Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THAM LUAN PPDOI MOI DAY HOC VA KTDG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.38 KB, 4 trang )

THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI PPDH
VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN THCS

Người viết: N«ng V¨n Huyªn
Đơn vị: Trường PTCS H÷u Th¸c
*Sơ lược về bản thân:
Họ và tên: Nông Văn Huyên, sinh nagày 18/08/1977
Đơn vị công tác: Trường PTCS Hữu Thác, Na Rỳ , Bắc Kạn.
Số năm giảng dạy : 11 năm
Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên giảng dạy bộ môn Văn – Sử .
I/ NHẬN THỨC CHUNG:
1/ Việc đổi mới PPDH và kiểm tra ở các bộ môn nói chung và môn ngữ văn
nói riêng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong toàn ngành nhiều năm
nay , đã thực sự tạo ra những chuyển biến khá tích cực và đạt được những kết quả
đáng ghi nhận trong hoạt động dạy và häc ở nhà trường.
2/ Đổi mới PPDH trong dạy học môn ngữ văn là hết sức cần thiết và cấp bách.
Nhưng đổi mới PPDH không có nghĩa là người GV phải từ bỏ đi PPDH truyền thống,
hoặc độc tôn một phương pháp nào đó. Đổi mới PPDH chính là vận dụng các PPDH
đó một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, nhằm phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong học tập ngữ văn ở tất cả các đối tượng.
3/ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng
trong quá trình dạy học. Đổi mới chương trình đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các
khâu trong đó có đổi mới đánh giá. Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt
động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
trước tiên cần phải đổi mới việc kiểm tra.
II/ THỰC TẾ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PPDH VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN NGỮ VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG PTCS H÷U
TH¸C CÁC NĂM GẦN ĐÂY:
1/ Những thuận lợi:
1.1/ Bản thân đã được tập huấn về đổi mới PPDH và KTĐG trước khi thực hiện.
1.2/ Có các tài liệu hướng dẫn, các tài liệu mẫu được trang bị tương đối đầy đủ.


1.3/ Bản thân tÝch cùc, thường xuyên ®i th¨m líp dự giờ, ®Ó góp ý, học tập rút kinh
nghiệm. Đặc biệt trong KTĐG, thực hiện đầy đủ theo quy định của tổ CM: đề kiểm
tra thường xuyên, định kì
1.4/ Bản thân đã được tiếp cận về PPDH, hình thức dạy học tích cực, cũng như cách
thức mới trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
2/ Những khó khăn, vướng mắc tại nhà trường:
+ Cơ sở vật chất (phòng học, bàn nghế…) chưa phù hợp cho việc áp dụng một số
hình thức học tập tích cực như: hoạt động thảo luận nhóm.
+ Học sinh trên địa bàn nhà trường là con em các dân tộc ít người độ nhanh nhậy
trong học tập chưa cao. Từ học tập thụ động chuyển sang tiếp cận với phương pháp
và hình thức học tập tích cực, chủ động còn nhiều hạn chế, bỡ ngỡ, vướng mắc. Các
em không quen hình thức học tập hợp tác, tư duy suy luận, phân tích, liên tưởng còn
chậm, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu yếu. Đó là một tác nhân hạn chế sự đổi mới của
GV.
III/ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1/ Vận dụng các PPDH theo hướng phát huy các yếu tố tích cực và những ưu điểm
của các PPDH truyền thống và các PPDH hiện đại nhằm tăng cường tính tích cực của
học sinh trong học tập, từ đó tạo điều kiện tối ưu để học sinh suy nghĩ, tìm tòi nhiều
hơn, thực hành nghe, nói, đọc, viết nhiều hơn.
2/ Chú trọng vận dụng triệt để và hiệu quả các PPDH đặc thù của bộ môn như:
- PPDH văn: PP đọc sáng tạo; PP dùng lời có nghệ thuật; PP vấn đáp gợi tìm…
- PPDH tiếng Việt và tập làm văn: PP giao tiếp; PP rèn luyện theo mẫu; PP phân
tích ngôn ngữ…
3/ Hướng dẫn học sinh rèn luyện phương pháp tự học và tính tích cực học tập môn
ngữ văn: giúp HS biết sử dụng SGK, SBT và các tư liệu tham khảo một cách có ý
thức và hiệu quả…
4/ Vận dụng các hình thức tổ chức học tập kết hợp giữa học tập cá nhân với học tập
hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với hình thức dạy theo nhóm tạo dựng không khí
học tập thích hợp để HS có thể tranh luận với nhau và tự đánh giá kết quả học tập
của bản thân, của bạn.

