điều hành
Thực tiễn quản lý hoạt động của các TCTD cho thấy, TCTD là những đối tượng cần được
quản lý chặt chẽ, vì đây là những doanh nghiệp có các hoạt động ảnh hưởng lớn đến sự
ổn định xã hội, kinh tế đất nước và là những tổ chức có được quyền lực rất lớn trong việc
sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xã hội. Việc quản lý thiếu chặt chẽ, sự lạm
dụng quyền lực trong nội bộ của một TCTD thường là những nguyên nhân dẫn đến
khủng hoảng, gây ra sự mất lòng tin trong dân cư và đe doạ sự mất ổn định của cả hệ
thống TCTD Do đó, một số các quy định về tổ chức quản lý đối với các TCTD thường
được thiết kế chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Đây cũng là
một thông lệ chung được thừa nhận rộng rãi trên bình diện quốc tế. So với Luật các
TCTD 1997, Luật các TCTD 2010 đã bổ sung nhiều quy định đặc thù liên quan đến quản
trị, điều hành của TCTD (60 điều so với 6 điều trong Luật các TCTD 1997). Các quy
định này chủ yếu là các quy định được luật hóa từ các quy định của Nghị định số
59/2009/NĐ-CP, Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN và các văn bản quy phạm pháp luật
khác do NHNN ban hành, có tham khảo “25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng
hiệu quả của Ủy ban Basel” nhằm bảo đảm hoạt động của TCTD được an toàn, hiệu quả.
Những thay đổi chủ yếu về quản trị, điều hành của TCTD so với Luật các TCTD 1997
bao gồm:
Thứ nhất, giảm bớt các thủ tục hành chính: Luật các TCTD 2010 bỏ quy định chuẩn y
sau các chức danh quản lý, điều hành, kiểm soát. Thay vào đó, NHNN sẽ chấp thuận
trước danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng quản trị,
thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc. Quy định này ngoài việc đáp ứng được yêu
cầu về cải cách hành chính còn xóa được bất cập về khoảng trống pháp lý hiện nay khi
các chức danh nói trên đã được Đại hội đồng cổ đông bầu nhưng chưa có hiệu lực pháp lý
vì chưa được NHNN chuẩn y. Đồng thời Luật các TCTD 2010 cũng bỏ thủ tục chuẩn y
Điều lệ của TCTD (TCTD chỉ phải đăng ký Điều lệ với NHNN sau khi được cơ quan có

thẩm quyền của TCTD thông qua); giảm bớt các thay đổi cần phải chấp thuận trước của
NHNN so với quy định của Luật các TCTD 1997.
Thứ hai, nâng cao yêu cầu đối với người quản lý, điều hành của TCTD: Luật các
TCTD 2010 bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người
điều hành, thành viên Ban kiểm soát (Điều 50), các quy định về tiêu chuẩn đối với thành
viên độc lập của Hội đồng quản trị. Theo đó, Hội đồng quản trị của TCTD là công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phải có ít nhất một thành viên độc lập. Thành viên độc
lập của Hội đồng quản trị phải bảo đảm tính độc lập (không là nhân viên, người quản lý,
thành viên Ban kiểm soát, không nhận lợi ích khác, bản thân không sở hữu quá 1% vốn
điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD, bản thân và người có liên quan
không sở hữu quá 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD,
không có người liên quan tham gia quản trị, điều hành TCTD). Hội đồng quản trị của
TCTD tối thiểu phải có ½ tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và
thành viên không phải là người điều hành TCTD. Đồng thời Luật 2010 bổ sung quy định
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 20
về các trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ (Điều 34) nhằm tránh xung đột lợi
ích, lạm dụng quyền ảnh hưởng của mình để ra những quyết định xung đột với lợi ích của
tổ chức tín dụng. Ngoài ra, Luật 2010 cũng bổ sung quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ
của người quản lý, điều hành TCTD, trách nhiệm công khai các lợi ích liên quan (Điều
38, 39).
Thứ ba, khẳng định chính sách đại chúng hóa các NHTM cổ phần: Luật các TCTD
2010 thay đổi mức giới hạn sở hữu cổ phần (Điều 55) đối với cổ đông là cá nhân từ 10%
xuống 5%; cổ đông là pháp nhân từ 20% xuống 15% (trừ trường hợp sở hữu cổ phần theo
quyết định của Ngân hàng Nhà nước để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an
toàn hệ thống tổ chức tín dụng; sở hữu cổ phần nhà nước tại các tổ chức tín dụng cổ phần
hóa; sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài). Cổ đông và những người có liên quan
của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Các tỷ lệ sở hữu nêu trên bao gồm cả phần vốn uỷ thác cho các tổ chức, cá nhân khác
mua cổ phần. Theo định hướng này, Nhà nước không cho phép thành lập ngân hàng
thương mại tư nhân tại Việt Nam.

