Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

giải pháp nâng cao chất lượng mông Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.6 KB, 2 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LUỢNG BỘ MÔN NGỮ VĂN
TỔ : VĂN – SỬ - ĐỊA ( TRƯỜNG THCS ĐẠ LONG)
Dạy học môn Văn một vấn đề có tính nguyên lý: Dạy Văn là dạy người. Dạy người là mục đích, nhưng phải
thông qua văn chương, bảo đảm những quy luật đặc thù của văn chương.
Sở dĩ chất lượng học Văn của nước nhà nói chung và huyện Đam Rông nói riêng kém như vậy là do các
nguyên nhân chủ yếu sau:
Giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính
chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy
học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại
đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những
kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp
thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học con đường tích cực chủ động để thu
nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết, thậm chí giáo viên
còn đọc chậm cho học sinh chép lại những gì có sẵn ở giáo án. Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa
thu hút được sự chú ý của người học. Một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn
chương.
Hơn nữa, không ít giáo viên đứng lớp chưa được trang bị kỹ càng, đồng bộ về quan điểm và lý luận phương
pháp dạy học Văn mới. Một số các giáo trình tài liệu về phương pháp dạy học Văn còn mang tính lý thuyết
Nhiều giáo viên còn mơ hồ trước những khối lý luận phương pháp dạy học chung chung áp dụng lúc nào cũng
đúng không chỉ cho riêng bộ môn Văn mà cả các bộ môn khác.
Ngoài ra, sự thiếu thốn về phương tiện thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ nghe, nhìn để minh
họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học, nhất là văn học nước ngoài cho giáo viên ở nhiều
trường học, đặc biệt là các trường học ở vùng sâu, vùng xa, miền núi đã khiến cho việc áp dụng phương pháp
dạy học mới gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay. Đó là chưa kể đến đời sống giáo viên tuy
đã được cải thiện nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn chưa thể chuyên tâm cho việc giảng dạy. Số giáo viên chưa
đạt chuẩn vẫn còn nhiều lại thiếu tâm huyết với nghề nên đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình dạy học
văn.
Về phía học sinh, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một
cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu,
khám phá bài học. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người
quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, lẽ ra phải làm chủ tri thức thì lại trở


thành nô lệ của sách vở. Người học chưa có hào hứng và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá
nhân trước tập thể, cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy khá khó khăn.
Ngoài ra, đối với Đam Rông nói riêng – là một huyện mới đa phần là con em dân tộc thiểu số, do đó kĩ
năng đọc và viết chuẩn chính tả là rất khó, đặc biệt các em sai quá nhiều lỗi chính tả, viết câu không gãy gọn….
Qua phân tích những nguyên nhân nói trên, để nâng cao chất lượng dạy và học văn trong nhà trường theo chúng
tôi cần thực hiện tốt các giải pháp sau.
Giáo viên phải từng bước chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức một chiều sang phương
pháp dạy học mới, trong đó học sinh dưới sự tổ chức, gợi mở, dẫn dắt của giáo viên tự mình chiếm lĩnh bài văn,
tự rút ra những kết luận, những bài học cần thiết cho mình với sự chủ động tối đa. Có như vậy, học sinh mới
thấy hứng thú và cảm thấy mình cũng là người “đồng sáng tạo” với tác giả, như quan điểm của mỹ học tiếp
nhận.( Khi ôn tập GV cần chú trọng nhiều đến thực hành , nghị luận và khắc sâu kiểu bài cảm nhận cho HS
Thứ hai, giảm tải chương trình một cách hệ thống và đồng bộ. Hiện nay chương trình Ngữ văn ở trường
phổ thông còn khá nặng. Học sinh phải học một lúc nhiều môn, môn nào cũng quan trọng, vì vậy, các soạn giả
sách giáo khoa cần cân nhắc nên đưa vào sách những tri thức văn học tối thiểu và những tác phẩm có giá trị tiêu
biểu để học sinh có một cái nhìn toàn diện về văn học nước nhà và thế giới, tránh tình trạng “cưỡi ngựa xem
hoa” như hiện nay. Phân phối chương trình môn Văn cũng còn bất cập. Nhiều truyện ngắn, bài thơ quá dài
nhưng phân phối chỉ 1-2 tiết cho 1 tác phẩm. Thời lượng là 90 thì đã mất 5 phút ổn định trật tự, 15 phút kiểm tra
bài cũ, chỉ còn 70 phút dạy bài mới thì làm sao giáo viên và học sinh có thể khám phá hết những giá trị đặc sắc
của tác phẩm.
Thứ ba, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Công nghệ thông tin sẽ mở
ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy - học cho học sinh. Giáo viên có thể
thực hiện việc giảng dạy ở bất cứ không gian, thời gian nào. Học sinh có thể tự làm việc với máy vi tính, tự tiếp
cận, khai thác và xử lý thông tin trên mạng Internet. Người học có thể làm việc độc lập hay kết hợp với nhiều
thành viên trong và ngoài lớp, ở một hay nhiều quốc gia để thực hiện việc học tập của mình.
Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà giáo viên và học sinh có thể tự sử dụng nhiều phần mềm phục
vụ cho quá trình giảng dạy và học tập. Việc tổ chức lưu trữ, đánh giá kết quả học tập của học sinh khách quan,
chính xác và thuận lợi hơn. Nhờ có máy tính mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh
động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống. Các kỹ thuật thao
tác sử dụng công nghệ khá dễ dàng.
Việc sử dụng bài giảng điện tử với những hình ảnh, âm thanh sinh động làm cho người học dễ dàng tiếp thu,

khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú học tập của học sinh. Thông qua bài giảng điện tử, giáo viên có nhiều thời
lượng để đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Đó là những
tiền đề để sau khi tốt nghiệp người học sẽ làm chủ kiến thức của mình, biết tiếp thu và vận dụng sáng tạo những
thành tựu của công nghệ thông tin trong quá trình công tác.
Bên cạnh đó, chúng ta cần cải tiến cách thi cử phù hợp với yêu cầu và chuẩn kiến thức. Thi cử phải kết
hợp hài hoà giữa những gì học sinh được học và những gì là sáng tạo riêng của người học. Đề thi nên kết hợp
dạng đề thi thông thường và đề “mở”; cần có cả hai loại là đề nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nội dung
đề thi cần cải tiến theo hướng phát huy tính tư duy, óc sáng tạo của người học, tránh lối học vẹt, học thuộc
lòng… Cấu trúc đề thi có thể chia làm hai phần (phần trắc nghiệm và phần tự luận). Phần trắc nghiệm để kiểm
tra kiến thức cơ bản, khả năng suy luận của học sinh. Phần tự luận nhằm đánh giá khả năng diễn đạt, vận dụng
sáng tạo kiến thức đã học của học sinh. Có thể ra đề thi như kiểu đề thi văn của Trung Quốc, Mỹ… Thực hiện
tốt những giải pháp trên đây, chúng tôi tin rằng chất lượng dạy, học văn trong nhà trường sẽ đem lại những hiệu
quả tích cực.
Tuy nhiên, để đổi mới phương pháp giảng dạy thành công, nếu chỉ có sự nỗ lực từ phía GV thì không
đem lại kết quả gì, mà quan trọng là cần có sự hưởng ứng tích cực từ phía HS. Thói quen học tập thụ động, đối
phó của HS là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Hiện HS phải học nhiều môn,
các em không có điều kiện đầu tư thời gian thích đáng cho tất cả các môn, vì vậy mới sinh ra tình trạng học
lệch.
Học theo phương pháp mới đòi hỏi các em phải đầu tư nhiều thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu,
thu thập, xử lý thông tin khoa học…Đa số HS không có đủ các tài liệu tham khảo cần thiết, và chưa hình thành
được tư duy phản biện, độc lập trong học tập.
VD: Từ bài học về một truyện cổ tích, thầy đã dẫn dắt HS đến những vấn đề như: Cần ăn mặc chỉnh tề, sự
giúp đỡ của bạn bè, cần biết thương yêu chính mình, biết tự tạo ra cơ hội, giữ thói quen đúng giờ… “rằng hay
thì thật là hay”, nhưng cũng nhiều quá. Quá nhiều bài học, thì HS sẽ khó lĩnh hội được sâu sắc một bài học nào.
Văn học là môn học về nghệ thuật, những bài học (hay thông điệp) của môn Văn thường được lồng một
cách tự nhiên đằng sau vẻ đẹp, ý nghĩa của hình tượng, của ngôn từ. Tính chất giáo dục của văn chương không
thể hiện một cách trực tiếp như môn GDCD mà thường gián tiếp, tự nhiên, vì vậy có độ lắng sâu, bền vững, có
sức mạnh riêng. Dạy văn mà cứ nhăm nhăm tìm ra “bài học”, càng nhiều bài học càng tốt, thì chắc chắn sẽ thất
bại. Nhiều khi GV không nói là bài học gì, mà mỗi HS tự tìm thấy ý nghĩa, bài học cho riêng mình.
Mỗi lời giảng, cách giải thích của GV Văn cần tự nhiên, tinh tế, nhưng cũng phải chính xác. Nhiều khi,

một cắt nghĩa sai của GV đã để lại những hậu quả lâu dài.
Cuối cùng, theo chúng tôi, muốn nâng cao chất luợng dạy và học môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS nói
riêng đòi hỏi cần có sự phối hợp nhịp nhàng của thầy và trò ( thầy phải là người có tâm huyết – trò là người chịu
khó học hỏi, biết tìm tòi và sáng tạo, phải biết đi bằng chính đôi chân của mình trên con đường tri thức mà
người thầy đã vạch ra)

×