5/ Tăng cường sử dụng ĐDDH theo phương châm thiết thực nhất như: Bảng phụ,
tranh ảnh, phiếu học tập….chống tình trạng dạy chay, đọc chép.
6/ Không áp đặt, gò bó giờ học theo qui trình cứng nhắc. GVBM chủ động, sáng
tạo trong thiết kế giờ dạy học trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu cụ thể của bài học. chủ
động về thời lượng mỗi tiết bài trên cơ sở thời lượng của từng tuần miến sao phải
đảm bảo mục tiêu bài học.
7/ Tăng cường cải tiến kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng ,coi đó là một biện pháp để kích thích học tập môn ngữ văn.
IV/ VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1/ Đảm bảo tèt các nguyên tắc đæi mới kiểm tra là:
- Bám sát mục tiêu môn học.
- Đảm bảo tính vừa sức và phân hoá học sinh (HS trung bình chăm chỉ phải làm
được điểm TB trở lên)
- Đảm bảo tỷ lệ các mức độ kiến thức kỹ năng:ghi nhớ- nhận biết- thông hiểu- vËn
dụng sáng tạo.
- Coi trọng đánh giá toàn diện về các mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, kết
quả vận dụng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh.
- Đảm bảo nội dung kiểm tra gần gũi, sát với đặc điểm thực tế của địa phương.
2/ GV phải xây dựng được ma trận trước khi xây dựng hệ thống câu hỏi đối với
đề kiểm tra 45 phút trở lên (trừ đề tập làm văn).
3/ Thực hiện cụ thể của bản thân trong kiểm tra môn ngữ văn như sau:
a/ Đối với kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng):
- Không nhất thiết chỉ kiểm tra vấn đáp trong 10-15 phút đầu giờ và chỉ kiểm tra
kiến thức của bài vừa học (như ta quen gọi là kiểm tra bài cũ).
- Hình thức kiểm tra vấn đáp, giáo viên có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết
học ngữ văn, cho mọi đối tượng học sinh với nhiều yêu cầu và mục đích khác nhau.
- Trong khi kiểm tra vấn đáp giáo viên có thể hỏi về kiến thức cũ hoặc những kiến
thức khác có liên quan đến bài mới đang học.
- Kiểm tra vấn đáp phải xác định rõ: nội dung, yêu cầu, mục đích hỏi, xác định rõ
từng đối tượng nhằm đến của mỗi câu hỏi, có loại yêu cầu thấp (tái hiện, nhắc lại kiến

thức đã học) cho học sinh yếu, TBình; có loại đòi hỏi yêu cầu cao (thông hiểu, giải
thích, phân tích, vận dụng) cho học sinh khá, giỏi.
- Trong việc kiểm tra vấn đáp, không chỉ chú trọng đến kiến thức, mà đòi hỏi phải
rèn luyện năng lực nói và kỹ năng trình bày lưu loát, diễn cảm cho học sinh. Đặc biệt
phải chú trọng sửa cho học sinh những lỗi về: chính âm, chính tả, cách diễn đạt…
- Cần tận dụng tối ®a câu hỏi trong SGK, SGV và có thể xây dựng thêm các câu hỏi
khác cho phù hợp.
b/ Kiểm tra viết:
- Phải thông báo trước để học sinh chuẩn bị. Thời gian dành cho kiểm tra viết có thể
là: 10,15,20 phút hoặc lâu hơn là 45 hoặc 90’,120 phút. Có thể áp dụng các kiểu đề
kiểm tra sau đây:
*Kiểu đề là câu hỏi luận đề(tự luận)
- Nhất thiết GV phải đảm bảo:
+ Xác định mục đích và nội dung kiến thức kiểm tra.(làm rõ về yêu cầu thể
loại, kiến thức, kỹ năng, thái độ sẽ kiểm tra)
+ Xác định hình thức và thời gian kiểm tra.
+ Xây dựng đề kiểm tra cụ thể .
+ Lập biểu điểm, hướng dẫn thực hiện và cho điểm.
*Kiểu đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
- Nhất thiết phải đảm bảo:
+ Đảm bảo một cách khoa học về số lượng câu hỏi, trên cơ sở thời gian dành
cho việc kiểm tra. Nhận thức rõ nếu càng nhiều câu hỏi trắc nghiệm thì độ tin cậy
trong đánh giá kết quả học tập của học sinh càng cao.
+ Đảm bảo về độ khó vừa phải để học sinh chăm chỉ học tập có thể đạt điểm
khá trở lên và có câu phân hoá để phân loại được học sinh khá, giỏi.
+ Khi soạn đề phải sử dụng phong phú các hình thức câu hỏi trắc nghiệm
thông dụng như: Câu TN đúng - sai, Câu TN nhiều lựa chọn, Câu TN đối chiếu cặp
đôi, Câu TN điền khuyết, Câu TN trả lời ngắn… Không được đơn thuần sử dụng 1
loại duy nhất.
*Đề kiểu kiểm tra kết hợp cả câu trắc nghiệm và câu tự luận:

- Nhất thiết phải đảm bảo:
+ Tỷ lệ điểm cho phần trắc nghiệm là 30 - 40% . Tỷ lệ điểm cho phần tự luận
60 - 70%.
+ Yêu cầu về các mặt cho hệ thống câu hỏi kiểm tra phải tuân thủ như đã đặt ra
cho mỗi kiểu đề bài tự luận và trắc nghiệm khách quan đã nêu trên.
4/ Xác định rõ từng kiểu đề, hình thức ra đề cho từng loại bài kiểm tra:
- Loại bài kiểm tra 10, 15 phút có thể áp dụng tất cả các kiểu đề, hình thức đề: đề tự
luận, đề kết hợp cả trắc nghiệm + tự luận; đề vấn đáp, đề viết . Yêu cầu lựa chọn sao
cho phù hợp với điều kiện của nhà trường, học sinh và yêu cầu, mục đích đặt ra
trong đánh giá học sinh.
- Loại bài kiểm tra 45 phút cho phân môn văn, tiếng việt: là hình thức đề viết với
kiểu đề kết hợp cả trắc nghiệm + tự luận. (Riêng phân môn tập làm văn là đề tự luận
theo định hướng của chương trình và sách giáo khoa).
- Loại bài kiểm tra học kỳ: là hình thức đề viết - kiểu đề tự luận với nội dung kiểm
tra tổng hợp của tất cả các phân môn.
5/ Khâu chấm, trả bài kiểm tra:
- Chấm bài bám sát thang điểm, để hạn chế tối đa yếu tố chủ quan, cảm tính. Đặc
biệt trong mỗi bài kiểm tra phải ghi rõ lời phê (lời nhận xét) về ưu điểm, khuyết điểm
và thái độ làm bài kiểm tra của mỗi học sinh.
- Trả bài và sửa bài theo đúng qui định, qui chế.
- Bài kiểm tra phải được lưu giữ thường xuyên ở cả học sinh lẫn giáo viên (giáo
viên lưu ở mỗi mức độ 1 bài/ lớp)
IV/ NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
1/ Đối với học sinh miền núi, để áp dụng PPDH tích cực có hiệu quả, tránh hình
thức, Bộ GD&ĐT cần có sự nghiên cứu tăng thời lượng cho những tiết bài có dung
lượng kiến thức, kỹ năng lớn, nặng để GV và HS không bị gò bó, áp lực vì sợ cháy
giáo án.
2/ Tăng cường trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị có tác dụng hỗ trợ
hiệu quả, thiết thực cho thực hiện đổi mới PPDH ngữ văn ở nhà trường như: máy
tính, máy chiếu, tranh ảnh gắn với nội dung các văn bản trong SGK ngữ văn

THCS….
3/ Cần tiếp tục có chương trình tập huấn về PPDH tích cực, kỹ năng xây dựng ma
trận và kỹ thuật ra đề kiểm tra cho GVBM ngữ văn một cách thiết thực, hiệu quả. Đặc
biệt là kỹ thuật xây dựng câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
4/ Đối với đề kiểm tra học kì, cần xây dựng theo hướng kết hợp cả trắc nghiệm
khách quan và tự luận để đảm bảo tính bao quát được nội dung kiến thức ở phạm vi
rộng là chương trình của cả 1 học kì .
H÷u Th¸c, ngày 10/04 /2010
Xác nhận BGH Ngêi ViÕt
Hiệu trưởng

N«ng V¨n Huyªn
Hoàng Văn Cương

×