Thứ tư, các quy định đặc thù về quản trị, điều hành được xây dựng theo hình thức
pháp lý của TCTD. Theo đó, Luật chỉ quy định các vấn đề đặc thù về quản trị điều hành
của TCTD. Các nội dung khác về quản trị, điều hành không được quy định trong Luật sẽ
được thực hiện theo quy định chung của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã. Về kết
cấu, các quy định về quản trị, điều hành của Luật 2010 được chia thành các quy định
chung áp dụng chung cho tất cả các TCTD và các quy định riêng áp dụng cho TCTD theo
từng hình thức pháp lý.
Thứ năm, yêu cầu cao hơn đối với hoạt động kiểm toán độc lập: Các quy định khác về
kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập cũng được quy định cụ thể tại Luật
2010, trong đó đáng chú ý là quy định về việc lựa chọn kiểm toán độc lập phải được thực
hiện trước khi năm tài chính được kiểm toán bắt đầu vì theo thông lệ quốc tế và yêu cầu
của chuẩn mực kiểm toán, tổ chức kiểm toán phải tham dự các cuộc họp của Hội đồng
quản trị, Ban Kiểm soát để nắm bắt tình hình kinh doanh của TCTD suốt năm tài chính.
Ngoài ra, để bảo đảm đánh giá trung thực, chính xác tình hình hoạt động của TCTD, Luật
2010 yêu cầu báo cáo kiểm toán không được có ý kiến ngoại trừ (qualified opinion);
trường hợp có ý kiến ngoại trừ, TCTD phải thực hiện kiểm toán lại để đảm bảo báo cáo
kiểm toán không có ý kiến ngoại trừ.
4. Về phạm vi hoạt động kinh doanh của TCTD
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện; những điều kiện để được
hoạt động ngân hàng đều rất chặt chẽ, từ tổ chức bộ máy đến quản lý nội bộ, quản trị rủi
ro; những điều kiện này thông thường các tổ chức khác không phải là TCTD đều không
đáp ứng được. Các thay đổi căn bản về phạm vi hoạt động của TCTD của Luật 2010 bao
gồm:
4.1. Về Giấy phép và phạm vi hoạt động kinh doanh: Luật 2010 quy định rõ mỗi TCTD
sẽ được cấp duy nhất một Giấy phép thành lập và hoạt động, trong đó xác định rõ phạm
vi hoạt động của từng TCTD trên cơ sở nhu cầu và khả năng đáp ứng các điều kiện của
từng TCTD. Trong quá trình hoạt động, TCTD có thể mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi hoạt
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 21
động và sẽ được NHNN chấp thuận bằng Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép; Quyết
định này sẽ là một bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động.

Luật 2010 cũng đã quy định rõ phạm vi hoạt động kinh doanh của từng loại hình tổ chức
tín dụng và không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các hoạt động ngân hàng mà còn bao
gồm các hoạt động kinh doanh khác (Chương IV). Tuy nhiên, cần phân biệt giữa khái
niệm “hoạt động ngân hàng” là các hoạt động chỉ có thể được thực hiện bởi các TCTD và
khái niệm “các hoạt động kinh doanh khác của các TCTD” là các hoạt động không chỉ
TCTD mà các tổ chức khác cũng có thể được thực hiện. Theo cách tiếp cận này, các
nghiệp vụ tư vấn tài chính, môi giới tiền tệ, lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng là
những nghiệp vụ mà TCTD được phép thực hiện nhưng không phải là “hoạt động ngân
hàng”. Để tăng quyền chủ động kinh doanh cho các TCTD, Luật đã có bước cải cách
quan trọng giảm đáng kể yêu cầu xin chấp thuận, xin giấy phép ”con”. Theo đó ngân
hàng thương mại (NHTM) có thể thực hiện ngay 20 nhóm hoạt động kinh doanh sau khi
được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động; chỉ có 6 nhóm hoạt động kinh doanh có
nhiều rủi ro thì NHTM phải xin phép để được hoạt động.
4.2. Về cơ chế xác định phí, lãi suất của TCTD (Điều 91): TCTD và khách hàng có quyền
thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy
định của pháp luật, trừ trường hợp cần thiết, để bảo đảm an toàn của hệ thống TCTD,
Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động
kinh doanh của TCTD.
4.3. Về yêu cầu ban hành quy định nội bộ (Điều 93): Luật các TCTD 2010 quy định
TCTD phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ đối với mọi hoạt động nghiệp vụ
của tổ chức tín dụng (bao gồm: Quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay; Quy định về
phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; Quy định về đánh giá chất
lượng tài sản có và tuân thủ tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu; Quy định về quản lý thanh khoản;
Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ; Quy định về hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ; Quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng; Quy định về quy trình, thủ tục để ngăn ngừa hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố và
tội phạm khác; Quy định về phương án xử lý các trường hợp khẩn cấp) nhằm bảo đảm
TCTD hoạt động an toàn, liên tục. Các quy định nội bộ của TCTD sau khi ban hành phải
được gửi cho NHNN.
4.4. Về góp vốn, mua cổ phần của NHTM (Điều 103): NHTM chỉ được dùng vốn điều lệ

và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp khác. Để hoạt động trong
các lĩnh vực chứng khoán (gồm bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán;
quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng
khoán và mua, bán cổ phiếu), cho thuê tài chính và bảo hiểm, NHTM phải thành lập công
ty con, công ty liên kết. Đối với các lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh
doanh ngoại hối, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ hỗ
trợ thanh toán, NHTM có thể lựa chọn trực tiếp thực hiện các hoạt động này hoặc gián
tiếp thực hiện thông qua thành lập công ty con, công ty liên kết. Tuy nhiên, việc góp vốn,
mua cổ phần của NHTM phải tuân thủ các giới hạn quy định tại Điều 129 của Luật. Việc
mua, nắm giữ cổ phiếu của NHTM, công ty con của NHTM trong các TCTD khác được
thực hiện theo quy định (về giới hạn và điều kiện) của NHNN.
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 22
4.5. Về kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối, sản phẩm phái sinh của NHTM (Điều
105): Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, NHTM được kinh doanh, cung ứng
dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm ngoại hối; phái sinh về
tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật về
ngoại hối. NHNN quy định cụ thể về phạm vi kinh doanh, điều kiện, trình tự, thủ tục
chấp thuận cho NHTM thực hiện cung ứng các dịch vụ này.
Ngoài ra, các NHTM được trực tiếp thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác (Điều
107) như quản lý tiền mặt, tư vấn tài chính, quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an
toàn, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp,
tư vấn đầu tư, mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, môi giới tiền tệ.
Đối với các nghiệp vụ như lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh
doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, NHTM sẽ được thực hiện sau khi được
NHNN cho phép.
4.6. Về phạm vi hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính: Theo quy
định của Luật các TCTD 2010, công ty tài chính có thể thực hiện một (công ty tài chính
chuyên doanh) hoặc một số các hoạt động ngân hàng (công ty tài chính tổng hợp) (Điều
108) tùy theo nhu cầu hoạt động của mình. Luật giao quyền cho Chính phủ quy định cụ
thể về điều kiện (vốn, địa bàn hoạt động ) để công ty tài chính thực hiện các hoạt động

ngân hàng theo quy định (một hoạt động - công ty tài chính chuyên doanh hoặc một số
hoạt động - công ty tài chính tổng hợp). Công ty tài chính cũng được thực hiện một số
hoạt động kinh doanh khác (Điều 111) và được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp
vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Công ty tài chính chỉ được thành lập,
mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng
khoán, quản lý tài sản bảo đảm sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn
bản. Đặc biệt, như đã đề cập ở phần trên, Luật 2010 quy định các TCTD phi ngân hàng
(công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức và
không được cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Đối với công ty cho thuê tài chính, Luật 2010 quy định rõ công ty cho thuê tài chính là
loại hình công ty tài chính có hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động cho thuê tài
chính. Ngoài ra, công ty cho thuê tài chính được cho vay bổ sung vốn lưu động đối với
bên thuê tài chính; cho thuê vận hành với tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không
vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính và được thực hiện các hình
thức cấp tín dụng khác sau khi NHNN cho phép. Công ty cho thuê tài chính được thực
hiện một số hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại Điều 116 của Luật 2010 nhưng
không được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, công ty liên kết dưới bất cứ
hình thức nào.
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 23
5. Các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động TCTD
Luật 2010 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm thực hiện nguyên tắc coi bảo
đảm an toàn hệ thống trong hoạt động ngân hàng là một trong những mục tiêu
hàng đầu.
5.1. Các quy định về tăng cường quản lý, ngăn chặn sự lũng loạn
Luật 2010 bổ sung quy định chặt chẽ về điều kiện của cổ đông sáng lập, thành viên sáng
lập TCTD, điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành, yêu cầu công khai lợi
ích liên quan có liên quan đến TCTD, giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần nhằm bảo đảm điều
kiện tài chính, năng lực quản trị, điều hành của cổ đông, thành viên sáng lập, người quản
lý, người điều hành TCTD, ngăn ngừa khả năng lũng đoạn hoạt động ngân hàng của các
cá nhân tổ chức là cổ đông lớn và hạn chế xung đột lợi ích tiềm tàng. Đồng thời, Luật

2010 bổ sung quy định chặt chẽ về điều kiện khai trương hoạt động của TCTD để bảo
đảm TCTD khi khai trương hoạt động có đầy đủ các điều kiện về bộ máy nhân sự, cơ sở
vật chất, quy trình quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm soát rủi ro.
5.2. Về trường hợp cấm, hạn chế cấp tín dụng
Luật 2010 (Điều 126) quy định cụ thể về những trường hợp không được cấp tín dụng.
Theo đó, TCTD không được cấp tín dụng hoặc nhận bảo đảm để cấp tín dụng hoặc thực
hiện việc bảo đảm để TCTD khác cấp tín dụng đối với:
(i) Thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc,
Phó Tổng Giám đốc của TCTD, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là
thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của TCTD cổ phần, pháp nhân là thành viên
góp vốn, chủ sở hữu của TCTD;
(ii) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT Hội đồng quản trị, Hội đồng thành
viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc của TCTD.
Ngoài ra, Luật còn cấm TCTD không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà TCTD nắm quyền kiểm soát; không được cấp
tín dụng trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của TCTD;
không được cho vay để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm
bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp.
Để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài và nhằm tránh xung đột lợi ích, Điều 127 Luật 2010 quy định về những trường hợp
hạn chế cấp tín dụng. Theo đó, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp
tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi đối với tổ chức kiểm toán,
kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra
viên đang thanh tra tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; kế toán trưởng của
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, thành viên góp
vốn; doanh nghiệp có một trong những đối tượng bị cấm cấp tín dụng theo quy định tại
khoản 1 Điều 126 sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; người thẩm định,
xét duyệt cấp tín dụng; công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà
TCTD nắm quyền kiểm soát.
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 24

Luật cũng quy định các giới hạn về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng
nêu trên nhằm bảo đảm an toàn cho TCTD, tránh trường hợp TCTD bị ảnh hưởng khi
công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm
soát gặp rủi ro hoặc sự cố.
5.3. Về giới hạn cấp tín dụng (Điều 128)
Về cơ bản, các giới hạn cấp tín dụng là các quy định kế thừa từ Luật các TCTD năm
1997. Tuy nhiên, khái niệm cấp tín dụng đã được làm rõ hơn, bao gồm tất cả các nghiệp
vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Ngoài ra, tổng mức giới hạn cấp tín dụng còn gồm cả tổng
mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng là doanh nghiệp phát hành. Đối với các chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, các giới hạn cấp tín dụng sẽ được tính trên vốn tự có của
chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Một quy định mới khác so với Luật các TCTD năm 1997 là tổng mức dư nợ cấp tín dụng
đối với một khách hàng và tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và
người có liên quan áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định cao
hơn so với các mức áp dụng đối với ngân hàng thương mại (các tỷ lệ tương ứng 25% và
50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng so với 15% và 25% vốn tự có của
ngân hàng thương mại). Vấn đề này cũng đã được đề cập ở trên, quy định này phù hợp
với thông lệ quốc tế và thực tiễn hoạt động của các TCTD vì các TCTD phi ngân hàng
không nhận tiền gửi của cá nhân và cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách
hàng nên mức độ rủi ro ảnh hưởng đến hệ thống TCTD thấp hơn nhiều so với các ngân
hàng thương mại. Ngoài ra, quy định này sẽ tạo điều kiện cho các TCTD phi ngân hàng
phát triển và hoạt động hiệu quả hơn.
Luật cũng quy định mở đối với các trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế -
xã hội mà khả năng hợp vốn của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp
ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ có thể quyết
định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ
thể. Tuy nhiên, tổng các khoản cấp tín dụng vượt giới hạn không vượt quá 04 lần vốn tự
có của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
5.4. Về giới hạn góp vốn, mua cổ phần (Điều 129)

Các giới hạn về góp vốn, mua cổ phần được quy định chặt chẽ hơn và thực tế được xây
dựng trên cơ sở các quy định của các văn bản dưới luật hiện hành (Quyết định 457).
Trong đó, tỷ lệ giới hạn góp vốn, mua cổ phần của các TCTD được tính trên cơ sở hợp
nhất (bao gồm cả phần góp vốn, mua cổ phần của công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ
sở hữu tương ứng). Theo mức độ rủi ro đối với hệ thống, Luật 2010 quy định tỷ lệ giới
hạn góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính cao hơn so với NHTM. Đồng thời Luật
cũng có quy định cấm TCTD góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là
cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD (cấm sở hữu chéo).
5.5. Về các tỷ lệ bảo đảm an toàn
“Trong ngành đầu tư, Thành công được xây dựng trên cơ sở Niềm tin.” Page 25

×